Chuẩn mực việt nam về HỢP ĐỒng dịch vụ ĐẢm bảo chuẩn mực số 3000: Hợp đồng dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài chính quá khứ



tải về 0.73 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.73 Mb.
#18119
1   2   3   4   5   6   7   8

Kiểm soát chất lượng

Yêu cầu đối với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ

  1. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phải:

  1. Là nhân viên của doanh nghiệp kiểm toán và phải tuân thủ Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1, hoặc các yêu cầu nghề nghiệp khác hoặc các yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan mà tối thiểu tương đương với Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 (xem hướng dẫn tại đoạn A60 - A66 Chuẩn mực này);

  2. Có năng lực chuyên môn về kỹ năng và kỹ thuật đảm bảo thông qua đào tạo chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế (xem hướng dẫn tại đoạn A60 Chuẩn mực này);

  3. Có đầy đủ năng lực thực hiện đo lường hoặc đánh giá về đối tượng dịch vụ đảm bảo để đảm nhận trách nhiệm đối với kết luận đảm bảo (xem hướng dẫn tại đoạn A67 - A68 Chuẩn mực này).

Phân công nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo

  1. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phải đảm bảo (xem hướng dẫn tại đoạn A69 Chuẩn mực này):

  1. Những người thực hiện hợp đồng dịch vụ có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp để (xem hướng dẫn tại đoạn A70 - A71 Chuẩn mực này):

  1. Thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo theo các chuẩn mực phù hợp, pháp luật và các quy định có liên quan;

  2. Phát hành báo cáo dịch vụ đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ.

  1. Kiểm toán viên có thể tham gia vào công việc của các đối tượng sau đây, ở một mức độ nhất định, để đảm nhận trách nhiệm đối với kết luận đảm bảo về thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo:

  1. Chuyên gia của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán, nếu có sử dụng công việc của chuyên gia (xem hướng dẫn tại đoạn A70 - A71 Chuẩn mực này);

  2. Kiểm toán viên khác không phải là thành viên nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ, nếu có sử dụng công việc của kiểm toán viên này (xem hướng dẫn tại đoạn A72 - A73 Chuẩn mực này).

Trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ

  1. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ chịu trách nhiệm về chất lượng chung của hợp đồng dịch vụ đảm bảo. Các trách nhiệm này bao gồm:

  1. Tuân thủ các thủ tục về chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng dịch vụ;

  2. Chỉ đạo, giám sát việc lập kế hoạch và thực hiện hợp đồng tuân theo các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;

  3. Soát xét công việc thực hiện theo các quy định của doanh nghiệp kiểm toán, soát xét tài liệu, hồ sơ của hợp đồng dịch vụ trong và trước ngày lập báo cáo dịch vụ đảm bảo (xem hướng dẫn tại đoạn A74 Chuẩn mực này);

  4. Lưu trữ hồ sơ của hợp đồng dịch vụ bao gồm các bằng chứng cho thấy mục tiêu của hợp đồng đã đạt được và chứng tỏ hợp đồng đã được thực hiện phù hợp theo các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo, pháp luật và các quy định có liên quan;

  5. Nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ đã tham khảo ý kiến tư vấn phù hợp cho các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi.

  1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phải duy trì sự cảnh giác đối với các bằng chứng về việc thành viên nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ không tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan thông qua việc quan sát và phỏng vấn khi cần thiết. Trường hợp phát hiện hoặc có dấu hiệu cho thấy việc không tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp thông qua kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp, thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ, sau khi trao đổi với các thành viên khác trong doanh nghiệp, phải xem xét để có biện pháp xử lý phù hợp.

  2. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phải xem xét kết quả mới nhất của việc thực hiện quy trình giám sát của doanh nghiệp kiểm toán và các công ty mạng lưới (nếu có), và đánh giá xem liệu bất kỳ khiếm khuyết nào được nêu trong kết quả giám sát đó có thể ảnh hưởng đến hợp đồng dịch vụ đảm bảo hay không.

Soát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ

  1. Đối với các hợp đồng dịch vụ đảm bảo mà việc kiểm soát chất lượng là bắt buộc theo yêu cầu của pháp luật và các quy định có liên quan hoặc doanh nghiệp kiểm toán thấy cần thiết phải thực hiện việc soát xét thì:

  1. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ phải chịu trách nhiệm thảo luận với người soát xét việc kiểm soát chất lượng của hợp đồng dịch vụ về các vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ và không đề ngày lập báo cáo dịch vụ đảm bảo trước khi hoàn thành công việc soát xét việc kiểm soát chất lượng của hợp đồng dịch vụ;

  2. Người soát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ phải thực hiện việc đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo để có thể hình thành báo cáo dịch vụ đảm bảo. Việc đánh giá này bao gồm (xem hướng dẫn tại đoạn A75 Chuẩn mực này):

  1. Thảo luận với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ về các vấn đề quan trọng;

  2. Soát xét thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo và dự thảo báo cáo dịch vụ đảm bảo;

  3. Soát xét tài liệu, hồ sơ của hợp đồng dịch vụ đảm bảo được lựa chọn có liên quan đến các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo;

  4. Đánh giá các kết luận đưa ra để hình thành báo cáo dịch vụ đảm bảo và xem xét tính hợp lý của dự thảo báo cáo dịch vụ đảm bảo.

Hoài nghi nghề nghiệp, xét đoán chuyên môn và kỹ năng, kỹ thuật đảm bảo

  1. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải lập kế hoạch và thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo với thái độ hoài nghi nghề nghiệp, với nhận thức có thể tồn tại các tình huống làm cho thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo có sai sót trọng yếu (xem hướng dẫn tại đoạn A76 - A80 Chuẩn mực này).

  2. Kiểm toán viên phải sử dụng các xét đoán chuyên môn khi lập kế hoạch và thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo, bao gồm xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục (xem hướng dẫn tại đoạn A81 - A85 Chuẩn mực này).

  3. Kiểm toán viên phải áp dụng kỹ năng và kỹ thuật đảm bảo là một phần của quy trình dịch vụ có tính hệ thống và lặp đi lặp lại.

Lập kế hoạch và thực hiện hợp đồng dịch vụ

Lập kế hoạch

  1. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải lập kế hoạch để thực hiện hợp đồng đạt hiệu quả, bao gồm xác định phạm vi, lịch trình và định hướng của hợp đồng, và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục dự kiến phải thực hiện để đạt được mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A86 - A89 Chuẩn mực này).

  2. Kiểm toán viên phải xác định xem tiêu chí được áp dụng có phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ hay không, bao gồm các đặc tính được xác định trong đoạn 24(b)(ii) Chuẩn mực này.

  3. Sau khi một hợp đồng dịch vụ đảm bảo đã được chấp nhận, nếu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phát hiện một hoặc một số tiền đề không được đáp ứng, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải thảo luận vấn đề này với bên có trách nhiệm liên quan và xem xét liệu:

  1. Vấn đề có thể được giải quyết để kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có thể chấp nhận hay không;

  2. Có thích hợp để tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ hay không;

  3. Có trình bày vấn đề này trên báo cáo dịch vụ đảm bảo hay không và nếu có thì cách thức trình bày vấn đề này như thế nào.

  1. Sau khi một hợp đồng dịch vụ đảm bảo đã được chấp nhận, nếu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phát hiện một số hoặc tất cả các tiêu chí là không phù hợp, hoặc đối tượng dịch vụ đảm bảo không thích hợp cho một hợp đồng dịch vụ đảm bảo, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét rút khỏi hợp đồng dịch vụ nếu việc rút khỏi là phù hợp với pháp luật và các quy định có liên quan. Trường hợp phải tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ, nếu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải đưa ra kết luận ngoại trừ, kết luận trái ngược hoặc từ chối đưa ra kết luận, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ (xem hướng dẫn tại đoạn A90 - A91 Chuẩn mực này).

Mức trọng yếu

  1. Kiểm toán viên phải xem xét mức trọng yếu khi (xem hướng dẫn tại đoạn A92 - A100 Chuẩn mực này):

  1. Lập kế hoạch và thực hiện hợp đồng dịch vụ, bao gồm cả khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục thực hiện;

  2. Đánh giá liệu thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo có sai sót trọng yếu hay không.

Hiểu biết về đối tượng dịch vụ đảm bảo và hoàn cảnh cụ thể khác của hợp đồng dịch vụ.

  1. Kiểm toán viên phải thực hiện phỏng vấn bên có trách nhiệm liên quan về việc liệu:

  1. Họ có hiểu biết về bất kỳ sai sót thực tế, về hoài nghi có sai sót hoặc sai sót được cho là có chủ ý, hoặc việc không tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan có ảnh hưởng đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A101 Chuẩn mực này);

  2. Bên chịu trách nhiệm có bộ phận kiểm toán nội bộ hay không, nếu có bộ phận này thì phỏng vấn để tìm hiểu về các hoạt động và phát hiện của bộ phận này đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo;

  3. Bên chịu trách nhiệm có sử dụng chuyên gia trong việc lập thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo hay không.

Dịch vụ đảm bảo có giới hạn

Dịch vụ đảm bảo hợp lý

46L. Kiểm toán viên phải tìm hiểu về đối tượng dịch vụ đảm bảo và hoàn cảnh cụ thể khác của hợp đồng dịch vụ đủ để:

  1. Cho phép kiểm toán viên xác định các khu vực mà thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo có khả năng có sai sót trọng yếu;

  2. Qua đó, làm cơ sở để thiết kế và thực hiện các thủ tục đối với các khu vực được xác định trong đoạn 46L(a) và thu thập sự đảm bảo có giới hạn để hỗ trợ cho kết luận của kiểm toán viên (xem hướng dẫn tại đoạn A101 - A104, A107 Chuẩn mực này).

47L.Trong quá trình tìm hiểu về đối tượng dịch vụ đảm bảo và hoàn cảnh cụ thể khác của hợp đồng dịch vụ theo quy định tại đoạn 46L, kiểm toán viên phải xem xét quy trình lập và trình bày thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo (xem hướng dẫn tại đoạn A106 Chuẩn mực này).

46R. Kiểm toán viên phải tìm hiểu về đối tượng dịch vụ đảm bảo và hoàn cảnh cụ thể khác của hợp đồng dịch vụ đủ để:

(a) Cho phép kiểm toán viên xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo;

(b) Qua đó, làm cơ sở để thiết kế và thực hiện các thủ tục để xử lý các rủi ro đã đánh giá và thu thập sự đảm bảo hợp lý để hỗ trợ cho kết luận của kiểm toán viên (xem hướng dẫn tại đoạn A101 - A103, A107 Chuẩn mực này).

47R.Trong quá trình tìm hiểu về đối tượng dịch vụ đảm bảo và hoàn cảnh cụ thể khác của hợp đồng dịch vụ theo quy định tại đoạn 46R, kiểm toán viên phải tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với việc lập và trình bày thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo liên quan tới hợp đồng dịch vụ đảm bảo, bao gồm việc đánh giá về thiết kế các kiểm soát liên quan tới hợp đồng dịch vụ đảm bảo và xác định xem liệu các thủ tục kiểm soát này đã được thực hiện hay chưa, bằng cách thực hiện các thủ tục khác ngoài thủ tục phỏng vấn người chịu trách nhiệm đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo (xem hướng dẫn tại đoạn A105 Chuẩn mực này).



Thu thập bằng chứng

Đánh giá và xử lý rủi ro

Dịch vụ đảm bảo có giới hạn

Dịch vụ đảm bảo hợp lý

48L. Dựa trên hiểu biết của mình (xem quy định tại đoạn 46L), kiểm toán viên phải (xem hướng dẫn tại đoạn A108 - A112 Chuẩn mực này):

(a) Xác định các khu vực mà thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo có khả năng có sai sót trọng yếu;

(b) Thiết kế và thực hiện các thủ tục đối với các khu vực được xác định trong đoạn 48L(a) và thu thập sự đảm bảo có giới hạn để hỗ trợ cho kết luận của kiểm toán viên.


48R. Dựa trên hiểu biết của mình (xem quy định tại đoạn 46R), kiểm toán viên phải (xem hướng dẫn tại đoạn A108 - A110 Chuẩn mực này):

(a) Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo;

(b) Thiết kế và thực hiện các thủ tục để xử lý các rủi ro và thu thập sự đảm bảo hợp lý để hỗ trợ cho kết luận của kiểm toán viên. Bên cạnh các thủ tục khác đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ, các thủ tục của kiểm toán viên còn phải bao gồm việc thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp về tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát liên quan đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, khi:

(i) Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu bao gồm cả sự kỳ vọng là các kiểm soát hoạt động hữu hiệu; hoặc

(ii) Các thủ tục khác, ngoài thử nghiệm kiểm soát, không thể cung cấp đầy đủ các bằng chứng thích hợp.


Xác định các thủ tục bổ sung cần thiết cho hợp đồng dịch vụ đảm bảo có giới hạn

49L. Nếu kiểm toán viên nhận thấy các vấn đề khiến kiểm toán viên cho rằng thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo có sai sót trọng yếu, kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thủ tục bổ sung để thu thập thêm các bằng chứng cho tới khi kiểm toán viên có thể (xem hướng dẫn tại đoạn A112 - A117 Chuẩn mực này):

(a) Kết luận rằng vấn đề đó không khiến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo bị sai sót trọng yếu; hoặc

(b) Xác định rằng vấn đề đó khiến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo bị sai sót trọng yếu.



Thay đổi đánh giá rủi ro của hợp đồng dịch vụ đảm bảo hợp lý
49R. Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro có sai sót trọng yếu trong thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo có thể thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ do thu thập được thêm các bằng chứng bổ sung. Trường hợp thu thập được bằng chứng không nhất quán với bằng chứng mà kiểm toán viên đã dựa vào đó để đánh giá rủi ro ban đầu, kiểm toán viên phải thay đổi đánh giá rủi ro và thay đổi các thủ tục đã dự kiến tương ứng (xem hướng dẫn tại đoạn A112 Chuẩn mực này).


  1. Khi thiết kế và thực hiện các thủ tục, kiểm toán viên phải xem xét sự phù hợp và độ tin cậy của thông tin được sử dụng làm bằng chứng. Kiểm toán viên phải xác định cần thay đổi hoặc bổ sung thủ tục nào để giải quyết vấn đề sau đây và phải xem xét ảnh hưởng của vấn đề đó (nếu có) đối với các khía cạnh khác của hợp đồng dịch vụ:

  1. Bằng chứng thu thập được từ nguồn này không nhất quán với bằng chứng thu thập từ một nguồn khác; hoặc

  2. Kiểm toán viên nghi ngờ về độ tin cậy của thông tin được sử dụng làm bằng chứng.

  1. Kiểm toán viên phải tổng hợp tất cả các sai sót không điều chỉnh được phát hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ, trừ những sai sót không đáng kể (xem hướng dẫn đoạn A118 - A119 Chuẩn mực này).

Sử dụng công việc của chuyên gia

  1. Khi kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán sử dụng công việc của chuyên gia, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải (xem hướng dẫn tại đoạn A120 - A124 Chuẩn mực này):

  1. Đánh giá xem chuyên gia có đầy đủ năng lực, khả năng và tính khách quan cần thiết cho mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán hay không. Trong trường hợp sử dụng chuyên gia bên ngoài, khi đánh giá tính khách quan của chuyên gia, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tìm hiểu những lợi ích và mối quan hệ có thể đe dọa tính khách quan của chuyên gia đó (xem hướng dẫn tại đoạn A125 - A128 Chuẩn mực này);

  2. Tìm hiểu đầy đủ về lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia (xem hướng dẫn tại đoạn A129 - A130 Chuẩn mực này);

  3. Thỏa thuận với chuyên gia về nội dung, phạm vi và mục tiêu công việc của chuyên gia (xem hướng dẫn tại đoạn A131 - A132 Chuẩn mực này);

  4. Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của công việc của chuyên gia đối với mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A133 - A134 Chuẩn mực này).

Sử dụng công việc của kiểm toán viên khác, công việc của chuyên gia của bên chịu trách nhiệm hoặc chuyên gia của bên đo lường hoặc đánh giá hoặc công việc của kiểm toán viên nội bộ (xem hướng dẫn tại đoạn A135 Chuẩn mực này)

  1. Khi sử dụng công việc của kiểm toán viên khác, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá liệu công việc đó có đầy đủ và thích hợp với mục tiêu của mình hay không.

  2. Nếu sử dụng bằng chứng là thông tin được lập từ việc sử dụng công việc của chuyên gia của bên chịu trách nhiệm hoặc chuyên gia của bên đo lường hoặc đánh giá, tùy theo công việc của chuyên gia đó có ảnh hưởng quan trọng như thế nào đối với mục tiêu của mình, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải:

  1. Đánh giá năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia đó;

  2. Tìm hiểu về công việc của chuyên gia đó;

  3. Đánh giá tính thích hợp của công việc của chuyên gia đó sử dụng làm bằng chứng.

  1. Nếu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán dự định sử dụng công việc của bộ phận kiểm toán nội bộ, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá các yếu tố sau:

  1. Mức độ khách quan của bộ phận kiểm toán nội bộ, căn cứ vào việc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ và các chính sách, thủ tục có liên quan;

  2. Trình độ và năng lực của bộ phận kiểm toán nội bộ;

  3. Liệu bộ phận kiểm toán nội bộ có áp dụng các phương pháp mang tính nguyên tắc và hệ thống, bao gồm cả kiểm soát chất lượng hay không;

  4. Liệu công việc của bộ phận kiểm toán nội bộ có đầy đủ, thích hợp với mục tiêu của hợp đồng dịch vụ hay không.

Giải trình bằng văn bản

  1. Kiểm toán viên phải yêu cầu bên có trách nhiệm liên quan cung cấp giải trình bằng văn bản về việc:

  1. Bên có trách nhiệm liên quan đã cung cấp cho kiểm toán viên tất cả các thông tin liên quan đến hợp đồng dịch vụ (xem hướng dẫn tại các đoạn A54 - A55 và A136 - A138 Chuẩn mực này);

  2. Xác nhận rằng việc đo lường hoặc đánh giá đối tượng dịch vụ đảm bảo là phù hợp với các tiêu chí được áp dụng, bao gồm tất cả vấn đề liên quan được phản ánh trong thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo.

  1. Ngoài ra, nếu kiểm toán viên xác định cần thu thập thêm giải trình bằng văn bản nhằm bổ sung cho các bằng chứng khác liên quan đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo thì kiểm toán viên phải yêu cầu bên có trách nhiệm liên quan cung cấp giải trình bằng văn bản về các vấn đề khác đó.

  2. Khi giải trình bằng văn bản liên quan đến các vấn đề trọng yếu với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo, kiểm toán viên phải:

  1. Đánh giá tính hợp lý và nhất quán với các bằng chứng khác đã thu thập được, bao gồm các giải trình khác (bằng lời hoặc bằng văn bản);

  2. Xem xét liệu bên lập giải trình có đầy đủ thông tin về các vấn đề đó hay không.

  1. Ngày của văn bản giải trình phải gần sát với ngày lập báo cáo dịch vụ đảm bảo, nhưng không được sau ngày lập báo cáo dịch vụ đảm bảo.

Văn bản giải trình không được cung cấp hoặc không đáng tin cậy

  1. Nếu văn bản giải trình kiểm toán viên đã yêu cầu mà không được cung cấp, hoặc kiểm toán viên kết luận rằng có sự nghi ngờ về năng lực, tính chính trực, tư cách đạo đức hay tính cẩn trọng của bên cung cấp văn bản giải trình hoặc cho rằng văn bản giải trình không đáng tin cậy, kiểm toán viên phải (xem hướng dẫn tại đoạn A139 Chuẩn mực này):

  1. Trao đổi vấn đề với bên có trách nhiệm liên quan;

  2. Đánh giá lại tính chính trực của bên được yêu cầu lập hoặc bên được nhận văn bản giải trình và đánh giá ảnh hưởng có thể có của các vấn đề trên đến độ tin cậy của các văn bản giải trình (bằng lời hoặc bằng văn bản) và độ tin cậy của bằng chứng nói chung;

  3. Thực hiện các biện pháp thích hợp, bao gồm xác định ảnh hưởng có thể có đến kết luận trong báo cáo dịch vụ đảm bảo.

Xem xét các sự kiện phát sinh sau

  1. Kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của các sự kiện phát sinh sau cho tới ngày lập báo cáo dịch vụ đảm bảo đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo và đối với báo cáo dịch vụ đảm bảo, và phải có biện pháp xử lý phù hợp đối với các sự việc mà kiểm toán viên biết được cho đến ngày đó mà các thông tin này có thể làm cho kiểm toán viên phải sửa đổi báo cáo dịch vụ đảm bảo. Phạm vi xem xét các sự kiện phát sinh sau phụ thuộc vào ảnh hưởng tiềm tàng của các sự kiện đó đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo và đối với tính phù hợp của kết luận của kiểm toán viên. Tuy nhiên, kiểm toán viên không có trách nhiệm phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào liên quan đến thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo sau ngày lập báo cáo dịch vụ đảm bảo (xem hướng dẫn tại đoạn A140 - A141 Chuẩn mực này).

Thông tin khác

  1. Khi tài liệu có thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo và báo cáo dịch vụ đảm bảo bao gồm các thông tin khác, kiểm toán viên phải đọc các thông tin này để xác định các điểm không nhất quán trọng yếu (nếu có) với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo hoặc báo cáo dịch vụ đảm bảo. Trong quá trình đọc các thông tin khác, kiểm toán viên phải trao đổi các vấn đề sau đây với bên có trách nhiệm liên quan và có hành động thích hợp tiếp theo (xem hướng dẫn tại đoạn A142 Chuẩn mực này):

  1. Phát hiện có điểm không nhất quán trọng yếu giữa thông tin khác và thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo hoặc báo cáo dịch vụ đảm bảo; hoặc

  2. Nhận thấy có thông tin sai lệch trọng yếu trong các thông tin khác không liên quan đến vấn đề nêu trong thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo hoặc báo cáo dịch vụ đảm bảo.

Mô tả tiêu chí được áp dụng

  1. Kiểm toán viên phải đánh giá liệu thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo có đề cập hoặc mô tả tiêu chí được áp dụng một cách đầy đủ, thích hợp hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A143 - A145 Chuẩn mực này).

Hình thành kết luận đảm bảo

  1. Kiểm toán viên phải đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng thu thập được trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ và cố gắng thu thập thêm các bằng chứng bổ sung (nếu cần thiết). Kiểm toán viên phải xem xét tất cả các bằng chứng liên quan, kể cả trường hợp các bằng chứng đó chứng thực hay mâu thuẫn với kết quả đo lường hoặc đánh giá đối tượng dịch vụ đảm bảo theo các tiêu chí được áp dụng. Nếu kiểm toán viên không thể thu thập được các bằng chứng bổ sung cần thiết, kiểm toán viên phải xem xét ảnh hưởng của vấn đề này tới kết luận của kiểm toán viên theo quy định tại đoạn 65 Chuẩn mực này (xem hướng dẫn tại đoạn A146 - A152 Chuẩn mực này).

  2. Kiểm toán viên phải hình thành kết luận về việc liệu thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo có còn sai sót trọng yếu hay không. Khi hình thành kết luận, kiểm toán viên phải xem xét kết luận theo quy định tại đoạn 64 Chuẩn mực này về tính đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng thu thập được và đánh giá xem các sai sót không điều chỉnh, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có trọng yếu hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A3 và A153 - A154 Chuẩn mực này).

  3. Nếu kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp hoặc hợp đồng dịch vụ bị giới hạn phạm vi thì kiểm toán viên phải đưa ra kết luận ngoại trừ, từ chối đưa ra kết luận hoặc rút khỏi hợp đồng dịch vụ, nếu việc rút khỏi hợp đồng là phù hợp với pháp luật và các quy định có liên quan (xem hướng dẫn tại đoạn A155 - A157 Chuẩn mực này).

Каталог: Upload -> Video
Video -> TỔng cục thuế
Video -> Ngày 29 tháng 06 năm 2006
Video -> Căn cứ Nghị định số 129/2013/NĐ-cp ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VI phạm hanh chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Video -> V/v tính và quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài
Video -> Chuẩn mực việt nam về HỢP ĐỒng dịch vụ soát xét chuẩn mực số 2410: Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện
Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam số 1000 Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Video -> Khu công nghiệp Biên Hòa II, tp
Video -> Phòng 704, số 45 đường Võ Thị Sáu, phương Đakao, quận 1, tp
Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt
Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam chuẩn mực kiểm toán số 570: Hoạt động liên tục

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương