CÔng tác thị trưỜng châu phi, TÂY Á, nam á



tải về 0.97 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu15.11.2017
Kích0.97 Mb.
#34304
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Nhóm 3: Ô tô

TT

Tên hàng

Mã HS

1

Ô tô đã qua sử dụng

8703

2

Kính ô tô

7007.11, 7007.21

3

Phụ tùng mới gồm bộ khoá, bu ji, lọc dầu, bơm dầu và lọc nhiên liệu

4009, 4010.31, 4010.39, 4013, 7007, 7008, 7009, 7320, 7322, 8301.20, 8302.30, 8482, 8483, 8484, 8501.10, 8511, 8512, 8707, 8708, 8714, 8716

4

Lốp xe và van

4011.10, 4011.20, 4011.40, 4011.50

5

Ác quy ô tô gồm cả ác quy dùng cho xe nâng

8507.10

Nhóm 4: Hoá chất

TT

Tên hàng

Mã HS

1

Dầu nhờn và xăng cho ô tô và máy phát điện

2710

2

Sơn, véc ni bột đánh bóng và các sản phẩm tương tự

3208, 3209, 3214, 3824

3

Bật lửa gas, than bánh

9613, 2701.20

4

Diêm an toàn chứa Phốt pho đỏ

3605

5

Nến

3406

6

Phân bón

3001, 3102, 3103, 3104, 3105

7

Tấm trải sàn bằng PVC

3918.10

8

Bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà bếp tất cả các vật liệu bao gồm đồ gốm, đồ sứ

3924.10, 4419, 6911, 6912, 7013, 7323, 7615.19

9

Phấn bảng

9609.90

10

Nhựa đường

2706, 2713.20, 2714, 2715, 6801, 6802, 6807

11

Bao cao su tránh thai

4014.10

12

Khăn vệ sinh và băng vệ sinh, tã lót cho trẻ sơ sinh và các vật phẩm tương tự

4818.40

13

Chất dính gồm cả băng dính và chất dán

3501.90, 3505.20, 3506.10

14

Đồ ăn, đồ nhà bếp, đồ vệ sinh bằng thuỷ tinh

3924.90, 7013.10, 7013.31, 7013.32, 7013.39, 7013.91, 7013.99



Nhóm 5: Vật liệu xây dựng, dụng cụ cầm tay và thiệt bị chứa gas

TT

Tên hàng

Mã HS

1

Thiết bị chứa gas

7321

2

Các loại ống, ống dẫn và thanh hình, van …

7303, 7304, 7305, 7209, 7211, 7213, 7214, 7215, 7216, 7217, 7218.91, 7221, 7222, 7304

3

Vòi, van nước

8481

4

Khoá và chìa

8301

5

Các sản phẩm đò gốm, và các thiệt nhà vệ sinh

6904, 6905, 6906, 6907, 6908, 6910, 6911, 6912, 6914, 7324, 7615.20

6

Các thiệt bị treo lên trần nhà

7308

7

Tấm lợp, ngói làm tấm lợp

3920, 3921, 6811.10, 7225, 7606

8

Khung của sổ

4418.10, 7308.30, 7610.10

9

Bình gas

7311, 7419.99, 7613.00

10

Bếp lò dùng nhiên liệu, đèn lồng

7321.12, 7321.82, 9405.50

11

Máy điều chỉnh áp lực

8481

12

Bơm, công cụ, và các dụng cụ tương tự

8413.30

13

Máy nén khí và công cụ vận hành máy nén khí

8414, 8467.19

14

Thiết bị cơ khí để phun rải, hoặc phun áp lực các chất lỏng hoặc chất bột

8424.81

15

Nhôm ở dạng que, thanh và hình

7604, 7605, 7606, 7607, 7608, 7609, 7612, 7614

16

Các công cụ cầm tay và các dụng cụ tương tự

9030

17

Nồi áp suất

7323.91, 7323.92, 7323.93, 7323.94, 7323.99, 7615.19

18

Xi măng và thạch cao

2520, 2523

19

Giá khung dùng trong xây dựng và các phụ kiện

8302.41

20

Dao cạo và lưỡi dao cạo

8212

21

Dây xe, dây thừng và cáp

5607, 5608, 5609

Nhóm 6: Hàng thuỷ sản các loại.

Nhóm 7: Giấy và văn phòng phẩm

TT

Tên hàng

Mã HS

1

Giấy và các sản phẩm của giấy

4810, 4811.49, 4816, 4817, 4818 (trừ 4818.40), 4820.20, 4821, 4823

2

Vật liệu viết gồm bút mực, bút chì, thước kẻ, mực xoá

3824.90, 9017.10, 9017.20, 9608, 9609

Nhóm 8: Thiết bị an toàn, bảo vệ

TT

Tên hàng

Mã HS

1

Thiết bị chống cháy gồm bình chữa cháy, mũ, quần áo

4015.19, 6301.20, 8424.10, 8481.80

2

Thiết bị /hệ thống báo động an ninh bằng điện và các sản phẩm tương tự

8517.80, 8528.22, 8531

3



6505.90, 6506.10, 8612.50

Nhóm 9: Hàng dệt may, Da và các sản phẩm, Đồ nhựa và Cao su.

Nhóm 10: Đồ gia dụng bằng gỗ và kim loại

Nhóm 11: Hàng thủ công mỹ nghệ.

Địa chỉ liên hệ:

1. STANDARD ORGANIZATION OF NI-GIE-RIA

Add: Plot 13/14 Victoria Arobieke Street, Off Admiralty Way,

Lekki Peninsula Scheme 1,Lekki, Lagos, Ni-gie-ria

Tel: + 234 -1-2708230-5 / DGs Office: + 234-1-2708247

Telefax: + 234 -1-2708246

Email: info@sononline-ng.org Website: www.sononline-ng.org



2. STANDARD ORGANIZATION OF NI-GIE-RIA – SINGAPORE:

Add: 5 Pereira Road, # 04-01 Asia Wide Industrial Building, Singapore 368025

Tel: (65) 6 2857557

Fax: (65) 6 382 8662

Manager: Serene Chan

Regional Coordinator: Felicia Tham



E-mail: nfo.singapore@intertek.com

3. VĂN PHÒNG LIÊN LẠC CỦA SON TẠI VIỆT NAM:

GOVERNMENT SERVICES INTERTEK VIETNAM LTD

Add.: Lầu 8, Tòa nhà E-1, 364 Đường Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình - T.P Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08-62971103 – FAX: 08- 62971097

Người liên hệ: ông Le Văn Vũ – Mobile: 090 8181042

E-mail: vu.le@intertek.com

Web: www.intertek.com

4. NATIONAL AGENCY FOR FOOD AND DRUG ADMINISTRATION AND CONTROL (NAFDAC):

Add.: Plot 2032, Olusegun Obasanjo Way, Wuse Zone 7, Abuja, Ni-gie-ria

E-mail: nafdac@nafdac.gov.ng Website: www.nafdacNi-gie-ria.org

The Director, Registration & Regulatory Affairs NAFDAC, Central Laboratory Complex, Oshodi, Lagos

Tel: +234 1 4772452



CƠ HỘI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀO THỊ TRƯỜNG Ả-RẬP XÊ-ÚT

Nguyễn Quốc Hải

Bí thư thứ 3 tại Ả-rập Xê-út
Báo cáo tham luận của Thương vụ Ả-rập Xê-út được chia làm hai phần như sau:

I. Tiềm năng thị trường Ả-rập Xê-út và cơ hội cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

II. Những kinh nghiệm tiếp cận thị trường và thúc đẩy xuất khẩu vào Ả-rập Xê-út.

I. Tiềm năng thị trường Ả-rập Xê-Út:

Theo nghiên cứu, nước này sở hữu 25% trữ lượng dầu thế giới và hiện là quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu lửa lớn nhất thế giới. GDP trung bình trong những năm gần đây đạt trên 550 tỷ đô-la Mỹ, dự trữ ngoại tệ hiện ở mức 600 tỷ đô-la Mỹ, cao thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Nhật Bản. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt trên 24.000 đô-la Mỹ. Tại Ả-rập Xê-út, thu nhập bình quân 1.015 đô-la Mỹ/tháng được Chính phủ xếp loại dưới mức nghèo, còn 450 đô-la Mỹ/tháng thuộc mức “rất nghèo”. Những số liệu trên phản ánh tiềm lực tài chính và mức sống của người dân Ả-rập Xê-út là khá cao so với mặt bằng chung của thế giới và giải thích mức chi tiêu khổng lồ của Chính phủ và người dân trong những năm gần đây như 02 dự án nhập khẩu vũ khí (mỗi dự án trên 60 tỷ đô-la Mỹ); kế hoạch dành 385 tỷ đô-la Mỹ giai đoạn 2010-2014 phát triển cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội; trong Lễ Ramadan vừa qua, theo thống kê của Ngân hàng Quốc gia, số tiền người dân rút từ máy ATM chi tiêu trong tháng đạt trên 20 tỷ đô-la Mỹ. Xét về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế, theo báo cáo gần đây của Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch về triển vọng tăng trưởng dài hạn của Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi thì Ả-rập Xê-út là 1 trong 3 quốc gia (cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi) sẽ có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất.



1. Nhu cầu tiêu dùng:

Ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất hàng tiêu dùng của Ả-rập Xê-út chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 4%) so với công nghiệp sản xuất và chế biến dầu khí. Chính vì vậy, nhu cầu nhập khẩu của Ả-rập Xê-út là rất lớn và đa dạng, tập trung chủ yếu vào các nhóm mặt hàng mà sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu sử dụng hoặc không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu như máy móc trang thiết bị, thực phẩm, hàng tiêu dùng. Nhập khẩu năm 2010 đạt 107 tỷ đô-la Mỹ, so với dân số 27 triệu người (trung bình 4.000 đô-la Mỹ hàng nhập/người dân mà phần lớn là hàng tiêu dùng) cho thấy nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân Ả-rập Xê-út là rất lớn.

Ngoài nguyên nhân trên, đặc điểm của người Ả-rập Xê-út (do yếu tố văn hóa) là đi mua sắm như một thú vui, đôi khi mua về sử dụng không hết hoặc để hàng hóa quá hạn dùng (đối với mặt hàng thực phẩm) nên cũng là yếu tố quan trọng kích thích nhập khẩu. Ngoài ra, yếu tố thời tiết khắc nghiệt cũng gây ra hao mòn và hư hỏng nhanh hơn đối với nhiều loại hàng hoá như ô tô, hàng điện lạnh, và đặc biệt là hàng nông sản, thực phẩm rau quả…

2. Về cơ cấu hàng nhập khẩu:

Qua số liệu của Tổng Cục thống kê Ả-rập Xê-út và qua khảo sát thị trường các chủng loại hàng hoá tại các hệ thống bán lẻ tại nước này thì chỉ trừ một số mặt hàng bị cấm nhập khẩu do yếu tố tôn giáo, hầu hết hàng hóa thuộc các chủng loại và xuất xứ từ các nơi đều đã có mặt tại Ả-rập Xê-út. Một số loại hàng hóa với chủng loại phong phú nhất bao gồm: Xe ô tô các loại, hàng dệt may, hàng điện tử, điện lạnh, hàng nông sản... Những đối tác nhập khẩu chính của Ả-rập Xê-út bao gồm: EU (29,9%), Mỹ (12,7%), Trung Quốc (11,4%), Nhật Bản (7,1%), Ấn Độ (4,5%), Hàn Quốc (4%), Bra-xin (3,4%), Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (2,4%), Thổ Nhĩ Kỳ (2,3%), Thái Lan (2,2%). Việt Nam đứng thứ 36 (chiếm 0,1%) trong số 50 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Ả-rập Xê-út. Tuy nhiên nếu tính về khu vực thì chính các nước Châu Á mới là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Ả-rập Xê-út chiếm 32% tổng kim ngạch nhập khẩu, tiếp đến là Liên minh Châu Âu (29,9%), Châu Mỹ, các nước Vùng Vịnh, và các nước đạo Hồi không thuộc Vùng Vịnh.



3. Cơ hội cho hàng xuất khẩu Việt Nam:

Chủng loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam rất phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Ả-rập Xê-út như các nhóm hàng tiêu dùng (nông sản, hàng dệt may, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng...), nhất là với nhóm hàng nông sản và vật liệu xây dựng có thể đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Như đã biết, ngành nông nghiệp của Ả-rập Xê-út kém phát triển do thiếu nước trầm trọng (chủ yếu nước sinh hoạt và cho nông nghiệp phải lọc từ nước biển) nên vừa qua Quốc vương Ả-rập Xê-út đã đưa ra sáng kiến đầu tư nông nghiệp ra nước ngoài và chọn Việt Nam là 1 trong những đối tác hợp tác về nông nghiệp. Đây sẽ là thuận lợi lớn cho hàng nông sản của ta có thể tăng mạnh hơn vào thị trường Ả-rập Xê-út. Đối với mặt hàng vật liệu xây dựng, do Ả-rập Xê-út dành ngân sách đầu tư rất lớn phát triển cơ sở hạ tầng trong những năm sắp tới và đặc biệt khối tư nhân hiện cũng tham gia mạnh vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở trong nước nên cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam liên doanh với doanh nghiệp Ả-rập Xê-út sẽ mở rộng và dễ dàng hơn so với việc tham gia vào các dự án của Chính phủ.

Yếu tố thuận lợi thứ hai là trước đây, các doanh nghiệp Ả-rập Xê-út đã có truyền thống xây dựng nhà máy và liên kết liên doanh sản xuất, nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc từ 20-30 năm nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng hàng hoá Trung Quốc ngày càng xuống cấp trong khi giá cả lại tăng, vì vậy các doanh nghiệp Ả-rập Xê-út dần chuyển hướng sang nhập hàng từ các thị trường khác có lợi thế cạnh tranh về một số mặt hàng tương đồng với Trung Quốc trong đó có Việt Nam, nhất là những mặt hàng cần sử dụng nhiều lao động sản xuất với “hy vọng” giá nhân công Việt Nam rẻ hơn và giá cả cạnh tranh được hàng Trung Quốc nhưng chất lượng tương đương hoặc tốt hơn. Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp Ả-rập Xê-út khi đến làm việc với thương vụ đều có nhận định này. Nhận định của bạn về giá lao động Việt Nam rẻ không thuộc phạm trù trao đổi sâu trong hội nghị ngày hôm nay nhưng việc các doanh nghiệp Ả-rập Xê-út chuyển hướng quan tâm đến Việt Nam và đang xa rời dần hàng Trung Quốc, vốn là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với ta cũng là tín hiệu đáng mừng.

Yếu tố thuận lợi thứ 3 đó là Ả-rập Xê-út là một trong những nước có mức thuế thấp nhất trên thế giới do nguồn thu ngân sách chính là từ dầu mỏ. Thuế hải quan mức 5% đánh vào tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Không có thuế thu nhập cá nhân, không có thuế giá trị gia tăng VAT. Cá nhân hoặc doanh nghiệp Ả-rập Xê-út không phải trả thuế thu nhập doanh nghiệp (Doanh nghiệp nước ngoài trả thuế TNDN 20%) mà chỉ phải trả thuế Zakat (là một trong 5 nghĩa vụ của tín đồ hồi giáo, khoản đóng góp bắt buộc làm từ thiện) với mức 2,5% kết quả hoạt động kinh doanh thực trong năm.

Một yếu tố thuận lợi nữa cũng khá quan trọng, đó là do tình hình bất ổn vừa qua tại Trung Đông, Ả-rập Xê-út đã thực hiện chính sách Hướng Đông, tăng cường trao đổi thương mại với Châu Á. Ngoài ra, người Ả-rập Xê-út có thiện cảm với Việt Nam, dù thực tế trong quá khứ không nhiều người dân Ả-rập Xê-út đã từng đến đất nước chúng ta nhưng hiện nay đang có nhu cầu lớn sang Việt Nam vừa là đi du lịch và kết hợp xúc tiến thương mại.

Hiện tại, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út đang tăng mạnh, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm nay dự kiến đạt 1,1 tỷ đô-la Mỹ, trong đó xuất khẩu dự kiến đạt 250 triệu đô-la Mỹ, tăng gần 74% so với năm 2010, nhập khẩu đạt 850 triệu đô-la Mỹ.



II. Kinh nghiệm tiếp cận thị trường:

Ngoài những yếu tố thuận lợi trên, cần nhìn nhận thực tế rõ hơn về thị trường Ả-rập Xê-út, tình trạng hiện tại của hàng hoá Việt Nam tại thị trường này cũng như bản chất các doanh nghiệp Ả-rập Xê-út như sau:

Thứ nhất, giá cả của hàng Việt Nam tại thị trường Ả-rập Xê-út vẫn cao so với hàng cùng loại đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Châu Á khác. Ả-rập Xê-út là thị trường có tính cạnh tranh rất cao do các nước khác đều nhìn nhận đây là thị trường tiềm năng. Với những mặt hàng chất lượng cao phần lớn được nhập từ EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc thì việc hàng Việt Nam chất lượng cao sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào phân khúc thị trường này. Với các mặt hàng chất lượng trung bình và thấp thì khó khăn lớn nhất là về giá cả.

Tại Ả-rập Xê-út thực chất có 3 loại doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp nhà nước lớn: Aramco (Dầu khí), Sabic (công nghiệp cơ bản).

- Doanh nghiệp tư nhân lớn thuộc hoàng gia (Kingdom Holding Company-Waleed bin Talal, Almarai, Ma’aden...).

- Các doanh nghiệp tư nhân, liên doanh còn lại.

Các Tập đoàn và công ty lớn tại Ả-rập Xê-út đều do các hoàng tử hoặc gia đình hoàng gia nắm giữ.

Kinh nghiệm tiếp xúc với các doanh nghiệp:

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn, khi có yêu cầu cần tiếp xúc phải có công hàm gửi Bộ Ngoại giao bạn để bạn thu xếp. Doanh nghiệp không được phép tiếp xúc trực tiếp. Còn lại các doanh nghiệp tư nhân lớn, có thể tiếp xúc trực tiếp.

- Nắm vững phong tục tập quán.

- Xây dựng các đầu mối, kênh liên hệ (thông qua gặp gỡ, tiếp xúc tại chiêu đãi ngoại giao, hội thảo, diễn đàn...). Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ cá nhân với người chủ chốt là một yếu tố then chốt của thành công.

- Nắm vững các thông tin về doanh nghiệp, có nội dung trao đổi cụ thể, cập nhật thông tin về môi trường kinh doanh, thay đổi về chính sách thương mại.

- Sau khi gửi yêu cầu cần theo sát, nhắc nhở liên tục để bạn nhớ để xử lý theo thời gian yêu cầu. (Ả-rập Xê-út có nhiều lễ hội hồi giáo, nghỉ dài, lề lối làm việc,...).

- Các thông tin nhận được cần được xem xét, đánh giá mức độ tin cậy, thông thường độ tin cậy của các thông tin không cao, đặc biệt là các thông tin do cá nhân cung cấp.

- Xây dựng phương pháp khảo sát thị trường: Cần thời gian khảo sát tại chỗ với thời gian dài hơn và sâu sát hơn. Chú trọng đến các nhà phân phối, các đại lí có năng lực thực sự vì hầu hết các doanh nghiệp Ả-rập Xê-út khi đưa mặt hàng mới vào thị trường đều yêu cầu đối tác ký hợp đồng đại lí phân phối độc quyền.

- Tận dụng tối đa các kênh thông tin với các Phòng thương mại và công nghiệp Ả-rập Xê-út trong quá trình tìm kiếm đại lý, nhà phân phối hoặc đối tác.

Đối với vấn đề giá cả hàng hoá, nhằm từng bước giải quyết vấn đề về giá cả hàng hóa Việt Nam tại thị trường Ả-rập Xê-út, các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu khả năng liên doanh với đối tác Ả-rập Xê-út đầu tư nhà máy tại Ả-rập Xê-út sản xuất hàng tiêu dùng kết hợp lợi thế cạnh tranh về nhân công (đưa từ Việt Nam sang) và các cơ chế ưu đãi phía Ả-rập Xê-út dành cho nhà đầu tư (cho vay vốn đầu tư không tính lãi, miễn thuế, cấp đất…) và tận dụng nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào mà Ả-rập Xê-út có thế mạnh.

Trên đây là phần tham luận của tôi về góc độ thị trường, lĩnh vực công tác mà tôi được phân công đảm nhiệm. Rất mong nhiều doanh nghiệp Việt Nam triển khai việc xúc tiến thương mại tại thị trường này. Thương vụ luôn đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp làm sao đạt hiệu quả cao nhất.

Trân trọng cảm ơn.



THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM – I-RAN

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Nguyễn Ngọc Hải

Tham tán Thương mại Việt Nam tại I-ran

I-ran là một nước thuộc Khu vực Trung đông với những đặc thù nổi bật về văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ. Và như chúng ta đã biết, đến nay I-ran đã phải trải qua 4 đợt trừng phạt, cấm vận của Liên Hợp Quốc (LHQ), Mỹ, EU,...Việc cấm vận được thực hiện thông qua các Nghị quyết của Liên Hợp Quốc với lý do chính là I-ran triển khai Chương trình hạt nhân.

Đây là cản trở, khó khăn nhất. Vì, Việt Nam là thành viên của LHQ, cũng phải thực thi Nghị quyết trừng phạt, cấm vận I-ran, đồng thời cũng phải tính đến thúc đẩy quan hệ với I-ran thế nào? để tránh ảnh hưởng đến quan hệ đối tác với các nước lớn mà ta đang phát triển tốt đẹp về nhiều mặt, nhưng lại là các nước ủng hộ mạnh mẽ, cương quyết đối với các Nghị quyết trừng phạt I-ran, như Mỹ, EU, Nhật v.v... Vì vậy, trong quan hệ đối ngoại chúng ta phải cân nhắc trong lợi ích tổng thể, có giải pháp thích hợp. Không cần tuyên truyền nhiều trên báo chí, phương tiện thông tin đại chúng, “lợi có thể đi đôi với hại”. Ngược lại, I-ran luôn tranh thủ mọi cơ hội để tuyên truyền, khuyếch trương quan hệ với nước khác để chứng tỏ họ không bị cô lập (thực tế đã cho thấy qua việc I-ran đưa tin về chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Căm-pu-chia, Ho Nam Hong, hay tin về Petro Vietnam).



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương