CÔng trình thuỷ LỢI



tải về 463.64 Kb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích463.64 Kb.
#17444
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2.7. Cấp thiết kế của công trình thủy lợi (trừ công trình cấp V) có thể giảm xuống một cấp trong các trường hợp sau:

a. Các công trình mà thời gian khai thác không quá 10 năm.

b. Các công trình thủy cấp I và II không nằm trong tuyến chịu áp (trừ nhà máy thuỷ điện, đường ống dẫn nước có áp, ống dẫn nước vào tuốcbin, bể áp lực và tháp điều áp).

c. Các công trình thủy trong cụm năng lượng, hệ thống tưới tiêu nông nghiệp có thể tiến hành tu bổ sửa chữa công trình mà không làm ảnh hưởng đáng kể đến sự làm việc bình thường của đầu mối thủy lợi.



2.8. Cấp thiết kế của công trình thủy lợi cần nâng lên một cấp nếu sự cố rủi ro của công trình dâng nước, tích nước có thể gây thiệt hại to lớn về người- vật chất- môi trường, dẫn đến thảm họa cho các khu dân cư, khu công nghiệp, các hồ chứa hiện có, các tuyến giao thông huyết mạch nằm ở hạ lưu v.v...

Những đập xây dựng bằng vật liệu tại chỗ trên nền sét yếu bão hoà nước ở trạng thái dẻo chảy, chảy được phép nâng lên một cấp so với quy định trong bảng 2.2.



2.9. Các công trình xây dựng thuộc chuyên ngành khác có mặt trong thành phần của Dự án thuỷ lợi hoặc các công trình thủy thiết kế có sự giao cắt với các công trình khác hiện có (đường bộ, đường sắt v.v...), khi xác định cấp thiết kế cần phải đối chiếu với các tiêu chuẩn liên quan và có sự đồng thuận với cơ quan chủ quản các công trình đó.

2.10. Cấp thiết kế của công trình thuỷ giao cắt đê bảo vệ phòng lũ được xác định như cấp của công trình chịu áp (Bảng 2.2) nhưng không được phép thấp hơn cấp thiết kế và tiêu chuẩn an toàn của tuyến đê đó.

2.11. Việc xác định cấp thiết kế công trình thuỷ lợi theo bảng 2.1 và 2.2 cũng như việc đề xuất nâng hoặc hạ cấp đều phải giải trình dựa trên những luận cứ xác đáng trình lên cấp phê duyệt Dự án quyết định.

2.12. Những công trình thuỷ lợi cấp I có đặc điểm nêu ở điều 2.8 hoặc có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế của khu vực, hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn xã hội (là nguồn cấp nước chính, nguồn năng lượng chủ đạo, công trình giảm, phòng lũ cho hạ lưu v.v...), hoặc xây dựng ở vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi (vùng có bão lụt lớn, vùng có điều kiện nền móng phức tạp, vùng có động đất lớn v.v...) nếu thấy cần thiết, cơ quan thiết kế phải kiến nghị xây dựng Tiêu chuẩn thiết kế riêng cho một phần hoặc toàn bộ công trình này.

2.13. Quan hệ cấp thiết kế giữa công trình chủ yếu - công trình thứ yếu - công trình tạm thời trong một công trình đầu mối hoặc hệ thống dẫn được qui định trong bảng 2.3.
Bảng 2.3. Quan hệ cấp thiết kế giữa công trình chủ yếu - công trình thứ yếu - công trình tạm thời trong một công trình đầu mối hoặc hệ thống dẫn


Cấp thiết kế của công trình đầu mối hoặc hệ thống dẫn

I

II

III

IV

V

Cấp thiết kế công trình chủ yếu

I

II

III


IV

V

Cấp thiết kế công trình thứ yếu

III

III

IV

V

V

Cấp thiết kế công trình tạm thời

IV

IV

V

V

V

 

2.14. Cấp thiết kế của công trình tạm thời có thể được nâng lên một cấp khi sự hư hỏng của chúng dẫn đến các hậu quả sau:

a. Có thể gây ra thảm họa cho các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung, các tuyến giao thông huyết mạch ở hạ lưu.

b. Làm mất an toàn cho công trình lâu dài đang xây dựng.

c. Thiệt hại về vật chất gây ra khi sự cố lớn hơn nhiều so với vốn đầu tư thêm cho công trình tạm thời.

d. Đẩy lùi thời gian đưa công trình vào khai thác, làm giảm đáng kể hiệu quả đầu tư.

 

3. Những yêu cầu chủ yếu về thiết kế công trình thủy lợi



3.1. Khi lập Dự án thủy lợi phải căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng thời kỳ (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) đã được hoạch định trong kế hoạch phát triển quốc gia - vùng lãnh thổ, kế hoạch phát triển của các ngành và quy hoạch khai thác lưu vực nhằm đề xuất phương án khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý nhất.

3.2. Việc lựa chọn trình tự khai thác bậc thang, quy mô công trình, hình loại công trình, bố trí tổng thể, các thông số chính cũng như các mực nước tính toán điển hình cần phải được quyết định trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật giữa các phương án và có xét tới:

a. Địa điểm xây dựng công trình, các điều kiện tự nhiên trong vùng chịu ảnh hưởng của Dự án (điều kiện khí hậu, thủy văn, địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, tân kiến tạo, môi trường sinh thái v.v...).

b. Nhu cầu hiện tại và tương lai cho tưới tiêu, cung cấp nước, phòng chống lũ, năng lượng, vận tải thủy, công nghiệp, du lịch v.v... có liên quan đến nguồn nước của lưu vực đang xem xét.

c. Dự báo về sự thay đổi chế độ thủy văn, chế độ lũ ở thượng hạ lưu sau khi xây dựng công trình có xét đến kế hoạch mở thêm các công trình hoặc hộ dùng nước mới trên lưu vực trong tương lai; Dự báo diễn biến lòng dẫn, bờ sông, bãi sông, bờ hồ, vùng cửa sông, vùng ngập và bán ngập; Sự thay đổi chế độ lắng đọng bồi xói bùn cát ở thượng, hạ lưu; Đánh giá và đề xuất biện pháp hạn chế các tác động bất lợi.

d. Khi xây dựng các hồ chứa cần phân tích đánh giá những tác động bất lợi sau đây:

- Những thiệt hại vật chất do ngập gây ra: mất đất đặc biệt là đất nông nghiệp, các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, tài nguyên khoáng sản, cơ sở vật chất kinh tế- xã hội- văn hoá và sự mất đi các địa danh lịch sử, các danh lam thắng cảnh.

- Nguy cơ dẫn đến việc thu hẹp hoặc làm mất đi những vùng dân cư sinh sống lâu đời; những bất lợi về an ninh- xã hội- dân tộc- quốc phòng, hậu quả do vỡ đập có thể gây ra.

- Tính khả thi và điều kiện tin cậy của công tác di dân tái định cư đảm bảo sự hơn hẳn về mọi mặt của nơi ở mới.

- Vùng chịu ảnh hưởng ở hạ lưu hồ chứa do sự thay đổi dòng chảy, bùn cát v.v... dự báo tác động của chúng đến lòng dẫn, đê kè, vùng cửa sông; đánh giá lợi ích kinh tế xã hội sau khi xây dựng công trình.

e. Sự biến động mục tiêu, năng lực và điều kiện hoạt động của các ngành hưởng lợi hiện có khi công trình thủy lợi mới đi vào hoạt động như: vận tải thủy, nghề cá, nghề rừng, các công trình thủy nông, thủy điện, đê điều, các công trình cấp nước khác v.v...

f. Các biện pháp bảo đảm chất lượng nước: dọn lòng hồ, chế độ vệ sinh thích đáng ở vùng quanh hồ chứa, hạn chế xâm nhập các chất độc hại thông qua việc kiểm soát hàm lượng độc hại không vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

g. Những điều kiện khai thác tạm thời và lâu dài của công trình.

h. Những điều kiện và phương pháp thi công; khả năng cung ứng lao động, vật tư, thiết bị và nguồn lực tự nhiên phục vụ xây dựng.

i. Sự hài hòa về kiến trúc, thẩm mỹ của bản thân công trình và sự hoà nhập của chúng với môi trường khu vực; Duy trì các điều kiện bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan, vệ sinh môi trường sinh thái; Khả năng kết hợp tạo thành điểm du lịch, an dưỡng.



3.3. Khi thiết kế công trình thủy lợi phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:

a. Độ bền vững của công trình và thoả mãn những điều kiện khai thác đòi hỏi phải đáp ứng; Quản lý vận hành thuận lợi, an toàn; Có giải pháp giảm nhẹ những tác động bất lợi gây ra cho bản thân công trình và các đối tượng bị ảnh hưởng khác.

b. Giám sát thường xuyên tình trạng công trình và trang thiết bị trong thời gian thi công cũng như trong suốt quá trình khai thác sau này.

c. Bố cục kiến trúc các cụm công trình đầu mối phù hợp với cảnh quan xung quanh và kiến trúc đặc trưng của khu vực.

d. Sử dụng vật liệu tại chỗ ở mức tối đa có thể.

e. Biện pháp thi công tối ưu, thời gian xây dựng hợp lý phù hợp với lịch khai thác sinh lợi, khả năng của trang thiết bị hiện có và cung ứng vật liệu xây dựng; Kết hợp giữa cơ giới và thủ công một cách hợp lý.

g. Tổ chức dọn lòng hồ và vùng kế cận; tổ chức đền bù di dân tái định cư và di dời các cơ sở vật chất kinh tế; Bảo vệ những công trình kiến trúc văn hóa lịch sử có giá trị trong vùng ngập.

h. Tận dụng khai thác hoặc bảo vệ các mỏ có ích trong lòng hồ; Bảo tồn đất nông nghiệp có giá trị ở mức cao nhất có thể; Tổ chức bảo vệ nguồn thủy sản.

i. Những điều kiện cần thiết đáp ứng cho giao thông thủy.

k. Cung cấp đủ lưu lượng cần thiết cũng như đảm bảo chế độ vận tốc, mực nước thuận lợi cho các hộ dùng nước hiện có và môi trường sinh thái ở hạ lưu.

l. Các biện pháp và phương tiện bảo đảm an toàn khi thi công và khai thác sau này.

3.4. Khi thiết kế công trình thủy lợi phải xem xét khả năng và tính hợp lý về kinh tế kỹ thuật trên các mặt:

a. Khả năng kết hợp một số chức năng trong một hạng mục công trình. Có kế hoạch đưa công trình vào khai thác từng phần nhằm phát huy hiệu quả kịp thời.

b. Cơ cấu lại các công trình hiện có và đề xuất các giải pháp cải tạo, khắc phục để chúng phù hợp khi Dự án mới đi vào hoạt động.

c. Quy chuẩn hoá bố trí thiết bị, kết cấu, kích thước và phương pháp thi công xây lắp nhằm đẩy nhanh tiến độ, hạ giá thành và tạo thuận lợi cho quản lý sau này.

d. Tận dụng đầu nước được tạo ra ở các đầu mối thủy lợi để phát điện và cho các mục đích khác.

3.5. Cần phải đánh giá tác động môi trường và thiết kế tổng thể biện pháp bảo vệ trên cơ sở dự báo sự thay đổi của chúng sau khi hình thành hệ thống thủy lợi.

3.6. Khi thiết kế các công trình thủy chủ yếu cấp I, II và III phải bố trí thiết bị kiểm tra- đo lường để quan trắc sự làm việc của công trình và nền trong suốt quá trình xây dựng và khai thác nhằm đánh giá độ bền vững của công trình, phát hiện kịp thời những hư hỏng khuyết tật để quyết định biện pháp sửa chữa, phòng ngừa sự cố và cải thiện điều kiện khai thác.

Khi có luận chứng thỏa đáng, có thể không đặt thiết bị kiểm tra- đo lường trong công trình cấp III hoặc đề nghị bố trí thiết bị cho công trình cấp IV.



3.7. Khi thiết kế công trình thủy cấp I, II cần phải tiến hành một số nghiên cứu thực nghiệm để đối chứng, hiệu chỉnh, chính xác hoá các thông số kỹ thuật và tăng thêm độ tin cậy cho đồ án như: các nghiên cứu về nền, vật liệu xậy dựng, chế độ thủy lực, chế độ thấm, tình trạng làm việc của các kết cấu phức tạp, chế độ nhiệt trong bê tông, chế độ làm việc của thiết bị, hiệu quả của việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới v.v... Đối tượng và phạm vi nghiên cứu tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng công trình và được đề xuất ngay trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi. Công tác này cũng được phép thực hiện cho hạng mục công trình cấp dưới khi có luận chứng cần thiết.

3.8. Khi thiết kế các công trình thủy dạng khối lớn phải tính đến việc phân bổ hợp lý vật liệu trong thân công trình, phù hợp với trạng thái ứng suất, biến dạng, yêu cầu chống thấm v.v... nhằm giảm giá thành mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật.

3.9. Các công trình thủy phải đảm bảo các tiêu chuẩn về ổn định, độ bền, không cho phép nứt hoặc hạn chế độ mở rộng vết nứt, biến dạng của công trình và nền trong mọi điều kiện làm việc. Đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu giới hạn về tính thấm nước, tác động xâm thực hóa học, cơ học của nước, bùn cát và các vật trôi nổi; tác động xói ngầm trong thân và nền công trình; tác động của sinh vật và thực vật v.v...

3.10. Khi thiết kế sửa chữa, phục hồi, nâng cấp và mở rộng công trình cần đáp ứng thêm những yêu cầu sau:

a. Xác định rõ mục tiêu sửa chữa, phục hồi, nâng cấp, mở rộng công trình, có thể là:

- Sửa chữa để công trình hoạt động bình thường hoặc kéo dài thời gian hoạt động trên cơ sở công trình hiện tại.

- Nâng cấp công trình, trang thiết bị nhằm cải thiện điều kiện vận hành, quản lý, tăng mức bảo đảm, hoặc cải thiện môi trường hoặc mở rộng năng lực phục vụ v.v...

b. Trong thời gian tiến hành cải tạo, nâng cấp công trình về nguyên tắc không được gây ra những ảnh hưởng quá bất lợi cho các hộ đang dùng nước. Cần nghiên cứu sử dụng lại công trình cũ ở mức tối đa.

c. Cần thu thập đầy đủ các tài liệu khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý, quan trắc, sự cố đã xảy ra của công trình cũ, kết hợp với các nghiên cứu khảo sát chuyên ngành để đánh giá đúng chất lượng, tình trạng kỹ thuật, trang thiết bị, nền và công trình, làm cơ sở cho việc lựa chọn các giải pháp kỹ thuật.

 

4. Các chỉ tiêu thiết kế chính

4.1. Mức bảo đảm của công trình thủy lợi phục vụ cho các ngành kinh tế quốc dân được xác định theo bảng 4.1.



tải về 463.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương