CÔng tác thị trưỜng châu phi, TÂY Á, nam á



tải về 0.97 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu15.11.2017
Kích0.97 Mb.
#34304
1   2   3   4   5   6   7   8   9

- Thị trường xuất khẩu:


Hiện nay, Việt Nam đã có trao đổi thương mại với tất cả các nước ở Châu Phi và thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại Châu Phi liên tục được mở rộng. Một số thị trường chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian qua, có thể kể đến như: Nam Phi, Ai Cập, Bờ Biển Ngà, Xê-nê-gan, Gha-na, Ma-rốc, Công-gô, Ni-giê-ria, Tan-za-nia Mô-zăm-bích, Ăng-gô-la.

- Một số nhận xét:

a) Châu Phi nói chung, và rất nhiều nước của Châu Phi nói riêng là những thị trường rất tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và cả tương lai.

b) Những năm gần đây, chúng ta đã có những nỗ lực rất lớn để hàng hóa của Việt Nam vào được thị trường Châu Phi, chúng ta đã có một số thành công bước đầu để mở thị trường với rất nhiều nỗ lực của nhiều cấp nhà nước và doanh nghiệp.

c) Tuy đã có những bước đi đầu tiên tích cực vào thị trường khu vực này, nhưng kết quả còn quá nhỏ bé, các nỗ lực chưa cao, các chương trình, biện pháp tăng cường và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này đã được đưa ra, nhưng việc thực hiện cụ thể còn nhiều bất cập.

(Xin đề nghị tham khảo thêm hai tài liệu quan trọng gần đây nhất 1/ Đề án Xuất khẩu sang thị trường Châu Phi do Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á đệ trình và được Bộ Công Thương phê duyệt ngày 31/12/2010; 2/ Báo cáo xúc tiến xuất khẩu năm 2009-2010 của Cục XTTM, Nhà xuất bản Lao động, năm 2010).

d) Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan để lý giải về việc tại sao một thị trường tiềm năng như Châu Phi, nhưng xuất khẩu của ta sang thị trường khu vực này còn khiêm tốn. Một trong những vấn đề phải bàn là công tác xúc tiến thương mại tại thị trường này.

Chúng ta đã biết: Mục đích của hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Hoạt động này hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của thương nhân (doanh nghiệp ) hiệu quả hơn. Vì vậy tôi xin kiến nghị mấy điểm sau đối với các doanh nghiệp, để có sự chú trọng hơn:

- Khuyến mại hay khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.

- Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình.

- Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.

(Nếu các doanh nghiệp, doanh nhân không chủ động làm xúc tiến thương mại cho mình và cho sản phẩm của mình, thì không tổ chức xúc tiến thương mại nào có thể làm thay, vì không thể làm thay, dù có muốn).

Tôi xin làm rõ mấy điểm được lược trích ở trên, như sau:

1. Xxét cho cùng hoạt động xúc tiến thương mại (trong phạm vi xuất khẩu) là quảng cáo được sản phẩm, khuyến khích và thuyết phục người nhập khẩu và người tiêu dùng mua sản phẩm cụ thể nào đó của doanh nghiệp hay doanh nhân nào đó, thông qua một số hình thức Xúc tiến thương mại đã được đúc rút có tính phổ quát. Trong một số hình thức XTTM, các cơ quan XTTM của nhà nước chỉ có thể hỗ trợ chứ không thể làm thay các doanh nghiệp doanh nhân.

2. Nếu các Doanh nghiệp, Doanh nhân tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như vẫn làm lâu nay tại Châu Phi: tức là chỉ đi tìm hiểu thị trường, dự hội nghị , hội thảo, tìm hiểu thông tin, đến thăm hội chợ của người ta thôi, mà không quảng cáo, giới thiệu, trưng bày sản phẩm cụ thể của mình, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình, thì có thể coi như các doanh nghiệp, doanh nhân đó chưa làm công tác xúc tiến thương mại, hoặc làm chưa tốt việc XTTM cho bản thân mình và sản phẩm của chính mình, nếu không nói là đã rất lãng phí tiền của, của bản thân hoặc của doanh nghiệp .

Qua quan sát thực tế, cũng như qua khuyến cáo của chính các tổ chức XTTM và các nhà Nhập khẩu ở địa bàn, thấy rằng: hình thức hội thảo truyền thống như chúng ta đang làm lâu nay, nói chung đã bão hòa, không thuyết phục được người mua hàng, khách nhập khẩu đặt hàng, do sau khi hội thảo, hội nghị, họ không biết chúng ta muốn bán sản phẩm gì, chất lượng ra sao, có gì mới, hướng tới đối tượng tiêu dùng nào, chưa nói đến màu sắc, phẩm cấp, bao bì, giá cả,…, những điều mà người nhập khẩu và người tiêu dùng cần tận tay, tận mắt đánh giá và quyết định có mua hàng hay không.

Nói cho cùng mục đích của họ cũng là thương mại, chứ không phải là chính trị.

3. Một điều đã rất cũ, nhưng xin được nhắc lại là: hình như chúng ta vẫn còn tiếp tục bán những gì mà mình có, (nên không bán được, hoặc rất khó bán), chứ chưa tạo ra cái mà họ cần để mà bán. Xin đừng nghĩ tới cái gì xa xôi, cao sang. Chúng tôi đang đề cập tới vấn đề rất cũ: đó là thị hiếu, thói quen và nét văn hóa của từng thị trường.

Thí dụ 1, nếu muốn xuất khẩu được nhiều quần áo sang Châu Phi, có lẽ các doanh nghiệp phải đi sâu thêm về mẫu mã, họa tiết, tông màu, cỡ, khổ,... mà người tiêu dùng Châu Phi lựa chọn. Cũng xin nói luôn, đừng cho rằng Châu Phi là các nước nghèo, nên họ chỉ cần quần áo mặc là được: Châu Phi có thời trang rất riêng và rất đa dạng, thậm chí rất kén chọn các gam màu, cũng như sự tương hợp, phối màu trong trang phục.

Thí dụ 2, phải sau một thời gian dài, bản thân tôi mới hiểu rằng: không phải những người nghèo ở Châu Phi thích mua gạo phẩm cấp thấp, gạo tấm, giá rẻ, mà hoàn toàn ngược lại: vì không nhiều tiền nên người nghèo cần mua gạo tốt, chất lượng cao. Đơn giản vì không có nhiều tiền để mua thịt, cá, thực phẩm.. là những thứ đắt hơn gạo, nên cần có gạo tốt, vì dù có ít thịt, cá, thực phẩm, vẫn ăn được cơm để no bụng.

Thí dụ 3: Ai cũng biết đồ gỗ nội thất , sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, lọ bình, mây tre,…của Việt Nam là đẹp, tinh xảo, thú vị. Nhưng muốn bán được nhiều ở Châu Phi chắc khó: vì đa phần người dân da đen không có nhà to, phòng khách lớn để kê các bộ tủ sập, xa lông bằng gỗ quý của Việt Nam sản xuất (đại đa số dân chúng vẫn ở trong các nhà tròn truyền thống, bằng đất hoặc xây để mộc, chỉ để ngủ hoặc che mưa, tránh nắng,.. thì kê bàn tủ vào đâu được). Vì vậy đồ gỗ muốn bán được nhiều sang Châu Phi phải là bàn ghế ngoài trời, và phải chống được nắng mưa , khí hậu khô hanh của Châu Phi.

Tương tự như thế, các sản phẩm mỹ nghệ, bình, sứ, tranh khảm,… chỉ có thể bán một ít cho người da trắng, có gốc châu Âu, chứ người da đen đã không mua bàn tủ thì trang trí những thứ đó vào đâu mà mua, thế thì người nhập khẩu không thể nhập khẩu lớn được.

Nhưng nếu chúng ta có các loại hàng gốm, sứ, mỹ nghệ,… khổ to hơn, thô nháp, hoặc màu sắc thật rực rỡ kiểu Châu Phi thì lại rất dễ bán ở thị trường này. Các loại bình, đôn, chậu cảnh cực đại, lại càng dễ bán vì ai cũng muốn mua để trồng cây cảnh hoặc trang trí ở ngoài nhà, người da trắng lại càng thích vì họ có sân vườn rất rộng chỉ để trồng cỏ và trồng hoa, nên càng cần những thứ như thế để trang trí ngoài trời. Chúng ta cứ mang mấy thứ tinh xảo, tinh tế, xinh xinh của mình sang, thì làm sao mà bán được.

4. Chúng tôi được rất nhiều bạn bè, và cả các quan chức trong ngành xúc tiến thương mại của Châu Phi và Nam Phi khuyên rằng: muốn vào được thị trường khu vực này, phải luôn có sản phẩm mới: Xin đừng nghĩ rằng họ chơi sang và bắt chúng ta phải sáng tạo ra các hàng hóa cao siêu, lạ chưa từng có. Đơn giản họ chỉ khuyên chúng ta không ngừng cải tiến sản phẩm, đôi khi chỉ là thay đổi mẫu mã, bao bì, hình thức quảng cáo thôi.

5. Cuối cùng là phải sẵn sàng và đủ sức đáp ứng được các hợp đồng (về mặt số lượng cũng như mẫu mã mới). Điều này có lẽ là đặc điểm của Nam Phi: do Nam Phi đã hình thành hệ thống phân phối quá mạnh cho cả bán buôn và bán lẻ, nên khi họ đã đặt hàng là đặt cho cả hệ thống siêu thị và mạng lưới bán lẻ rộng khắp, không chỉ ở Nam Phi, mà còn ở nhiều nước Nam phần Châu Phi, và Châu Phi nói chung.

Trên đây là phần tham luận của tôi về công tác xúc tiến thương mại vào thị trường Châu Phi. Đây là những kinh nghiệm mà tôi đúc kết, cũng như trải nghiệm qua thực tế xin chia sẻ cùng Quý vị đại biểu và các doanh nghiệp có mặt ở đây hôm nay, cũng chỉ là mấy ý bổ sung cho các Báo cáo của các đồng nghiệp đã trình bày.

Trân trọng cảm ơn..



NHỮNG QUY ĐỊNH BẮT BUỘC

ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU VÀO NI-GIÊ-RIA

Tạ Hữu Thịnh

Tham tán Thương mại tại Ni-giê-ria

Ni-giê-ria, với dân số xấp xỉ 160 triệu người, là cửa ngõ vào thị trường các nước khu vực Nam Sa-ha-ra, được xếp hạng một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất châu Phi. Tuy nhiên, đây là thị trường có những quy định rất chặt chẽ đối với hàng nhập khẩu. Theo các quy định hiện hành, hàng hóa trước khi được nhập khẩu vào Ni-giê-ria phải có một trong hai loại giấy chứng nhận sau:



1. Giấy chứng nhận SONCAP (SONCAP Certificate)

SONCAP (Standard Organization of Ni-gie-ria Conformity Accessement Program) - “Chương trình đánh giá sự phù hợp của Tổ chức tiêu chuẩn Ni-gie-ria” được ban hành ngày 1/9/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/12/2005 nhằm bảo hộ người tiêu dùng Ni-giê-ria và đảm bảo các sản phẩm không đạt chuẩn và không an toàn không được phép nhập khẩu vào Ni-giê-ria. Theo đó sản phẩm thuộc các nhóm hàng sau đây phải có giấy chứng nhận SONCAP (SONCAP Certificate) trước khi được nhập khẩu vào Ni-giê-ria:

- Nhóm 1: Đồ chơi trẻ em

- Nhóm 2: Điện và Điện tử

- Nhóm 3: Ô tô

- Nhóm 4: Hóa chất

- Nhóm 5: Vật liệu xây dựng, dụng cụ cầm tay và thiết bị chứa gas

- Nhóm 6: Hàng thủy sản các loại

- Nhóm 7: Giấy và Văn phòng phẩm

- Nhóm 8: Thiết bị an toàn, bảo vệ

- Nhóm 9: Hàng dệt may, các ản phẩm làm từ da, nhựa và cao su

- Nhóm 10: Đồ gia dụng các loại

- Nhóm 11: Hàng thủ công mỹ nghệ

(Địa chỉ liên hệ của SON và Danh mục các mặt hàng cần chứng nhận của SONCAP thể hiện tại Phụ lục kèm theo).

Giấy chứng nhận SONCAP là một trong các chứng từ bắt buộc để hàng nhập khẩu được thông quan tại các cảng của Ni-giê-ria. Hàng hóa khi làm thủ tục thông quan mà không có chứng từ này sẽ bị từ chối. Hàng hoá có thể phải tái xuất hoặc phải được gửi đi kiểm tra tại các cơ quan giám định tại Ni-giê-ria hoặc ở nước ngoài. Người nhập khẩu /xuất khẩu phải chịu mọi phí tổn do việc chậm xuất trình hoặc không có giấy chứng nhận SONCAP gây nên.

Ngoài văn phòng của SON tại Abuja, Lagos và một số cảng khẩu khác của Ni-giê-ria, để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nhanh chóng xin được giấy chứng nhận SONCAP cho các sản phẩm dự định xuất khẩu sang Ni-giê-ria, SON đã mở văn phòng đại diện tại một sô khu vực trọng điểm trên thế giới, gọi là SONCO (SON Country Office). Tại châu Á, SON có văn phòng tại Trung Quốc, Hàn quốc và Xinh-ga-po. Trong đó SON Xinh-ga-po kiêm nhiệm Việt Nam.

Để xin được Giấy chứng nhận SONCAP, người xuất khẩu gửi đơn theo mẫu cho văn phòng của SON kèm theo Test Report của sản phẩm (nếu chưa có Test Report có thể yêu cầu SONCO cung cấp tên và địa chỉ của phòng thí nghiệm do SON chỉ định để gửi mẫu hàng xin giám định và cấp Test Report). Sau khi xem xét kết quả của Test Report, SONCO sẽ cấp Giấy chứng nhận sản phẩm (Product Certificate). Giấy chứng nhận này có giá trị hiệu lực tối đa 3 năm kể từ ngày cấp Test Report. Sau khi giao hàng, người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ giao hàng và Hóa đơn cho Văn phòng của SON (SONCO) tại nước mình. SONCO cấp Giấy chứng nhận SONCAP cho lô hàng để được thông quan khi tới Ni-giê-ria.

Các khoản phí phải nộp:

- Giấy chứng nhận sản phẩm (Product Certificate): 18 đô-la Mỹ/ tháng hay 216 đô-la Mỹ/năm. Nếu có trên 01 sản phẩm. trong cùng một giấy chứng nhận mỗi sản phẩm phải nộp thêm 02 đô-la Mỹ/tháng

- Giấy chứng nhận SONCAP (SONCAP Certificate): 180 đô-la Mỹ

- Sửa đổi giấy chứng nhận: 50 đô-la Mỹ/bản

- Bản sao: : 50 đô-la Mỹ/bản

2. Giấy chứng nhận NAFDAC (NAFDAC CERTIFICATE)

Theo quy định tại Sắc lệnh số 19 năm 1993 của Chính phủ Ni-giê-ria tất cả các loại hàng hoá là lương thực, thực phẩm, dược phẩm và đồ uống sản xuất để phục vụ tiêu dùng trong nước, để xuất khẩu, hoặc được nhập khẩu, quảng cáo, để bán hoặc phân phối tại Ni-giê-ria phải đăng ký chất lượng tại Cục Giám định và Quản lý Thực phẩm và Dựợc phẩm Quốc gia ( National Agency for Food and Drug Administration and Control - NAFDAC).

Nhập khẩu vào Ni-giê-ria những hàng hoá trên mà không có giấy chứng nhận của NAFDAC là bất hợp pháp. Các đại lý của các nhà sản xuất nước ngoài, các doanh nghiệp nhập khẩu phải thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo các sản phẩm dự định nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Ni-giê-ria phải có Giấy chứng nhận NAFDAC (NAFDAC Certificate) trước khi lô hàng được nhâp khẩu vào Ni-giê-ria. Vi phạm quy định này hàng hóa sẽ phải đưa vào kho ngoại quan chờ xử lý. Doanh nghiệp nhập khẩu phải chịu mọi chi phí lưu kho, lưu bãi, bị phạt tiền hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện tại, không chỉ những loại hàng hóa nói trên mà các sản phẩm khác như mỹ phẩm, xà phòng và các chất tẩy rửa cũng đã được đưa vào danh mục các loại hàng hóa phải có Giấy chứng nhận NAFDAC trước khi được nhập khẩu vào Ni-giê-ria.

Trong trưòng hợp hàng hoá được sản xuất tại nước ngoài, ngoại trừ các loại sản phẩm mà theo NAFDAC việc kiểm tra giám định chất lượng phải được tiến hành tại nước xuất sứ, các nhà sản xuất, xuất khẩu có thể ủy quyền cho đại lý hoặc đại diện của mình hoặc người nhập khẩu tại Ni-giê-ria tiến hành đăng ký xin giấy chứng nhận NAFDAC cho các sản phẩm dự định xuất khẩu vào Ni-giê-ria.

Hồ sơ đăng ký xin Giấy chứng nhận NAFDAC gồm:

1. Giấy ủy quyền cho đại lý hoặc đại diện của người xuất khẩu tại Ni-giê-ria do Giám đốc công ty ký, có công chứng, và xác nhận lãnh sự của Sứ quán Ni-giê-ria tại nước xuất sứ.

2. Giấy chứng nhận sản xuất.(có công chứng và xác nhận lãnh sự).

3. Giấy chứng nhận phân tích chi tiết.(có công chứng và xác nhận lãnh sự).

4. Giấy phép Thành lập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhập khẩu Ni-giê-ria do Ủy ban về doanh nghiệp Ni-giê-ria (CAC) cấp.

5. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Bộ thương mại và Đầu tư Ni-giê-ria cấp

6. Đơn xin phép nhập khẩu của người nhập khẩu.

7. Giấy mời tới kiểm tra nhà máy ( nếu hàng hóa phải kiểm tra tại nơi sản xuất)

8. Giấy xác nhận Nhãn hiệu đã được đăng ký của Bộ Thương mại và Đầu tư Ni-giê-ria. (Acceptance Form).

9. Các khoản phí phải nộp:


    • Mua mẫu đơn: 250 Naira ( khoảng 2 đô-la Mỹ)

    • Giấy chứng nhận: 5000 – 7000 đô-la Mỹ/ một sản phẩm tùy theo chủng loại hàng hóa.

Để có thể ký được hợp đồng xuất khẩu rất mong các doanh nghiệp quan tâm đến thị trường Ni-giê-ria chủ động tiến hành các thủ tục cần thiết để xin cấp một trong hai giấy chứng nhận nói trên cho các sản phẩm dự định xuất khẩu sang Ni-giê-ria.

Thông tin chi tiết về SONCAP đề nghị liên hệ với văn phòng liên lạc của SON tại Việt Nam và website: www.nafdacNi-gie-ria.org đối với các sản phẩm phải có NAFDAC Certificate.

Trân trọng cám ơn.

PHỤ LỤC

Danh mục các sản phẩm phải có giấy chứng nhận SONCAP

trước khi được nhập khẩu vào Ni-giê-ria
Nhóm 1: Đồ chơi trẻ em

TT

Tên sản phẩm

Mã HS

01

Đồ chơi bao gồm:Video games và các đồ chơi bằng điện khác

9501-9503

02

Dụng cụ thể dục, thể thao

9506.91

03

Xe đẩy tay

8715

Nhóm 2: Điện và điện tử

TT

Tên sản phẩm

Mã HS

01

Đầu Audio,Video và thiết bị điện tử tương tự

8518,8519,8520, 8521,

8522,8523, 8524, 8525.20,

8525.30, 8527, 9008


02

Máy làm sạch chân không, máy lọc nước có công suất tối đa đến 3.500W

8509.10, 8509.20,

8509.80, 8509.90



03

Bàn là điện có công suất tối đa 3.500W

8516.40

04

Máy ly tâm công suất tối đa 12kg

8421.12

05

Máy rửa bát công suất tối đa 3.500W

8422.11

06

Dụng cụ điện đun nước nóng, dụng cụ điện làm nóng không gian, máy uốn tóc, máy sấy tay...

8516

07

Máy giặt

8450

08

Máy cạo râu, tông đơ và các dụng cụ cắt tóc có lắp động cơ điện công suất tối đa 500W

8510, 8214

09

Các loại lò : Nồi nấu,chảo đun, ấm đun, vỉ nướng và lò nướng bánh…

8516.60, 8516.72, 8516.79

10

Thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện

8509.80

11

Máy ly tâm làm khô quần áo có công suất tối đa 12kg

8421.12

12

Dụng cụ đun nước nóng tức thời, đun và chứa nước nóng…có công suất tối đa 3.500W

8516

13

Ấm đun nước…có công suất tối đa 3.500W

8516.79

14

Máy dùng cho nhà bếp có công suất tối đa 3.500W

8203.30, 8509.40, 8509.80


15

Dụng cụ làm nóng có công suất tối đa 3.500W

8516.71

16

Máy hút rác trong nhà bếp có công suất tối đa 3.500W

8509.30

17

Chăn điện, máy làm nóng có công suất tối đa 3.500W

6301.10, 6406.99

8516.79


18

Máy bảo quản nước nóng có công suất tối đa 600 lít, dụng cụ đun nước nóng tức thời hoặc đun và chứa nước nóng và đun nước nóng kiểu nhúng có công suất tối đa 3.500W

8516.10

19

Máy làm tóc có công suất tối đa 3.500W

8516.31, 8516.32,

8516.33


20

Máy làm lạnh, máy làm đá , tủ kem có công suất tối đa 50CU.FT

8418

21

Lò vi sóng có công suất tối đa 60 lít

8516.50

22

Đồng hồ

9101.11, 9101.12, 9101.19, 9101.91, 9102.11, 9102.12,

9102.19, 9102.91, 9103.10,

9105.11, 9105.21, 9105.91, 9106, 9107, 9108.11, 9108.12, 9108.19, 9109.11,

9109.19, 9110, 9111, 9112, 9113, 9114



23

Đèn điện dây tóc, đèn phóng điện có công suất tối đa 3.500W

8539.39

24

Máy khâu

8447.20, 8452.10

25

Máy biến đổi điện tĩnh

8504.40

26

Lò sưởi điện giữ nhiệt

8516.21, 8516.29

27

Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén và quạt không khí

8414.60

28

Thiết bị trị liệu cơ học, thiết bị xoa bóp

9019.10

29

Máy nén công suất giới hạn tối đa 60.000 BTU/HR

8414.80, 8414.90

30

Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời công suất tối đa 600 lít

8516.10

31

Máy điều hoà không khí công suất tối đa 60.000BTU/giờ và sử dụng năng lượng điện tối đa 3.500 W

8415.10, 8415.81, 8509.80

32

Bơm chất lỏng có công suất tối đa 12KW

8415.10, 8415.81, 8509.80

33

Dụng cụ sấy khô quần áo

8516.79

34

Bàn là điện

8516.40

35

Lò sưởi điện giữ nhiệt hoặc dụng cụ tương tự có công suất tối đa 1500W

8516.21, 8516.29

36

Thiết bị trị liệu bằng xông

9019.10

37

Thiết bị lọc khí có công suất tối đa 3.500W

8421.39

38

Máy làm sạch nền nhà, máy làm sạch chân không khô và ướt

8479.89

40

Máy bán hàng tự động

8476

41

Máy thu hoạch hoặc máy đập, kể cả máy đóng bó có công suất tối đa 1.500W

8433.11

42

Các loại lò đun nước nóng,, nồi nấu, chảo đun, ấm đun, vỉ nướng và lò nướng có công suất tối đa 3.500W

8516.60

43

Máy phun bắn bằng hơi nước hoặc cắt và các loại máy bắn tia tương tự có công suất tối đa 1.500 W

8424.30

44

Các loại quạt gồm cả CKD và SKD có công suất tối đa 3.500W

8514.51, 8414.59

45

Dụng cụ và thiết bị dùng cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục điền kinh

9506

46

Dụng cụ đun nước nóng tức thời khác có công suất tối đa 3.500W

8516.79

47

Dụng cụ làm ẩm không khí cho hệ thống điều hoà không khí

8415.90, 8509.80

48

Dụng cụ cầm tay hoạt động bằng khí nén, thuỷ lực hoặc có gắn động cơ dùng điện hay không dùng điện

8467.29

49

Động cơ và máy phát điện, máy khoan cửa , cửa sổ có điện năng sử dụng tối đa 3.500W

8501, 8530.80, 8543.89

50

Dụng cụ làm ẩm không khí có chức năng tương tự có điện năng sử dụng tối đa 3.500W

8509.80

51

Bơm không khí hoặc bơm chân không khác có điện năng tiêu thụ tối đa 1.500W

8414.80

52

Máy làm bay hơi có điện năng tối đa là 3.500W

8516.79

53

Vòi, van và các thiết bị tương tự dùng cho đường ống, thân nồi hơi bể chứa hay các loại tương tự kể cả van giảm áp và van để điều chỉnh bằng nhiệt

8481.80, 7324.29

54

Các thiết bị văn phòng gồm máy chữ, máy ghi , copy..

8469, 8470, 8471, 8472, 8473.10, 8473.21, 8473.29, 8473.30, 8473.40, 8473.50, 8520.10, 8520.20, 8523, 8525.30, 8528, 9008

55

Máy phát điện kể cả máy phát điện xoay chiều

8501, 8502

56

Dụng cụ khoan, cưa điện có điện năng sử dụng tối đa 3.500W

8467.21, 8467.22, 8467.23

57

Dây cáp điện, vật liệu cách điện…

8544, 8536.90

58

Đèn và bộ đèn điện

9405, 8536.61

59

Máy Fax, telephone, máy điện thoại di động, và các sản phẩm tương tự

8517.11, 8517.21, 8517.19, 8525.20

60

Phích cắm, ổ cắm điện, bộ nắn dòng điện và hộp điện

8536.69, 8504.40

61

Bóng đèn điện

8539

62

Chấn lưu bóng đèn điện

8536.50, 8504.10

63

Công tắc điện, cầu chì

8536.50, 8536.20, 8536.10

64

Bộ sạc ắc quy, bộ nguồn điện

8504.40

65

Ắc quy không phải dùng cho ô tô bao gồm ác quy UPS

8506, 8507 (Trừ 8507.10)

66

Mô tơ công suất tới 12KW

8501.10, 8501.20, 8501.31, 8501.32, 8501.40, 8501.51, 8501.52

67

Truyền điện

8504

68

Máy lọc nước

8421.21

69

Các thiết bị dùng năng lượng mặt trời

7321.11, 7321.81, 8419.19

70

Đồng hồ đo điện thế

9028.30

71

Các thiết bị pha chế nhiên liệu

8413.11

72

Thiết bị gia dụng có lắp động cơ điện

8509.40, 8513.10, 8518.50, 8520.20, 8531.80, 9006.69, 9025.19, 9025.80, 9029.20


tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương