CÔng trình thuỷ LỢI


Chiều cao của lỗ được xác định như sau



tải về 463.64 Kb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích463.64 Kb.
#17444
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Chiều cao của lỗ được xác định như sau:


- Với các lỗ mặt- là kích thước từ mặt ngưỡng đến mực nước dâng bình thường.

- Với các lỗ dưới sâu - là kích thước từ mặt ngưỡng đến trần của lỗ.

7.4.5. Việc quyết định tỷ lưu của công trình, vận tốc ở lòng dẫn hạ lưu, chế độ nối tiếp thượng hạ lưu, kết cấu công trình chính, bể tiêu năng, sân sau, gia cố bờ, tường chuyển tiếp và phân cách của công trình xả nước, tháo nước phải căn cứ vào kết quả so sánh chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật các phương án.

Bố trí tổng thể và kết cấu của công trình xả nước, tháo nước, giải pháp nối tiếp công trình với hạ lưu phải bảo đảm khi chúng hoạt động sẽ không gây nguy hiểm cho các hạng mục công trình thủy trong công trình đầu mối do xói nền. Dòng nước xả, tháo không được ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhà máy thuỷ điện, kênh giao thông thủy, không gây ra những biến dạng lòng dẫn bất lợi cho khai thác.

Bản thân công trình xả nước, tháo nước khi thiết kế còn phải xét đến những tác động bất lợi do lực thủy động, khí thực và hiện tượng mài mòn do bùn cát gây ra.

7.4.6. Kết cấu của công trình xả nước, tháo nước và các bộ phận nối tiếp thượng hạ lưu của chúng được thiết kế với các trường hợp khai thác cơ bản và phải kiểm tra lại với trường hợp bất thường để đảm bảo đủ độ an toàn cho công trình và không được phép để nước tràn qua đỉnh tuyến chịu áp, gồm:

a. Công trình xả nước, tháo nước làm việc khi gặp lũ thiết kế được mở hoàn toàn. Khi có luận chứng thoả đáng cho phép xét đến khả năng một số cửa bị kẹt;

b. Công trình xả nước, tháo nước làm việc khi gặp lũ kiểm tra được mở hoàn toàn. Không xét đến khả năng cửa bị kẹt;

c. Do yêu cầu vận hành khai thác, điều tiết lũ hoặc sự cố có thể phải xét thêm các tổ hợp mở khác để đáp ứng mục tiêu thiết kế và an toàn cho công trình.



7.4.7. Khi thiết kế công trình xả nước, tháo nước cần phải lập quy trình vận hành các cửa. Về nguyên tắc thì quy trình này không được gây ra xói lở ngoài dự tính thiết kế dẫn đến phải bổ sung những biện pháp phòng xói ở hạ lưu.

7.4.8. Khi thiết kế công trình xả nước, tháo nước phải trang bị cửa van chính và cửa van sửa chữa.

 

Trước cửa van chính của công trình xả mặt là van phẳng cũng như trước cửa van chính của công trình xả sâu (không phụ thuộc vào dạng cửa van chính) cần phải bố trí cửa sửa chữa - sự cố. Những công trình xả mặt có nhiều khoang cùng loại cho phép sử dụng cửa van phẳng sự cố - sửa chữa loại di chuyển được để giảm bớt số lượng. Khi có luận chứng tin cậy cho phép dùng phai tấm lớn thay cho van phẳng sự cố.



Khi không có khả năng tháo cạn để lộ phần vào của công trình xả sâu thì ngoài cửa van chính và van sửa chữa - sự cố cần phải bố trí thêm cửa van sửa chữa (có thể là phai sửa chữa) ở phía trước.

Khi ngưỡng công trình xả sâu thấp hơn mực nước hạ lưu thì ở phần sau mặt cắt ra của cống phải bố trí thêm cửa van sửa chữa loại di chuyển được.



7.4.9. Khi lựa chọn kiểu cửa van và máy nâng phải căn cứ vào tốc độ lên của lũ, khả năng tích nước ở thượng hạ lưu, yêu cầu bảo đảm lưu lượng tối thiểu cho hạ lưu, trong đó bao gồm cả trường hợp cắt đột ngột một phần hoặc toàn bộ phụ tải của nhà máy thủy điện để quyết định.

7.4.10. Khi cửa van của công trình xả sâu là cửa phẳng có diện tích trên 60m2 song lại có yêu cầu tháo lưu lượng nhỏ hơn đáng kể so với khả năng tháo của 1 lỗ cống thì phải thiết kế 1 lỗ tháo riêng nhỏ hơn để thỏa mãn yêu cầu này.

7.5. Đường dẫn nước kín của nhà máy thuỷ điện và trạm bơm

7.5.1. Đường dẫn kín (có mặt cắt ngang khép kín) của nhà máy thủy điện, trạm bơm phải đảm bảo dẫn đủ nước với mọi chế độ khai thác dự kiến trong thiết kế.

7.5.2. Việc lựa chọn tuyến và mặt cắt dọc đường dẫn nước có áp về nguyên tắc cần phải loại trừ khả năng sinh chân không trong đường dẫn khi làm việc.

7.5.3. Khi thiết kế đường dẫn nước và công trình liên quan cần phải căn cứ vào kết quả tính toán thủy lực. Những công trình cấp I, II có hình dạng phức tạp phải tiến hành nghiên cứu thủy lực để xác định tổn thất cột nước, xác định mực nước cao nhất và thấp nhất trong đường dẫn không áp khi dòng chảy không đều không ổn định, xác định áp lực nước lớn nhất và nhỏ nhất theo chiều dài đường dẫn có áp khi sinh nước va.

7.5.4. ở cửa nhận nước của những đường dẫn có áp bằng ống thép đặt hở một phần hoặc hở trên toàn tuyến cấp nước cho nhà máy thủy điện cần phải bố trí cửa van sửa chữa ở phía trước và cửa van sự cố cho từng đường ống riêng biệt nhằm đảm bảo điều kiện bảo dưỡng và ngắt nhanh khi tuyến ống bị vỡ. Sau cửa van sự cố phải có giải pháp cấp đủ không khí cho đường ống. Ngoài ra cần dự kiến biện pháp bảo vệ phòng tránh cho nhà trạm không bị hư hại hoặc bị ngập do vỡ ống.

7.5.5. Khi xác định mực nước lớn nhất tính toán trong đường dẫn không áp phải xét đến sóng dương sinh ra khi cắt nhanh lúc sự cố hoặc cắt đồng thời phụ tải lớn nhất khi khai thác.

7.5.6. Tính toán nước va ở đường dẫn vào tuốcbin, ống đẩy trạm bơm cần xét các trường hợp sau:

a. Cắt đột ngột toàn bộ phụ tải của nhà máy;

b. Đóng phụ tải theo quy trình khai thác cho đến khi nhà máy đạt toàn bộ công suất.

7.5.7. Cửa van sửa chữa - sự cố được vận hành theo chế độ hoàn toàn tự động. Ngoài ra, cửa còn được thiết kế thêm chế độ điều khiển từ xa và điều khiển tại chỗ để điều hành trong những trường hợp cần thiết.

7.6. Đường ống dẫn nước khác

7.6.1. Việc lựa chọn kiểu và kết cấu đường ống dẫn cần phải tiến hành trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án có xét đến nhiệm vụ của đường ống, trị số cột nước, đất nền, điều kiện lắp ráp và khai thác.

Khi thiết kế đường ống ở vùng đất lún ướt, đất bị sũng nước, đất bùn, vùng bị lầy hoá về nguyên tắc cần phải đặt ống trên mặt đất và khi cần thiết phải có biện pháp gia cố đất nền.



7.6.2. Thông thường, khi thiết kế đường ống đặt hở trên nền đất phải cấu tạo các khớp bù bố trí dọc theo chiều dài của chúng (kể cả ở đoạn tiếp nối với các công trình xây đúc v.v...) để đảm bảo lún và biến dạng nhiệt của các đoạn là tách biệt (độc lập); hoặc đặt trên móng bê tông cốt thép liền khối để đảm bảo cho đường ống lún đều. Cho phép thiết kế ống dẫn bằng thép không có khớp bù trong những điều kiện thích hợp.

7.6.3. Việc lựa chọn kết cấu đường ống dẫn (kích thước, hàm lượng thép, vật liệu v.v...) phải luận chứng bằng tính toán.

7.6.4. Khi thiết kế các đường ống dẫn cần phải có biện pháp bảo vệ chống gỉ, ăn mòn theo các tiêu chuẩn hiện hành.

7.6.5. ở hai đầu và ở dọc tuyến đường ống dẫn cần phải bố trí các cửa quan sát, thiết bị đưa nước làm đầy dần đường ống, thiết bị cấp hoặc xả không khí.

7.6.6. Với đường ống dẫn bằng bê tông cốt thép cần phải định rõ tiêu chuẩn hạn chế nứt nhằm đảm bảo tuổi thọ của kết cấu theo các điều kiện ăn mòn và chống thấm.


tải về 463.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương