CÔng trình thuỷ LỢI


Bảng 4.7. Lưu lượng lớn nhất để thiết kế chặn dòng



tải về 463.64 Kb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích463.64 Kb.
#17444
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Bảng 4.7. Lưu lượng lớn nhất để thiết kế chặn dòng


Cấp công trình

Tần suất lưu lượng lớn nhất để thiết kế chặn dòng (%)

I

5%

II

5%

III

10%

IV

10%

V

10%

Chú thích:

Lưu lượng trong tập hơp thống kê tính toán là lưu lượng trung bình ngày có trị số lớn nhất đối với dòng chảy không bị ảnh hưởng triều hoặc lưu lượng trung bình giờ có trị số lớn nhất đối với dòng chảy chịu ảnh hưởng của triều xuất hiện trong thời đoạn dự tính chặn dòng của từng năm thống kê. Thời đoạn dự tính chặn dòng được xác định tùy thuộc vào đặc điểm thủy văn cụ thể và khối lượng công tác nhưng không quá 30 ngày.

Căn cứ vào số liệu đo đạc thực tế trong thời gian trước thời điểm ấn định tiến hành chặn dòng (thường tiến hành đo đạc liên tục từ thời điểm kết thúc mùa lũ đến thời điểm ấn định chặn dòng), cơ quan thi công hiệu chỉnh lại phương án chặn dòng cho phù hợp thực tế của dòng chảy, thời tiết, lịch triều và trình lên chủ đầu tư thông qua.

 

4.2.8. Hình thức, mặt cắt, cao trình phần xây dựng dở dang (hoặc phân đợt thi công) của các hạng mục công trình thủy lâu dài cần được quyết định theo điều kiện cụ thể có xét đến: Tiến độ xây dựng, điều kiện khí tượng thuỷ văn, khả năng cung ứng vật liệu xây dựng nhất là vật liệu tại chỗ, mặt bằng thi công, năng lực và tốc độ xây dựng của đơn vị thi công, biện pháp xử lý khi gặp lũ lớn hơn tần suất thi công để hạn chế thiệt hại công trình.

4.3. Các chỉ tiêu chính về khí hậu.
4.3.1. Tần suất mưa tính toán để xác định nhu cầu nước cần cho hệ thống tưới được quy định tính với p = 75%; khi có luận chứng chắc chắn hiệu quả kinh tế do tưới đem lại có thể đề nghị nâng tần suất mưa tính toán lên cao hơn (xem cột chú thích bảng 4.1).

Tần suất mưa tính toán để xác định năng lực tháo dẫn cho hệ thống tiêu nông nghiệp quy định p = 10¸20% (xem cột chú thích bảng 4.1).


4.3.2. Khi không có hoặc không đủ số liệu đo dòng chảy tin cậy để xác định lượng nước đến cho các hồ chứa được phép dùng tài liệu mưa có tần suất tính toán tương đương với mức bảo đảm nêu trong bảng 4.1 để suy ra lượng nước đến.

4.3.3. Chỉ tiêu tính toán cho các yếu tố khí hậu khác được qui định cụ thể trong các tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành tuỳ thuộc vào từng đối tượng và trường hợp tính toán.

 

5. Tải trọng, tác động và tổ hợp của chúng



5.1. Khi thiết kế công trình thủy cần tính đến các tải trọng tác động sau:

 

5.1.1. Các tải trọng thường xuyên và tạm thời (dài hạn và ngắn hạn):

a. Trọng lượng của công trình và các thiết bị cố định đặt trên và trong công trình.

b. áp lực nước tác động trực tiếp lên bề mặt công trình và nền; áp lực nước thấm (bao gồm lực thấm và lực đẩy nổi thể tích ở phần công trình và nền bị bão hoà nước; áp lực ngược của nước lên mặt không thấm của công trình) ứng với mực nước lớn nhất khi xảy ra lũ thiết kế trong điều kiện thiết bị lọc và tiêu nước làm việc bình thường. Riêng các hạng mục nằm trong tuyến chịu áp của hồ chứa, đập dâng còn cần phải tính thêm các áp lực nêu trong mục này ứng với mực nước dâng bình thường.

c. Trọng lượng đất và áp lực bên của nó; áp lực của nham thạch (gây ra cho các hầm lò, tuynen).

d. Tải trọng gây ra do kết cấu chịu ứng suất trước.

e. áp lực đất phát sinh do biến dạng nền và kết cấu công trình, do tải trọng bên ngoài khác.

g. áp lực bùn cát.

h. Tác dụng của co ngót và từ biến.

i. Tải trọng gây ra do áp lực dư của kẽ rỗng trong đất bão hoà nước khi chưa cố kết hoàn toàn ở mực nước dâng bình thường, trong điều kiện thiết bị lọc và tiêu nước làm việc bình thường.

k. Tác động nhiệt lên công trình và nền trong thời kỳ thi công và khai thác của năm có biên độ dao động nhiệt độ bình quân tháng của không khí là trung bình.

l. Tải trọng do tàu, thuyền và vật trôi (neo buộc, va đập).

m. Tải trọng do các thiết bị nâng, bốc dỡ, vận chuyển và các máy móc, kết cấu khác (cần trục, cẩu treo, palăng v.v...), chất hàng có xét đến khả năng chất vượt tải thiết kế.

n. áp lực do sóng được xác định theo tốc độ gió lớn nhất trung bình nhiều năm.

o. Tải trọng gió.

p. áp lực nước va trong thời kỳ khai thác bình thường.

q. Tải trọng động sinh ra trong đường dẫn có áp và không áp khi dẫn ở mực nước dâng bình thường.

5.1.2. Các tải trọng tạm thời đặc biệt gồm:

a. Tải trọng do động đất hoặc nổ.

b. áp lực nước tương ứng với mực nước khi xảy ra lũ kiểm tra.

c. Tải trọng gây ra do áp lực dư của kẽ rỗng trong đất bão hoà nước khi chưa cố kết hoàn toàn ứng với mực nước kiểm tra lớn nhất trong điều kiện thiết bị lọc và tiêu nước làm việc bình thường hoặc ở mực nước dâng bình thường nhưng thiết bị lọc và tiêu nước bị hỏng.

d. áp lực nước thấm gia tăng khi thiết bị chống thấm và tiêu nước không làm việc bình thường.

e. Tác động do nhiệt trong thời kỳ thi công và khai thác của năm có biên độ dao động nhiệt độ bình quân tháng của không khí là lớn nhất.

g. áp lực sóng khi xảy ra tốc độ gió lớn nhất thiết kế.

h. áp lực nước va khi đột ngột cắt toàn bộ phụ tải.

i. Tải trọng động sinh ra trong đường dẫn có áp và không áp khi dẫn ở mực nước lớn nhất thiết kế.

k. áp lực phát sinh trong mái đất do mực nước sông, hồ bị hạ thấp đột ngột (rút nhanh).



5.2. Khi thiết kế công trình thủy phải tính toán theo tổ hợp tải trọng cơ bản kiểm tra theo tổ hợp tải trọng đặc biệt:

a. Tổ hợp tải trọng cơ bản bao gồm các tải trọng và tác động: thường xuyên, tạm thời dài hạn, tạm thời ngắn hạn mà đối tượng đang thiết kế có thể phải tiếp nhận cùng một lúc.

b. Tổ hợp tải trọng đặc biệt vẫn bao gồm các tải trọng và tác động đã xét trong tổ hợp tải trọng cơ bản nhưng một trong chúng được thay thế bằng tải trọng (hoặc tác động) tạm thời đặc biệt. Trường hợp tải trọng cơ bản có xét thêm tải trọng động đất hoặc nổ cũng được xếp vào loại tổ hợp đặc biệt. Khi có luận chứng chắc chắn có thể lấy 2 trong các tải trọng hoặc tác động tạm thời đặc biệt để kiểm tra. Thiết kế phải lựa chọn để đưa ra tổ hợp tải trọng cơ bản tổ hợp tải trọng đặc biệt bất lợi nhất có thể xảy ra trong thời kỳ thi công và khai thác công trình.

 

6. Các quy định tính toán chủ yếu



6.1. Khi tính toán ổn định, độ bền, ứng suất, biến dạng chung và cục bộ cho các công trình thủy và nền của chúng, phải tiến hành theo phương pháp trạng thái giới hạn. Các tính toán cần phải tiến hành theo hai nhóm trạng thái giới hạn:

a. Trạng thái giới hạn thứ nhất - Công trình, kết cấu và nền của chúng làm việc trong điều kiện khai thác bất lợi nhất, gồm: các tính toán về độ bền và độ ổn định chung của hệ công trình- nền; Độ bền thấm chung của nền và của công trình đất; Độ bền của các bộ phận mà sự hư hỏng của chúng sẽ làm cho việc khai thác công trình bị ngừng trệ; Các tính toán về ứng suất, chuyển vị của kết cấu bộ phận mà độ bền hoặc độ ổn định công trình chung phụ thuộc vào chúng v.v...

b. Trạng thái giới hạn thứ hai - Công trình, kết cấu và nền của chúng làm việc bất lợi trong điều kiện khai thác bình thường, gồm: các tính toán độ bền cục bộ của nền; Các tính toán về hạn chế chuyển vị và biến dạng, về sự tạo thành hoặc mở rộng vết nứt và mối nối thi công; Về sự phá hoại độ bền thấm cục bộ hoặc độ bền của kết cấu bộ phận mà chúng chưa được xem xét ở trạng thái giới hạn thứ nhất.

6.2. Để đảm bảo kết cấu và nền của công trình thủy trong tính toán cần phải tuân thủ điều kiện sau:

m


nc . Ntt £ R

kn­

R nc.kn

hoặc K= ³



Ntt­ m

Trong đó:

nc - Hệ số tổ hợp tải trọng.

- Trong tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất:

nc = 1,00 - đối với tổ hợp tải trọng cơ bản;

= 0,90 - đối với tổ hợp tải trọng đặc biệt;

= 0,95 - đối với tổ hợp tải trọng trong thời kỳ thi công và sửa chữa.



- Trong tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai: nc = 1,00

K - Hệ số an toàn chung của công trình; Bình thường hệ số K không được vượt quá 15% giá trị nc.kn /m trừ trường hợp có những quy định riêng.

Ntt - Tải trọng tính toán tổng quát (lực, mômen, ứng suất), biến dạng hoặc thông số khác mà nó là căn cứ để đánh giá trạng thái giới hạn.

R - Sức chịu tải tính toán tổng quát, biến dạng hoặc thông số khác được xác lập theo tiêu chuẩn thiết kế (TCVN, TCXD, TCXDVN, TCN).

m - Hệ số điều kiện làm việc: xét tới hình loại công trình, kết cấu hoặc nền, dạng vật liệu, tính gần đúng của sơ đồ tính, nhóm trạng thái giới hạn và các yếu tố khác được qui định trong các tài liệu tiêu chuẩn thiết kế hiện hành cho mỗi loại công trình, kết cấu và nền khác nhau. Hệ số điều kiện của một số công trình thủy điển hình qui định ở phụ lục B.

kn - Hệ số bảo đảm được xét theo quy mô, nhiệm vụ của công trình.



- Khi tính toán trạng thái giới hạn theo nhóm thứ nhất: kn được xác định theo cấp công trình:

Công trình cấp I lấy kn­ = 1,25

Công trình cấp II lấy kn­ = 1,20

Công trình cấp III, IV và V lấy kn­ = 1,15



- Khi tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai: lấy kn = 1,00.

- Khi tính toán ổn định cho những mái dốc tự nhiên nằm kề sát công trình khác có hệ số bảo đảm lớn hơn: phải lấy hệ số bảo đảm của mái bằng hệ số bảo đảm của công trình đó.

6.3. Trị số của các hệ số sai lệch về vật liệu nvl và đất nđ dùng để xác định sức kháng tính toán của vật liệu và các đặc trưng của đất được nêu trong tiêu chuẩn thiết kế qui định riêng biệt cho mỗi loại công trình thủy, kết cấu và nền của chúng.

Khi công trình sử dụng khối lượng lớn vật liệu tại chỗ bao gồm cả vật liệu đất đắp, đá đắp v.v... sức kháng tính toán của vật liệu được xác định thông qua xử lý thống kê các kết quả thí nghiệm trong phòng và nghiên cứu thực nghiệm tại hiện trường.



6.4. Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ nhất được thực hiện với tải trọng tính toán. Tải trọng tính toán bằng tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số lệch tải n (bảng 6.1). Tải trọng tiêu chuẩn được nêu trong tiêu chuẩn khảo sát thiết kế qui định riêng biệt cho mỗi loại công trình, kết cấu và nền của chúng.

Bảng 6.1. Hệ số lệch tải (n)

Tên các tải trọng và tác động

Hệ số lệch tải (n)

- Trọng lượng bản thân công trình (không kể trọng lượng đất, lớp áo đường hầm)

1,05 (0,95)

- Trọng lượng bản thân của lớp áo đường hầm

1,20 (0,80)

- áp lực thẳng do trọng lượng đất gây ra

1,10 (0,90)

- áp lực bên của đất

1,20 (0,80)

- áp lực bùn cát

1,20

- áp lực đá:

+ Trọng lượng của đá khi tạo vòm



 

1,50


+ áp lực ngang của đá

1,20 (0,80)

- Trọng lượng toàn bộ lớp đất, đá trên đường hầm hoặc trọng lượng vùng bị phá huỷ v.v... (áp lực thẳng đứng do trọng lượng đất gây ra)

 

1,10 (0,90)



- áp lực nước trực tiếp lên bề mặt công trình và nền, áp lực sóng, áp lực nước đẩy ngược cũng như áp lực nước thấm, áp lực kẽ rỗng

 

1,00


- áp lực tĩnh của nước ngầm lên lớp áo đường hầm

1,10 (0,90)

- áp lực nước bên trong đường hầm (kể cả nước va)

1,00

- áp lực mạch động của nước

1,20

- áp lực của vữa khi phụt xi măng

1,20 (1,00)

- Tải thẳng đứng và nằm ngang của máy nâng, bốc dỡ, vận chuyển cũng như tải trọng của các thiết bị công nghệ cố định

 

1,20


- Tải trọng xếp kho trong phạm vi bến xếp dỡ, hoạt động của cầu lăn

1,30

- Tải trọng do gió

1,30

- Tải trọng do tàu thuyền

1,20

- Tác động của nhiệt độ và độ ẩm

1,10

- Tác động của động đất

1,10

- Tải trọng bốc hàng khối

1,30 (1,00)

Chú thích:

1. Hệ số lệch tải do tàu chạy trên đường sắt, xe chạy trên đường ô tô, phải lấy theo tiêu chuẩn thiết kế cầu;

2. Cho phép lấy hệ số lệch tải bằng 1,00 đối với trọng lượng của bản thân công trình, áp lực thẳng đứng do trọng lượng của khối đất đắp, nếu trọng lượng của khối đó được xác định từ các giá trị tính toán đặc trưng của đất (trọng lượng riêng và đặc trưng độ bền), còn bê tông được xác định từ đặc trưng vật liệu (trọng lượng riêng của bê tông và các đặc trưng khác) phù hợp với các tiêu chuẩn thí nghiệm, và tiêu chuẩn thiết kế nền hiện hành;

3. Chỉ sử dụng các hệ số lệch tải ghi trong ngoặc đơn khi kết quả tính toán thể hiện công trình ở trong tình trạng bất lợi hơn.

6.5. Tính toán theo trạng thái giới hạn thứ hai cho công trình, kết cấu và nền được thực hiện với hệ số lệch tải (n), hệ số sai lệch về vật liệu nvl và đất nđ đều lấy bằng 1,00 trừ các trường hợp được qui định cụ thể trong tiêu chuẩn khảo sát thiết kế chuyên ngành.

6.6. Các nội dung cần thiết phải tính toán, các giả định trường hợp tính toán, sơ đồ tính cho công trình và nền phải phù hợp với khả năng có thể xảy ra, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn khảo sát thiết kế hiện hành và cuối cùng phải tìm được lời giải bất lợi nhất. Trong những trường hợp cần thiết còn phải xét thêm các yếu tố sau:

a. Trình tự thi công và trình tự chất tải của các bộ phận công trình.

b. ảnh hưởng của các tác động của nhiệt độ, co ngót và tác động của áp lực thấm đột biến.

c. Các biến dạng phi tuyến đàn hồi và dẻo cũng như tính từ biến của vật liệu cấu thành công trình và nham thạch nền.

d. Tính rời rạc của cấu trúc thân công trình và nền của chúng (độ nứt nẻ v.v...).

e. Tính không đồng nhất của vật liệu xây dựng, nham thạch nền và tính dị hướng của chúng.



6.7. Khi tính toán các kết cấu công trình trên nền bị lún phải xét tới nội lực phát sinh trong chúng do biến dạng của nền gây ra. Độ lún và chênh lệch lún phải nằm trong giới hạn cho phép, không gây bất lợi cho khai thác và độ bền, biến dạng của công trình, kết cấu từng bộ phận hoặc giữa các bộ phận với nhau.

6.8. Những công trình dẫn, tháo, xả nước cấp I, II phải tiến hành thí nghiệm mô hình thủy lực để xác định khả năng dẫn tháo nước, kiểm tra chế độ thủy lực, vận tốc, áp lực nước lên công trình, giải pháp nối tiếp công trình với thượng hạ lưu, biện pháp gia cố chống mài mòn, xâm thực v.v... xác định hình dạng kích thước các bộ phận, lựa chọn phương án bố trí tổng thể cụm đầu mối một cách hợp lý và kinh tế nhất. Điều này cũng được phép áp dụng cho các công trình cấp III có hình dạng đường dẫn phức tạp mà những chỉ dẫn tính toán thủy lực thông thường không đạt được độ tin cậy cần thiết, đồng thời trong thực tế chưa có hình mẫu xây dựng tương tự khi có luận chứng thoả đáng.

6.9. Tương tự, khi chưa có các chỉ dẫn và phương pháp tính toán tin cậy để xác định trạng thái làm việc và ổn định của các kết cấu phức tạp, tình trạng thấm trong nền và công trình, đánh giá khả năng liên kết giữa nền và công trình, xác định một số chỉ tiêu đặc trưng của địa khối v.v... cho các công trình cấp I và II phải tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm tương ứng.

 

7. Những yêu cầu chủ yếu đối với các công trình thuỷ



7.1. Đập

7.1.1. Kiểu và kết cấu đập cần lựa chọn trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án, tuỳ thuộc vào nhiệm vụ, thông số của công trình, điều kiện tự nhiên tại chỗ (thủy văn và khí hậu, địa hình, địa chất công trình, kiến tạo khu vực và động đất, vật liệu xây dựng tại chỗ v.v...), bố trí tổng thể của cụm đầu mối, sơ đồ tổ chức thi công, thời hạn thi công, điều kiện khai thác đập, nguồn nhân lực vật liệu và trang thiết bị thi công.

7.1.2. Khuyến khích áp dụng các hình loại, công nghệ xây dựng đập mới nhằm khắc phục những nhược điểm của các loại đập truyền thống như khối lượng xây dựng lớn, thời gian thi công kéo dài, tốc độ thi công bị hạn chế trong mùa mưa, nhiệt độ trong khối xây đúc rất cao v.v...

7.2. Công trình lấy nước

7.2.1. Công trình lấy nước phải đảm bảo:

a. Cấp nước liên tục cho đường dẫn theo yêu cầu;

b. Có khả năng điều chỉnh và chủ động ngừng cấp nước vào đường dẫn khi cần tiến hành kiểm tra, sửa chữa theo quy trình vận hành hoặc trường hợp gặp sự cố;

c. Phải bố trí lưới chắn rác, thiết bị hoặc phương tiện thu gom rác, bậc ở phần vào, bể lắng cát, hành lang tháo rửa v.v... để ngăn ngừa và loại bỏ bùn cát, vật nổi, cỏ rác xâm nhập vào đường dẫn.



7.2.2. Kiểu kết cấu và bố trí tổng thể của công trình lấy nước cần phải lựa chọn phù hợp với nhiệm vụ của công trình và tùy thuộc vào kiểu đường dẫn (có áp - không áp - hỗn hợp; Điều tiết và không tự điều tiết); Đặc điểm của công trình thu nước (kiểu có đập - kiểu không đập); Điều kiện tự nhiên: chế độ thủy văn, dòng chảy bùn cát, hình thái bờ, sự hiện diện của cỏ rác, vật nổi, chế độ vận hành và bồi lắng ở thượng lưu công trình.

Cần đảm bảo nước vào đường dẫn có áp không hút theo không khí và có tổn thất cột nước ít nhất.

Thông thường cửa lấy nước được thiết kế gồm một số đơn nguyên để khi cần thiết có thể tách rời từng đơn nguyên tiến hành sửa chữa hoặc nạo vét.

7.2.3. Khi bố trí công trình lấy nước sinh hoạt từ hồ chứa phải xét đến khả năng tái tạo đường bờ, chất lượng nước hiện tại và trong tương lai trên các đoạn để quyết định vị trí đặt công trình; đồng thời phải xem xét mức độ hàm khí và sự chảy dồn xiết cũng như hàm lượng sinh khối ở dòng mặt bao gồm cả rêu rong, tảo ở vị trí này.

7.2.4. Việc chọn kiểu công trình lấy nước phải tuỳ thuộc vào các loại mực nước điển hình trên sông và cao trình mực nước yêu cầu đạt trong đường dẫn chính, có xét đến điều kiện thủy văn, địa hình và địa chất tại chỗ.

Công trình lấy nước không đập được sử dụng trong trường hợp mực nước sông luôn đảm bảo cao hơn cao trình mực nước yêu cầu của đường dẫn chính. Trong trường hợp mực nước sông tại tuyến công trình lấy nước thấp hơn mực nước yêu cầu của đường dẫn chính thì phải dùng công trình lấy nước có đập.

Cho phép thay thế công trình lấy nước có đập bằng trạm bơm thông qua so sánh hiệu quả đầu tư.

7.2.5. Mực nước tính toán ở thượng lưu công trình lấy nước qui định như sau:

a. Với công trình lấy nước không đập - Mực nước tương ứng với lưu lượng tính toán lớn nhất thiết kế và kiểm tra tại tuyến công trình được xác định phù hợp với các yêu cầu Điều 4.2.1 của Tiêu chuẩn này.

b. Với công trình lấy nước có đập - Mực nước tương ứng ở thượng lưu đập khi xả lưu lượng tính toán lớn nhất thiết kế và kiểm tra.

7.2.6. Để bảo đảm điều kiện vận hành khai thác và phòng ngừa sự cố cho bản thân công trình, cho đường dẫn - trang thiết bị công nghệ của các công trình ở phía sau cần trang bị các loại cửa van thích hợp cho cửa nhận nước. Loại cửa van, số lượng, vị trí được xác định theo nhiệm vụ cụ thể của công trình.

7.2.7. Để đảm bảo nước đưa vào đường dẫn có độ trong cần thiết phải dự kiến công trình lắng cát cùng các thiết bị thích hợp và được quyết định trên cơ sở tính toán kinh tế - kỹ thuật.

7.2.8. Khi thiết kế công trình lấy nước phải tuân thủ các yêu cầu nêu ở Điều 4.11 phần 4 - “Các công trình cho cá đi và công trình bảo vệ cá”.

7.3. Bể lắng cát

7.3.1. Bể lắng cát và thiết bị cần phải bảo đảm:

a. Giữ lại trong bể các hạt bùn cát có độ lớn vượt quá trị số cho phép để lấy được nước có độ trong phù hợp với yêu cầu chất lượng. Độ lớn của bùn cát cho phép đưa vào đường dẫn được xác định thông qua tính toán kinh tế - kỹ thuật (tận dụng lượng phù sa có ích ở mức tối đa; Hạn chế hoặc không gây bồi lắng hoặc xói lở kênh dẫn; Không làm giảm tuổi thọ trang thiết bị công nghệ dưới mức qui định v.v...);

b. Đảm bảo cấp đủ nước có độ trong phù hợp đáp ứng biểu đồ dùng nước;

c. Chủ động loại bỏ bùn cát lắng đọng trong buồng lắng khi cần thiết. Tận dụng biện pháp xói rửa bùn cát lắng đọng bằng phương pháp thủy lực.



7.3.2. Tính toán bể lắng cát trên kênh của hệ thống tưới phải căn cứ vào thành phần bùn cát của năm có độ đục trung bình và kiểm tra khả năng làm việc của bể theo năm có độ đục lớn nhất có xét đến chế độ làm việc của kênh.

7.3.3. Vị trí bể lắng cát cần đặt trong phạm vi cụm đầu mối hoặc ở đầu đường dẫn chính có xét đến các điều kiện sau:

a. Điều kiện địa hình và địa chất tại chỗ cho phép bố trí đường dẫn nước tới bể lắng cát có kích thước và chế độ chảy thích hợp để những hạt bùn cát có hại lắng đọng trong buồng lắng;

b. Có khả năng xả bỏ bùn cát lắng đọng ra khỏi buồng lắng hoặc dồn đống trong bể để nạo vét định kỳ bằng cơ giới.

7.3.4. Việc chọn kiểu buồng lắng thau rửa liên tục hoặc định kỳ bằng phương pháp thủy lực hay làm sạch bằng cơ giới phải tiến hành trên cơ sở so sánh kinh tế - kỹ thuật, lựa chọn kiểu buồng lắng dựa trên cơ sở sau:

a. Buồng lắng thau rửa bằng thủy lực áp dụng cho những nơi có lượng nước thừa phong phú, tuyến thau rửa có đủ độ dốc thủy lực;

b. Khi không đủ độ chênh cột nước để xói rửa toàn bộ lớp lắng đọng trong bể cần sử dụng buồng lắng thau rửa kiểu hỗn hợp: bùn cát hạt nhỏ được loại bỏ bằng phương pháp thủy lực, bùn cát hạt lớn được dọn sạch bằng cơ giới;

c. Các bể lắng cát kiểu một buồng thau rửa định kỳ chỉ áp dụng khi được phép ngừng cấp nước hoàn toàn hoặc được phép cấp nước chưa xử lý (thô) trong thời gian thau rửa.



7.3.5. Khi thiết kế công trình thu nước và lấy nước cho hệ thống cấp nước sinh hoạt và nước cho các ngành sản xuất khác phải tuân thủ yêu cầu của các tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới bên ngoài và công trình cấp nước tương ứng.

7.4. Công trình xả nước, tháo nước

7.4.1. Công trình xả nước, tháo nước phải đảm bảo thực hiện các chức năng sau đây:

a. Đối với công trình xả:

- Các công trình xả lâu dài bao gồm các cửa tràn, lỗ xả, đường dẫn tuốcbin v.v... có mặt trong đầu mối thủy lực và công trình xả lũ dự phòng phải đủ năng lực đảm bảo cho mực nước ở thượng hạ lưu không vượt quá mực nước qui định khi xả lũ thiết kế và lũ kiểm tra.

Thông thường các công trình xả lũ dự phòng chỉ làm việc khi mực nước ở thượng lưu bắt đầu vượt qúa mực nước thiết kế lớn nhất. Khi không có điều kiện bố trí công trình xả lũ dự phòng riêng biệt thì phải mở rộng công trình xả chính hoặc nâng đập để tăng dung tích điều tiết của hồ chứa, hoặc kết hợp cả hai để đảm bảo xả lũ kiểm tra an toàn.

- Chủ động xả nước theo quy trình quản lý khai thác.

b. Đối với công trình tháo:

- Tháo cạn hoàn toàn hoặc một phần hồ chứa hoặc đường dẫn (kênh) để xem xét và sửa chữa công trình cũng như để dọn sạch theo yêu cầu vệ sinh môi trường hoặc rút nước phòng sự cố cho công trình chịu áp;

- Xói rửa bùn cát;

- Có thể tham gia tháo lũ.

7.4.2. Khi thiết kế công trình xả nước, tháo nước cần xem xét khả năng kết hợp chúng với các công trình khác trong cụm đầu mối cũng như tính đến khả năng sử dụng chúng để xả lưu lượng thi công.

7.4.3. Lưu lượng xả tính toán trong quá trình khai thác qua các công trình xả - tháo - chuyển nước lâu dài của công trình đầu mối cần xác định xuất phát từ lưu lượng lũ thiết kế được qui định ở khoản 4.2.1 Điều 4.2 và bảng 4.2 có xét đến sự biến đổi của nó do tác động điều tiết lại của các hồ chứa hiện có hoặc hồ chứa đang thiết kế và sự thay đổi điều kiện hình thành dòng chảy do những hoạt động kinh tế xã hội trong lưu vực.

Khi xác định lưu lượng lớn nhất thiết kế và kiểm tra của công trình đầu mối trên sông khai thác theo sơ đồ bậc thang cần xét đến cấp của bản thân công trình, vị trí của nó trong bậc thang, năng lực xả -tháo - chuyển nước của cụm đầu mối ở bậc trên ứng với mực nước dâng bình thường và mực nước gia cường (khi xả lũ thiết kế và lũ kiểm tra), quy định vận hành khai thác công trình thuỷ và hồ chứa của các bậc thang, dòng chảy nhập lưu của các sông nhánh vào đoạn sông thượng lưu tiếp cận với công trình đầu mối đang thiết kế.

Không phụ thuộc vào cấp của công trình đầu mối và vị trí của chúng trong bậc thang, quá trình xả - tháo - chuyển lưu lượng về hạ lưu của trường hợp tính toán cơ bản không được ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của các công trình thuỷ lâu dài ở bậc thang dưới.

Trường hợp cấp chủ yếu của công trình đầu mối đang thiết kế thấp hơn cấp của công trình đầu mối ở bậc trên, cho phép tăng năng lực xả - tháo - chuyển để dẫn được lưu lượng kiểm tra của công trình đầu mối ở bậc trên mà không nâng cấp thiết kế công trình.

a. Mực nước thiết kế lớn nhất ở thượng lưu công trình đầu mối: là mực nước cao nhất xuất hiện trong quá trình xả lũ thiết kế khi các công trình xả nước mở hoàn toàn, tất cả các tuốc bin đều làm việc, các công trình tháo, chuyển nước khác làm việc ở chế độ khai thác bình thường.

Khi khai thác ở trường hợp này các hạng mục trong công trình đầu mối kể cả phần nối tiếp thượng hạ lưu cùng trang thiết bị phải bảo đảm làm việc bình thường, không bị hỏng hóc.

Tải trọng và tác động ứng với trường hợp này được tính theo tổ hợp tải trọng cơ bản.

b. Mực nước kiểm tra ở thượng lưu công trình đầu mối: là mực nước cao nhất xuất hiện trong quá trình xả lũ kiểm tra khi tất cả các công trình tháo nước, xả nước, chuyển nước v.v... nói ở mục (a) và công trình xả dự phòng đều hoạt động.

Khi khai thác ở trường hợp này cho phép:

- Giảm sản lượng của trạm thủy điện (nếu điều đó có lợi cho an toàn công trình).

- Công trình lấy nước làm việc khác điều kiện khai thác bình thường nhưng không dẫn đến tình huống sự cố cho các đối tượng dùng nước.

- Tháo nước qua đường dẫn kín với chế độ thủy lực thay đổi (từ không áp sang có áp và ngược lại) nhưng không dẫn đến phá hỏng đường dẫn.

- Lòng dẫn và mái dốc ở hạ lưu công trình đầu mối bị xói lở nhưng sự hư hỏng này không đe dọa phá hủy các hạng mục chính của công trình đầu mối, các vùng dân cư, công nghiệp ở hạ lưu.

- Có hư hỏng ở công trình xả dự phòng nhưng sự hư hỏng này không ảnh hưởng đến độ an toàn của công trình chính.

- Tải trọng và tác động ứng với trường hợp này được tính theo tổ hợp tải trọng đặc biệt.

7.4.4. Để thuận lợi cho việc chuẩn hoá và tăng khả năng lắp lẫn khi cần thiết, bề rộng của lỗ thoát chữ nhật có cửa van nên lấy theo các kích thước sau: 0,40; 0,60; 0,80; 1; 1,25; 1,50; 1,75; 2; 2,50; 3; 3,50; 4; 4,50; 5; 6; 7; 8; 10; 12; 14; 16; 18; 20; 22; 24; 30m.

Tương tự, chiều cao của lỗ thoát là 0,6; 0,8; 1; 1,25;1,5; 1,75; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 4,5; 5; 5,5; 6; 7; 8; 9; 10; 12; 15; 16; 18; 20m.



Chú thích: Chiều rộng của lỗ là kích thước trong lòng nhỏ nhất giữa hai mặt bên thẳng đứng.


tải về 463.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương