Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009



tải về 4.05 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu25.04.2018
Kích4.05 Mb.
#37131
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

VI. THEO DÕI

1. Trong khi tiến hành thủ thuật: Theo dõi mạch,nhiệt độ, huyết áp, tri giác.

2. Sau khi tiến hành thủ thuật

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, tri giác.

- Kiểm tra lưu thông máu qua lỗ thông.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu và huyết khối dưới da: Thông thường, khi đã có nối thông động tĩnh mạch, hệ mạch máu tăng sinh nhiều, do đó phải mở lại vết mổ và cầm máu lại.

2. Tắc thông động tĩnh mạch: thường do xoắn vặn tĩnh mạch trong quá trình tạo đường hầm đi dưới da. Mở lại và định vị lại vị trí tĩnh mạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ingemar J.A. Davidson, 2008. Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures, 2nd edition (ISBN: 1-57059-627-1).

2. Oxford University Press, 2008. Oxford Textbook of Clinical Nephrology, p.1909-1926 (Third Edition 2008) (ISBN-10: 0198508247 ISBN-13: 978-0198508243).

3. Brenner and Rector, 2008. The Kidney, 2008. (ISBN 978-1-4160-3105-5)

NỐI THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH SỬ DỤNG MẠCH NHÂN TẠO


(arteriovenous graft-a.v.g)


I. ĐẠI CƯƠNG

Thông động tĩnh mạch tự thân là lựa chọn tốt nhất để làm đường mạch máu cho người bệnh lọc máu chu kỳ. Trong thực tế, một số lượng người bệnh không có hệ mạch ngoại vi đáp ứng được yêu cầu tạo thông động tĩnh mạch: tĩnh mạch hạn chế, nhỏ, không thẳng, hoặc tĩnh mạch đã bị phá hủy do tiêm truyền, các thuốc khi tiêm truyền. Do đó, mạch nhân tạo, có chất liệu từ PTFE, được đưa vào sử dụng.

Có rất nhiều kiểu thiết kế về hình dạng cho mạch nhân tạo dùng tạo nối thông: thẳng, quai, và đầu nối động mạch vuốt nhỏ nhằm tránh hiện tượng lỗ thông có tốc độ dòng máu quá cao. Đi cùng với thiết kế, vị trí nối cũng đa dạng: động mạch quay-tĩnh mạch cánh tay, động mạch cánh tay-tĩnh mạch cánh tay (dạng quai), động mạch cánh tay-tĩnh mạch nách, động mạch cánh tay-tĩnh mạch cảnh trong, . . .

II. CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có chỉ định lọc máu chu kỳ và:

● Không thể tạo được thông động tĩnh mạch dùng mạch tự thân (hệ tĩnh mạch không cho phép/đã thất bại nhiều lần).

● Người bệnh có yêu cầu vị trí nối thông động tĩnh mạch (do công việc và giao tiếp xã hội) và tại vị trí đó không thể thực hiện được với tĩnh mạch tự thân.



III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Hội chứng suy tim sung huyết có EF<30%.

- Rối loạn đông cầm máu: số đếm tiểu cầu <50.000/ml.

- Chống chỉ định tương đối: người bệnh nguy cơ nhiễm trùng cao/suy giảm miễn dịch.



IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- 01 hoặc 02 bác sỹ chuyên ngành Thận- Lọc máu được đào tạo phẫu thuật mạch máu.

- 02 điều dưỡng.

2. Phương tiện

2.1. Thuốc

- Thuốc gây tê tại chỗ: Lidocain 1%.

- Thuốc an thần: Seduxen 10mg.

- Heparin 5000UI/ml.

- Kháng sinh: Cefazolin 1g (dự phòng nhiễm khuẩn).

2.2. Dụng cụ

- Bộ dụng cụ phẫu thuật thường.



- 01 dụng cụ vi phẫu phẫu thuật mạch máu.



Hình 1: Đánh dấu vị trí của Graft trên da.

- 01 bộ tunneler đưa tĩnh mạch đi ngầm dưới da.

- Một đoạn mạch nhân tạo, dài 50cm, đường kính 6mm.



3. Người bệnh

- Người bệnh có thể được thực hiện theo điều trị nội trú hay ngoại trú

- Có đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.

- Có đầy đủ thăm dò hình ảnh động mạch/tĩnh mạch của thông động tĩnh mạch.

- Được giải thích rõ lý do thực hiện phẫu thuật, các lợi ích cũng như khó khăn của phương pháp.

- Người bệnh nhịn ăn trước 6 tiếng.

- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.



4. Hồ sơ bệnh án

- Bệnh án chi tiết.





Hình 2: Đưa Graft đi ngầm dưới da.

- Có đủ các xét nghiệm.

+ Đông máu cơ bản.

+ Huyết học, Sinh hóa, chức năng gan,…



tải về 4.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương