BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG



tải về 356.51 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích356.51 Kb.
#1895
  1   2   3   4

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
________

Số: 32/2013/TT-BTNMT



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013




THÔNG TƯ

Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường



______________
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 04 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:

1. QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

2. QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

3. QCVN 51:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép;

4. QCVN 52:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất thép.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.




Nơi nhận:

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Công báo; Cổng TTĐT của Chính phủ:

- Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT, Website của Bộ TN&MT;

- Lưu: VT, TCMT, KHCN, PC, Th (230).


KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



Bùi Cách Tuyến




QCVN 05:2013/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
National Technical Regulation on Ambient Air Quality

Lời nói đầu

QCVN 05:2013/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cht lượng không khí biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH

National Technical Regulation on Ambient Air Quality


1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Quy chuẩn này qui định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), cacbon monoxit (CO), nitơ đioxit (NO2), ôzôn (O3), tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2,5 và chì (Pb) trong không khí xung quanh.

1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để giám sát, đánh giá chất lượng không khí xung quanh.

1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng đối với không khí trong phạm vi cơ sở sản xuất và không khí trong nhà.



1.2. Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.2.1. Tổng bụi lơ lửng (TSP) là tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 100 m.

1.2.2. Bụi PM10 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 10 m.

1.2.3. Bụi PM2,5 là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 m.

1.2.4. Trung bình một giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian một giờ.

1.2.5. Trung bình 8 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 8 giờ liên tục.

1.2.6. Trung bình 24 giờ là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 24 giờ liên tục (một ngày đêm).

1.2.7. Trung bình năm: là giá trị trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian một năm.


2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Giá trị giới hạn của các thông số cơ bản trong không khí xung quanh được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh

Đơn vị: Microgam trên mét khối (g/m3)



TT

Thông số

Trung bình 1 giờ

Trung bình 8 giờ

Trung bình 24 giờ

Trung bình năm

1

SO2

350

-

125

50

2

CO

30.000

10.000

-

-

3

NO2

200

-

100

40

4

O3

200

120

-

-

5

Tổng bụi lơ lửng (TSP)

300

-

200

100

6

Bụi PM10

-

-

150

50

7

Bụi PM2,5

-

-

50

25

8

Pb

-

-

1,5

0,5

Ghi chú: dấu ( - ) là không quy định


3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng không khí thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980). Chất lượng không khí. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit trong không khí xung quanh, Phương pháp trắc quang dùng thorin.

- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh điôxit. Phương pháp Tetrachloromercurat (TCM)/Pararosanilin.

- TCVN 7726:2007 (ISO 10498:2004) Không khí xung quanh. Xác định Sunfua điôxit. Phương pháp huỳnh quang cực tím.

- TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của carbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí.

- TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000) Không khí xung quanh. Xác định carbon monoxit. Phương pháp đo phổ hồng ngoại không phân tán.

- TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi.

- TCVN 9469:2012 Chất lượng không khí. Xác định bụi bằng phương pháp hấp thụ tia beta.

- AS/NZS 3580.9.6:2003 (Methods for sampling and analysis of ambient air - Determination of suspended particulate matter - PM10 high volume sampler with size-selective inlet - Gravimetric method) - Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí xung quanh - Xác định bụi PM10 - Phương pháp trọng lượng lấy mẫu cỡ lớn với đầu vào chọn lọc cỡ hạt.

- AS/NZS 3580.9.7:2009 (Methods for sampling and analysis of ambient air - Determination of suspended particulate matter - Dichotomous sampler (PM10, coarse PM and PM2,5) - Gravimetric method) - Phương pháp lấy mẫu và phân tích không khí xung quanh - Xác định bụi - Phương pháp trọng lượng lấy mẫu chia đôi (PM10, bụi thô và PM2,5).

- TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit. Phương pháp Griess-Saltzman cải biên.

- TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998) Chất lượng không khí. Xác định ôzôn trong không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang tia cực tím.

- TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng ôzôn. Phương pháp phát quang hóa học.

- TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993) Không khí xung quanh. Xác định hàm lượng chì bụi của sol khí thu được trên cái lọc. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.



3.2. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.1.


4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh ban hành kèm theo Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 17 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chuẩn này.

4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn về phương pháp phân tích viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.


QCVN 50:2013/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NGƯỠNG NGUY HẠI ĐỐI VỚI BÙN THẢI

TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC

National Technical Regulation on Hazardous Thresholds

for Sludges from Water Treatment Process

Lời nói đầu

QCVN 50:2013/BTNMT do Tổ soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia v bùn thải từ quá trình xử lý nước biên soạn, được xây dựng dựa trên QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.


QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ NGƯỠNG NGUY HẠI ĐỐI VỚI BÙN THẢI

TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC

National Technical Regulation on Hazardous Thresholds

for Sludges from Water Treatment Process


1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định ngưỡng nguy hại của các thông số (trừ các thông số phóng xạ) trong bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải, xử lý nước cấp (sau đây gọi chung là quá trình xử lý nước), làm cơ sở để phân định và quản lý bùn thải.

Áp dụng đối với các loại bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước, có tên tương ứng trong Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến bùn thải từ quá trình xử lý nước.



1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước là hỗn hợp các chất rắn, được tách, lắng, tích tụ và thải ra từ quá trình xử lý nước.

1.3.2. Hàm lượng tuyệt đối là hàm lượng phần triệu (ppm) của thông số trong bùn thải theo khối lượng.

1.3.3. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) là ngưỡng nguy hại của bùn thải tính theo hàm lượng tuyệt đối.

1.3.4. Hàm lượng tuyệt đối cơ sở (H) là giá trị dùng để tính toán ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc) theo công thức (1).

1.3.5. Nồng độ ngâm chiết (eluate/leaching) là nồng độ (mg/l) của thông số trong dung dịch sau khi phân tích mẫu bùn thải bằng phương pháp ngâm chiết. Ctc là ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải tính theo nồng độ ngâm chiết.

1.3.6. Số CAS là mã số của hóa chất theo Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ (Chemical Abstracts Service).




2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Nguyên tắc chung

Việc xác định một dòng bùn thải là chất thải nguy hại hay không phải căn cứ vào ngưỡng nguy hại của các thông số trong bùn thải. Nếu kết quả phân tích mẫu của dòng bùn thải cho thấy ít nhất một (01) thông số trong bùn thải vượt ngưỡng nguy hại tại bất cứ thời điểm lấy mẫu nào thì dòng bùn thải đó được xác định là chất thải nguy hại.



2.2. Phân định bùn thải

Bùn thải của quá trình xử lý nước được xác định là chất thải nguy hại nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

a) pH ≥ 12,5 hoặc pH ≤ 2,0;

b) Trong mẫu bùn thải phân tích có ít nhất 01 thông số quy định tại Bảng 1 có giá trị đồng thời vượt cả 2 ngưỡng Htc và Ctc.



2.3. Ngưỡng hàm lượng tuyệt đối Htc

Giá trị ngưỡng hàm lượng tuyệt đối (Htc, ppm) được tính bằng công thức sau:



(1)

Trong đó:

+ H (ppm) là giá trị Hàm lượng tuyệt đối cơ sở được quy định trong Bảng 1;

+ T là tỷ số giữa khối lượng thành phần rắn khô trong mẫu bùn thải trên tổng khối lượng mẫu bùn thải.



2.4. Ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết Ctc

Ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết của các thông số trong bùn thải từ quá trình xử lý nước được quy định tại Bảng 1.



Bảng 1. Hàm lượng tuyệt đối cơ sở (H) và ngưỡng nguy hại tính theo

nồng độ ngâm chiết (Ctc) của các thông số trong bùn thải


TT

Thông số

Số CAS

Công thức hóa học

Hàm lượng tuyệt đối cơ sở H (ppm)

Ngưỡng nguy hại tính theo nồng độ ngâm chiết Ctc (mg/l)

1

Asen

-

As

40

2

2

Bari

-

Ba

2.000

100

3

Bạc

-

Ag

100

5

4

Cadimi

-

Cd

10

0,5

5

Chì

-

Pb

300

15

6

Coban

-

Co

1.600

80

7

Kẽm

-

Zn

5.000

250

8

Niken

-

Ni

1.400

70

9

Selen

-

Se

20

1

10

Thủy ngân

-

Hg

4

0,2

11

Crôm VI

-

Cr6+

100

5

12

Tổng Xyanua

-

CN-

590

-

13

Tổng Dầu

-

-

1.000

50

14

Phenol

108-95-2

C6H5OH

20.000

1.000

15

Benzen

71-43-2

C6H6

10

0,5

16

Clobenzen

108-90-7

C6H5Cl

1.400

70

17

Toluen

108-88-3

C6H5CH3

20.000

1.000

18

Naptalen

91-20-3

C10H8

1.000

-

19

Clodan

57-74-9

C10H6Cl8

0,6

0,03

20

2,4-Diclophenoxy axeticaxit (2,4-D)

94-75-7

C6H3Cl2OCH2 COOH

100

5

21

Lindan

58-89-9

C6H6Cl6

6

0,3

22

Metoxyclo

72-43-5

C16H15CI3O

200

10

23

Endrin

72-20-8

C12H8Cl6O

0,4

0,02

24

Heptaclo

76-44-8

10H5Cl7

0,2

0,01

25

Metyl parathion

298-00-0

(CH3O)2PSO-C6H4NO2

20

1

26

Parathion

56-38-2

C10H14NO5PS

400

20

- Các thông số có số thứ tự từ 1 đến 15 được áp dụng với tất cả các loại bùn thải từ các quá trình xử lý nước.

- Các thông số có số thứ tự từ 1 đến 18 được áp dụng với các loại bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của các quá trình sản xuất đặc thù có tên ở Bảng 2.

- Tất cả các thông số có tên trong Bảng 1 (thứ tự từ 1 đến 26) được áp dụng với bùn thải từ quá trình xử lý nước thải sản xuất, điều chế, cung ứng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản gỗ và các loại biôxit (biocide) hữu cơ khác (thứ tự 10 trong Bảng 2).



Каталог: exporters -> van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> VBPL-Khac
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 42/2010/tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 2173/QĐ-nhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> BỘ TÀi chính số: 192/2014/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> V/v vướng mắc của Tổng cục Hải quan về chứng từ thanh toán qua ngân hàng
van-ban-phap-luat-moi-ban-hanh -> Số: 2174/QĐ-nhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VBPL-Khac -> BỘ CÔng an số: 54/2015/tt-bca cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
VBPL-Khac -> BỘ TÀi chính số: 1009/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
VBPL-Khac -> BỘ TƯ pháp số: 1170/QĐ-btp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VBPL-Khac -> Số: 40/2013/tt-bnnptnt

tải về 356.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương