CÔng tác thị trưỜng châu phi, TÂY Á, nam á


Về quyết sách của Chính phủ, vai trò của Uỷ ban Hợp tác Kinh tế, Thương mại Liên Chính phủ Việt Nam – I-ran (UBHTLCP)



tải về 0.97 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu15.11.2017
Kích0.97 Mb.
#34304
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1. Về quyết sách của Chính phủ, vai trò của Uỷ ban Hợp tác Kinh tế, Thương mại Liên Chính phủ Việt Nam – I-ran (UBHTLCP):

Mặc dầu hàng hóa buôn bán giữa Việt Nam – I-ran không nằm trong Danh mục cấm vận, nhưng Nghị quyết trừng phạt I-ran có liên quan đến tài chính, ngân hàng nên việc thanh toán với I-ran gặp nhiều khó khăn, rủi ro. Các ngân hàng Việt Nam chưa có quan hệ giao dịch thanh toán trực tiếp với ngân hàng I-ran nên càng khó khăn hơn.

Hiện nay, để tránh cản trở, rủi ro đó, doanh nghiệp hai nuớc phải buôn bán, thanh toán thông qua nước thứ 3, qua Công ty, Chi nhánh của Công mẹ I-ran ở nước thứ 3 (như qua Dubai), bằng Euro hay đồng ngoại tệ mạnh khác, không phải đô-la Mỹ. Nếu mua bán trực tiếp, hai bên thường phải yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt (cash), hay đặt cọc và TT, mất nhiều thời gian, tăng chi phí, kém cạnh tranh.

Vì vậy, muốn vượt qua rào cản này cần có quyết sách của Chính phủ hai nước. Từ hoàn cảnh thực tế của thị trường I-ran, Thương vụ xin nêu giải pháp sau:



Một là, bên cạnh khuyến khích doanh nghiệp tự do buôn bán theo cơ chế thị trường, Chính phủ hai nước cần thỏa thuận chọn lựa “Danh mục hàng hóa” mỗi bên cần mà bên kia có khả năng đáp ứng tốt, ký “Hiệp định Thương mại hàng đổi hàng” ràng buộc hai bên thực hiện (buôn bán theo kế hoạch giống như khối SEV trước đây).

I-ran đã có Tổng công ty Thương mại Nhà nước, có thể làm đầu mối. Việt Nam có thể giao cho một vài Tổng công ty làm đầu mối thực hiện (như đã làm với I-rắc).



Hai là, thanh toán mở sổ bù trừ (Clearing). Các doanh nghiệp xuất khẩu, khi có bộ chứng từ hoàn hảo là lấy được tiền tại ngân hàng nước mình (được Nhà nước chỉ định). Như vậy, một mặt Nhà nước gánh đỡ rủi ro xuất khẩu cho doanh nghiệp, doanh nghiệp an tâm xuất khẩu, mặt khác hạn chế được dịch chuyển đồng tiền, tránh được cấm vận.

Ba là, kết hợp với đầu tư, hai bên nên ưu tiên giành cho nhau các dự án mà mỗi bên có thế mạnh. Số tiền chênh lệch thương mại, sau bù trừ, chuyển sang là tiền đầu tư cho dự án.

Như vậy, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại I-ran sau khi được đồng ý sẽ có thể đàm phán ký kết “Hiệp định Thương mại hàng đổi hàng” hàng năm (ngay kỳ họp UBHTLCP lần thứ 7 tới), và giám sát, đôn đốc, tổng kết thực hiện Hiệp định.

Đối với UBHTLCP được thành lập và đã qua 6 kỳ họp. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế, thương mại giữa hai nước. Tuy vậy, đến kỳ họp thứ 5 và 6, hai bên đã ký “Biên bản” gồm trên 40 nội dung, nhưng hầu hết lặp lại nội dung ở các kỳ họp trước. Vậy xin đề nghị Bộ báo cáo Chính phủ kỳ họp thứ 7 tới, cần tổng kết lại toàn bộ nội dung từ kỳ họp thứ nhất đến nay, xem nội dung nào đã thực hiện, nội dung nào chưa? còn thực hiện nữa không? thống nhất đưa ra lộ trình thực hiện cho từng nội dung cụ thể.

Do đó, phân ban Việt Nam cần xem xét lại những vấn đề I-ran đã đề xuất ở các kỳ họp trước, và cả các vấn đề Trợ lý Phó Tổng thống I-ran đề xuất, trong chuyến thăm Việt Nam (10-14/07/2011) để có trả lời Bạn tại kỳ họp thứ 7 tới. Ví như, thiết lập kênh thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia Liên hiệp Thanh toán Bù trừ Châu Á (ACU) (được nhắc lại ở kỳ họp thứ 4, 5, 6, ta đều hứa xem xét nhưng chưa có trả lời). Hay, ký kết Hiệp định Thanh toán Ngân hàng (nêu ở kỳ họp thứ 6, năm 2009, tại Hà nội) v.v…

Triển khai thực hiện được những thỏa thuận, cam kết mà hai bên đã ký kết trong Biên bản của các kỳ họp trước đã là quá nhiều, quá tốt.

2. Vai trò của Phòng Thương mại, Công nghiệp, và Hiệp hội:

Với một thị trường có điều kiện thương mại bình thường, vai trò đại diện, hỗ trợ doanh nghiệp của Phòng Thương mại, Công nghiệp và Hiệp hội đã rất quan trọng, đối với thị trường khó khăn như I-ran lại càng quan trọng, cần thiết hơn.

Tháng 12/2009, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại, Công nghiệp & Mỏ I-ran đã ký MOU thỏa thuận nhiều biện pháp hợp tác xúc tiến thương mại, đầu tư giữa hai bên, nhưng đến nay chưa triển khai được bao nhiêu. Đề nghị Phòng TMCN chủ động quan tâm thực hiện những thỏa thuận, tạo cơ hội giao thương cho doanh nghiệp hai nước.

3. Vai trò của Thương vụ làm cầu nối, hỗ trợ doanh nghiệp:

Ở địa bàn nhạy cảm, nhiều biến động như I-ran, Thương vụ cần thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường, nghiên cứu chính sách kinh tế, thương mại nước sở tại để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, có thông tin kịp thời cho doanh nghiệp. Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc có thể có trong quá trình buôn bán. Tìm hiểu, điều tra, xác minh công ty, tìm đối tác giới thiệu cho doanh nghiệp hai bên, hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại v.v. Tuy vậy, hiệu quả hoạt động của Thương vụ luôn cần có sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, trước hết là của Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á và sự phối hợp của các Bộ, ngành trong nước, của Phòng Thương mại, Công nghiệp, Hiệp hội và Doanh nghiệp.



4. Một số kiến nghị:

- Cục bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp, Phát triển Nông thôn) quan tâm ký kết sớm “Hiệp định công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm” tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu Việt Nam vào thị trường I-ran.

- Đề nghị sớm có Hiệp định cấp visa dài hạn cho thương nhân, tạo điều kiện cấp visa dễ dàng hơn cho công dân I-ran để khuyến khích họ quan tâm vào Việt Nam làm ăn, du lịch.

Kết luận:

Chính sách của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Công Thương, sự phối hợp của Hiệp hội, Phòng Thương mại Công nghiệp, Thương vụ, Doanh nghiệp là sự bảo đảm thành công thúc đẩy thương mại, đầu tư. Nhưng nỗ lực, quan tâm làm ăn của doanh nghiệp vẫn là yếu tố quan trọng, quyết định nhất.

Trân trọng cảm ơn.

TRIỂN VỌNG HỢP TÁC VỚI ÍT-XRA-EN TRONG LĨNH VỰC

CÔNG NGHIỆP VÀ THU HÚT ĐẦU TƯ CÔNG NGHIỆP
Nguyễn Công Hiến

Tham tán Thương mại tại Ít-xra-en
Là một đất nước với dân số chỉ có 7,2 triệu người với 2/3 diện tích là sa mạc còn lại là đồi núi khô cằn lại nghèo về tài nguyên (chỉ có số lượng ít Potash, quặng đồng, phốt phát, ma-nhê, cát và đất sét) Ít-xra-en đã chủ trương đưa ngoại thương là ngành ưu tiên hàng đầu và coi đẩy mạnh xuất khẩu là cốt tử của nền kinh tế, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.

Ít-xra-en là nước có tỷ lệ số người tham gia vào lĩnh vực khoa học công nghệ đứng đầu thế giới: cứ 1000 người thì có 9 người làm trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ gấp 2 lần so với ở Mỹ và Nhật Bản. The significance of hi-tech industries' growth may be illustrated by their having accounted for only 37 percent of the industrial product in 1965, a rate that grew to 58 percent in 1985 and around 70 percent in 2006.Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp công nghệ cao thể hiện ở tỷ lệ sau: chỉ có 37% các sản phẩm trong năm 1965, tăng lên 58% năm 1985, 70% năm 2006 và hiện nay là xấp xỉ 100% .

Có thể nói Ít-xra-en là một trong những nước đi tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ cao trong công nghiệp đặc biệt là công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, cáp quang, thiết bị viễn thông, điện tử y tế, công nghệ nông nghiệp, hóa chất tinh khiết, phát triển các nguồn năng lượng mới và công nghiệp quốc phòng. Song những thế mạnh của Ít-xra-en mà Việt Nam có thể hợp tác một cách thiết thực và hữu hiệu nhất đó là hợp tác trong lĩnh vực: công nghiệp bảo quản thực phẩm, công nghệ nông nghiệp, viễn thông, điện tử y tế, xử lý nước thải và chất thải rắn, công nghiệp chế tác kim cương .

1. Hợp tác trong lĩnh vực bảo quản lương thực, thực phẩm :

Ít-xra-en nổi tiếng trong việc nghiên cứu, áp dụng và phát triển công nghệ bảo quản lương thực thực phẩm như: kiểm soát độ ẩm, độ thoáng khí, kiểm soát chất lượng sản phẩm bằng phương pháp vi sóng, hoặc bằng scan 3 chiều.

Hiện nay một số doanh nghiệp Vùng Galille (Bắc Ít-xra-en) đã lên kế hoạch mở ra hướng hợp tác với Việt nam trong việc bảo quản gạo vì biết rằng Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo với số lượng có thể đạt trung bình hằng năm từ 5 đến 7 triệu tấn. Theo tính toán, Việt Nam sẽ phải lưu trữ trong kho một số lượng khoảng 2 triệu tấn gạo để luân chuyển phục vụ xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực. Với một số lượng gạo lớn như vậy thì việc quan tâm bảo quản là rất cần thiết để tránh những hư hại do độ ẩm, côn trùng và vi khuẩn gây ra. Với một thị trường lớn và quan trọng như Việt Nam, các doanh nghiệp Ít-xra-en muốn hợp tác trong việc xây dựng kho gạo theo hình thức “chìa khóa trao tay”. Đây sẽ là các kho gạo lớn với các trang thiết bị tiên tiến như van thở, thiết bị vi sóng kiểm soát độ ẩm, độ thoáng khí, máy scan 3 chiều v.v được thiết kế theo cách người ta có thể kiểm soát chặt chẽ từng bao gạo từ khi nhập kho đến khi xuất kho và trong suốt quá trình bảo quản. Với kho chứa và công nghệ bảo quản tiên tiến này, các chuyên gia ước tính mỗi năm Việt Nam có thể tiết kiệm số tiền hàng trăm triệu đô-la Mỹ do việc giảm thiểu được sự hư hại của gạo trong quá trình bảo quản. Ngoài gạo ra, Việt Nam có thể hợp tác với Ít-xra-en trong việc xây dựng các kho chứa cà phê, hạt tiêu, lạc và các loại thực phẩm khác.

2. Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp :

Việt Nam có khoảng 70% dân số gắn với nông nghiệp vì vậy việc đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, công nghệ nông nghiệp để phát triển nông nghiệp nông thôn là rất cần thiết . Ít-xra-en là một địa chỉ hợp tác tốt trong lĩnh vực này .

Có thể nói Ít-xra-en đã là nước đứng đầu thế giới về phát triển công nghệ nông nghiệp và được xem là đất nước “Bắt sỏi đá phải cho hoa thơm trái ngọt, bắt sa mạc phải nở hoa”. Mặc dù đất đai chủ yếu là sa mạc nhưng mấy năm gần đây Ít-xra-en đã thực sự trở thành nguồn cung cấp rau chủ yếu cho châu Âu vào mùa Đông . Những công nghiệp tiên tiến được Ít-xra-en áp dụng trong nông nghiệp gồm:

- Tưới tiêu nhỏ giọt: Ngành công nghiệp đã chế tạo và cung cấp cho nông nghiệp các thiết bị, ống dẫn và trạm tưới tiêu tiên tiến có máy tính điều khiển (tự động tính được sự cân bằng chính xác giữa nước, chất dinh dưỡng, muối và ánh sáng) để tưới nhỏ giọt tới từng gốc cây. Với công nghệ này, người ta có thể tưới tiêu ở mọi địa hình (kể cả sườn đồi) vừa tiết kiệm nước lại tránh được cỏ mọc. Hiện nay Cty hàng đầu của Ít-xra-en là Netafim đang hợp tác với VN để phát triển công nghệ tưới tiêu nhỏ giọt ở nhiều tỉnh phía Nam, cho việc trồng mía tại Thanh Hóa và trồng bông.

- Vi tính hóa, tự động hóa ngành chăn nuôi và sản xuất sữa: Ít-xra-en phát triển mạnh công nghệ chăn nuôi không cần đồng cỏ. Họ cho bò ăn cỏ khô, nhưng năng xuất lại rất cao 12.000 lít/con/năm (trong khi ở Mỹ là 9000 lít/con, Hà lan là 8.000 lít/con và Niu Di-lân là 4.000 lít/con). Đối với những đàn bò lớn hàng nghìn con thậm chí hàng chục nghìn con, để có thể giám sát chặt chẽ được từng con một, người ta đã chế tạo ra một thiết bị cảm ứng đeo ở cổ bò. Thiết bị này thường xuyên phát tín hiệu báo về trung tâm các thông số như tiếng thở, mạch đập, tần suất nhai cỏ v.v. để qua đó người ta có thể theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bò, biết được thời điểm động đực v.v để có hướng xử lý đúng thời điểm.

Hiện nay ở Ít-xra-en có khá nhiều cơ sở mạnh về chăn nuôi bò sữa nhưng mạnh nhất là tập đoàn Afimilk. Tập đoàn này đều có thế mạnh trong kỹ thuật chăn nuôi bò, xây dựng chuồng trại theo hình thức “chìa khóa trao tay”, cung cấp các thiết bị cho ngành sữa đặc biệt là thiết bị vắt sữa tự động, thiết bị theo dõi sức khỏe bò. Afimilk đã khởi đầu hợp tác với tỉnh Nghệ An xây dựng chuồng trại tại Nghĩa Đàn và đưa đàn bò giống hàng nghìn con vào VN để nuôi theo công nghệ không cần đồng cỏ, sản phẩm sữa TH True milk đã ra đời và chiếm được uy tín trên thị trường .



3/ Hợp tác trong lĩnh vực viễn thông và thám không :

Sự phát triển như vũ bão của ngành thông tin, truyền thông Việt Nam hiện nay, cũng như nhu cầu nghiên cứu khoảng không phục vụ tốt cho tác dự báo thời tiết, thiên tai, kiểm soát môi trường đòi hỏi chúng ta phải quan tâm lựa chọn những nước có công nghệ viễn thông và thám không tiên tiến nhưng phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của Việt nam để hợp tác. Một trong những nước đó có thể là Ít-xra-en.

Ít-xra-en là một trong số rất ít nước có thể tự phát triển, sản xuất và cung cấp các loại vệ tinh. Hiện nay phần lớn các khoản đầu tư đều chú trọng vào việc làm nhỏ kích thước và trọng lượng của các vệ tinh để dễ dàng đưa chúng lên không gian bằng các tên lửa đẩy. Điều đặc biệt là Ít-xra-en có thể sản xuất những vệ tinh rất nhỏ như vệ tinh Ofek 9 mới được giới thiệu gần đây. Trọng lượng của các vệ tinh này chỉ vài trăm kg so với những vệ tinh khổng lồ nặng hàng ngàn kg của Mỹ và Nga.

NASA rất muốn mua vệ tinh cỡ nhỏ TecSar của Ít-xra-en. TecSar có thể chụp các ảnh có độ phân giải cao thông qua một máy ảnh rada, thay vì sử dụng máy ảnh thấu kính điện tử. Kỹ thuật này cho phép chụp trong mọi điều kiện thời tiết, kể cả chụp xuyên qua sương mù và mây.

Bên cạnh đó, Ít-xra-en cũng đang phát triển các vệ tinh nano siêu nhỏ: vệ tinh này chỉ nặng khoảng 12 kg. Nó sẽ hoạt động như một trạm chuyển tiếp thông tin. Tiếp theo đó, Ít-xra-en cũng sẽ giới thiệu hai vệ tinh khác là vệ tinh viễn thông Amos 4, và vệ tinh Opsat 3000 để thay thế cho tuyến vệ tinh Ofek.

Ngoài việc chú trọng giảm thiểu trọng lượng của vệ tinh, tăng hiệu quả chụp ảnh, truyền tin và phân tích dữ liệu, Ít-xra-en còn quan tâm đến việc phát triển đa dạng các loại vệ tinh phục vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: viễn thông, thiên văn, thời tiết, hải dương, tìm kiếm địa chất v.v là những lĩnh vực mà Việt Nam chúng ta đang quan tâm .



4. Hợp tác trong lĩnh vực điện tử y tế:

Ít-xra-en là một trong những nước phát triển mạnh Công nghệ khám chữa bệnh từ xa - telemedicine như: dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, các chương trình về quản lý bệnh án, quản lý bệnh nhân từ xa, hậu điều trị v.v. Đây là dịch vụ thân thiện, tiện lợi , nó bao gồm thiết bị nhỏ gọn có thể bất kỳ nơi nào trong nhà của bệnh nhân . Thiết bị này được kết nối không dây và có vùng phủ sóng rộng . Hệ thống được thiết kế để tự động gửi những dữ liệu đến Trung tâm quản lý dữ liệu y tế mà không cần phải có các thao tác của người bệnh.

Ngoài ra Ít-xra-en còn có thế mạnh trong việc xây dựng các bệnh viện di động. Đây là loại bệnh viện có thể mang những dịch vụ y tế hiện đại đến các khu vực dân cư hẻo lánh, xa trung tâm, đến những vùng sâu vùng xa. Các thiết bị được thiết kế sao cho dễ vận chuyển, vận hành và dễ lắp ráp. Tuy là bệnh viện di động song nó cũng có đủ các phòng khám cần thiết như: Phòng khám X- Quang, phòng xét nghiệm (Lab) và vô trùng, phụ khoa, sản khoa và có cả Phòng mổ .

Việt Nam với những vùng núi non rộng lớn và với rất nhiều dân tộc thiểu đang sống rải rác ở khắp nơi thì việc quan tâm đến công nghệ trên của Ít-xra-en là cần thiết để phục vụ cho các hải đảo, vùng sâu vùng xa



5. Hợp tác trong việc tái sinh nước thải và chất thải rắn :

Ít-xra-en là nước đứng đầu thế giới về công nghệ này. Hàng năm ở Ít-xra-en có tới 50% lượng nước thải được tái sinh trở lại. Một trong những nhà máy tái sinh nước lớn nhất của Ít-xra-en là nhà máy ở Shafdan . Nước thải được thu gom từ các cống ngầm, đưa về nhà máy. Tại đây nước được làm lắng đọng để loại bỏ các vật thể rắn/bùn, sau đó khuẩn bằng phương pháp áp lực (mà không sử dụng đến hóa chất). Nước thu được là nước tinh khiết 100% không mùi vị và vô trùng, tuy nhiên để sử dụng được người ta đã phải bổ sung vào nước này một lượng chất khoáng cần thiết để nước có mùi vị phù hợp với thói quen sử dụng của con người. Ở Ít-xra-en nước tái sinh lần thứ nhất được dùng để nuôi cá giống, tái sinh lần thứ hai để nuôi cá thịt , tái sinh lần ba để cung cấp cho chăn nuôi và lần thứ tư là để tưới cho cây trồng .

Đối với chất thải rắn, Viện hợp tác quốc tế và Xuất khẩu Ít-xra-en chuyên nghiên cứu và sử lý vấn đề này. Viện có nhà máy (ở ngoại ô Tel Aviv) để xử lý rác thải của thành phố. Việc phân loại rác là quá trình phức tạp, vì rác rất đa dạng về lý tính và hóa tính. Các chất vô cơ như kim loại và thủy tinh được phân loại theo phương pháp từ tính và điện quang, các chất nhựa được chọn theo phương pháp dùng gió và nước, các chất hữu cơ thì được nghiền nhỏ thẩm thấu với nước tạo thành bùn để từ đó sản xuất ra khí đốt metan và phân bón. Các cơ sở xử lý chất thải rắn tương tự cũng đã được Ít-xra-en đầu xây dựng tại các nước như: Mỹ, Anh, Úc và đang hiện nay đang nhắm tới Việt Nam .

Ở Việt Nam hiện nay các khu dân cư và công nghiệp mở ra ngày càng nhiều, vấn đề chất thải rắn và chất thải công nghiệp vừa qua đã gây khá nhiều bức xúc. Việc xử lý tốt nước thải và rác thải không những vừa góp phần bảo vệ được môi trường mà còn tận dụng tốt được nguồn phế thải.



6. Hợp tác trong công nghiệp chế tác kim cương:

Công nghiệp gọt dũa, đánh bóng kim cương của Ít-xra-en được coi là tinh xảo và lớn nhất thế giới. The large inventory of local production as well as tax-free rough and polished imports ensure competitive pricesThe Israel Diamond Exchange is the largest diamond trading floor in the world, housing all of the operational functions and needs of every diamond buyer under one roof.Ít-xra-en Diamond Exchange là sàn giao dịch kim cương lớn nhất trên thế giới hiên nay. Mỗi năm Ít-xra-en nhập khẩu khoảng 10 tỷ USD kim cương thô và xuất khẩu khoảng 13 tỷ USD sản phẩm chế tác, đưa lợi nhuận từ ngành công nghiệp này lên tới 3 tỷ USD/năm. Một số công ty Ít-xra-en đã chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Họ đã vào Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư mở rộng ngành công nghiệp chế tác này tại Việt nam và đã có Công ty mở xưởng tại Tp. Hồ Chí Minh.



Kết luận: Trên đây là những lĩnh vực công nghiệp Ít-xra-en có thế mạnh mà Việt Nam có nhiều triển vọng để hợp tác. Đây là những lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu thiết thực và ngược lại các doanh nghiệp Bạn cũng đang mong muốn hướng đầu tư vào Việt Nam. Các đơn vị trong nước quan tâm xin liên hệ với Thương vụ Việt nam tại Ít-xra-en để biết thêm thông tin .

Trân trọng cảm ơn.



RÀO CẢN THƯƠNG MẠI VÀ

TIÊU CHUẨN HALAL CỦA THỊ TRƯỜNG THỔ NHĨ KỲ
Nguyễn Tuấn Quang

Tham tán Thương mại tại Istalbul- Thổ Nhĩ Kỳ
I. Rào cản thương mại:

Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều loại rào cản khác nhau đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong bản tham luận này, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể các loại rào cản.



1. Rào cản về thuế (xem Phụ lục 1 kèm theo)

2. Rào cản phi thuế:

Thổ Nhĩ Kỳ thường áp dụng hay vận dụng các rào cản khác nhau, trong đó phải kể đến một số rào cản sau:



2.1. Công nghệ sinh học:

Ngày 29/10/2009, Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng quy định về công nghệ sinh học và có hiệu lực ngay, nhưng không thông báo cho WTO. Và kết quả là ngừng việc xuất khẩu các sản phẩm sinh học nông nghiệp của nhiều nước vào Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn (MARA) có sửa đổi một vài lần. Tháng 4/2010, MARA xem xét lại và thông báo quyết định cuối cùng áp dụng tương tự như quy định của EU với các nông sản sinh học và như vậy khôi phục lại sự thâm nhập của hầu hết các nông sản sinh học.

Tuy nhiên, ngày 26/9/2010, Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố Luật an toàn sinh học mới áp dụng chung và có hiệu lực ngay lập tức và phủ nhận các phê chuẩn trước đây và dừng mọi việc buôn bán, trao đổi các sản phẩm có các yếu tố sinh học (đặc biệt là các sản phẩm đỗ tương và ngô).

Với luật mới này, MARA thúc ép các nhà phát triển sinh học phải xin phép lại việc phê chuẩn. Tuy nhiên, các nhà sinh học phản đối việc xin cấp lại vì cho rằng MARA chưa xác định các bước của quy trình xin phép. Ví dụ chưa công bố tài liệu nào là cần thiết, tiêu chuẩn nào được sử dụng để đánh giá đơn xin cấp lại, mức phạt áp dụng…

Mỹ là nước có nhiều sản phẩm dạng này xuất khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Mỹ và giới công nghiệp đã có nhiều cuộc tham vấn với chính phủ và giới công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ về công nghệ sinh học và các sản phẩm có nguồn gốc sinh học trong việc thực hiện luật này.

2.2. An toàn thực phẩm:

Thổ Nhĩ Kỳ là nước có dân số 73 triệu người (năm 2010) trong đó 99% là người theo Đạo Hồi. Những quy định quản lý về thực phẩm và nông sản chủ yếu do Bộ Nông nghiệp và Nông thôn chịu trách nhiệm. Ngoài ra, các bộ khác như Bộ Tài chính, Bộ Y tế cũng có ban hành một số quy định về quản lý.

Hiện nay, luật chính điều tiết và quản lý thực phẩm là Luật sản xuất, tiêu dùng và kiểm tra thực phẩm số 5179, có hiệu lực ngày 27/5/2004 và thay thế cho Quy định số 22327 ngày 24/6/1995. Luật số 5179 nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và sản xuất bảo đảm vệ sinh cho toàn bộ sản phẩm, vật tư bao bì và thiết lập tiêu chuẩn vệ sinh và kỹ thuật tối thiếu đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm trong việc quản lý sản xuất và phân phối. Luật này điều chỉnh khuôn khổ của Quy chế quản lý thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey Food Codex) về phương pháp phân tích, kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, phụ gia, hương liệu thực phẩm, thuốc trừ sâu và các quy định về bao bì, lưu kho, vận chuyển nhằm mục đích tiếp cận quy định của Liên minh Châu Âu (EU).

Ngoài Luật thực phẩm 2004, hàng công nghiệp thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ và hàng nhập khẩu vào nước này phải chịu sự điều tiết của các luật và quy định khác có liên quan: Quy chế quản lý thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/11/1997, Quy định về thực phẩm ngày 1/9/2003 và Thông tư ngày 1/9/2003 về quy trình kiểm tra thực phẩm nhập khẩu để cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa và bao bì có liên quan đến thực phẩm và vật tư thực phẩm.

Đa số hàng thực phẩm và phi thực phẩm nhập khẩu phải có Chứng chỉ kiểm tra (Control Certificate). Đó là các mặt hàng ngũ cốc, hạt có dầu, động vật, thực vật,...

Tháng 9/2010, lần đầu tiên kể từ năm 1996, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ phát đi tín hiệu về việc đàm phán mở cửa thị trường cho thịt bò và các sản phẩm thịt bò, gia súc và cừu để nuôi và giết mổ. Tuy nhiên, các điều kiện Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra rất khác với hướng dẫn của Tổ chức thú y quốc tế - OIE đối với bệnh bò điên - BSE. Hiện nay, Mỹ đang tiếp tục đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ để mở hoàn toàn thị trường nước này cho thị bò và các sản phẩm, gia scú và cừu trên cơ sở của OIE.



2.3. Sản phẩm gỗ:

Tháng 2/2009, Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng quy định yêu cầu các sản phẩm gỗ nhập từ Mỹ phải không có vỏ cây, không bị sâu đục, độ ẩm dưới 20%, được sấy trong lò, phơi nắng, hun trùng và phải có chứng chỉ kiểm nghiệm thực vật xác nhận sản phẩm không bị sâu đục. Quy định về sản phẩm gỗ được sửa đổi ngày 23/8/2010 ghi nhận bề mặt gỗ không bị sâu đục khi đã thực hiện xử lý phù hợp.



II. Tiêu chuẩn Halal và áp dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ:

1. Cơ quan quản lý và cấp chứng nhận Halal:

Cơ quan quản lý và cấp chứng nhận Halal, giấy chứng nhận phù hợp với Luật Hồi giáo (Shariah) là Hiệp hội giám định và cấp chứng nhận thực phẩm, có trụ sở chính tại Istanbul (Association for the inspection and certification of food and supplies - GIMDES). GIMDES là cơ quan cung cấp dịch vụ Halal chuyên nghiệp trong việc quản lý, cấp chứng nhận, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với luật Hồi giáo và bảo đảm cho người hồi giáo chỉ tiêu thụ các sản phẩm đúng luật (Halal) và tốt về chất lượng (good).

Các yêu cầu GIMDES đối với nguyên liệu trong quá trình sản xuất, chế biến phải được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đạt tiêu chuẩn Halal đối với động vật hoặc liên quan đến động vật, chất phụ gia và hương liệu được sử dụng. Mọi thông tin ghi trong các tài liệu phải được gửi kèm theo với sản phẩm đưa ra lưu thông để bán cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc bán làm nguyên liệu cho nhà sản xuất tiếp theo.

2. Quy trình cấp chứng nhận Halal (xem Phụ lục số 2):

Quy trình sản xuất chế biến phải sạch sẽ, vệ sinh. Một số loại thực phẩm ăn và đồ uống bị cấm tuyệt đối là: thịt động vật bị chết (máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức); rượu và các đồ uống lên men; những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột...); thịt lợn; động vật móng vuốt như hổ, mèo, sư tử; thực phẩm dùng để hiến tế; thịt còn máu đông ở bên trong; máu động vật và chế phẩm từ máu động vật; côn trùng như bướm, sâu; động vật mà người Hồi giáo bảo vệ như con ong; động vật có chứa độc tố ảnh hưởng sức khỏe con người như một số loài cá; động vật nhiều chân mà người Hồi giáo khuyến khích giết như bọ cạp, con rết; thịt được cắt ra từ con vật đang sống và thực phẩm có chứa các chất phụ gia như enzyme, gelatine.



3. Về việc áp dụng Halal tại Thổ Nhĩ Kỳ:

Đến nay, nhiều thực phẩm và hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước tại Thổ Nhĩ Kỳ được áp dụng chứng nhận Halal trong quá trình sản xuất và lưu thông. Nhưng đánh giá chung, việc quản lý và cấp chứng nhận Halal tại Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ là bước đầu.

Việc GIMDES cấp chứng nhận Halal phục vụ xuất khẩu cũng chỉ bắt đầu trong khoảng trên 1 năm trở lại đây. Không nhiều công ty Thổ Nhĩ Kỳ đăng ký thực hiện và xin cấp chứng nhận Halal cho sản phẩm xuất khẩu. Thổ Nhĩ Kỳ có 99% người theo đạo Hồi nhưng là Hồi giáo thế tục. Rượu, bia bày bán bình thường trong các cửa hàng, siêu thị và sử dụng công khai tại các nhà hàng và các gia đình. Trang phục người Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng như người Châu Âu. Do đó, chứng nhận thực phẩm Halal phục vụ xuất khẩu cũng mới trong giai đoạn đầu. Nhiều doanh nghiệp rất ngại áp dụng chứng nhận Halal vì như vậy sẽ tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận và tính cạnh tranh của hàng hóa cả trong thị trường nội địa và nước ngoài.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng thấy được tầm quan trọng của chứng nhận Halal trong việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hóa sang các nước hồi giáo. Tuy nhiên, xu hướng tại Thổ Nhĩ Kỳ là ủng hộ một tiêu chuẩn Halal thống nhất chung cho cộng đồng các quốc gia và khu vực Hồi giáo với dân số khoảng 2 tỷ người hơn là tập trung vào xây dựng, nâng cao và áp dụng tiêu chuẩn cho một nước riêng biệt.

Thổ Nhĩ Kỳ là nước lớn, có tiềm lực khoa học công nghệ, tài chính và trình độ phát triển khá cao trong thế giới Hồi giáo. Tháng 2/2011, tại Hội nghị của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) Ả Rập Xê Út, Tổng Thư ký OIC, Ông Ekmeleddin Ihsanoglu, kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tập trung nỗ lực để nâng cao khả năng trong lĩnh vực thực phẩm Halal, tiến tới đảm nhận vai trò của nước đứng đầu trong sản xuất thực phẩm có chất lượng quốc tế và đạt chuẩn Halal, đồng thời khuyến khích người Hồi giáo sử dụng thực phẩm Halal.

Thị trường thực phẩm Halal toàn thế giới được đánh giá đã đạt trị giá 2 tỷ USD trong những năm vừa qua và dự kiến sẽ nhanh chóng tăng lên trong những năm tới. Một số nước không phải nước Hồi giáo như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ cũng đã nghiên cứu và sản xuất thực phẩm Halal. Thổ Nhĩ Kỳ là nước Hồi giáo có thế mạnh cần đầu tư và đẩy mạnh sản xuất thực phẩm và hàng hóa Halal.

Trân trọng cảm ơn.

PHỤ LỤC 1

Rào cản thuế

Hàng hóa nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu một số loại thuế, phí bao gồm: thuế nhập khẩu (thuế hải quan và phí ‘Quỹ nhà ở cho người nghèo’ (mass housing fund levies), các loại thuế nội địa (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế ‘stamp duty’). Sau khi tham gia liên minh quan thuế với EU từ năm 1996, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng biểu thuế nhập khẩu chung với các nước EU (đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và tỷ trọng thành phần công nghiệp trong sản phẩm nông nghiệp chế biến nhập từ nước thứ ba). Nước này áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các nước EFTA và các nước khác đã ký Hiệp định FTA hoặc hiệp định ưu đãi thương mại với Thổ Nhĩ Kỳ.

Thuế nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ được tính theo tỷ lệ % trên giá trị (ad valorem), áp dụng đối với 97,9% tổng số dòng thuế. Mức thuế không theo tỷ lệ % trên giá trị (non-ad valorem) bao gồm: thuế tuyệt đối ‘specific’ (đánh trên đơn vị số lượng hoặc cân nặng), thuế hỗn hợp ‘mixed’ (đánh theo điều kiện mức nào cao hơn/thấp hơn thì áp dụng), thuế kết hợp ‘compound’ (kết hợp giữa ‘ad valorem’ và ‘specific’), thuế thay đổi ‘variable’ (đánh theo hàm lượng của sản phẩm) áp dụng đối với 378 sản phẩm hàng hóa theo hệ thống mã HS 12 chữ số. Mức thuế MFN áp dụng cho ngành nông nghiệp (đối với 47,6% sản phẩm nông nghiệp và hàng hóa phi nông nghiệp) cao hơn các ngành khác. Khoảng 46,3% tổng số dòng thuế có tính ràng buộc. Mức thuế ràng buộc (binding rate) trung bình là 33,9%, mức thuế MFN trung bình là 11,6%, mức trần của thuế ràng buộc khá cao, tạo biên độ khá rộng cho việc tăng thuế của Thổ Nhĩ Kỳ. Mức thuế nhập khẩu trung bình đối với sản phẩm công nghiệp là 4,2% và đối với sản phẩm nông nghiệp là 58%.

Một số sản phẩm hàng hóa khi nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ bắt buộc phải làm thủ tục tại một số văn phòng hải quan chuyên trách tại một số tỉnh và thành phố, để kiểm tra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và ngăn ngừa hàng nhập lậu, ví dụ: xe cơ giới, máy kéo, xe máy và phụ tùng phải thông qua Cơ quan ‘Yesilkoy and Gebze Customs Directorates’; dệt may thông qua Cơ quan ‘Halkali, Atatürk Havaliman, Gemlik, Mersin, Izmir Denizli, Ankara, Kayseri, and Gaziantep Customs Directorates’; một số chất dung môi và sản phẩm hóa dầu thông qua Cơ quan ‘Gebze Petrochemical Customs Directorate’.

Từ Điều 23 tới Điều 31 của Luật Hải quan ‘Customs Law No. 4458’ quy định việc định giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Giá tính thuế là giá trị giao dịch của hàng hóa (mức giá thực sự phải trả hoặc sẽ phải trả cho hàng hóa được bán để xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ. Toàn bộ các loại thuế nhập khẩu được tính trên cơ sở giá CIF. Nếu giá trị giao dịch không thể xác định, việc định giá hải quan sẽ được thực hiện theo các phương thức trong Hiệp định định giá hải quan WTO (CVA).

PHỤ LỤC 2

Quy trình cấp chứng nhận Halal:

- Công ty xin cấp nộp đơn yêu cầu.

- Kiểm tra việc chấp hành theo quy định tại công ty.

- Trao đổi xem xét thông tin.

- Yêu cầu công ty hoàn thiện lần cuối.

- Hội đồng thuộc GIMDES xem xét và quyết định.

- Cấp chứng nhận Halal.

- Thông báo và cập nhật công khai.

Công ty/đơn vị muốn được cấp chứng nhận Halal phải thiết lập hệ thống quản lý và vận hành nội bộ theo quy trình Halal. Hệ thống này có tên gọi là Halal Assurance System - HAS. Hệ thống này phải được phổ biến rộng rãi tới cán bộ, công nhân và cổ đông của công ty và in thành sổ tay (Halal Manual). HAS được cập nhật và theo dõi độc lập với các hệ thống chất lượng khác.

Đối với động vật, việc đưa vào giết mổ phải đạt tuổi giết mổ (không giết non như bê, cừu non, gà con...). Người làm công việc giết mổ phải hiểu rõ quy trình, không coi như việc giết mổ như sát sinh tàn bạo, mặc quần áo đồng phục bảo đảm vệ sinh và có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động. Con vật khi đưa vào giết mổ phải trong trạng thái sống bình thường, không bị ốm và không có bệnh. Máy móc, công cụ, nhà xưởng giết mổ phải sạch sẽ. Dụng cụ giết mổ phải đầy đủ, chất lượng và được mài sắc. Trong quá trình giết mổ phải nhắc tên Thánh Allah (Bismilla). Con vật phải chết hẳn mới được chuyển sang làm phần lông và da.

Tại bất cứ cơ sở giết mổ nào, sau khi giết mổ, thịt làm theo phương thức Halal phải để riêng không để lẫn với thịt không giết mổ theo phương thức Halal. Việc này phải tuân theo cả trong quá trình bảo quản, vận chuyển, giao hàng, xuất khẩu, nhập khẩu và đưa ra bán hoặc cung cấp cho người tiêu dùng.

Nếu trước khi giết mổ cần phải làm liệt, làm choáng con vật thì việc này chỉ làm trong thời gian rất nhanh (temporay), không làm vỡ đầu con vật, không gây tổn hại cho não và làm chết con vật.

Các giấy tờ chính thức theo chương trình Halal của GIMDES:

1. Đơn đề nghị giám định và chứng nhận Halal (ahsc-001-p).

2. Đơn đề nghị giám định và chứng nhận Halal (ahsc-001-m).

3. Đề nghị giám định nhà máy (pir-002).

4. Quy trình vận hành tiêu chuẩn để xin cấp chứng nhận giết mổ Halal

(sop-003).

5. Quy trình vận hành tiêu chuẩn để xin cấp chứng nhận sản phẩm

Halal (sop-004).

6. Báo cáo giám định của nhà máy/cơ sở giết mổ (irsp-005).

7. Báo cáo giám định của nhà máy/cơ sở về sản phẩm (irpp-006).

8. Hợp đồng thỏa thuận giữa nhà máy/cơ sở sản xuất với cơ quan cấp

chứng nhận (aphc-007).

9. Giấy chứng nhận giết mổ Halal ((hsc-009).

10. Giấy chứng nhận sản phẩm Halal (hpc-009).

11. Đơn xin đăng ký cho công nhân giết mổ Halal (arhs-010).

12. Hội đồng chứng nhận Halal (hcb-011).



CÔNG TÁC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI THỊ TRƯỜNG

CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả-RẬP THỐNG NHẤT (UAE)
Ngô Khải Hoàn

Tham tán Thương mại tại Du-bai

Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) có quy mô kinh tế lớn thứ hai trong khu vực Trung Đông. Trong bảy Tiểu vương quốc của UAE, Dubai đóng vai trò trung tâm thương mại và tài chính của cả khu vực, là trung tâm tái xuất hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới sau Hồng Kông và Xinh-ga-po với kim ngạch tái xuất tăng gần gấp đôi trong 5 năm vừa qua. Trong tổng kim ngạch thương mại hàng hóa phi dầu mỏ 205 tỷ đô-la-Mỹ năm 2010, tái xuất chiếm tới 50 tỷ đô-la-Mỹ với mức tăng trưởng 25% so với năm 2009. Do vậy, Dubai không những có ý nghĩa là thị trường tiêu thụ mà còn là trung tâm trung chuyển và tái xuất hàng Việt nam sang các nước khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA).



1. Đánh giá chung về hoạt động xúc tiến thương mại tại Dubai:

Trong những năm qua, Việt Nam đã cử nhiều đoàn Lãnh đạo cấp cao sang thăm và làm việc tại UAE, kết hợp tổ chức đoàn doanh nghiệp khảo sát thị trường gồm Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Quảng Ninh, Đồng Tháp, Bình Thuận, Hà Nam, Yên Bái, An Giang, Kiên Giang… Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội Thủy sản, Lương thực, Hạt tiêu, Da giầy, Dệt may… thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp tham dự Hội chợ, Triển lãm, Hội thảo tại Dubai. Các doanh nghiệp của ta đã tích cực đi khảo sát thị trường, thường xuyên tham gia và khai thác tốt các hội chợ triển lãm để giới thiệu và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của ta vào UAE.

Công tác xúc tiến thương mại được thực hiện liên tục trên diện rộng, đa dạng về ngành hàng từ nông sản thực phẩm tới các sản phẩm công nghiệp và sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phong phú về hình thức tổ chức gồm tham quan khảo sát thị trường, tham dự Hội trợ và Triển lãm, Lễ hội bán hàng, Hội thảo giới thiệu sản phẩm chuyên ngành, Diễn đàn doanh nghiệp… Các sự kiện xúc tiến thương mại nổi bật gồm có Hội thảo doanh nghiệp nông sản và thủy sản (2009, 2011), Hội thảo thương mại và đầu tư (2010), Diễn đàn Chè thế giới và Triển lãm chè Việt Nam (2010), Hội thảo doanh nghiệp về săm lốp ắc quy ô tô xe máy, Hội thảo doanh nghiệp chuyên ngành hạt tiêu, Hội thảo doanh nghiệp về rau quả, các Triển lãm thực phẩm Vùng Vịnh (Gulfood – hàng năm), Triển lãm Thủy sản Dubai, Triển lãm đồ gỗ và nội thất Index, Triển lãm vật liệu xây dựng Big 5, Hội chợ Mùa thu, Triển lãm dệt may Dubai, Lễ hội bán hàng Global Village (hàng năm), Triển lãm gạo Dubai (2011), Triển lãm hàng nông sản SIAL 2011 tại Abu Dhabi… Trong những hoạt động này, có một số được đưa vào Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2009 – 2010 gồm Hội chợ thực phẩm vùng Vịnh Gulfood, Triển lãm đồ gỗ và nội thất Index, Diễn đàn Chè toàn cầu, Triển lãm chè Việt Nam, cùng một số chương trình khảo sát thị trường và hội thảo chuyên ngành khác.

Các hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức hiệu quả do sự chuẩn bị kỹ lưỡng của đơn vị tổ chức và doanh nghiệp. Đã có gắn kết tốt giữa Thương vụ với các đơn vị tổ chức trong nước như các Bộ, Hiệp hội và địa phương. Việc thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần tăng cường và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại song phương. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và UAE trong hai năm 2010 và 2011 liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2010, thương mại hai chiều đạt 730 triệu đô-la-Mỹ tăng 46% so với năm 2009 và dự kiến đạt mức kỷ lục 1,2 tỷ đô-la-Mỹ trong năm 2011 với mức tăng trưởng cho cả năm vào khoảng 64%.



2. Một số kiến nghị:

Năm 2011, do khó khăn chung về tài chính nên tới thời điểm hiện tại chưa có chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nào được duyệt cho thị trường Dubai. Với vị trí chiến lược là thị trường trung chuyển và tái xuất cho hàng hóa Việt nam vào khu vực Trung Đông và Bắc Phi, việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại tại Dubai là cần thiết, giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của ta vào Dubai nói riêng và toàn bộ khu vực nói chung. Do vậy, cần xác định đây là thị trường trọng điểm để tăng cường công tác xúc tiến thương mại trong những năm tới.

Để nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, Thương vụ Dubai có một số đề xuất sau:

- Duy trì Chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ kinh phí doanh nghiệp tham gia ba Triển lãm ngành hàng lớn tại Dubai gồm Triển lãm Big 5 về vật liệu xây dựng, Triển lãm Index về nội thất và Triển lãm thực phẩm vùng Vịnh Gulfood.

- Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền quảng bá trên báo chí, truyền hình cho các đoàn xúc tiến thương mại quốc gia để quảng bá hình ảnh sản phẩm Việt Nam và thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp sở tại và các nước lân cận.

- Tổ chức chương trình mời các nhà nhập khẩu UAE và Trung Đông vào Việt Nam mua hàng. Một số nước như Ma-lai-xia đã thực hiện hoạt động này rất có hiệu quả với sự hỗ trợ trong nước. Matrade đài thọ chi phí vé máy bay, khách sạn và đi lại cho các nhà nhập khẩu lớn của UAE vào Malaysia gặp gỡ các doanh nghiệp xuất khẩu nước này.

- Đối với một số Hội chợ và Triển lãm khác, nếu không có điều kiện tổ chức, đề nghị cho phép Thương vụ sẽ đứng ra thuê gian hàng chung trưng bày hàng mẫu và giới thiệu sản phẩm giúp doanh nghiệp.

Trân trọng cảm ơn.



THAM LUẬN VỀ NHẬP SIÊU TỪ ẤN ĐỘ

Nguyễn Sơn Hà

Tham tán Thương mại tại Ấn Độ

Gần đây Ấn Độ là một cường quốc mới nổi trên thế giới với tốc độ tăng trưởng GDP cao, trong năm tài chính 2009-2010 GDP tăng trưởng 7,4%, năm tài chính 2010-2011 GDP tăng trưởng 8,6% và dự kiến năm tài chính 2011-2012 GDP tăng trưởng 7,5 %.

Tháng 10/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thực hiện chuyến thăm chính thức Ấn Độ và Chủ tịch đã trả lời trước báo chí: “Tôi dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ lần này, không có mục đích nào hơn là tiếp tục tăng cường hơn nữa tình đoàn kết, quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược giữa hai nước. Tôi tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ vốn hết sức tốt đẹp đó.”

Tổng thống Pratibha Patil khi trả lời phỏng vấn của TTXVN đã nhấn mạnh: “Việt Nam là một trụ cột quan trọng trong “ Chính sách hướng Đông” của Ấn Độ. Ấn Độ cam kết xây dựng quan hệ chặt chẽ với Việt Nam cả trên bình diện song phương và đa phương”.

Ấn Độ đã là một trong mười đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm gần đây phát triển mạnh, là điểm sáng trong quan hệ đối tác chiến lược, thể hiện qua bảng số liệu (đề nghị xem phần phụ lục).

Năm 2005, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ chỉ đạt 697 triệu đô-la-Mỹ, sau 4 năm đến năm 2010 đạt 2.739 triệu đô-la-Mỹ, tăng gấp 3,9 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 98 triệu đô-la-Mỹ năm 2005 lên 993 triệu đô-la-Mỹ năm 2010, tăng gấp hơn 10 lần.

Dự kiến kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Ấn Độ năm 2011 đạt 3.800 triệu đô-la-Mỹ. Như vậy, sau 5 năm từ năm 2005 đến năm 2011 kim ngạch thương mại song phương tăng gấp 5,5 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp 15 lần, mặc dù trong cơ cấu hàng xuất khẩu của ta không có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dầu thô, gạo, máy móc thiết bị có giá trị lớn,…

Thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây đã giảm nhiều, năm 2008 thâm hụt: -1.705 triệu đô-la-Mỹ, năm 2009: -1.215 triệu đô-la-Mỹ, năm 2010: -753 đô-la-Mỹ và dự kiến năm 2011 thâm hụt khoảng: -600 triệu đô-la-Mỹ .

Để giải bài toán giảm nhập siêu từ thị trường Ấn Độ, theo chúng tôi cần chú ý các giải pháp sau:



1. Khuyến khích sản xuất trong nước:

Hàng năm nước ta phải chi ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ thị trường Ấn Độ, chiếm 23-25% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Ấn Độ.

Để các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước giảm nhập khẩu nguyên liệu, nhà nước nên có chính sách đồng bộ khuyến khích tăng diện tích trồng trọt nông sản, nhất là ngô, đậu tương để nâng cao sản lượng và chủ động nguồn cung nguyên liệu từ trong nước. Nhà nước cũng cần có chính sách đầu tư nghiên cứu cải tạo giống ngô, đậu tương mới cho sản lượng cao hơn, hỗ trợ và hướng dẫn nông dân áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, bảo đảm bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định. Có như vậy mới giúp nông dân có lợi nhuận và yên tâm hơn khi đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, bền vững thay thế nguyên liệu nhập khẩu.

2. Đầu tư xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam:

Các mặt hàng nông sản có thế mạnh của ta xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ như: cà phê, hạt tiêu, cao su,…chiếm 16-18% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ hàng năm, nhưng ta còn xuất thô quá nhiều, còn bán qua trung gian, còn bị ép giá nhất là khi xuất khẩu với số lượng lớn, chưa xây dựng được thương hiệu. Do vậy, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chưa cao, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có.

Để tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam, các doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam bằng cách nâng cao, cải tiến các tiêu chuẩn hàng nông sản nội địa. Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản (chất lượng, mẫu mã, bao bì, giá cả,…).

Để sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản có chất lượng cao, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường, ta cần làm tốt từ khâu nghiên cứu tuyển chọn giống cây, chăm sóc, hạn chế tối đa dùng thuốc kích thích, phân hóa học, tăng cường dùng phân hữu cơ, phân vi sinh. Xây dựng các vùng trồng cây nông sản tập trung, chuyên canh. Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông sản theo đúng quy trình. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp chế biến nông sản công nghệ cao để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Các doanh nghiệp cần đầu tư, nghiên cứu tạo ra một số sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực có thương hiệu Việt Nam, có sức cạnh tranh, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

3. Đầu tư xây dựng chiến lược phát triển thị trường:

Các doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu thị trường nông sản Ấn Độ: nhu cầu, thị hiếu, giá cả, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, giao lưu hợp tác quốc tế…, mạnh dạn đưa hàng nông sản thương hiệu Việt Nam xâm nhập thị trường Ấn Độ bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại: đem hàng nông sản thương hiệu Việt Nam tham gia các hội chợ, triển lãm, gửi bán tại các siêu thị, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng…tiến hành các chiến dịch quảng bá trực tiếp hàng nông sản Việt Nam đến người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp căn cứ vào khả năng, thực lực và các điều kiện thực tế của mình nên chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông sản thương hiệu Việt Nam góp phần phát triển các loại cây nông sản một cách bền vững để tăng giá trị xuất khẩu.

4. Các khuyến nghị:

Đề nghị các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng và các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa đến thị trường Ấn Độ rộng lớn và nhiều tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu ban đầu có thể nhỏ nhưng ta sẽ có sự hiện diện vững chắc trên thị trường mang lại nguồn lợi bền vững.

Trong khi đông đảo các doanh nghiệp Ấn Độ chủ động đến Việt Nam thì số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đến Ấn Độ còn hạn chế. Các doanh nghiệp Ấn Độ đã thành lập Phòng Kinh doanh Ấn Độ tại Việt Nam và có hơn 100 văn phòng đại diện thường trú của các công ty Ấn Độ tại Việt Nam. Trong khi đó chưa có một văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam tại Ấn Độ. Còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến thị trường Ấn Độ, ngại khó, hạn chế sự hiểu biết về thị trường, đối tác cũng là một nguyên nhân khiến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Ấn Độ chưa phát huy hết tiềm năng.

Ấn Độ có 28 bang và 7 vùng lãnh thổ, mỗi bang và vùng lãnh thổ có chế độ chính sách riêng, chênh lệch giàu nghèo rất lớn với số dân nghèo hơn 400 triệu người, thu nhập dưới 1,25 USD/ ngày, do vậy các doanh nghiệp có thể khai thác nhiều đối tượng khách hàng và thị trường khác nhau của Ấn Độ.

Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ có khung pháp lý tốt. Ấn Độ đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, một loạt các hiệp định đã được ký kết khác, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do hàng hóa ASEAN- Ấn Độ (AITIG) tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường Ấn Độ.

Trong thời gian tới để khai thác tốt hơn thị trường Ấn Độ cần có thêm các nỗ lực mở thị trường của các cơ quan nhà nước và đặc biệt là sự chủ động tích cực của các doanh nghiệp.



Trân trọng cám ơn.

PHỤ LỤC

Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam -Ấn Độ.

Đơn vị tính: triệu USD

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

10 tháng/ 2011

10 T/2011 so với 10 T/ 2010 (%)

XK của VN

98

138

180

389

420

993

1.255

69,2

NK của VN

599

880

1.351

2.094

1.635

1.746

1.868

38,3

Tổng XNK

697

1.018

1.531

2.483

2.055

2.739

3.123

49,3

Cán cân

-501

-742

-1.177

-1.705

-1.215

-753









(Số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam)

GIAO LƯU THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN
Nguyễn Hồng Tiến

Tham tán Thương mại tại Karachi-Pa-kit-xtan
Thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra khả năng to lớn cho các hoạt động giao tiếp bằng âm thanh và hình ảnh giữa các địa điểm cách xa nhau trở nên thuận lợi và dễ dàng. Việc áp dụng công nghệ thông tin không chỉ trong hoạt động của các chính phủ, các tổ chức, các tập đoàn, công ty, các cá nhân mà kết nối các hoạt động này với nhau. Trong đó, việc tổ chức “Giao lưu thương mại trực tuyến” là một phương thức và biện pháp của hoạt động xúc tiến thương mại.

Đối với thị trường Pa-kit-xtan, một nước còn có nhiều bất ổn, khó khăn thì việc khai thác khả năng giao lưu trực tuyến phục vụ các nhiệm vụ xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.



I. Về việc tổ chức 2 cuộc giao lưu thương mại trực tuyến Pa-kit-xtan-Việt Nam:

1. Cuộc giao lưu thương mại trực tuyến giữa Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên và Hiệp hội Chè Pa-kit-xtan:

Dưới sự chỉ đạo, định hướng của Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) và Sở Công Thương Thái nguyên, Thương vụ Việt Nam tại Pa-kit-xtan và Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên đã phối hợp tổ chức thành công buổi làm việc trực tuyến đầu tiên giữa Hiệp hội Chè Pa-kit-xtan và Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên. Buổi làm việc diễn ra từ 13.30 – 16.30 giờ Pa-kit-xtan (15.30 – 18.30 giờ Việt Nam), thứ năm, ngày 11/3/2010.

Thành phần tham gia buổi giao thương online lần đầu mang tính thử nghiệm, đột phá với thị trường Pa-kit-xtan có đại diện của những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phù hợp với tính chất, nội dung của thương mại trực tuyến. Đó là gọn nhẹ, mang tính thiết thực, cụ thể. Thời gian làm việc thu xếp phù hợp với sự khác nhau về múi giờ của hai nước.

Kết quả thu được sau buổi làm việc trực tuyến đầu tiên là khách hàng Pa-kit-xtan đã trực tiếp gửi đơn hàng đến cho 5 doanh nghiệp xuất khẩu chè Thái Nguyên đề nghị báo giá và gửi mẫu.

Để phục vụ cho buổi làm việc trực tuyến, Thương vụ Việt nam tại Pa-kit-xtan đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên sử dụng đường truyền internet thông thường và trang web hội thoại có hình ảnh miễn phí SKYPE TALK. Thiết bị truyền tín hiệu âm thanh là 1 micro không dây dành cho người phát biểu và 1 micro có dây dành cho người dẫn chương trình; 2 micro có đầu chuyển nối vào máy tính thông thường. Thiết bị truyền tín hiệu hình ảnh là 1 webcam Microsoft VX-2000 có chức năng ZOOM dùng để thu hình ảnh người phát biểu và 1 webcam A4TECH VIEWCAM có độ phân giải cao dùng để thu hình ảnh toàn cảnh buổi làm việc. Ngoài ra còn có 1 máy chiếu và 1 màn ảnh lớn. Buổi làm việc diễn ra liên tục trong 3 giờ với chất lượng hình ảnh và âm thanh tốt. Kết quả và kinh nghiệm của cuộc giao thương đầu tiên là tiền đề quan trọng cho thúc đẩy các hoạt động giao thương online tiếp nối sau này.

2. Cuộc giao lưu thương mại trực tuyến giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên và Liên đoàn Các Phòng Thương mại và Công nghiệpPa-kit-xtan (FPCCI):

Sau thành công của cuộc Giao thương trực tuyến đầu tiên, Thương vụ tiếp tục, chủ động trong việc quảng bá những lợi ích, kết quả đạt được từ buổi giao lưu thương mại trực tuyến tới Hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp Pa-kit-xtan tại Karachi cũng như báo cáo kết quả về Đại sứ quán Việt nam tại Pa-kit-xtan, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương) đề nghị tổ chức Giao thương trực tuyến lần 2.

Ngày 22/9/2011, tại Thái Nguyên, Hội nghị thương mại trực tuyến lần thứ hai đã được tổ chức với sự tham gia của Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Đại sứ Pa-kit-xtan tại Việt nam, Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á và 16 doanh nghiệp xuất khẩu chè, may mặc, da giầy, đá quý.

Tại đầu cầu Pa-kit-xtan, Phó chủ tịch Thường trực Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Pa-kit-xtan cùng Tổng Thư ký Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Pa-kit-xtan chủ trì hội nghị với sự tham gia của hơn 20 doanh nghiệp Pa-kit-xtan.

Hội nghị Thương mại trực tuyến lần thứ hai giữa tỉnh Thái nguyên và Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Pa-kit-xtan (FPCCI) đã thành công, gây tiếng vang lớn trong cộng đồng doanh nghiệp Pa-kit-xtan. Vì đây là hội nghị thương mại trực tuyến đầu tiên được tổ chức thành công tại Pa-kit-xtan. Sở dĩ như vậy vì từ năm 2009 Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Pa-kit-xtan đã đầu tư trang bị đồng bộ 1 hệ thống hội nghị trực tuyến chuyên nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống này gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có việc phải xin phép cơ quan quản lý viễn thông, và đồng bộ hoá thiết bị giữa hai đầu cầu. Vì vậy, Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Pa-kit-xtan chưa tổ chức thành công được buổi giao lưu thương mại trực tuyến nào, và từ tháng 3/2011 đã quyết định tạm ngừng sử dụng hệ thống hội nghị trực tuyến.

Trong bối cảnh đó, Lãnh đạo Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Pa-kit-xtan và bộ phận kỹ thuật đã tỏ ra lo ngại khi Thương vụ đặt vấn đề phối hợp tổ chức hội nghị thương mại trực tuyến. Mặc dù Thương vụ đã cam kết đảm bảo phương tiện kỹ thuật và đảm bảo không phát sinh chi phí cho bạn, gần như toàn bộ Ban Lãnh đạo Liên đoàn đã đến dự hội nghị để tìm hiểu. Và thành công của hội nghị đã đem lại sự ngạc nhiên và phấn khởi cho Lãnh đạo Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Pa-kit-xtan và cộng đồng doanh nghiệp Pa-kit-xtan.

Kết quả đạt được sau hội nghị là Công ty Xuất khẩu chè Trung Nguyên tìm được đối tác nhập khẩu chè. Công ty Pak Denim Ltd quyết định thăm dò thị trường tỉnh Thái Nguyên.

II. Đánh giá và kiến nghị:

Trên cơ sở, đặc điểm, bối cảnh riêng của thị trường Pa-kit-xtan, từ kinh nghiệm của 2 cuộc hội nghị, chúng tôi xin nêu một số ý kiến sau:



1. Đánh giá:

Giao lưu trực tuyến cần có các thiết bị chuyên dụng và sử dụng đường truyền tốt. Tuy nhiên, áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa bàn, các thiết bị chuyên dụng có các ưu khuyết điểm sau:



Ưu điểm:

Đảm bảo chất lượng hình ảnh, âm thanh.



Nhược điểm:

- Giá thành cao (do phải đầu tư mua thêm thiết bị). Tuy nhiên điều này tùy thuộc vào từng thị trường, nơi đặt trụ sở bộ phận Thương vụ.

- Không được tự do sử dụng.

- Đỏi hỏi đồng bộ thiết bị 2 đầu cầu.

- Gặp nhiều khó khăn khi các điểm đầu cầu ở các nước khác nhau.

2. Kiến nghị:

Để đảm bảo việc giao thương trực tuyến được tốt, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của Pa-kit-xtan, nếu ở địa bàn chưa có các điều kiện kỹ thuật tương thích thì nên trang bị 1 hệ thống thiết bị giao lưu kinh doanh trực tuyến lưu động sử dụng SKYPE.

Trên đây là một số kinh nghiệm của Thương vụ Pa-kit-xtan khi tổ chức Giao thương trực tuyến bằng việc sử dụng hệ thống SKYPE.

Trân trọng cảm ơn.



PHẦN III:

CÁC THÔNG TIN THAM KHẢO



DANH SÁCH CÁN BỘ
VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á















Họ tên

Chức vụ

Điện thoại
cơ quan


Địa chỉ email

Lãnh đạo Vụ

Lý Quốc Hùng

Vụ trưởng

22205406

hunglq@moit.gov.vn

Trần Quang Huy

Phó Vụ trưởng

22205407

huytq@moit.gov.vn

Lê Thái Hòa

Phó Vụ trưởng

22205408

hoalt@moit.gov.vn

Đỗ Hữu Huy

Phó Vụ trưởng

22205370

huydh@moit.gov.vn

Phòng Thị trường Châu Phi

Hoàng Đức Nhuận

Trưởng phòng

22205370

nhuanhd@moit.gov.vn

Phạm Thế Cường

Phó Trưởng phòng

22205370

cuongpt@moit.gov.vn

Đặng Thị Thanh Phương

Phó Trưởng phòng

22205370

phuongdt@moit.gov.vn

Lê Ngọc Thi

Chuyên viên chính

22205479

thiln@moit.gov.vn

Trần Quang Tùng

Chuyên viên

22205370

tungtq@moit.gov.vn

Phòng Thị trường Trung Đông

Nguyễn Phúc Nam

Phó Trưởng phòng

22205410

namnph@moit.gov.vn

Nguyễn Thùy Linh

Chuyên viên

22205410

linhnt@moit.gov.vn

Phạm Xuân Trang

Chuyên viên

22205410

trangpx@moit.gov.vn

Lê Linh

Chuyên viên

22205410

linhl@moit.gov.vn

Phòng Thị trường Nam Á

Phạm Trung Nghĩa

Trưởng phòng

22205479

nghiapt@moit.gov.vn

Nguyễn Minh Phương

Chuyên viên

22205479

phuongnmi@moit.gov.vn

Lê Phương

Chuyên viên

22205479

Phuongl@moit.gov.vn


tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương