Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009



tải về 4.05 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu25.04.2018
Kích4.05 Mb.
#37131
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị người bệnh

- Người bệnh được giải thích rõ toàn bộ quá trình phẫu thuật.

- Được cắt toàn bộ móng tay, rửa sạch toàn bộ cánh tay bằng xà phòng diệt khuẩn.

- Tư thế: nằm ngửa.

- Tay phẫu thuật để ngang thân người, đặt trên bàn mổ.

- Đặt Máy theo dõi mạch, huyết áp, SpO2 trong quá trình thực hiện phẫu thuật.

- Đánh dấu các vị trí đặt Graft dưới da lên da.(hình 1)



2. Phương pháp vô cảm

- Gây tê đám rối hay gây tê dưới da bằng Lidocain 1%.

- Kỹ thuật

- Bộc lộ động mạch.

- Bộc lộ tĩnh mạch.

- Luồn mạch nhân tạo đi dưới da theo vị trí định trước. (hình 2)

- Khâu nối mạch nhân tạo với tĩnh mạch.



- Khâu nối mạch nhân tạo với động mạch. (hình 3)



Hình 3: Khâu nối Graft với động mạch và tĩnh mạch.

- Kiểm tra toàn bộ hệ graft, lưu thông máu trong graft.

- Cầm màu miệng nối và vết mổ.

- Đóng da.

VI. THEO DÕI

- Trong khi tiến hành thủ thuật

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tri giác.

- Sau khi tiến hành thủ thuật

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tri giác.

- Kiểm tra lưu thông máu qua lỗ thông.

- Khám/đánh giá quá trình phát triển của thông động tĩnh mạch sau 1 tháng.

- Xem xét đưa thông động tĩnh mạch vào sử dụng sau 1 tháng.



VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Tắc thông động tĩnh mạch: thường do xoắn vặn mạch nhân tạo trong quá trình tạo đường hầm đi dưới da. Mở lại và định vị lại vị trí tĩnh mạch.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ingemar J.A. Davidson, 2008. Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures, 2nd edition (ISBN: 1-57059-627-1).

2. Oxford University Press, 2008. Oxford Textbook of Clinical Nephrology, p.1909- 1926(Third Edition 2008) (ISBN-10: 0198508247 ISBN-13: 978-0198508243)

3. Brenner and Rector, 2008. The Kidney, 2008. (ISBN 978-1-4160-3105-5).

NỘI SOI BÀNG QUANG CHẨN ĐOÁN


(NỘI SOI BÀNG QUANG KHÔNG SINH THIẾT)


I. ĐẠI CƯƠNG

Nội soi bàng quang là một thủ thuật được sử dụng để quan sát bên trong bàng quang, niệu đạo.



II. CHỈ ĐỊNH

- Đái máu.

- Đái mủ.

- Hội chứng bàng quang.

- Viêm bàng quang mạn.

- U bàng quang.

- Sỏi, dị vật bàng quang

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Chấn thương đứt niệu đạo.

- Nhiễm trùng đường niệu thấp đang tiến triển

- Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có kích thước to.

- Lao bàng quang

- U vùng tiểu khung có chèn ép tắc nghẽn đường niệu.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 1bác sỹ, 1điều dưỡng

2. Phương tiện, dụng cụ

- Máy soi bàng quang cứng (kim loại) hoặc mềm (sợi).

- Bộ cáp quang dẫn truyền hình ảnh và màn hình video

- Nguồn ánh sáng lạnh.

- Nguồn nước vô trùng và hệ thống dẫn nước vào máy.

- Catheter các cỡ để chụp thận ngược dòng.

- Giường kiểu khám phụ khoa có thể điều chỉnh lên xuống tự động: 1 chiếc.

- Găng vô trùng: 2 đôi.

- Cồn Betadin sát trùng: 1 lọ.

- Gạc vô trùng: 1 gói.

- Kẹp vô trùng: 1 cái

- Quần áo mổ: 2 bộ

- Mũ, khẩu trang: 2 bộ

- Thuốc giảm đau (Felden, Mobic…), gây tê tại chỗ ( Xylocain).



3. Người bệnh: cần được giải thích kỹ trước khi làm thủ thuật, tiêm thuốc giảm đau trước khi tiến hành thủ thuật (Felden, Mobic..) và cần được gây tê tại chỗ bằng Xylocain (thường dùng loại gel) bơm qua đường niệu đạo.

4. Hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2.Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

- Giảm đau cho Người bệnh: tiêm thuốc giảm đau trước khi tiến hành thủ thuật (Felden, Mobic..), gây tê tại chỗ bằng Xylocain (thường dùng loại gel) bơm qua đường niệu đạo.

- Tư thế Người bệnh: nằm theo tư thế sản khoa.

- Soi kiểm tra: đặt máy soi bàng quang, cho nước và bàng quang kiểm tra tình trạng bàng quang, niệu đạo, hai lỗ niệu quản.



VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Thủng bàng quang: Rất ít xảy ra, xử trí ngoại khoa.

2. Chảy máu: theo dõi, dùng thuốc cầm máu, truyền máu trong trường hợp mất quá nhiều máu.

3. Nhiễm khuẩn: do có nhiễm khuẩn cũ hoặc nhiễm khuẩn do làm thủ tục kéo dài và không vô khuẩn tuyệt đối: điều trị kháng sinh và theo dõi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Choe JH, Kwak KW, Hong JH, et all (2008) Efficacy of lidocaine spray as topical anesthesia for outpatient rigid cystoscopy in women: a prospective, randomized, double-blind trial. Urology; 71(4): 561-6.

2. Dimon M, Williams C. (2012) Continuous Retroflexion Cystoscopy During Prostate Cryoablation. J Endourol.

3. Wolf JS Jr, Bennett CJ, Dmochowski RR, et all. (2008) Best practice policy statement on urologic surgery antimicrobial prophylaxis. J Urol. ;179(4):1379-90.

NỘI SOI NIỆU QUẢN CHẨN ĐOÁN

I. ĐẠI CƯƠNG

Nội soi niệu quản chẩn đoán là kỹ thuật dùng ống soi niệu quản để nội soi ngược dòng qua niệu đạo vào bàng quang và lên niệu quản, có thể tới đài - bể thận, nhờ hệ thống camera giúp quan sát và chẩn đoán các bệnh lý đường tiết niệu cao. Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, dần được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao trong chẩn đoán nhiều bệnh lý trên đường tiết niệu.



II. CHỈ ĐỊNH

- Chẩn đoán nguyên nhân và vị trí đái máu đại thể từ đường tiết niệu cao chưa rõ nguyên nhân.

- Chẩn đoán hẹp niệu quản hoặc hẹp khúc nối bể thận - niệu quản mà các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác (chụp UIV, chụp UPR) không rõ chẩn đoán.

- Chẩn đoán các khối u trong lòng niệu quản.

- Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào học hoặc mô bệnh học qua soi niệu quản.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Rối loạn đông máu.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu đang trong giai đoạn cấp chưa được điều trị hiệu quả.

- Người bệnh có bệnh lý nội khoa nặng như bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, suy tim nặng), hô hấp, nội tiết…có nguy cơ khi gây mê hoặc gây tê.

- Người bệnh bị bệnh xương khớp không nằm được tư thế sản khoa.

- Hẹp niệu đạo không đặt được ống soi.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- 01 bác sĩ chuyên khoa (bác sĩ chính).

- 01 bác sĩ phụ.

- 01 bác sĩ gây mê.

- 01 kỹ thuật viên gây mê.

- 01 điều dưỡng phụ dụng cụ.

- 01 điều dưỡng chăm sóc và theo dõi người bệnh.

2. Phương tiện

- Máy nội soi niệu quản ống mềm đường kính 6,5 - 9,5 Fr với ống soi niệu quản, nguồn sáng, camera, dây dẫn (guidewire).

- Các dụng cụ phục vụ cho kỹ thuật chẩn đoán: kìm sinh thiết...

- Sonde JJ (double J) hoặc sonde plastic kích thước 6 - 8 Fr x 01 bộ.



3. Người bệnh

- Khám bệnh và làm các xét nghiệm cơ bản:

+ Xét nghiệm máu: Công thức máu, nhóm máu, chức năng đông máu, sinh hóa máu, HBsAg, anti HIV, anti HCV.

+ Tổng phân tích nước tiểu.

+ Siêu âm bụng tổng quát.

+ Chụp X quang: Hệ tiết niệu không chuẩn bị, UIV, tim phổi...

+ Nếu người bệnh trên 50 tuổi: làm điện tâm đồ; nếu trên 60 tuổi: làm siêu âm tim.

- Giải thích cho người bệnh về thủ thuật, mục đích và tai biến có thể xảy ra, cho viết giấy cam đoan.

- Động viên người bệnh yên tâm điều trị.

- Nhịn ăn uống trước khi nội soi 6 giờ và thụt tháo sạch phân.

- Dùng kháng sinh dự phòng trước khi nội soi.

4. Hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án: Đối chiếu họ tên, tuổi người bệnh, chú ý các chống chỉ định.

2. Kiểm tra người bệnh: Đã được giải thích kỹ, vệ sinh, thụt tháo sạch.

3. Thực hiện kỹ thuật: Thực hiện tại phòng vô trùng.

- Người bệnh nằm tư thế sản khoa.

- Người bệnh được tiền mê kỹ, gây tê tủy sống hoặc gây mê nội khí quản.

- Sát khuẩn bộ phận sinh dục và trải vải mổ vô trùng.

- Đặt ống soi niệu quản vào bàng quang.

- Xác định lỗ niệu quản bên có chỉ định soi.

- Đặt dây dẫn (guidewire) vào niệu quản.

- Đặt ống soi vào niệu quản theo dây dẫn, khi ống soi đã vào niệu quản thì rút dần dây dẫn ra.

- Nhờ camera quan sát niệu quản để chẩn đoán các bất thường tại niệu quản, có thể tới đài - bể thận; có thể thực hiện các kỹ thuật bơm rửa lấy tế bào hoặc sinh thiết vị trí nghi ngờ làm tế bào học hoặc mô bệnh học.

- Trước khi rút ống soi thì đặt lại dây dẫn để dẫn đường cho sonde niệu quản.

- Đặt sonde niệu quản theo dây dẫn, có thể đặt bằng sonde plastic hoặc sonde double J.

- Rút guidewire và ống soi ra ngoài, đặt sonde bàng quang qua đường niệu đạo và kết thúc thủ thuật.



VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tổn thương niệu quản

- Nếu tổn thương nhỏ, tổn thương niêm mạc niệu quản: Chỉ cần đặt sonde niệu quản tốt là đủ và thời gian lưu sonde cần lâu hơn.

- Thủng niệu quản: Xử trí tùy theo mức độ tổn thương.

2. Chảy máu: Thông thường sau nội soi niệu quản có thể có chảy máu nhưng không đáng kể, chỉ cần đặt sonde niệu quản và điều trị nội khoa là đủ.

3. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ngược dòng: Cấy nước tiểu và điều trị kháng sinh tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.

4. Biến chứng xa: Hẹp niệu quản, có thể phải tạo hình niệu quản.

VII. CHĂM SÓC, THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU THỦ THUẬT

Sau nội soi Người bệnh có thể biểu hiện đau hông lưng, mạn sườn bên nội soi niệu quản, đi tiểu buốt, tiểu dắt, nước tiểu hồng.

- Khi người bệnh được chuyển về buồng bệnh sau 6 tiếng thì cho ăn nhẹ và bắt đầu vận động dần.

- Ngày hôm sau cho vận động và ăn uống bình thường. Chú ý cho người bệnh uống nhiều nước đảm bảo 2 - 3 lít/ngày.

- Theo dõi nước tiểu về màu sắc, tính chất và số lượng.

- Đảm bảo cân bằng dịch- điện giải.

- Theo dõi nhiệt độ để phát hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Nếu không có nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì rút sonde bàng quang sau 1 ngày.

- Nếu có nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì điều trị kháng sinh đến khi hết tình trạng nhiễm trùng.

- Khi người bệnh ra viện hẹn thời gian khám lại định kỳ để kiểm tra và rút sonde niệu quản.

- Thời gian lưu sonde niệu quản tùy theo từng trường hợp cụ thể, có thể từ 1 - 4 tuần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (1999), “Quy định chung về phẫu thuật tiết niệu”, Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện, tập I, Nhà xuất bản Y học, tr.365-367.

2. Nguyễn Bửu Triều, Lê Ngọc Từ (2007), “Thăm khám bằng dụng cụ và nội soi tiết niệu”, Bệnh học tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, tr.99-203.

3. Phan Trường Bảo, Nguyễn Tuấn Vinh, Nguyễn Minh Quang (2009), “Ứng dụng ống soi niệu quản mềm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiết niệu trên: Báo cáo trường hợp đầu tiên áp dụng tại bệnh viện Bình Dân”, Y học thực hành: (641+642), số 1, tr.93-97.

4. Assaad El-Hakim, Beng Jit Tan, Arthur D. Smith (2007), “Ureteroscopy”, Urinary stone disease, Humana Press, p.589-608.

NỘI SOI BƠM RỬA NIỆU QUẢN SAU TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ



I. ĐẠI CƯƠNG

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi thận và sỏi niệu quản ít xâm lấn, tương đối an toàn.

Một số ít trường hợp sau tán sỏi ngoài cơ thể, sỏi bị vỡ vụn ra nhưng chưa xuống hết bàng quang mà còn đọng lại ở trong lòng niệu quản. Nội soi bơm rửa niệu quản là biện pháp cần thiết để tránh tắc nghẽn làm ứ đọng nước tiểu ở bể thận và niệu quản.

II. CHỈ ĐỊNH

Sau tán sỏi ngoài cơ thể sỏi đã bị vỡ vụn nhưng đang còn nằm trong niệu quản.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Rối loạn đông máu nặng

- Nhiễm trùng bàng quang nặng

- Người bệnh đang bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục ( lậu, giang mai,...)



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01 bác sỹ và 01 điều dưỡng

2. Phương tiện

2. Bộ dụng cụ nội soi: 01 cáp dẫn quang, 01 troca để vào bàng quang, 01 Grasping forcep, 01 camera nội soi.

3. Thông niệu quản thẳng có lỗ ở cuối (end hole) và guide wire 0,035” (road runner).

4. C- arm hướng dẫn định vị đầu thông đúng vị trí và định vị trí sỏi cần rửa.

5. Áo chì: 02 bộ

6. Gạc: 03 gói

7. Dung dịch sát khuẩn, bơm tiêm, nước muối sinh lý 0,9% (1000ml).

8. Thuốc tê Lidocain 2%, gel bôi trơn.

9. Găng vô trùng: 02 đôi

3. Người bệnh

10.Thông báo cho Người bệnh ngày, giờ tiến hành nội soi, bơm rửa niệu quản và dặn Người bệnh đi tiểu hết nước tiểu trong bàng quang.

11.Giải thích Người bệnh về thủ thuật để Người bệnh hợp tác.

4. Hồ sơ bệnh án: Mang hồ sơ bệnh án của Người bệnh đến phòng nội soi.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh: đo huyết áp, nhịp tim trước khi soi

3. Thực hiện kỹ thuật

- Người bệnh nằm ở tư thế sản khoa, bộc lộ cơ quan sinh dục.

- Sát trùng vùng hạ vị và bộ phận sinh dục

- Trải khăn vô khuẩn lên bộ phận sinh dục Người bệnh

- Bơm Lidocain 2% dạng gel vào lỗ sáo của Người bệnh nhằm gây tê niêm mạc dọc đường đi của ống soi (đối với nữ giới thì không cần).

- Bôi trơn ống nội soi.

- Nâng dương vật Người bệnh lên thẳng đứng 90 độ, từ từ đưa ống soi vào. Sau đó vừa đẩy ống thẳng qua lỗ tiểu vào niệu đạo rồi vào bàng quang (đối với nữ: đưa thẳng ống qua lỗ tiểu vào bàng quang). Trong lúc thực hiện quan sát nét mặt Người bệnh.

- Cho thoát hết nước tiểu tồn lại trong bàng quang ra ngoài rồi cho đường truyền dung dịch Natriclorua 0,9% chảy vào bàng quang.

- Quan sát tổng thể bàng quang, xác định lỗ niệu quản cần bơm rửa

- Đưa thông niệu quản thẳng có guide wire dẫn đường vào kênh thủ thuật (operator chanel), dùng cần nâng (elevator) để hướng dẫn catheter vào miệng lỗ niệu quản, cho guide wire đi trước khi vào miệng niệu quản để tránh xây xát miệng lỗ tiểu và đi lạc đường.

- Dưới hướng dẫn của C- arm, luồn guide wire đến chỗ có vụn sỏi bị tắc ở trong niệu quản, giữ cố định guide wire.

- Trượt catheter theo guide wire đi đến chỗ có vụn sỏi, cố định catheter và rút nhẹ từ từ guide wire ra ngoài.

- Dùng bơm 20 ml có nước muối sinh lý (Nacl 0,9%) bơm rửa nhẹ nhàng vào chỗ vụn sỏi ở trong niệu quản đồng thời quan sát dưới hưóng dẫn của C- arm; có thể bơm rửa nhiều lần đến khi hết sạch vụn sỏi trong niệu quản.

- Khi quan sát dưới C- arm thấy sạch vụn sỏi thì rút catheter từ từ ra ngoài

- Rút ống nội soi ra cho vào bồn rửa, kết thúc thủ thuật.

VIII. THEO DÕI

- Trong thủ thuật: toàn trạng, mạch, huyết áp, tình trạng đau,...

- Sau thủ thuật: tình trạng đau, đái máu, nhiễm trùng,..

IX. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

- Chấn thương bàng quang niệu đạo, nặng có thể gây thủng bàng quang, rách niệu đạo.

- Tùy theo tai biến xảy ra có biện pháp phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. HoskingDH, McColm SE and Smith WE (1999). Is stenting following ureteroscopy for removal of distal ureteral calculi necessary? Journal of Urol, 161: 48-50.

2. Jefrry L. Huffman, MD (1992). Ureteroscopy. In: Patrick C. Walsh’ Campbell’s Urology, 6th Ed. Philadelphia, Pennsylvania, 2195-2227.

3. Michael Grasso, MD (2002). Ureteroscopy, Article: May 29, 2002; 1-15

4. Sunai Leewansangtong, M.D (1999). Management of Ureteral Calculi with the Use of Transurethral Ureteroscopy and Electrohydraulic Lithotripsy: 101

Patients Experience; Division of Urology. Thailand. Siiraj Hosp Gaz 1999; 51: 579-585.

5. Turk TMT and Jenkins AD (1999). A comparison of ureteroscopy to in situ extracorporeal shockwave lithotripsy for the treatment of distal ureteral calculi; Joural of Uro, 161: 45-47

NỘI SOI BÀNG QUANG ĐỂ SINH THIẾT BÀNG QUANG ĐA ĐIỂM



I. ĐẠI CƯƠNG

Sinh thiết bàng quang đa điểm là một kỹ thuật thường được tiến hành đồng thời khi nội soi bàng quang chẩn đoán nhằm xác định các tổn thương, u, viêm đặc hiệu (lao, giang mai…) hoặc không đặc hiệu.



II. CHỈ ĐỊNH

- Các tổn thương u.

- Các tổn thương viêm mạn tính…

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Rối loạn đông máu nặng

- Nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ: 1

- Điều dưỡng: 1

2. Phương tiện

- Máy nội soi bàng quang ống cứng và nguồn sáng tương ứng

- Máy ghi hình

- Bàn soi bàng quang

- Vật tư tiêu hao:

+ Dung dịch cố định mảnh sinh thiết (thường là dung dịch formol)

+ Dung dịch sát khuẩn: betadin 10% hoặc thuốc đỏ.

+ Gel xylocain và chlorhexadin.

+ Gạc vô trùng: 5 miếng

+ Panh vô trùng: 1 chiếc

+ Kìm sinh thiết bàng quang: 1 cái

+ Găng vô trùng: 2 đôi

+ 2-5 lít nước muối sinh lý hoặc nước cất

+ Săng có lỗ vô trùng: 1 cái



3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích rõ về chỉ định, quá trình diễn ra cũng như biến chứng có thể xảy ra của soi bàng quang và sinh thiết bàng quang đa điểm.



4. Hồ sơ bệnh án.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Tư thế người bệnh

- Người bệnh nằm ở tư thế sản khoa.

- Người bệnh được mặc quần dành cho người bệnh nội soi bàng quang.

3.2. Tiến hành

- Theo quy trình nội soi bàng quang chẩn đoán.

- Khi nghi ngờ có tổn thương, tiến hành sinh thiết. Tùy theo loại tổn thương, vị trí tổn thương mà số điểm sinh thiết khác nhau (thông thường > 2 điểm).

- Sau khi rút kìm sinh thiết, quan sát mảnh sinh thiết, cho vào dung dịch cố định.

- Quan sát lại bàng quang đặc biệt vị trí sinh thiết để đánh giá tình trạng chảy máu.

4. Ghi hồ sơ

- Ngày giờ nội soi và sinh thiết bàng quang đa điểm

- Tình trạng của người bệnh trong và sau khi nội soi và sinh thiết

- Tên bác sỹ làm nội soi



VI. THEO DÕI: trong 24-48 giờ

- Theo dõi tính chất, màu sắc, số lượng nước tiểu.

- Tình trạng bụng (đau, phản ứng thành bụng)

- Nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng



VII. TAI BIẾN

- Chảy máu bàng quang.

- Chấn thương bàng quang niệu đạo

- Nhiễm trùng.



VIII. XỬ TRÍ

Xử trí tùy theo loại tai biến.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Behrens A, Grimm J, Gross S, et al. (2011). Inertial navigation system for bladder endoscopy. Conf Proc IEEE Eng Med Biol Soc, pp. 5376-9.

2. Ejchman W (1990). Value of endoscopy and ultrasonographic examination (USG) in the diagnosis and control of recurrences of neoplasms of the bladder. Wiad Lek, 43 (19-20), pp. 992-9.

3. Gidlow A (2000). National guidelines for nurse cytoscopy. Prof Nurse,16 (3), pp. 992-3.

4. Hess J, Tschirdewahn S, Szarvas T, et al. (2011). Urothelial carcinoma of the bladder: evaluation by combined endoscopy and urine cytology: is incontrovertible assessment possible?. Urologe A, 50 (6), pp. 702-5.

NỘI SOI BÀNG QUANG LẤY DỊ VẬT, SỎI



I. ĐẠI CƯƠNG

Nội soi bàng quang lấy sỏi, dị vật là một thủ thuật dùng dụng cụ để lấy sỏi, dị vật qua đường nội soi bàng quang.



II. CHỈ ĐỊNH

Sỏi, dị vật bàng quang



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm trùng đường niệu thấp đang tiến triển.

- Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có kích thước to.

- U vùng tiểu khung có chèn ép tắc nghẽn đường niệu.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 1bác sỹ, 1điều dưỡng

2. Phương tiện

- Máy soi bàng quang cứng (kim loại) hoặc mềm(sợi).

- Bộ cáp quang dẫn truyền hình ảnh và màn hình video

- Nguồn ánh sáng lạnh.

- Nguồn nước vô trùng và hệ thống dẫn nước vào máy.

- Dụng cụ gắp sỏi, dị vật bàng quang: dùng kẹp hoặc dùng rọ Dormia: 01 bộ

- Giường kiểu khám phụ khoa có thể điều chỉnh lên xuống tự động.

- Găng vô trùng: 02 đôi

- Cồn Betadin sát trùng: 01 lọ

- Gạc vô khuẩn: 02 gói

- Kẹp vô trùng: 01 cái

- Quần áo mổ: 02 bộ

- Mũ, khẩu trang: 02 bộ

- Thuốc giảm đau (Felden, Mobic...), gây tê tại chỗ (Xylocain).



3. Người bệnh: cần được giải thích kỹ trước khi làm thủ thuật, tiêm thuốc giảm đau trước khi tiến hành thủ thuật (Felden, Mobic..) và cần được gây tê tại chỗ bằng Xylocain (thường dùng loại gel) bơm qua đường niệu đạo

4. Hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

- Giảm đau cho Người bệnh: tiêm thuốc giảm đau trước khi tiến hành thủ thuật (Felden, Mobic..), gây tê tại chỗ bằng Xylocain (thường dùng loại gel ) bơm qua đường niệu đạo

- Tư thế Người bệnh nằm theo tư thế sản khoa.

- Soi kiểm tra: đặt máy soi bàng quang, cho nước và bàng quang kiểm tra tình trạng bàng quang, xác định vị trí, kích thước của sỏi, dị vật.

- Đưa kẹp để gắp sỏi hoặc luồn sỏi vào rọ Dormia kéo ra ngoài.

- Đối với sỏi quá to nhiều khi phải phá vỡ nhỏ sỏi ra bằng sóng xung động siêu âm hoặc laserr rồi lấy sỏi.



VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Thủng bàng quang: rất ít xảy ra, xử trí ngoại khoa.

2. Chảy máu: theo dõi, dùng thuốc cầm máu, truyền máu trong trường hợp mất quá nhiều máu.

3. Nhiễm khuẩn: do có nhiễm khuẩn cũ hoặc nhiễm khuẩn do làm thủ tục kéo dài và không vô khuẩn tuyệt đối. Điều trị kháng sinh và theo dõi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Choe JH, Kwak KW, Hong JH, et all (2008) Efficacy of lidocaine spray as topical anesthesia for outpatient rigid cystoscopy in women: a prospective, randomized, double-blind trial. Urology; 71(4):561-6.

2. Wolf JS Jr, Bennett CJ, Dmochowski RR, et all. (2008) Best practice policy statement on urologic surgery antimicrobial prophylaxis. J Urol; 179(4):1379-90.

3. Zhang ZS, Tang L, Wang XL, et all (2011) Seeing Is Believing: A Randomized Controlled Study from China of Real-Time Visualization of Flexible Cystoscopy to Improve Male Patient Comfort. J Endourol.

4. Clark KR, Higgs MJ. (1990) Urinary infection following out-patient flexible cystoscopy. Br J Urol. 66(5):503-5.

NỘI SOI ĐẶT CATHETER BÀNG QUANG - NIỆU QUẢN ĐỂ CHỤP UPR


(uretero pyelographie retrograde)


I. ĐẠI CƯƠNG

Chụp UPR là phương pháp chụp hệ tiết niệu ngược dòng qua catheter đưa lên niệu quản bơm thuốc cản quang vào hệ tiết niệu

Bằng phương pháp này thuốc cản quang được đưa trực tiếp vào bể thận, thuốc không bị pha loãng, nên đài bể thận hiện rõ

Tuy nhiên phương pháp này chỉ đánh giá được hình thái đài-bể thận mà không biết được chức năng thận.



II. CHỈ ĐỊNH

1. Hẹp hoặc tắc niệu quản do sỏi hoặc các nguyên nhân khác: nhằm đánh giá hình thái đài - bể thận, niệu quản trong trường hợp chụp thận thuốc tĩnh mạch không ngấm hoặc Người bệnh có chống chỉ định chụp UIV.

2. Tìm các đường dò lưu thông từ hệ thống bạch huyết sang xoang thận trong các trường hợp đái dưỡng chấp.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Khi có nhiễm khuẩn đường niệu: viêm bàng quang, viêm niệu đạo vì dễ gây viêm bể thận ngược dòng.

2. Dị ứng thuốc cản quang

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: 01bác sỹ, 01điều dưỡng, 01 kỹ thuật viên Xquang, kíp gây mê trong một số trường hợp cần thiết.

2. Phương tiện, dụng cụ

- Máy Xquang

- Máy soi bàng quang cứng (kim loại) hoặc mềm(sợi).

- Bộ cáp quang dẫn truyền hình ảnh và màn hình video

- Nguồn ánh sáng lạnh.

- Nguồn nước vô trùng và hệ thống dẫn nước vào máy.

- Catheter các cỡ để chụp thận ngược dòng

- Bàn soi bàng quang

- Thuốc cản quang tan trong nước (Telebrix,..): 01 lọ

- Găng vô trùng: 02 đôi

- Cồn Betadin sát trùng: 01 lọ

- Gạc vô trùng: 02 gói

- Kẹp vô trùng: 01 cái

- Quần áo mổ: 02 bộ

- Mũ, khẩu trang: 02 bộ

- Thuốc giảm đau (Felden, Mobic, ...), gây tê tại chỗ (Xylocain)

- Thuốc tiền mê hay gây mê toàn thân tùy từng trường hợp cụ thể

3. Người bệnh: cần được giải thích kỹ trước khi làm thủ thuật, tiêm thuốc giảm đau trước khi tiến hành thủ thuật (Felden, Mobic..) và cần được gây tê tại chỗ bằng Xylocain (thường dùng loại gel) bơm qua đường niệu đạo.

4. Hồ sơ bệnh án

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

- Giảm đau cho Người bệnh: tiêm thuốc giảm đau trước khi tiến hành thủ thuật (Felden, Mobic...), gây tê tại chỗ bằng Xylocain (thường dùng loại gel) bơm qua đường niệu đạo.

- Người bệnh nằm theo tư thế sản khoa.

- Soi kiểm tra: đặt máy soi bàng quang, cho nước vào bàng quang kiểm tra tình trạng bàng quang, xác định vị trí 2 lỗ niệu quản và quan sát tình trạng lỗ niệu quản cần đặt UPR.

- Đưa catheter ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang lên niệu quản khoảng 5-7cm qua ống soi bàng quang, bơm 07- 15 ml dung dịch thuốc cản quang qua catheter rồi chụp phim thứ nhất ngay sau khi bơm thuốc và phim thứ hai sau 5 phút.

VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Có thể thấy các hình ảnh bất thường:

1. Thấy rõ hình ảnh đài-bể thận- niệu quản với các hình ảnh bệnh lý như phần chụp UIV đã mô tả.

2. Xác định vị trí các dị vật hoặc các đoạn chít tắc trên thận hoặc

3. Thấy được các đường dò từ hệ bạch huyết vào xoang thận

VII. BIẾN CHỨNG VÀ XỨ TRÍ

- Nhiễm khuẩn ngược dòng: uống nhiều nước và sử dụng kháng sinh

- Đái máu vi thể: Không cần xử trí. Đái máu đại thể: sử dụng thuốc cầm máu, truyền máu nếu cần

- Thủng niệu quản: can thiệp ngoại khoa.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Campbell's Textbook of Urology, Chapter 3, Urinary Tract Imaging, Basic Principles.

RỬA BÀNG QUANG LẤY MÁU CỤC

I. ĐẠI CƯƠNG

Rửa bàng quang lấy máu cục là kỹ thuật đưa một lượng dịch vô trùng vào bàng quang và sau đó dẫn lưu ra qua sonde bàng quang nhằm làm sạch máu cục trong bàng quang.



II. CHỈ ĐỊNH

Có máu cục trong bàng quang.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: điều dưỡng

2. Phương tiện: Bộ dụng cụ để đặt sonde tiểu.

- Bơm vô trùng 50 ml

- Nước muối sinh lý 0,9%: 1000 ml

- Cọc treo

- Gạc sạch và gạc thấm dung dịch sát khuẩn để sát khuẩn đầu sonde

- Dung dịch sát khuẩn

- Găng vô trùng

- Kẹp Kocher

- Khay quả đậu vô trùng

- Săng vô trùng

- Băng dính

- Dụng cụ để sát khuẩn tay

- Giấy thấm bảo vệ dùng 1 lần

3. Người bệnh

- Giải thích cho người bệnh lí do rửa bàng quang, qui trình rửa diễn ra như thế nào và biến chứng có thể xảy ra.

- Đặt người bệnh nằm ngửa, có giấy thấm phía dưới người bệnh

4. Hồ sơ bệnh án

V. CÁCH TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

- Điều dưỡng đeo khẩu trang, đội mũ, rửa sạch tay.

- Mở dụng cụ vô trùng

- Đặt dụng cụ lên khu vực đã được khử trùng trước đó.

- Mở các túi gạc sạch và gạc được thấm dung dịch sát khuẩn

- Chuẩn bị dung dịch trong các cốc vô trùng: nước muối sinh lý hoặc nước muối sinh lý với thuốc được chỉ định

- Đặt săng vô trùng giữa hai chân

- Rửa tay bằng cồn

- Đeo găng vô trùng

- Đặt sonde tiểu nếu người bệnh chưa có sonde bàng quang

- Nếu người bệnh đã có sonde bàng quang: Kẹp sonde phía trên vị trí đầu sonde nối với túi nước tiểu (không kẹp trực tiếp vào sonde mà quấn gạc vào sonde rồi kẹp để tránh làm hỏng sonde)

- Dùng gạc thấm dung dịch sát khuẩn để tháo sonde ra khỏi túi đựng nước tiểu và sát khuẩn đầu sonde.

- Đặt đầu sonde lên khay quả đậu vô trùng, dùng băng dính cố định đầu sonde vào khay quả đậu.

- Che đầu túi đựng nước tiểu bằng 1 miếng gạc sạch thấm dung dịch sát khuẩn

- Cắm xi lanh nước muối vào đầu sonde

- Tháo kẹp ở sonde

- Bơm từ từ 50 ml nước muối sinh lý vào bàng quang rồi hút ra hoặc kết nối đầu sonde với chai nước muối sinh lý 1000 ml (chai này được treo trên cọc truyền). Nòng còn lại của sonde bàng quang được nối với bộ dây truyền huyết thanh thứ 2 rồi thả vào túi đựng nước tiểu. Làm như vậy nhiều lần cho đến khi nước ra trong

- Kẹp sonde lại và rút xy lanh ra

- Nối lại sonde vào túi nước tiểu

- Tháo kẹp sonde, kiểm tra xem có nước tiểu chảy ra không

- Đưa người bệnh trở lại vị trí và tư thế ban đầu

- Ghi vào phiếu theo dõi: màu sắc dịch rửa bàng quang, có cục máu đông không, thể tích dịch rửa.




tải về 4.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương