CÔng tác thị trưỜng châu phi, TÂY Á, nam á


PHẦN II: THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI



tải về 0.97 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu15.11.2017
Kích0.97 Mb.
#34304
1   2   3   4   5   6   7   8   9


PHẦN II:

THAM LUẬN TẠI HỘI NGHỊ THAM TÁN THƯƠNG MẠI

KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ TẠI BẮC PHI, AI CẬP

VÀ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG

Phan Minh Quang

Tham tán Thương mại tại Ai Cập

Nói đến Bắc Phi người ta thường nghĩ đến Trung Đông (Trung Đông mở rộng) vì hai khu vực này thuộc liên đoàn các nước Ả-rập. Khu vực Bắc Phi gồm các nước: Tuy-ni-di, An-giê-ri, Ai Cập, Li-bi, Ma-rốc, Xu-đăng và Tây Sahara.

Từ cuối năm 2010 đến nay, hầu hết các nước Bắc Phi đều có biến động về chính trị. Lần lượt các Tổng thống Tuy-ni-di, Ai Cập và Li-bi bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình triền miên, dữ dội của các tầng lớp nhân dân. Riêng Xu-đăng thì phân chia thành 2 quốc gia Bắc Xu-đăng và Nam Xu-đăng.

Về nguyên nhân diễn biến các cuộc bạo động kéo theo hệ quả làm chính quyền một số nước Bắc Phi sụp đổ đã được nhiều nguồn thông tin nói đến. Trong bài tham luận này, tôi chỉ đề cập đến khủng hoảng chính trị ở Bắc Phi, Ai Cập đã tác động đến hoạt động giao thương của Việt Nam với các nước khu vực và triển vọng về hợp tác kinh tế .

Năm 2011 dự báo kim ngạch 2 chiều như sau:

Tuy-ni-di: 22 triệu đô-la Mỹ, An-giê-ri: 110 triệu đô-la Mỹ, Li-bi: hơn 3 triệu đô-la Mỹ, Ma-rốc: 35 triệu đô-la Mỹ. Ai Cập: 300 triệu đô-la Mỹ.

Chúng ta đều biết Li-bi và Ai Cập có trữ lượng lớn về dầu, khí. Trữ lượng dầu của Li-bi lên đến 41,46 tỷ thùng, Ai Cập 18,3 tỷ thùng và 2,21 nghìn tỷ m3 khí đốt thiên nhiên. Tổng lượng dầu xuất khẩu của cả hai nước chiếm gần 3% tổng lượng dầu xuất khẩu của thế giới. Vì thế tình trạng bất ổn chính trị tại Bắc Phi đã tác động nhiều đến nền kinh tế ở quy mô khu vực và thậm chí toàn cầu trong đó có Việt Nam do giá dầu tăng cao.

Chiến sự tại Li-bi đã tác động đến quan hệ kinh tế của Việt Nam, nhất là lĩnh vực xuất khẩu lao động .Chỉ riêng việc hơn 10.000 lao động từ Li-bi về nước cùng một thời điểm cũng là bài toán đặt ra đối với thị trường lao động và việc bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn Việt Nam.

Tuy nhiên, năm 2011 nhìn vào hoạt động thương mại của Việt Nam với các nước Bắc Phi, Trung Đông sẽ nhận thấy, trái với nhiều dự đoán tiêu cực về hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại với các nước có nhiều biến động chính trị thì thực tế đã xảy ra ngược lại. Trong khu vực Bắc Phi, Trung đông có khoảng 15 nước quan hệ thương mại với Việt Nam thì 11 nước nhập siêu lớn so với cùng kì năm trước. Nói rộng ra tại Châu phi, XK của Việt Nam tăng tính đến hết tháng 10 thì : Nam Phi đã nhập khẩu tăng 297%, UAE: 73%, Thổ Nhĩ kì: 56%, Ả Rập xê út: 85% . Tại các nước Bắc Phi thì Ai Cập nhập khẩu từ Việt nam tăng hơn cùng kì năm trước 41%, An-giê-ra, Xu-đăng nhập khẩu cũng tăng khá.

Ai Cập là quốc gia có hoạt động thương mại lớn nhất khu vực Bắc Phi. Giữa Ai Cập và Việt Nam luôn duy trì được mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp. Những mặt hàng tiềm năng của Ai Cập như: Bông vải sợi, dược phẩm, hóa chất, phân bón, sản phẩm nhôm, sản phẩm kính, chất béo có nguồn gốc thực vật,…

Việt Nam có thế mạnh mà Bạn rất cần là: Nông sản, thủy sản, hàng dệt may, thiết bị nông nghiệp,sản phẩm điện tử,cao su,cà phê,chè,gia vị,…

Thị trường Ai Cập về cơ bản không yêu cầu quá cao về chất lượng hàng hóa, chỉ cần giá cả và mẫu mã phù hợp, đây cũng là điểm rất thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Theo giới phân tích, Ai Cập dù đang lâm vào bất ổn chính trị sâu sắc, nhưng có nền tảng vững, những cấu trúc kinh tế và chính trị cơ bản của nước này vẫn tồn tại, ngay cả khi có hay không có Tổng thống Mubarak.

Ngay tại thời điểm khủng hoảng nhất về chính trị và kinh tế thì hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Ai Cập vẫn tăng mạnh. Năm 2010 là năm kinh tế Ai Cập phục hồi khá nhất sau khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, ta cũng chỉ XK sang Ai Cập đạt 174 triệu USD, tăng hơn năm trước 12 triệu đô-la Mỹ. Nhưng năm 2011 hàng Việt Nam đã xuất khấu vào thị trường này tăng từ 70-80 triệu đô-la Mỹ, hy vọng đến cuối năm sẽ đạt hơn 250 triệu đô-la Mỹ.

Trước khi sang nhận nhiệm vụ tại Ai Cập, tôi đã đọc kĩ nội dung thỏa thuận của UBHH Việt nam-Ai Cập k‎í năm 2008, trong đó đề cập đến quan hệ Thương mại hai chiều sẽ phấn đấu kim ngạch đạt 500 triệu đô-la Mỹ. Lúc đó tôi đã mơ hồ nghĩ rằng chỉ tiêu này khó thực hiện được vì Việt Nam không phải là quốc gia đối tác có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế đối với Ai Cập. Nhưng đến thời điểm này, tôi tự tin trong khoảng thời gian rất gần con số 500 triệu đô-la Mỹ sẽ được thực hiện. Nếu công tác thông tin, tuyên truyền của ta làm tốt hơn cùng với sự đổi mới về phối hợp hành động giữa các Hiệp hội, Sở công Thương tỉnh với Thương vụ.

Chúng tôi nhận thấy tuy đang sống và làm việc ngay tại Ai Cập, hiểu về những điều tốt cũng như những bất lợi của Ai Cập, nhưng vẫn chưa truyền tải được đến dư luận thông điệp về một Ai Cập hiếu khách, thân thiện và an ninh vẫn đảm bảo. Tuy Tổng thống Ai Cập đã bị lật đổ, Ai Cập chưa có một Chính phủ ổn định, vẫn còn nhiều lao động thất nghiệp, nhiều người dân sống nghèo khổ và Ai Cập vẫn còn diễn ra các cuộc biểu tình rầm rộ, thậm chí cả đổ máu,… nhưng Ai Cập luôn là một dân tộc rất hiền hòa, tử tế và quan trọng hơn Ai Cập đang cần đến nhiều hàng hóa từ Việt Nam.



Biện pháp để tăng XK đến thị trường Bắc Phi:

1. Cần tuyên truyền và quảng bá sâu hơn đến dư luận và các doanh nghiệp Việt Nam rằng đây là thị trường thực sự nhiều tiềm năng, người dân đa phần rất chân thành do đó rủi ro Thương mại là không cao.

2. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp có nhu cầu đi tìm hiểu thị trường, nhất là các hoạt động xúc tiến thương mại.

3. Các doanh nghiệp giao thương với thị trường này cần tạo dựng niềm tin đối với khách hàng vì thực chất họ là những doanh nghiệp trước hết có tiềm lực về tài chính, thứ nữa họ ưa chuộng thanh toán dựa nhiều vào sự tin cậy.

4. Để tránh tối đa rủi ro, khi tiếp cận khách hàng nên thông qua Thương vụ ĐSQ để thẩm định các công ty nước sở tại về năng lực. Qua đó củng cố niềm tin khi giao dịch Thương mại.

Trân trọng cảm ơn.



PHƯƠNG THỨC XÚC TIẾN XUẤT KHẨU VÀO

KHU VỰC CÁC NƯỚC NÓI TIẾNG PHÁP TẠI CHÂU PHI

Nguyễn Văn Mùi

Tham tán Thương mại tại An-giê-ri

Tôi xin trình bày một số ý kiến về phương thức xúc tiến xuất khẩu vào khu vực các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi.

Nội dung gồm 3 phần :

I. Thông tin về các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi;

II. Xúc tiến xuất khẩu hàng Việt Nam vào khu vực;

III. Những giải pháp và đề xuất để đẩy mạnh xuất khẩu vào khu vực này.



I. Thông tin về các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi:

1. Một số thông tin khái quát :

Lịch sử hình thành : Cùng với chế độ thực dân hóa do Pháp tiến hành hơn một thế kỷ tại châu Phi (1850-1960), tiếng Pháp được truyền bá vào châu Phi và trở thành ngôn ngữ quan trọng của nhiều nước. Châu Phi là châu lục có số người nói tiếng Pháp nhiều nhất thế giới. Hiện nay tại châu Phi có 32 nước nói tiếng Pháp. Năm 2010, dân số các nước này là 344 triệu người, chiếm trên 1/3 dân số toàn châu lục. Dự báo đến năm 2050, dân số sẽ lên đến 732 triệu người.

Mức độ sử dụng tiếng Pháp trong các nước này có thể chia làm 3 nhóm nước như sau:

- Các nước dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức: Gồm 21 nước là Bê-nanh, Buốc-kina Fa xô, Bu-run-đi, Ca-mơ-run, Cô-mo, Bờ Biển Ngà, DJi-bu-ti, Ga-bông, Ghi-nê, Ghi-nê xích đạo, Ma-đa-gat-xca, Mali, Ni-giê, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Công-gô, Cộng hòa Công-gô, Ru-an-đa, Xê-nê-gan, Xây-sen, Sát và Tô-gô.

- Các nước dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ thứ hai: có 5 nước gồm An-giê-ri, Ma-rốc, Mô-ri-xơ, Mô-ri-ta-ni và Tuy-ni-di.

- Các nước là thành viên Tổ chức Pháp ngữ Quốc tế (OIF): gồm 6 nước: Cáp-ve, Ai-Cập, Gha-na, Ghi-nê Bít-sao, Mô-dăm-bích, Xao-Tô-mê-và Prin-xi-pơ.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, tổng thu nhập quốc nội (GDP) năm 2010 của các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi đạt trên 745 tỷ đô-la Mỹ, chiếm 43% GDP toàn châu lục và 1,2% GDP toàn cầu. Ghi-nê Xích đạo là quốc gia duy nhất được xếp hạng nước có thu nhập cao với GDP theo đầu người 14.540 đô-la Mỹ/người; 5 nước có thu nhập theo đầu người ở mức trung bình cao là Xây-sen, Ga-bông, Mô-ri-xơ, An-giê-ri và Tuy-ni-di (trên 4.000 đô-la Mỹ/người). Các nước còn lại phần lớn có thu nhập thấp hoặc trung bình ở mức thấp.

Các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi giàu tài nguyên thiên nhiên: Dầu lửa, khí đốt, vàng, kim cương, đồng, cô-ban, bô-xít, phốt phát, ăng-ti-moan, u-ra-ni...



2. Tình hình xuất nhập khẩu :

Năm 2010, trao đổi ngoại thương của các nước châu Phi nói tiếng Pháp đạt 421,72 tỷ đô-la Mỹ. Trong đó xuất khẩu trên 198,03 tỷ đô-la Mỹ, nhập khẩu 223,69 tỷ đô-la Mỹ, nhập siêu 25,66 tỷ đô-la Mỹ.

Mặt hàng nhập khẩu chính gồm: Máy móc thiết bị, thực phẩm, sản phẩm dầu lửa, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, dệt may, vật liệu xây dựng, hóa chất.

Đối tác nhập khẩu chính gồm (1) các nước phát triển châu Âu và Mỹ, (2) các nước tại châu Phi, và (3) các nước châu Á mà chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ.

(Đề nghị xem Phụ lục 1)

II. Xúc tiến xuất khẩu hàng Việt Nam vào khu vực:

1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực:

a) Kim ngạch xuất khẩu :

Năm 2010, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu của ta sang khu vực tiếng Pháp châu Phi đạt 857,78 triệu đô-la Mỹ, chiếm 0,38% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực này.

Trong 06 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này đạt 670,568 triệu đô-la Mỹ, dự kiến cả năm 2011 đạt trên 1,15 tỷ đô-la Mỹ, tăng trên 30% so với năm 2010.

Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch hàng xuất sang khu vực tiếng Pháp tại châu Phi trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm 1,2% năm 2010.



b) Mặt hàng xuất khẩu:

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước nói tiếng Pháp châu Phi chủ yếu là gạo, hàng dệt may, hải sản, cà phê, phụ tùng, máy móc và linh kiện,.... Các loại hàng hóa này chiếm gần 84% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực.



c) Những thuận lợi, khó khăn:

- Thuận lợi:

+ Cùng là nạn nhân của chế độ thực dân Pháp trong quá khứ, Việt Nam có mối quan hệ chính trị tốt đẹp với các nước nói tiếng Pháp tại Châu Phi.

+ Với nỗ lực cải cách để phát triển nền kinh tế của Chính phủ mỗi nước, có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển của châu Phi, điều kiện trao đổi thương mại, hợp tác kinh tế của các nước này với thế giới ngày càng dễ dàng, rộng mở.

+ Tiềm năng thị trường tương đối lớn, nhu cầu cao và đa dạng.

+ Nhiều nước có nguồn thu từ xuất khẩu tài nguyên dồi dào (dầu mỏ, khí đốt, vàng, khoáng sản quý hiếm...) đảm bảo tài chính cho thanh toán hàng nhập khẩu.

+ Nhiều mặt hàng của Việt Nam có chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu thị trường.



- Khó khăn:

+ Môi trường kinh doanh chưa phát triển thuận lợi: Thủ tục hành chính nặng nề, chậm chạp, nhiều nước có biểu thuế nhập khẩu cao, mang tính bảo hộ rỗ rệt.

+ Thanh toán hàng xuất còn nhiều bất cập, thủ tục thanh toán tại một số nước còn phức tạp, chi phí cao và tốn thời gian.

+ Hàng xuất khẩu của ta bị cạnh tranh bởi hàng cùng loại của Trung Quốc và các nước khu vực châu Á.

+ Do vị trí địa lý xa xôi, thời gian vận tải đường biển thường phải mất 35-45 ngày, cước phí cao dẫn đến giá cao, nhất là hàng vật liệu xây dựng khó cạnh tranh với hàng cùng loại sản xuất ở những nước lân cận và châu Âu.

+ Ngôn ngữ giao dịch phổ biến trong kinh doanh là tiếng Pháp cũng là một khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

2. Xác định mặt hàng và khu vực thị trường xuất khẩu :

a) Các mặt hàng tiềm năng:

- Hàng nông sản, thực phẩm: Bao gồm gạo, cà phê, hải sản, hạt tiêu, dừa sấy, hạt điều... Đây là những mặt hàng chủ lực truyền thống của Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi. Tuy nhiên, một số mặt hàng mới chỉ xuất phổ biến dưới dạng thô (cà phê, hạt tiêu), cần nghiên cứu tăng cường hàng chế biến để tăng giá trị gia tăng xuất khẩu.

- Hàng tiêu dùng: Nhu cầu về hàng tiêu dùng tại châu Phi nói chung cũng như khu vực các nước nói tiếng Pháp là rất đa dạng và phong phú. Nhiều mặt hàng của Việt nam có thể đáp ứng thị hiếu thị trường cả về chất lượng và giá cả, trong đó có dệt may, giày dép, vải, giấy, đồ nhựa, đồ gỗ, gốm sứ, đan lát,..

- Máy móc thiết bị, điện, điện tử, phụ tùng và linh kiện: Đó là các loại máy vi tính, máy in, thiết bị văn phòng, đồ điện, máy móc nông nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy...

- Vật liệu xây dựng: Hầu hết các nước thuộc khu vực này đều đang phát triển, cần xây dựng nhiều công trình hạ tầng, hiện đại hóa các đô thị, xây dựng nhà ở cho nhân dân. Nhu cầu về vật liệu xây dựng rất lớn, đó là xi măng, sắt thép, gốm xây dựng, thủy tinh, đồ nội thất,...

b) Khu vực thị trường:

Có ba tổ chức liên kết kinh tế khu vực thu hút phần lớn các nước nói tiếng Pháp tại châu Phi tham gia. Các khối này thỏa thuận những điều kiện kinh tế, thương mại chung. Nếu hàng xuất của chúng ta thâm nhập vào được thị trường một nước thì có khả năng mở rộng ra các nước khác trong khối. Đó là

- Các nước Tây Phi: Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi (UEMOA), thành lập năm 1994, gồm 8 nước : Bê-nanh, Buốc-kina Faxô, Bờ Biển Ngà, Ghi-nê Bit-xao, Ma-li, Ni-giê, Xê-nê-gan và Tô-gô. Dân số trên 80 triệu người, diện tích 3.509.600 km2. Các nước này thỏa thuận sử dụng hệ thống thuế quan thống nhất (biểu thuế, mã số, thủ tục hải quan), sử dụng chung 1 đồng tiền Franc CFA(XOF), áp dụng các biện pháp kiểm soát hối đoái chung.

- Các nước Trung Phi: Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (CEMAC), thành lập năm 1994, gồm 6 nước: Ca-mơ-run, Cộng hòa Công-gô, Ga-bông, Ghi-nê Xích đạo, Cộng hòa Trung Phi và Sát. Dân số trên 41 triệu người, diện tích 3.019.965 m2. Mục đích tạo ra một thị trường chung tại Trung Phi, sử dụng đồng tiền chung là Franc CFA(XAF).

- Các nước Bắc Phi: Liên minh Maghreb A-rập (UMA) thành lập năm 1989, gồm 5 nước An-giê-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Li-by và Mô-ri-ta-ni. Dân số trên 89 triệu người. Liên kết giữa các nước này không thực sự chặt chẽ do mỗi nước có chính sách kinh tế tiền tệ riêng, hiện nay đang bị chia rẽ do có bất đồng với nhau về vấn đề Tây Xahara. Tuy nhiên mỗi nước trong khối này có nền kinh tế phát triển khá, có nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào.

3. Lựa chọn phương thức xúc tiến hiệu quả:

a) Giao dịch trực tiếp: Là phương thức luôn mang lại hiệu quả cao nhất. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm, đàm phán ký kết hợp đồng bằng các hình thức sau :

- Tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế: Đó là các hội chợ đa ngành và các triển lãm chuyên ngành được tổ chức tại khu vực. Hàng năm có hàng trăm hội chợ, triển lãm quốc tế tại Châu Phi. Một số hội chợ triển lãm quốc tế lớn tại khu vực như : Hội chợ Quốc tế Alger (An-giê-ri), Hội chợ quốc tế Cai-rô (Ai cập), Hội chợ quốc tế Dakar (Xê-nê-gan), Hội chợ nông sản Agadir (tại Ma-rốc), triển lãm Xây dựng Batimatec (An-giê-ri),... Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ thông tin và lựa chọn Hội chợ, triển lãm phù hợp với ngành hàng của mình để tham dự.

- Cử các đoàn khảo sát thị trường, tổ chức hội thảo doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác xuất khẩu: Doanh nghiệp có thể tự thành lập đoàn công tác hoặc tham gia các đoàn do các cơ quan Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại, Phòng Thương mại tổ chức để đi khảo sát tìm hiểu thị trường và gặp gỡ đối tác. Nếu kết hợp cử đoàn khảo sát thị trường và tham dự hội chợ thì sẽ hiệu quả hơn.

- Đón tiếp các đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam làm việc: sau khi thiết lập quan hệ với đối tác, doanh nghiệp của ta có thể mời Bạn vào Việt Nam, hoặc do giới thiệu của các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan xúc tiến thương mại của bạn, các đoàn doanh nghiệp sẽ vào Việt Nam khảo sát tìm nguồn hàng nhập khẩu. Đây là những cơ hội mang lại hiệu quả và ít tốn kém, các doanh nghiệp nên tổ chức tiếp đón tận tình chu đáo.



b) Tìm kiếm đối tác qua trung gian :

- Thông qua các tổ chức, đơn vị xúc tiến thương mại: các doanh nghiệp có thể tìm đối tác qua Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương mại, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại các nước, Đại sứ quán của các nước bạn tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp của nước bạn, các tổ chức xúc tiến thương mại khác của bạn.

- Giao dịch thông qua các công ty môi giới nước ngoài: Hiện nay nhiều doanh nghiệp châu Phi có thói quen mua hàng thông qua trung gian, thường là các công ty tại châu Âu và Trung Đông, mặc dù chi phí tốn kém và giảm khả năng cạnh tranh nhưng đây là một kênh quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu sang châu Phi. Các doanh nghiệp cần lưu ý tận dụng cơ hội để thâm nhập và phát triển thị trường.

- Tìm kiếm khách hàng qua internet : Doanh nghiệp có thể tìm được đối tác thông qua các địa chỉ website, tuy nhiên khi giao dịch ký hợp đồng cần tìm hiểu kỹ thông tin của phía bạn. Cần lưu ý có những đối tác lừa đảo thông qua giao dịch mạng.



c) Thành lập công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện:

Nhiều nước có quan hệ thương mại với châu Phi thâm nhập thị trường bằng cách mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc thành lập công ty tại thị trường. Đây là hình thức rất hiệu quả và phù hợp với cả hoạt động thương mại lẫn đầu tư. Trung Quốc, Pháp, Ý đã thành lập hàng trăm công ty tại khu vực.Các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu mở công ty, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện để làm ăn lâu dài với thị trường.



III. Giải pháp và đề xuất:

1. Đối với cấp vĩ mô:

Đề nghị có sự quyết tâm và định hướng chiến lược của Nhà nước đối với việc phát triển thị trường châu Phi trong đó có khu vực nói tiếng Pháp. Thông qua việc phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế với các nước châu Phi để thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập thị trường.

Nhà nước cần sử dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm từng thị trường và trình độ phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Trong đó, cần chú ý đến việc cung cấp hỗ trợ về thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và tài chính vì đây là những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi kinh doanh với thị trường Châu Phi.

Khi làm việc với khu vực các nước nói tiếng Pháp, đề nghị tăng cường phương tiện thông tin tuyên truyền, sách báo ấn phẩm, tài liệu bằng tiếng Pháp tại các tổ chức xúc tiến thương mại: Cục Xúc tiến Thương mại, Thương vụ, các công ty triển lãm, quảng cáo ngoại thương...



2. Đối với các doanh nghiệp:

Đề nghị hết sức nỗ lực trong việc thâm nhập thị trường châu Phi, nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của thị trường để tạo ra được những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Đồng thời, để tiếp cận thị trường cần phải kiên trì, linh hoạt và mềm dẻo do thị trường Châu Phi nói chung có tính thay đổi cao và ít nhất quán.

Đối với châu Phi, chất lượng hàng hóa và uy tín doanh nghiệp cũng phải coi trọng hàng đầu như mọi thị trường khác. Không nên quan niệm châu Phi là thị trường thứ cấp với chất lượng hàng hóa không cao. Cần tôn trọng và thực hiện đúng mọi cam kết theo hợp đồng xuất khẩu.

Cần tăng cường cán bộ tiếng Pháp để chủ động về ngôn ngữ giao dịch và đây cũng là phương tiện giao dịch hiệu quả với các nước nói tiếng Pháp.

Trên đây là một số ý kiến về công tác xúc tiến xuất khẩu vào khu vực các nước nói tiếng Pháp tại Châu Phi.

Trân trọng cảm ơn.



PHỤ LỤC 1

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 

Đơn vị: triệu USD



Nước

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng kim ngạch

An-giê-ri

56.670,00

40.210,00

96.880,00

Ai Cập

25.020,00

51.540,00

76.560,00

Bê-nanh

407,68

1.553,57

1.961,25

Bờ Biển Ngà

10.470,00

6.925,00

17.395,00

Buốckina Faxô

1.336,00

1.663,00

2.999,00

Bu-run-đi

87,20

506,70

593,90

Ca-mơ-run

4.494,00

4.975,00

9.469,00

Cáp-ve

97,80

796,70

894,50

Cô-mo

12,80

188,80

201,60

CH Công-gô

9.621,00

3.186,00

12.807,00

CH Dân Chủ Công-gô

8.350,00

7.829,00

16.179,00

CH Trung Phi

152,50

312,20

464,70

DJi-bu-ti

71,20

416,90

488,10

Ga-bông

9.371,00

2.494,00

11.865,00

Ga-na

7.892,00

10.950,00

18.842,00

Ghi-nê

1.471,00

1.405,00

2.876,00

Ghi-nê Bit xao

126,00

206,10

332,10

Ghi-nê xích đạo

10.390,00

5.700,00

16.090,00

Ma-đa-ga-xca

1.173,00

3.453,00

4.626,00

Mali

2.079,55

3.559,14

5.638,69

Ma-rốc

17.580,00

32.650,00

50.230,00

Mô-dăm-bích

2.243,00

3.335,00

5.578,00

Mô-ri-ta-ni

2.040,00

2.029,00

4.069,00

Mô-ri-xơ

2.259,00

4.154,00

6.413,00

Ni-giê

1.040,00

1.821,00

2.861,00

Ru-an-đa

234,20

1.121,00

1.355,20

Sát

3.600,00

2.940,00

6.540,00

Tô-gô

840,00

1.292,00

2.132,00

Tuy-ni-di

16.430,00

21.010,00

37.440,00

Xao Tô-mê

13,50

99,65

113,15

Xây-sen

407,30

915,60

1.322,90

Xê-nê-gan

2.053,00

4.450,00

6.503,00

Tổng cộng

198.032,73

223.687,36

421.720,09

(Nguồn : CIA Factbook)

Bảng 2: Mặt hàng và đối tác nhập khẩu chính

Nước

Mặt hàng nhập khẩu chính

Nhập khẩu từ

An-giê-ri

Thực phẩm, máy móc thiết bị, bán thành phẩm, hàng tiêu dùng

Pháp18,74%,Trung Quốc 13,65%,

Ý 12,05%, Tây Ban Nha 8,12%, Đức 7,25%.



Ai Cập

Máy móc thiết bị, thực phẩm, hóa chất, sản phẩm gỗ, nhiên liệu

Mỹ 11,8%, Trung Quốc 10,4%, Đức 6,5%, Ý 6,4%, Ả-rập Xê út 4,1%.

Bê-nanh

Sản phẩm dầu lửa, thực phẩm, phương tiện vận tải, dệt may, máy móc thiết bị

Trung Quốc 35,2%, Pháp 8%, Ma-lai-xia 5,9%, Anh 4,8%, Hà Lan 4,3%

Bờ Biển Ngà

Nhiên liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm

Ni-giê-ria 22,4%, Pháp 12,6%, Trung Quốc 7,1%, Thái lan 4,8%

Buốckina Faxô

Hàng thiết yếu, thực phẩm, sản phẩm dầu lửa

Bờ Biển Ngà 26,1%, Pháp 16%, Tô-gô 3%, Gha-na 4,7%

Bu-run-đi

Hàng thiết yếu, thực phẩm, sản phẩm dầu lửa

Ả-rập Xê-út 15,5%, U-gan-đa 7,8%, Bỉ 7,6%, Trung Quốc 7,5%, Kê-nya 6,9%, Zăm-bia 6,4%, Pháp 4,2%

Ca-mơ-run

Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhiên liệu, thực phẩm

Pháp 19,1%, Trung Quốc 13,3%, Ni-giê-ria 12,4%, Bỉ 5,5%, Đức 4%

Cáp-ve

Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhiên liệu, thực phẩm

Bồ Đào Nha 41,6%, Hà Lan 17,7%, Tây Ban Nha 6,9%

Cô-mo

Thực phẩm, hàng tiêu dùng, sp dầu lửa, xi măng, phương tiện vận tải

Pháp 15,6%, Pa-kit-xtan 15,5%, UAE 9,5%, Trung Quốc 6,9%, Ấn Độ 5,7%

CH Công-gô

Máy móc thiết bị, hàng thiết yếu, thực phẩm, VLXD

Pháp 19,6%, Trung Quốc 11,7%, Mỹ 8,5%, Ấn Độ 7,9%

CH DC Công-gô

Thực phẩm, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhiên liệu

Nam Phi 19,2%, Trung Quốc 12,5%, Bỉ 9,2%, Zăm-bia 8,8%, Zim-ba-buê 7%

CH Trung Phi

Thực phẩm, dệt may, sp dầu lửa, máy móc thiết bị, đồ điện, hóa chất, dược phẩm

Hà Lan 27,8%, Pháp 11,9%, Ca-mơ-run 8,3%, Trung Quốc 5,1%

DJi-bu-ti

Thực phẩm, đồ uống, thiết bị vận tải, hóa chất, sp dầu lửa

Trung Quốc 18%, Ả-rập Xê-út 17,7%, Ấn Độ 12,9%, Ma-lai-xia 7,5%, Mỹ 5%

Ga-bông

Máy móc thiết bị, thực phẩm, hóa chất, vật liệu xây dựng

Pháp 29,4%, Mỹ 9,9%, Trung Quốc

Ga-na

Hàng thiết yếu, sp dầu lửa, thực phẩm

Trung Quốc 16,6%, Ni-giê-ria 12,7%, Mỹ 8,4%, Bờ Biển Ngà 6,2%

Ghi-nê

SP dầu lửa, kim loại, máy móc, phương tiện vận tải, thực phẩm, dệt may

Trung Quốc 11,5%, Hà Lan 6,3%, Pháp 4,2%

Ghi-nê Bit xao

Thực phẩm, máy móc thiết bị, sản phẩm dầu lửa

Xê-nê-gan 21,8%, Bồ Đào Nha 20,5%

Bra-xin 5,6%, Cuba 4,1%



Ghi-nê xích đạo

Thiết bị dầu lửa, máy móc thiết bị, VLXD, phương tiện vận tải

Trung Quốc21,4%, Mỹ 12,7%

Tây Ban Nha13,8%, Pháp 10,9%



Ma-đa-ga-xca

Hàng thiết yếu, dầu lửa, hàng tiêu dùng, thực phẩm

Trung Quốc 14,6%, Pháp 11,4%, Nam Phi 6,4%, Ấn Độ 5,4%

Mali

SP dầu lửa, máy móc thiết bị, VLXD, thực phẩm, dược phẩm

Xê-nê-gan 13,6%, Pháp 11%, Bờ Biển Ngà 10%, Trung Quốc 6,8%

Ma-rốc

Dầu thô, sợi dệt, thiết bị viễn thông, bột mỳ, khí đốt, sp nhựa

Pháp 16,9%, Tây Ban Nha 14,2%, Trung Quốc 7,9%, Ả- rập Xê-út 6,1%

Mô-dăm-bích

Máy móc thiết bị, xe cộ, nhiên liệu, hóa chất, kim loại, thực phẩm

Nam Phi 28,6%, Trung Quốc 10,3%, Úc 7,2%, Ấn Độ 5,8%, Mỹ 4,7%

Mô-ri-ta-ni

Máy móc thiết bị, sp dầu lửa, hàng thiết yếu, thực phẩm

Trung Quốc 12,3%, Pháp 11,4%, Hà Lan 10,8%, Bỉ 5,7%, Bra-xin 4,6%

Mô-ri-xơ

Hàng công nghệ phẩm, thực phẩm, sp dầu lửa, hóa chất

Ấn Độ 20,3%, Pháp 10,6%, Trung Quôc 10,3%, Nam Phi 9,7%

Ni-giê

Thực phẩm, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, dầu lửa

Trung Quốc 17,8%, Pháp 16,5%, Ni-giê-ria 6,7%, An-giê-ri 5,3%

Ru-an-đa

Thực phẩm, máy móc thiết bị, sắt thép, sp dầu lửa, VLXD

Kê-nya 19,6%, U-gan-đa 17,7%, UAE 8,4%, Tan-da-nia 5,7%

Sát

Phương tiện vận tải, hàng công nghiệp, thực phẩm, dệt may

Trung Quốc 29,4%, Pháp 14,3%, Ca-mơ-run 12,2%, Mỹ 8,1%

Tô-gô

Máy móc thiết bị, thực phẩm, sản phẩm dầu lửa

Trung Quốc 48%, Pháp 8,3%, Mỹ 6,1%

Tuy-ni-di

Dệt may, máy móc thiết bị, khí đốt, hóa chất, thực phẩm

Pháp 20,4%, Ý 20,2%, Đức 9,1%, Tây Ban Nha 5,2%, Trung Quốc 4,5%

Xao Tô-mê

Máy móc thiết bị, đồ điện, thực phẩm, sp dầu lửa

Bồ Đào Nha 61%, Ma-lai-xia 7,4%, Hà Lan 5,3%, Ga-bông 4,6%

Xây-sen

Máy móc thiết bị, thực phẩm, sp dầu lửa, hóa chất.

Ả-rập Xê-út 21,1%, Nam Phi 8,4%, Pháp 6,8%, Tây Ban Nha 6,6%

Xê-nê-gan

Thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng thiết yếu, nhiên liệu

Pháp 15,9%, Anh 13,6%, Trung Quốc 8,6%, Ni-giê-ria 8,6%, Hà lan 5,2%

(Nguồn : CIA Factbook)

PHỤ LỤC 2

Bảng 3: 10 thị trường chính của Việt Nam tại khu vực :

Đơn vị : Triệu USD






Nước

XK 2010

Mặt hàng

1

Ai Cập

174,85

Hải sản (65,76), linh kiện phụ tùng ô tô (16,96) sợi (14,85), vải (10,09)

2

Bờ Biển Ngà

133,42

Gạo (118,28), dệt may (9,30), sắt thép (1,5), nguyên liệu chất dẻo (1,96)

3

Gha-na

97,43

Gạo (65,22), dệt may (13,11), dây & cáp điện (4,20), linh kiện xe máy (2,35)

4

Xê-nê-gan

79,80

Gạo (59,74), dệt may (8,26), linh kiện xe máy (7,14)

5

An-giê-ri

75,62

Cà phê (36,95), gạo (17,56), hải sản (5,97), sắt thép (4,60), hạt tiêu (3,33)

6

Ghi-nê

47,75

Gạo (37,28), nguyên phụ liệu thuốc lá (3,39), hàng hóa khác (4,80)

7

Công-gô

34,28

Dệt may 27,75), gạo (2,99), hóa chất (1,52)

8

Ca-mơ-run

33,65

Gạo (23,53), hải sản (5,51)

9

Mô-zăm-bích

32,83

Gạo (30,98), dây & cáp điện (0,75)

10

Tô-gô

29,93

Gạo (19,08), nguyên phụ liệu thuốc lá (2,51), phụ tùng xe máy (2,02), xe máy nguyên chiếc (1,02)

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

Bảng 4: 10 mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam tại khu vực :

Đơn vị : Triệu USD




Mặt hàng

XK 2010

Thị trường

1

Gạo

395,91

Bờ Biển Ngà (118,28), Gha-na (65,22), Xê-nê-gan (59,74), Ghi-nê (37,28), Mô-zăm-bích (30,98), Ca-mơ-run (23,53), Tô-gô (19,80), An-giê-ri (17,56)

2

Dệt may

90,55

Buốc-kina Faxô (5,98), Bu-run-đi (4,28)

3

Hải sản

85,26

Ai Cập (65,76), An-giê-ri (5,97), Ca-mơ-run (5,51), Ma-rốc (2,23)

4

Cà phê

56,82

An-giê-ri (36,95), Ma-rốc (11,16), Ai Cập (7,90)

5

Phụ tùng ô tô

18,20

Ai Cập (16,16), An-giê-ri (0,96), Xê-nê-gan (0,13)

6

Sắt thép

16,91

An-giê-ri (7,79), Ai Cập (2,76), Bờ Biển Ngà (1,55), Bê-nanh (1,22)

7

Hạt tiêu

16,08

Ai Cập (9,95), An-giê-ri (3,34), Tuy-ni-di (1,13)

8

Vải

13,92

Ai Cập (10,10), Ma-rốc (2,38), Tuy-ni-di (1,14)

9

Phụ liệu thuốc lá

13,62

Bê nanh (3,89), Ghi-nê (3,39), Tô gô (2,51), Ai Cập (1,23)

10

Linh kiện xe máy

12,86

Xê-nê-gan (7,14), Gha na (2,35), Tô-gô (2,02)

(Nguồn: Hải quan Việt Nam)

CƠ HỘI XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN

VÀO THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC BẮC PHI

Phạm Ngọc Cảnh

Tham tán Thương mại tại Ma-rốc

I. Đánh giá nhu cầu thị trường về mặt hàng nông sản của các nước thuộc khu vực Bắc Phi

Khu vực Bắc Phi (gồm Ma-rốc, An-giê-ri, Tuy-ni-di, Li-bi và Ai Cập) là thị trường gồm 165,5 triệu dân; thu nhập bình quân đầu người vào mức trung bình của thế giới, là khu vực từ lâu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu lương thực thực phẩm, nhất là nhóm hàng ngũ cốc.

Để đáp ứng như cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng của người dân trong điều kiện sản xuất nông nghiệp không đáp ứng như cầu, Chính phủ các nước này đều có những chính sách điều hành đối với một số mặt hàng nông sản quan trọng. Những sản phẩm được nhà nước hỗ trợ có thể khác nhau giữa các quốc gia nhưng mặt hàng lúa mỳ đều được các nước này coi là mặt hàng có tính chất trọng yếu hàng đầu trong chính sách an ninh lương thực.

Sản lượng lúa mỳ của năm nước này chỉ chiếm khoảng 3 %/Tổng sản lượng lúa mỳ toàn thế giới và tỷ lệ này hầu như không thay đổi từ gần một thập kỷ qua, trong khi nhu cầu sử dụng không ngừng tăng lên từ đầu những năm 80. Năm 2010, mức tiêu thụ mặt hàng lúa mỳ của các nước trong khối Bắc Phi đã đạt mức 40 triệu tấn, tăng 25% so với mức tiêu thụ trước đó 6 năm (32 triệu tấn), trong khi mức tiêu thụ của thế giới chỉ tăng có 9 %. Như vậy, năm 2010, số lượng lúa mỳ tiêu thụ tại các nước Bắc Phi chiếm 6% tổng lúa mỳ tiêu thụ toàn thế giới; lượng nhập khẩu chiếm từ 15 – 20 % tổng nhập khẩu thế giới về lúa mỳ và khoảng 10% đối các mặt hàng ngũ cốc khác ( gạo chỉ chiếm khoảng 1%).



II. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam vào các nước thuộc khu vực Bắc Phi trong thời gian qua

Đề nghị xem phần Phụ lục kèm theo báo cáo này.



III. Đánh giá khả năng thâm nhập các mặt hàng nông sản của Việt Nam vào các nước thuộc khu vực Bắc Phi :

Qua số liệu của hai bảng thống kê trong Phụ lục thì thấy rằng hiện nay kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản mà Việt Nam có tiềm năng mới chiếm thị phần rất nhỏ trên tổng kim ngạch hàng nông sản nhập khẩu của các nước Bắc Phi (chiếm khoảng 1,2 – 1,5% ) . Phân tích một số mặt hàng nông sản chủ yếu mà Việt Nam có tiềm năng cụ thể như sau:

+ Mặt hàng gạo: Số lượng gạo tiêu thụ khu vực thị trường này không nhiều, người dân chủ yếu dùng mỳ là khẩu phần lương thực hàng ngày nên có thể nói dung lượng thị trường nhỏ, khả năng thâm nhập gạo Việt Nam không nhiều.

+ Mặt hàng hải sản: Các nước khu vực này cũng là những nước nằm ven biển Địa Trung Hải, là những nước xuất khẩu thủy sản nhưng có nhu cầu nhập khẩu các loại thủy sản nước ngọt và nước lợ rất lớn. Với thị trường 160 triệu dân, hàng năm nhập khẩu từ 600 - 650 triệu đô-la Mỹ hàng thủy hải sản các loại, đạt mức tăng trưởng bình quân đến 30%/năm thì đây cũng là thị trường rất tiềm năng cho các mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

+ Mặt hàng hạt tiêu: Các nước khu vực này là nước thuộc khu vực Đạo hồi; nhu cầu sử dụng gia vị trong chế biến thức ăn hàng ngày rất lớn, trong đó mặt hàng hạt tiêu là một trong những gia vị được sử dụng hàng đầu về mặt số lượng. Thực tế mặt hàng hạt tiêu đã thâm nhập và có chỗ đứng khá vững chắc tại thị trường này, mức tăng trưởng bình quân khá cao. Nếu có các biện pháp XTTM phù hợp thì khả năng tăng trưởng kim ngạch mặt hàng này rất khả quan

+ Mặt hàng rau quả: Do phụ nữ theo đao hồi thường không đi làm, chịu trách nhiệm chăm sóc con cái và chăm lo việc bếp núc. Do vậy, thực phẩm và rau quả tươi tiêu thụ tai khu vực thị trường này chiếm tỷ trọng rất lớn trong khi rau quả đóng hộp và rau đã qua chế biến tiêu thụ không nhiều; nhu cầu rau khu vực này chủ yếu là loại củ quả và có nhu cầu lớn về rau quả nhiệt đới. Các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu tập trung vào phân khúc thị trường này, đồng thời nên nghiên cứu khả năng đầu tư gieo trồng tại khu vực này để cung cấp cho cả thị trường EU .

+ Mặt hàng hạt điều: Mặc dù hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới nhưng Việt Nam phải nhập đến 50% nguyên liệu điều thô, trong đó một số lượng đáng kể là nhập khẩu điều thô từ các nước thuộc khu vực Tây Phi. Do vậy, các DOANH NGHIệP Việt Nam nên nghiên cứu đầu tư dây chuyền sản xuất điều tại các nước tại khu vực Bắc Phi (để giảm được cước vận tải nguyên liệu cũng như thành phẩm) để cung cấp cho khu vực thị trường các nước Bắc phi và Châu Âu, tận dụng vị trí địa lý vô cùng thuận lợi của khu vực này .

IV. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường các nước Bắc Phi:

+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tìm hiểu và nắm vững các quy định thủ tục nhập khẩu của từng nước tại khu vực này, cụ thể về các vấn đề sau: đăng ký nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, chứng từ phải xuất trình để thông quan hàng hóa, địa điểm và thời hạn thông quan, quy định về kiểm dịch động thực vật, quy định về dán nhãn và chất lượng hàng nhập khẩu, v.v… để tuân thủ đúng các quy định của nước nhập khẩu, không làm ảnh hưởng đến việc thông quan khi thâm nhập thị trường này .

+ Kiên trì và tập làm quen với văn hóa, tác phong, tập quán làm việc của các doanh nghiệp Châu Phi nói chung và khu vực theo Đạo Hồi nói riêng; không nên nóng vội, phải kiên trì nhẫn nại trong giao dịch; phải chấp nhận tác phong làm việc không đúng giờ, không giữ lời hứa.

+ Tích cực tham gia các hội chợ chuyên ngành tổ chức định kỳ hàng năm tại các nước sở tại; việc tiếp xúc trực tiếp rất quan trọng, việc giao dịch qua Email thường không có hiệu quả nhiều; bố trí những cán bộ có đủ trình độ về tiếng Pháp để giao dịch, đây có thể coi là một lợi thế đảm bảo thành công .

+ Nên nghiên cứu khả năng đầu tư dây chuyền sản xuất hạt điều và việc nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ tại khu vực thị trường này.

+ Vấn đề thanh toán hiện nay đang là một trở nại rất lớn cho các Doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào khu vực thị trường này. Do vậy, ngoài nỗ lực của bản thân Doanh nghiệp, Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp về mặt cơ chế: Thúc đẩy nhanh hơn nữa việc hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng giữa ngân hàng của Việt Nam với ngân hàng của các nước này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán; triển khai các chương trình bảo hiểm xuất khẩu; cấp tín dụng ưu đãi khi xuất khẩu vào khu vực thị trường này (vì các nhà nhập khẩu của các nước này thường là Doanh nghiệp nhỏ, tín dụng rất hạn hẹp, nếu được thanh toán chậm sẽ là một lợi thế đáng kế khi thâm nhập thị trường khu vực này). Hiện nay, các Doanh nghiệp Trung quốc rất thành công trong việc thâm nhập thị trường này vì họ áp dụng chính sách ưu đãi về tín dụng cho nhà nhập khẩu .

Trên đây là phần tham luận của tôi về cơ hội xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường Bắc Phi xin chia xẻ cùng Quý vị đại biểu và các doanh nghiệp. Rất mong các doanh nghiệp Việt Nam cùng với chúng tôi, các Tham tán Thương mại khu vực tiến nhanh, mạnh, vững chắc vào khu vực còn tiềm năng nhưng nhiều trở ngại này.

Trân trọng cảm ơn.



PHỤ LỤC
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng nông sản

chủ yếu của các nước Bắc Phi giai đoạn từ 2005 – 2009

Đơn vị : Triệu USD

Mặt hàng

2005

2006

2007

2008

2009

Gạo

69,5

65,6

118,4

150,5

86,5

Lúa mỳ

2.646,0

2.597,5

4.780,0

7.828,3

4.805,4

Ngô

1.406,2

1.224,1

2.086,8

2.453,9

1.766,7

Thủy sản các loại

287,7

353,6

379,0

628.7

624,4

Cà phê

199,3

247.6

358.0

521,8

427,7

Rau tươi các loại

482,6

454,9

577,6

784,0

727,6

Rau đóng hộp

61,9

84,0

111,1

138,9

165,3

Hoa qua tươi và khô

239,9

245,0

287,3

431,5

487,1

Hoa quả đóng hộp

27,3

31,9

42,9

57,7

57,5

Gia vị các loại

43,4

58,3

51,5

100,6

101,8

Cộng

5.463,8

5.362,5

8.792,6

13.095,9

9.250,0

Nguồn: United Nations Statistics Division

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc khu vực Bắc Phi

(gồm 4 nước là Ai cập, An-giê-ri, Ma-rốc và Tuy-ni-di)

Đơn vị tính: USD

Mặt hàng

2009

2010

6 tháng 2011

Gạo

26.056.171

17.880.518

10.731.013

Hải sản các loại

22.768.597

75.814.240

36.870.152

Rau quả các loại

9.247.538

1.488.965

1.250.335

Hạt điều

3.826.355

5.019.173

3.240.270

Cà phê

28.374.416

56.819.021

38.274.824

Hạt tiêu

20.308.655

15.160.861

21.998.696

Chè

N/A

2.142.374

750.073

Cộng

110.581.732

174.325.152

113.115.363

Nguồn: Hải quan Việt Nam

BÁO CÁO THAM LUẬN

VỀ CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

Đỗ Quang Liên

Tham tán Thương mại tại Nam Phi

Tôi xin trình bày một số ý kiến tham luận về công tác Xúc tiến Thương mại đối với thị trường Châu Phi.

Thực ra công tác XTTM ở mọi thị trường đều có những hình thức và biện pháp chung. Nhất trí với các báo cáo trước đã đề cấp, Tôi xin bổ sung một số thông tin và một vài điểm để quý vị tham khảo.

I. Tổng quan về thị trường Châu Phi:

Châu Phi bao gồm 54 quốc gia, có dân số khoảng 1 tỷ người và là lục địa lớn thứ ba trên thế giới với diện tích trên 30 triệu km². Châu Phi có nguồn tài nguyên tự nhiên rất phong phú với nhiều nguyên liệu quan trọng và trữ lượng lớn trên thế giới.

Tăng trưởng GDP của Châu Phi giai đoạn 2000 – 2006 đạt bình quân 5%/năm. Trong năm 2007 – 2008, tăng 6%. Năm 2010 Châu Phi phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng và đạt trên 4,5%. Dự báo năm 2011, với hàng loạt sự kiện gần đây từ các nước Bắc Phi: Tuy-ni-di, Ai Cập, Ma-rốc, Li-bi, Bờ Biển Ngà,… đã làm tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn có khả năng đạt khoảng 4,5 đến 5%.

Mặt hàng xuất khẩu của hầu hết các nước Châu Phi tập trung vào nhóm hàng khoáng sản và nhiên liệu, nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ hai là các sản phẩm chế biến hoặc chế tạo (chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, các sản phẩm điện, cơ khí loại nhỏ,...), đứng thứ ba là nhóm hàng nông sản (với các sản phẩm chính là cà phê, cacao, hạt điều thô, chè, bông hạt, gỗ,...).

Hàng nhập khẩu của các nước ở Châu Phi chủ yếu gồm: các sản phẩm chế tạo, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, các sản phẩm điện - điện tử, cơ khí, các sản phẩm công nghệ cao, hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân (hàng dệt may, thực phẩm chế biến, dược phẩm, hàng tiêu dùng), nhóm hàng khoáng sản, nhiên liệu (chủ yếu là dầu thô), nhóm hàng nông sản (chủ yếu là lương thực, thực phẩm).

II. Thực trạng quan hệ kinh tế, thương mại và công nghiệp giữa Việt Nam và Châu Phi:

1. Tổng quan:

Việt Nam và các nước Châu Phi có quan hệ truyền thống rất tốt đẹp. Với nhiều nước ở Châu Phi, hai bên có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và trình độ phát triển, hiểu biết lẫn nhau.

Đảng, Chính phủ đã có những chủ trương, quyết sách quan trọng nhằm chủ động, đa dạng hoá, đa phương hoá các mối quan hệ đối ngoại, trong đó có Châu Phi

Trong năm 2004, Chính phủ đã xây dựng “Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy quan hệ Việt Nam-châu Phi giai đoạn 2004-2010”.

Từ đó đến nay Bộ Công Thương đã xây dựng nhiều chương trình thiết thực nhằm tăng cường, đẩy mạnh trao đổi thương mại và hợp tác công nghiệp giữa Việt Nam với một số thị trường trọng điểm tại Châu Phi.

Cùng với các hoạt động mang tính tạo khuôn khổ pháp lý ở cấp nhà nước, nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Châu Phi đã được Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan tích cực triển khai trong thời gian qua để hỗ trợ các doanh nghiệp xâm nhập thị trường và giao dịch, mở rộng hợp tác kinh doanh với các bạn hàng ở Châu Phi.

Nhiều chương trình khảo sát thị trường Châu Phi, tham gia hội chợ triển lãm, tổ chức hội thảo giới thiệu thị trường và hội thảo với các doanh nghiệp Châu Phi, đã được nâng lên thành chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.



2. Tiềm năng của châu Phi đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam:

GDP của Châu Phi đạt khoảng 1.500 đến 2000 tỷ đô-la Mỹ, chiếm khoảng 2-3% GDP thế giới, GDP bình quân đầu người đạt 1.318 đô-la Mỹ nhưng phân bổ không đều giữa các quốc gia; tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng trên dưới 1000 tỷ đô-la Mỹ.

Mặc dù là lục địa nghèo, nhưng nhờ có nguồn thu từ xuất khẩu nhiều loại tài nguyên quý và với dân số đông nên Châu Phi hiện là thị trường có sức mua khá mạnh. Các quốc gia ở Châu Phi đều là những nước đang hoặc chậm phát triển nên nhu cầu nhập khẩu hàng hoá để đáp ứng sản xuất và tiêu dùng rất lớn. Kim ngạch nhập khẩu của Châu Phi liên tục gia tăng và có xu hướng tăng mạnh trong những năm tới.

3. Kết quả hoạt động xuất khẩu:

- Kim ngạch xuất khẩu

Xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi tăng từ mức 684 triệu đô-la Mỹnăm 2007 lên 1,33 tỷ đô-la Mỹ năm 2008; 1,56 tỷ đô-la Mỹ năm 2009; 1,79 tỷ đô-la Mỹnăm 2010 và dự kiến đạt trên 3 tỷ đô-la Mỹ năm 2011.

Trong cán cân ngoại thương với Châu Phi, Việt Nam thường xuất siêu trong thời gian gần đây.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi có kim ngạch lớn là gạo, hàng điện tử và linh kiện, hàng dệt may, sản phẩm cao su, hạt tiêu, giày dép, cà phê, hải sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng.

Mặc dù, có sự tăng trưởng đáng kể, nhưng trao đổi thương mại với Châu Phi vẫn còn ở mức thấp nhất so với các khu vực thị trường khác trên thế giới. Xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi mới chỉ chiếm khoảng trên dưới 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Xét tỷ trọng trong kim ngạch thương mại của Châu Phi, xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi mới chỉ chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Châu lục này.



tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương