CÔng tác thị trưỜng châu phi, TÂY Á, nam á


BÁO CÁO CÔNG TÁC THƯƠNG VỤ



tải về 0.97 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu15.11.2017
Kích0.97 Mb.
#34304
1   2   3   4   5   6   7   8   9

BÁO CÁO CÔNG TÁC THƯƠNG VỤ

PHỤC VỤ HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI 2011

I. Tình hình Thương vụ 2010-2011:

Khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á là khu vực địa lý rộng lớn trên 40 triệu km2 với dân số gần 2,8 tỷ người. Khu vực này bao gồm 77 quốc gia trong đó có 54 nước Châu Phi, 15 nước Trung Đông và 8 nước Nam Á.

Cho đến năm 2011, trên toàn địa bàn đã có 14 cơ quan Thương vụ, cụ thể: i) Châu Phi có 05 Thương vụ ở các nước Nam Phi, Ai Cập, Ma-rốc, An-giê-ri và Ni-giê-ria; ii) Trung Đông có 06 Thương vụ ở các nước: I-ran, Cô-oét, Ít-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (U.A.E), Ả-rập Xê-út, và I-rắc (tạm thời đóng cửa); Nam Á có 02 Thương vụ ở các nước Ấn Độ và Pa-kit-xtan. Trong đó, Thương vụ Ả-rập Xê-út được thành lập cuối năm 2010. Tổng cộng 19 biên chế.

Về nhân sự, biên chế, ngoại trừ các Thương vụ Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Cô-oét và Ả-rập Xê-út được giao 01 biên chế, các Thương vụ còn lại được giao 02 biên chế làm việc. Trên thực tế, một số Thương vụ mặc dù được giao 02 biên chế nhưng thời gian qua mới triển khai được 01 biên chế như: Pa-kit-xtan, I-ran, An-giê-ri, Ít-xra-en do tình hình thị trường và chưa chuẩn bị được nguồn cán bộ.

Các Thương vụ có sự thay đổi về nhân sự, biên chế như sau:

1. Ai Cập: 02 biên chế

- Năm 2011,Tham tán Thương mại cũ hết nhiệm kỳ về nước, Tùy viên Thương mại được Lãnh đạo Bộ bổ nhiệm chức danh Tham tán Thương mại.

- Tháng 7 năm 2011, Thương vụ Ai Cập được bổ sung Tùy viên Thương mại.

2. Ấn Độ: 04 biên chế (cán bộ: 3, lái xe: 1)

- Tháng 5 năm 2011, Bộ rút 01 Tùy viên Thương mại về nước.

3. Thổ Nhĩ Kỳ: 02 biên chế

- Năm 2010, Tham tán Thương mại cũ hết nhiệm kỳ về nước, Lãnh đạo Bộ bổ nhiệm và cử sang thị trường Tham tán Thương mại mới.



II. Hoạt động của Thương vụ:

1. Các hoạt động đã triển khai:

1.1. Theo chức năng nhiệm vụ được Bộ Công Thương giao:

1.1.1. Công tác nghiên cứu chính sách, thị trường:

- Các Thương vụ đã thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan hữu quan tại nước sở tại, với các tổ chức kinh tế, Liên đoàn các Phòng Thương mại, Viện Xuất khẩu, các Hiệp hội và các doanh nghiệp để trao đổi nắm bắt tình hình mới nhất về kinh tế thương mại nước sở tại để thông tin về trong nước. Trong những năm qua, các Thương vụ khu vực KV4 đã gửi nhiều bài viết, bài nghiên cứu về nước theo các nội dung liên quan đến: chính sách kiểm dịch hải sản; chính sách thuế; thống kê Hải quan; luật ngân hàng; các công nghệ kỹ thuật hiện đại; hợp tác công nghiệp; tình hình kinh tế thương mại; cơ cấu hành chính-xã hội và kinh tế vùng nước sở tại; Danh sách các doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh hợp tác với Việt Nam; nghiên cứu các ngành hàng; báo cáo về sản xuất và quản lý thực phẩm Halal; Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; sách giới thiệu thị trường nước sở tại,... Các tài liệu, nghiên cứu này đã phục vụ tốt cho công tác xuất nhập khẩu và hợp tác kinh tế khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.

- Nghiên cứu chính sách kinh tế, tài chính, thương mại hàng năm, trung hạn và dài hạn của thị trường, chính sách quản lý cạnh tranh và tự vệ thương mại, các biện pháp bảo hộ, chính sách tài chính tiền tệ bảo đảm ổn định giá cả và chống lạm phát, dự kiến chính sách ngoại thương mới nhằm bảo đảm giảm nhập siêu và tăng cường sản xuất trong nước sở tại; Nhu cầu về nhập khẩu, khả năng xuất khẩu hàng hóa (đặc biệt những loại hàng lương thực như lúa gạo, bột mỳ,..).

- Thường xuyên cung cấp các bản tin về thị trường lên các trang web của Bộ phục vụ doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, các thương vụ đã tích cực đăng tin trên chuyên mục “Mở cửa thị trường Châu Phi” do Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á phối hợp với Báo Công Thương thực hiện; nhiều tin, bài đăng tải trên các báo, tạp chí, website khác. Theo dõi diễn biến thị trường để có thông tin kịp thời, giúp doanh nghiệp duy trì kinh doanh nhưng cũng phòng ngừa, tránh được rủi ro có thể xẩy ra.

- Báo cáo kịp thời các diễn biến về tình hình chính trị, kinh tế của nước sở tại, các nước kiêm nhiệm cũng như một số nước trong khu vực, đánh giá các tác động của bất ổn chính trị, kinh tế ảnh hưởng đến kim ngạch thương mại và hợp tác đầu tư của Việt Nam với các nước này để Bộ có những chủ trương và biện pháp đối phó kịp thời. Nghiên cứu và đề xuất các vấn đề liên quan đến các hiệp định cần ký kết để thuận lợi hóa quan hệ hợp tác hai bên.

1.1.2. Hoạt động xúc tiến thương mại:

- Các Thương vụ đã phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại, Hiệp hội ngành hàng,.. đầu mối của nước sở tại để giới thiệu, vận động được nhiều doanh nghiệp, thương nhân tham gia các chương trình Hội chợ, Triển lãm thương mại lớn tại Việt Nam (cụ thể các đoàn doanh nghiệp từ Ni-giê-ria, Pa-kít-xtan, Ấn Độ, Cô-oét, Ít-xra-en, An-giê-ri, Ma-rốc,…). Phối hợp với các cơ quan trong nước vận động và mời các đoàn doanh nghiệp (30 đoàn) của Bạn vào Việt Nam tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và đầu tư.

- Tham gia nhiều hội thảo do Bộ, ngành, Phòng Thương mại Công nghiệp và các tổ chức kinh tế, xúc tiến Thương mại nước sở tại tổ chức để giới thiệu, quảng bá hàng xuất khẩu, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Trực tiếp chủ trì tổ chức nhiều Hội thảo với cùng nội dung tại các vùng, miền và cả thị trường kiêm nhiệm.

- Tham gia hoạt động xúc tiến Thương mại tại Diễn đàn Doanh nghiệp nhân dịp các đoàn doanh nghiệp trong nước sang; tham gia và vận động các doanh nghiệp trong nước tham gia (hoặc gửi hàng mẫu, ấn phẩm) triển lãm, giới thiệu sản phẩm hàng hoá tại các gian hàng Hội chợ Thương mại Quốc tế nước sở tại tổ chức.

- Tiến hành in ấn, nhân bản các brochure, profile, catalogue, các đơn chào hàng, báo giá của các doanh nghiệp Việt Nam, các chương trình giới thiệu hội chợ, triển lãm quốc tế tại Việt nam để giới thiệu cho cộng đồng doanh nghiệp sở tại.

- Nghiên cứu đề xuất và tổ chức các phương án giao thương, diễn đàn trực tuyến giữa các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng hai nước



1.1.3. Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp:

- Hỗ trợ thông tin thường xuyên, đầy đủ, kịp thời và chính xác, đóng vai trò cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước sở tại liên hệ, giao thương với nhau. Tích cực tìm kiếm đối tác xuất nhập khẩu hàng hỗ trợ doanh nghiệp hai phía đạt có hiệu quả tốt.

- Tư vấn, hỗ trợ giải quyết rất nhiều vướng mắc, tranh chấp giữa doanh nghiệp hai bên. Liên hệ với các cơ quan hữu quan điều tra, xác minh tư cách pháp nhân của đối tác cũng như xử lý các vụ việc gian lận thương mại (vốn thường xuyên diễn ra khi giao dịch với các nước Châu Phi, Nam Á)

- Hỗ trợ nhiều đoàn doanh nghiệp sang khảo sát thị trường, tư vấn đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá; quảng bá các sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trong các sự kiện thương mại cũng như trưng bày tại trụ sở Thương vụ.



1.1.4. Hoạt động phục vụ các đoàn công tác:

Phục vụ tốt các đoàn doanh nghiệp tháp tùng các đoàn của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các đoàn của Bộ, ban, ngành Việt Nam sang thăm và làm việc tại thị trường. Tổ chức thực hiện chương trình cho các đoàn của Bộ Công Thương đi nghiên cứu chính sách, xúc tiến thương mại.



1.2. Các hoạt động phối hợp theo Luật Cơ quan Đại diện:

- Thực hiện nghiêm chỉnh, tích cực, đúng thời hạn và có hiệu qua các công việc Đại sứ quán chỉ đạo, yêu cầu và huy động kể cả về mặt chuyên môn hay các công việc thường xuyên khác (lễ tân, cộng đồng, sự kiện, đối ngoại, văn hoá, thể thao, hỗ trợ lao động,…)

- Trực tiếp tham gia hỗ trợ CQĐD trong các công việc quan trọng (Thương vụ Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp đi và điều hành công tác cứu trợ lao động Việt Nam ở Li bi, Thương vụ tại U.A.E tham gia hỗ trợ khi lao động tại Li Bi quá cảnh Dubai).

- Chấp hành tốt chế độ chi tiêu tài chính, quản lý tài sản, báo cáo hàng tháng theo quy định thực hiện của Luật cơ quan đại diện, quan hệ hợp tác và phối hợp tốt với Đại sứ quán tại địa bàn nước sở tại.

- Báo cáo tình hình chung và các chuyên đề nghiên cứu kinh tế, thương mại, đầu tư theo yêu cầu của Đại sứ, tham gia biên soạn các ấn phẩm do Đại sứ quán chủ trì in ấn.

- Đối với các Thương vụ nằm tại thành phố khác với thành phố Đại sứ quán đặt trụ sở, Thương vụ đóng vai trò rất cần thiết và được coi như một văn phòng khu vực/chi nhánh của Đại sứ quán để chỉ đạo, phối hợp và triển khai công việc. Qua đó, Thương vụ đã thay mặt Đại sứ quán sắp xếp bố trí chương trình làm việc cũng như các công việc khác.



2. Kế hoạch hoạt động năm 2012:

- Các Thương vụ đều phấn đấu đạt và vượt mức kim ngạch xuất khẩu Bộ giao.

- Phát huy, đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đã tiến hành trong những năm qua, thực hiện tốt và có hiệu quả 04 nhóm công việc chủ yếu theo chức năng nhiệm vụ được Bộ Công Thương giao. Trong đó tăng cường các hoạt động nghiên cứu cơ hội hợp tác công nghiệp (khai mỏ, chế tạo, điện lực,..) và đầu tư, xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, nhiều giá trị gia tăng với nước sở tại và nước kiêm nhiệm.

- Phối hợp thực hiện hình thức giao lưu trực tuyến cũng như tổ chức nhiều hơn các doanh nghiệp hai bên tham gia các sự kiện, triển lãm quốc tế của nhau.

- Tiếp tục mở rộng quan hệ với các Cơ quan, đơn vị chức năng của nước sở tại để phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư. Phát triển công tác kết nối đối tác, thông tin nguồn hàng, kênh hàng có tính hệ thống và bền vững hơn so với hiện nay.

- Đẩy mạnh cung cấp thông tin cho doanh nghiệp nước sở tại thu hút sự quan tâm đến thị trường Việt Nam, tiếp tục tham gia tháo gỡ các vướng mắc tranh chấp trong kinh doanh giữa hai phía.

- Phối hợp chặt chẽ với các Vụ, Cục của Bộ, trực tiếp là Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á để có sự chỉ đạo giúp cho hoạt động Thương vụ có hiệu quả hơn.

III. Đánh giá hoạt động Thương vụ:

1. Thuận lợi và khó khăn:

1.1. Thuận lợi:

- Sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ, đặc biệt sự hỗ trợ và phối hợp công tác của Lãnh đạo và chuyên viên Vụ KV4.

- Quan hệ chính trị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và nước sở tại là tiền đề cho phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Khung pháp lý cũng đã có nền tảng và cơ sở tương đối tốt (FTA với Ấn Độ; Nam Phi, Ấn Độ, Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Xri-Lanca công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường). Quan hệ với các cơ quan và doanh nghiệp, doanh nhân nước sở tại chặt chẽ, hiệu quả.

- Tiềm năng nhập khẩu của thị trường khu vực là rất lớn, nhu cầu đầu tư phong phú, đa dạng. Mặt khác, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường Ấn Độ. Doanh nghiệp hai bên đang thể hiện sự quan tâm đến thị trường của nhau, nhu cầu hàng hoá ngày càng cao và mở rộng.

- Một số nước thuộc Trung Đông, GCC có chính sách kinh tế, thương mại tương đối mở, thuế nhập khẩu thấp (từ 0-5% CIF) và hầu như không áp dụng các rào cản kỹ thuật, phi quan thuế để bảo hộ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào các thị trường này.

- Nguồn vốn tài chính một số nước thuộc Trung Đông rất dồi dào, có nhu cầu đầu tư tài chính ra nước ngoài, đặc biệt đang hướng về các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.



1.2. Khó khăn:

- Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Trung Đông và các nước Bắc Phi còn nhiều bất ổn, bạo loạn, khủng bố vẫn xảy ra dẫn đến các doanh nghiệp của Việt Nam lo ngại không muốn đầu tư kinh doanh tại thị trường này trong khi doanh nghiệp sở tại cũng gặp khó khăn về tài chính.

- Một số nước tại khu vực Nam Á, Trung Đông áp dụng các chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước rất cao thể hiện qua thuế suất nhập khẩu hàng hoá, rào cản kỹ thuật gây khó khăn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

- Cơ cấu hàng xuất khẩu có nhiều điểm tương đồng. Sự quan tâm và hiểu biết của doanh nghiệp Việt Nam chưa nhiều đối với các thị trường dẫn đến xúc tiến thương mại chưa đạt hiệu quả cao.

- Tranh chấp thương mại hai bên ngày một tăng, phức tạp, phát sinh nhiều trường hợp lừa đảo, gian lận thương mại ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh hai bên.

- Tại các địa bàn như I ran, Pa-kít-xtan, Ni-giê-ria,.. môi trường an ninh, chính trị, thương mại còn quá nhiều bất ổn, thông tin liên lạc thường xuyên bị chặn, sinh hoạt rất khó khăn (không đủ điện, nước; vệ sinh môi trường, cơ sở hạ tầng kém, dịch bệnh, giá cả đắt đỏ), luôn trong tình trạng căng thẳng về an ninh cũng như nguy cơ chiến tranh. Tại địa bàn Thổ Nhĩ Kỳ, trụ sở cơ quan Thương vụ còn quá chật chội và mang tính tạm thời.



2. Hạn chế, vướng mắc:

- Hoạt động đối với các thị trường kiêm nhiệm còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, không có điều kiện tiếp nối, lý do nhân sự mỏng, kinh phí ít.

- Các địa bàn có 01 biên chế phải đảm đương quá nhiều nhiệm vụ, kể cả các công việc của CQĐD.

- Việc thực hiện các đề xuất, các chương trình dự án hợp tác dài chưa được sự quan tâm đúng mức.

- Việc cấp thị thực nhập cảnh cho doanh nghiệp Pa-kít-xtan, Ni-giê-ria và một số nước khác còn khó khăn, mất thời gian.

IV. Kiến nghị:

- Đề nghị sớm ban hành các văn bản hướng dẫn luật CQĐD, thông tư liên tịch về cơ chế phối hợp điều hành CQĐD, cán bộ biệt phái.

- Đưa chương trình tham gia Hội chợ quốc tế Alger – An-giê-ri vào chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2012.

- Xây dựng các tài liệu chuẩn về XTTM cho từng ngành hàng; Danh sách các nhà sản xuất, XNK từng mặt hàng để các Thương vụ có tài liệu triển khai các hoạt đông XTTM tại địa bàn

- Đề xuất tổ chức họp UBHH Việt Nam – Nam Phi và nâng cao hiệu quả các chuyến thăm, làm việc tại thị trường này.


VỤ TRƯỞNG


Lý Quốc Hùng



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương