Công ưỚc liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý VÀ chất hưỚng thần năM 1988



tải về 254.18 Kb.
Chế độ xem pdf
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu08.08.2023
Kích254.18 Kb.
#55032
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18
cong-uoc-ve-chong-buon-ban-cac-chat-ma-tuy-va-chat-huong-than-nam-1988
05 CD-BTC, Tai lieu huong dan cap nhat VBHN-TCVN
Điều 30. Huỷ bỏ Công ước  
1. Mỗi bên có thể tuyên bố huỷ bỏ Công ước này vào bất kỳ thời gian nào 
bằng cách gửi văn bản thông báo cho Tổng thư ký. 
2. Việc huỷ bỏ này có hiệu lực đối với bên tuyên bố sau một năm kể từ 
khi Tổng thư ký nhận được thông báo. 
Điều 31. Sửa đổi Công ước 
1. Mỗi bên có thể đề nghị sửa đổi Công ước này. Nội dung đề nghị sửa 
đổi và những lý do đề nghị sửa đổi được thông báo cho Tổng thư ký, sau đó 
Tổng thư ký thông báo cho các bên khác và yêu cầu họ cho ý kiến đồng ý hay 
không đối với đề nghị sửa đổi đó. Nếu việc đề nghị sửa đổi không bị một bên 
nào phản đối, thì trong vòng 24 tháng kể từ ngày đề nghị sửa đổi được chuyển 
đến các bên, được coi là chấp nhận và sẽ có hiệu lực đối với bất kỳ bên nào sau 
90 ngày kể từ khi bên đó gửi cho Tổng thư ký văn kiện đồng ý với điều sửa đổi 
này. 
2. Nếu việc đề nghị sửa đổi bị bất kỳ một bên nào phản đối thì Tổng thư 
ký tham khảo ý kiến của các bên khác và theo yêu cầu của đa số các bên, Tổng 
thư ký thông báo vấn đề này cùng với những kiến nghị của các bên đó cho Hội 
đồng, Hội đồng có thể quyết định tổ chức một Hội nghị theo quy định của 
Khoản 4 Điều 62 Hiến chương Liên hợp quốc. Mọi điều sửa đổi được thông qua 
tại Hội nghị này phải được ghi vào Nghị định thư về việc sửa đổi. Việc đồng ý 
chịu sự ràng buộc của Nghị định thư sẽ phải được hiển thị rõ ràng cho Tổng thư 
ký. 
Điều 32. Giải quyết tranh chấp 
1. Trong trường hợp có tranh chấp nảy sinh giữa hai hoặc nhiều bên về 
việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này, các bên sẽ tham khảo lẫn nhau để 
giải quyết tranh chấp qua đàm phán, thẩm tra, trung gian, hoà giải, trọng tài, nhờ 
các tổ chức khu vực, qua xét xử tư pháp hoặc bằng các giải pháp hoà bình khác 
mà họ lựa chọn. 
2. Bất kỳ tranh chấp nào như trên mà không thể giải quyết theo cách thức 
quy định tại khoản 1 Điều này thì theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào, 
tranh chấp được chuyển đến Toà án quốc tế để giải quyết. 


28 
3. Nếu một tổ chức thống nhất kinh tế khu vực nào nói tại điểm (c) Điều 
26 là một bên tranh chấp mà tranh chấp đó không thể giải quyết theo cách thức 
quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ chức này có thể thông qua một quốc gia 
thành viên của Liên hợp quốc yêu cầu Hội đồng đề nghị Toà án quốc tế có ý 
kiến tư vấn theo đúng Điều 65 quy chế Toà án quốc tế. Ý kiến của Toà án quốc 
tế được coi là quyết định. 
4. Mỗi quốc gia khi ký kết hoặc phê chuẩn, chấp thuận hoặc phê duyệt 
Công ước này, hoặc khi gia nhập Công ước, cũng như mỗi tổ chức thống nhất 
kinh tế khu vực khi ký hoặc gửi văn bản về khẳng định chính thức hoặc tham gia 
Công ước có thể tuyên bố rằng họ không bị ràng buộc bởi các Khoản 2 và 3 
Điều này. Những bên khác không bị ràng buộc bởi các Khoản 2 và 3 trong quan 
hệ đối với bất kỳ bên nào đã tuyên bố như vậy. 
5Bất kỳ bên nào đã tuyên bố theo khoản 3 Điều này đều có thể rút lại lời 
tuyên bố vào bất kỳ thời điểm nào bằng cách thông báo cho Tổng thư ký. 
Điều 33. Văn bản chính thức 
Các văn bản của Công ước này trình bày bằng tiếng Ả Rập, Trung Quốc. 
Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha đều có giá trị như nhau. 
Điều 34. Lưu chiểu 
Tổng thư ký là người chịu trách nhiệm lưu chiểu Công ước này. Để làm 
bằng chứng, những người được uỷ quyền hợp lệ đã ký Công ước này. 
Làm tại Viên thành một bản gốc, ngày 20 tháng 12 năm 1988. 
 


29 

tải về 254.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương