Chuẩn mực việt nam về HỢP ĐỒng dịch vụ ĐẢm bảo chuẩn mực số 3000: Hợp đồng dịch vụ đảm bảo ngoài dịch vụ kiểm toán và soát xét thông tin tài chính quá khứ


Kết luận chấp nhận toàn phần và kết luận không phải là kết luận chấp nhận toàn phần



tải về 0.73 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích0.73 Mb.
#18119
1   2   3   4   5   6   7   8

Kết luận chấp nhận toàn phần và kết luận không phải là kết luận chấp nhận toàn phần (hướng dẫn đoạn 74 - 77, Phụ lục Chuẩn mực này)

A188. Thuật ngữ “lan tỏa” được sử dụng để mô tả ảnh hưởng của sai sót đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo hoặc mô tả ảnh hưởng có thể có của sai sót chưa được phát hiện (nếu có) đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo do kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp. Ảnh hưởng lan tỏa đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo là những ảnh hưởng mà theo xét đoán của kiểm toán viên:



  1. Những ảnh hưởng này không chỉ giới hạn đến một số khía cạnh cụ thể của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo;

  2. Kể cả chỉ ảnh hưởng giới hạn đến một số khía cạnh cụ thể của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo thì những ảnh hưởng này vẫn đại diện hoặc có thể đại diện cho một phần quan trọng của thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo; hoặc

  3. Trong trường hợp liên quan đến các thuyết minh, những ảnh hưởng này là vấn đề căn bản để đối tượng sử dụng hiểu được thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo.

A189. Loại kết luận mà kiểm toán viên đưa ra chịu tác động của bản chất vấn đề phát hiện và xét đoán của kiểm toán viên về sự lan tỏa của những ảnh hưởng hoặc về những ảnh hưởng có thể có đối với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo.

A190. Ví dụ về “Kết luận ngoại trừ”, “Kết luận trái ngược” và “Từ chối đưa ra kết luận”:



  1. Kết luận ngoại trừ (ví dụ, cho hợp đồng dịch vụ đảm bảo có giới hạn mà kiểm toán viên phát hiện có sai sót trọng yếu): “Trên cơ sở các thủ tục đã thực hiện và bằng chứng thu thập được, ngoại trừ ảnh hưởng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của kết luận ngoại trừ”, chúng tôi không nhận thấy có vấn đề gì khiến chúng tôi cho rằng báo cáo của [bên có trách nhiệm liên quan] đã không trình bày hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, về sự tuân thủ của đơn vị đối với Luật XYZ”;

  2. Kết luận trái ngược (ví dụ cho cả hợp đồng dịch vụ đảm bảo hợp lý và hợp đồng dịch vụ đảm bảo có giới hạn mà kiểm toán viên phát hiện có sai sót trọng yếu và lan tỏa): “Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của kết luận trái ngược”, báo cáo của [bên có trách nhiệm liên quan] đã không trình bày hợp lý về sự tuân thủ của đơn vị đối với Luật XYZ”;

  3. Từ chối đưa ra kết luận (ví dụ cho cả hợp đồng dịch vụ đảm bảo hợp lý và hợp đồng dịch vụ đảm bảo có giới hạn mà kiểm toán viên bị giới hạn phạm vi một cách trọng yếu và lan tỏa): “Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra kết luận”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng thích hợp làm cơ sở đưa ra kết luận về báo cáo của [bên có trách nhiệm liên quan]. Do đó, chúng tôi không đưa ra kết luận về báo cáo này”.

A191. Trong một số trường hợp, bên đo lường hoặc đánh giá có thể xác định và mô tả đúng đắn việc thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo có sai sót trọng yếu. Ví dụ, trong hợp đồng về tính tuân thủ, bên đo lường hoặc đánh giá có thể mô tả chính xác hành vi không tuân thủ. Trường hợp đó, đoạn 76 Chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên phải thu hút sự chú ý của đối tượng sử dụng đối với thông tin mô tả về sai sót trọng yếu, bằng việc đưa ra kết luận ngoại trừ hoặc kết luận trái ngược, hoặc đưa ra kết luận chấp nhận toàn phần kèm theo đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong báo cáo dịch vụ đảm bảo để nhấn mạnh thông tin này.

Trách nhiệm trao đổi thông tin khác (hướng dẫn đoạn 78 Chuẩn mực này)

A192. Các vấn đề thích hợp mà kiểm toán viên cần trao đổi với bên chịu trách nhiệm, bên đo lường hoặc đánh giá, bên thuê dịch vụ và bên khác, bao gồm: gian lận hoặc cáo buộc gian lận và sự thiên lệch của các bên (ví dụ, Ban Giám đốc) trong việc lập và trình bày thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo.



Tài liệu, hồ sơ hợp đồng dịch vụ (hướng dẫn đoạn 79 - 83 Chuẩn mực này)

A193. Tài liệu, hồ sơ hợp đồng dịch vụ bao gồm các ghi chép thể hiện lập luận của kiểm toán viên đối với tất cả các vấn đề quan trọng đòi hỏi thực hiện xét đoán chuyên môn và các kết luận liên quan. Khi có những vấn đề phức tạp, dễ gây tranh cãi trong việc áp dụng các nguyên tắc hoặc xét đoán chuyên môn, tài liệu, hồ sơ hợp đồng dịch vụ cần thể hiện các sự kiện thực tế liên quan mà kiểm toán viên biết được tại thời điểm đưa ra kết luận, từ đó, có thể hỗ trợ việc chứng minh cho kết luận của kiểm toán viên.

A194. Việc lưu lại tài liệu, hồ sơ về mọi vấn đề đã xem xét hoặc mọi xét đoán chuyên môn đã đưa ra trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ là không thực tế và không cần thiết. Hơn nữa, kiểm toán viên không cần phải lập một tài liệu riêng (ví dụ, một danh mục) để thể hiện sự tuân thủ đối với các yêu cầu mà sự tuân thủ này đã được thể hiện ở các tài liệu khác có trong hồ sơ hợp đồng dịch vụ. Tương tự, kiểm toán viên không cần lưu trong tài liệu, hồ sơ tất cả các bản nháp đã bị thay thế của giấy tờ làm việc, các ghi chú về những suy xét chưa đầy đủ, các bản sao trước đây của các tài liệu đã được chỉnh sửa lỗi in hoặc các lỗi khác và các tài liệu trùng lặp.

A195. Khi sử dụng xét đoán chuyên môn để đánh giá phạm vi tài liệu cần lập và lưu lại, kiểm toán viên cần xác định xem tài liệu nào là cần thiết để có thể cung cấp cho một kiểm toán viên khác (không tham gia hợp đồng trước đó) sự hiểu biết về các công việc đã thực hiện và cơ sở của các quyết định quan trọng đã đưa ra, tuy nhiên, không phải là tất cả các khía cạnh chi tiết của hợp đồng dịch vụ. Kiểm toán viên khác chỉ có thể tìm hiểu về các khía cạnh chi tiết của hợp đồng dịch vụ thông qua việc trao đổi với kiểm toán viên trực tiếp lập các tài liệu đó.

A196. Tài liệu, hồ sơ hợp đồng dịch vụ cần bao gồm ghi chép về các nội dung sau:


  1. Đặc điểm xác định của các khoản mục cụ thể hoặc các vấn đề được kiểm tra;

  2. Người thực hiện hợp đồng dịch vụ và ngày hoàn thành công việc đó;

  3. Người soát xét công việc đã thực hiện và thời gian, phạm vi của việc soát xét;

  4. Trao đổi những vấn đề quan trọng với bên có trách nhiệm liên quan và bên khác, bao gồm nội dung của các vấn đề quan trọng được thảo luận, thời gian, người tham gia và địa điểm tham gia thảo luận.

A197. Ngoài ra, tài liệu, hồ sơ hợp đồng dịch vụ còn cần ghi chép về các nội dung sau:

  1. Các vấn đề phát hiện liên quan đến việc tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan và cách thức xử lý các vấn đề đó;

  2. Kết luận về việc tuân thủ các yêu cầu về tính độc lập áp dụng đối với hợp đồng dịch vụ và các trao đổi liên quan trong doanh nghiệp kiểm toán để hỗ trợ cho kết luận đó;

  3. Kết luận về việc đánh giá chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng dịch vụ đảm bảo;

  4. Nội dung, phạm vi và kết luận từ việc tham khảo ý kiến tư vấn trong quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ.

Hoàn thiện hồ sơ hợp đồng dịch vụ

A198. Theo quy định tại đoạn 45 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1, doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng chính sách và thủ tục đối với việc hoàn thiện tài liệu, hồ sơ chính thức về hợp đồng dịch vụ một cách kịp thời. Theo hướng dẫn tại đoạn A54 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1, thời hạn cần thiết hợp lý để hoàn thiện hồ sơ chính thức về hợp đồng dịch vụ thường không quá 60 ngày sau ngày lập báo cáo dịch vụ đảm bảo.

A199. Việc hoàn thiện hồ sơ chính thức về hợp đồng dịch vụ sau ngày lập báo cáo dịch vụ đảm bảo chỉ bao gồm các thủ tục hành chính không liên quan đến việc thực hiện các thủ tục mới hoặc đưa ra kết luận mới. Tuy nhiên, một số tài liệu có thể bị thay đổi trong quá trình hoàn thiện hồ sơ nếu thay đổi đó có tính chất hành chính. Ví dụ về các thay đổi đó như sau:


    1. Xóa hoặc hủy bỏ các tài liệu đã bị thay thế;

    2. Sắp xếp thứ tự, gộp và đánh tham chiếu chéo giữa các giấy tờ làm việc;

    3. Ký xác nhận trên danh sách kiểm tra liên quan tới quá trình hoàn thiện hồ sơ;

    4. Lưu trữ các bằng chứng mà kiểm toán viên đã thu thập, thảo luận và thống nhất với các thành viên trong nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo trước ngày lập báo cáo dịch vụ đảm bảo.

A200. Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 yêu cầu các doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng chính sách và thủ tục cho việc lưu trữ tài liệu, hồ sơ hợp đồng dịch vụ (xem quy định tại đoạn 47 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1). Thời hạn lưu trữ tài liệu, hồ sơ hợp đồng dịch vụ đảm bảo tối thiểu là 10 năm kể từ ngày lập báo cáo dịch vụ đảm bảo (xem hướng dẫn tại đoạn A61 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1).

PHỤ LỤC

(Hướng dẫn đoạn 02, A8, A11, A16, A36 - A38 Chuẩn mực này)



Vai trò và trách nhiệm




  1. Tất cả các dịch vụ đảm bảo phải có ít nhất ba bên: Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán, bên chịu trách nhiệm và đối tượng sử dụng báo cáo dịch vụ đảm bảo. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ, dịch vụ có thêm bên đo lường hoặc đánh giá hoặc bên thuê dịch vụ riêng biệt.

  2. Sơ đồ trên minh họa vai trò của các bên liên quan đến hợp đồng dịch vụ đảm bảo, như sau:

  1. Bên chịu trách nhiệm là bên chịu trách nhiệm về đối tượng dịch vụ đảm bảo;

  2. Bên đo lường hoặc đánh giá sử dụng các tiêu chí để đo lường hoặc đánh giá đối tượng dịch vụ đảm bảo mà kết quả tạo ra thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo;

  3. Bên thuê dịch vụ và kiểm toán viên thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng dịch vụ;

  4. Kiểm toán viên thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra kết luận nhằm tăng độ tin cậy cho đối tượng sử dụng (mà không phải là bên chịu trách nhiệm) về thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo;

  5. Các đối tượng sử dụng đưa ra quyết định trên cơ sở thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Các đối tượng sử dụng là các cá nhân, tổ chức, hoặc nhóm người mà kiểm toán viên cho là sẽ sử dụng báo cáo dịch vụ đảm bảo. Trong một số trường hợp, có thể có những đối tượng sử dụng báo cáo dịch vụ đảm bảo mà không phải là người được nhận ghi trên báo cáo.

  1. Vai trò của các bên tham gia được thể hiện như sau:

  1. Ngoài kiểm toán viên, mỗi hợp đồng dịch vụ đảm bảo có ít nhất một bên chịu trách nhiệm và các đối tượng sử dụng;

  2. Kiểm toán viên không thể là bên chịu trách nhiệm, bên thuê dịch vụ hoặc đối tượng sử dụng;

  3. Đối với hợp đồng dịch vụ đảm bảo trực tiếp, kiểm toán viên cũng có thể là bên đo lường hoặc đánh giá;

  4. Đối với hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực, bên chịu trách nhiệm hoặc bên khác nhưng không phải là kiểm toán viên, có thể là bên đo lường hoặc đánh giá;

  5. Trường hợp kiểm toán viên đã đo lường hoặc đánh giá đối tượng dịch vụ đảm bảo dựa trên các tiêu chí, thì đây là hợp đồng dịch vụ đảm bảo trực tiếp. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ đảm bảo trực tiếp là không thể thay đổi thành hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực bằng cách một bên khác được giả định chịu trách nhiệm cho việc đo lường hoặc đánh giá, ví dụ, bên chịu trách nhiệm đính kèm một báo cáo với thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo trong đó thừa nhận trách nhiệm đối với thông tin này;

  6. Bên chịu trách nhiệm có thể là bên thuê dịch vụ;

  7. Trong nhiều hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực, bên chịu trách nhiệm cũng có thể là bên đo lường hoặc đánh giá và là bên thuê dịch vụ, ví dụ, một đơn vị thuê kiểm toán viên thực hiện một dịch vụ đảm bảo về báo cáo hoạt động bền vững do chính đơn vị đó lập. Ví dụ về trường hợp bên chịu trách nhiệm không phải là bên đo lường hoặc đánh giá là khi kiểm toán viên được thuê thực hiện một hợp đồng dịch vụ đảm bảo về báo cáo hoạt động bền vững của một công ty tư nhân do một cơ quan quản lý Nhà nước lập;

  8. Đối với hợp đồng dịch vụ đảm bảo chứng thực, bên đo lường hoặc đánh giá thường cung cấp cho kiểm toán viên giải trình bằng văn bản về thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo. Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thể không thu thập được bản giải trình như vậy, ví dụ, trường hợp bên thuê dịch vụ không phải là bên đo lường hoặc đánh giá;

  9. Bên chịu trách nhiệm có thể là một trong những đối tượng sử dụng, nhưng không phải là duy nhất;

  10. Bên chịu trách nhiệm, bên đo lường hoặc đánh giá và các đối tượng sử dụng có thể từ các đơn vị khác nhau hoặc cùng một đơn vị. Ví dụ về trường hợp các bên này từ cùng một đơn vị như, trường hợp một đơn vị có cơ cấu tổ chức 2 tầng, Ban quản trị có thể thu thập sự đảm bảo về các thông tin do Ban Giám đốc đơn vị đó cung cấp. Mối quan hệ giữa bên chịu trách nhiệm, bên đo lường hoặc đánh giá và đối tượng sử dụng cần phải được xem xét trong hoàn cảnh cụ thể của hợp đồng dịch vụ và có thể khác với hiểu biết thông thường về trách nhiệm. Ví dụ, Ban Giám đốc của đơn vị (đối tượng sử dụng) có thể thuê kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hợp đồng dịch vụ đảm bảo đối với một khía cạnh cụ thể trong hoạt động của một chi nhánh/bộ phận, mà hoạt động đó thuộc trách nhiệm trực tiếp của Giám đốc chi nhánh/bộ phận (bên chịu trách nhiệm), tuy nhiên, trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về Ban Giám đốc;

  11. Bên thuê dịch vụ nếu không phải là bên chịu trách nhiệm thì có thể là đối tượng sử dụng dịch vụ.

  1. Kết luận của kiểm toán viên phải được trình bày dưới các dạng:

  1. Đối tượng dịch vụ đảm bảo và tiêu chí áp dụng;

  2. Thông tin về đối tượng dịch vụ đảm bảo và tiêu chí áp dụng; hoặc

  3. Báo cáo của bên có trách nhiệm liên quan.

  1. Kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và bên có trách nhiệm liên quan có thể thỏa thuận việc áp dụng các quy định và hướng dẫn của các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo cho một hợp đồng dịch vụ khi không có đối tượng sử dụng báo cáo dịch vụ đảm bảo nào khác ngoài bên chịu trách nhiệm, nhưng tất cả các yêu cầu khác của các chuẩn mực Việt Nam về hợp đồng dịch vụ đảm bảo phải được thỏa mãn. Trường hợp này, báo cáo của kiểm toán viên phải bao gồm đoạn hạn chế đối tượng sử dụng báo cáo dịch vụ đảm bảo chỉ bao gồm bên chịu trách nhiệm.


* * * * *


Каталог: Upload -> Video
Video -> TỔng cục thuế
Video -> Ngày 29 tháng 06 năm 2006
Video -> Căn cứ Nghị định số 129/2013/NĐ-cp ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt VI phạm hanh chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Video -> V/v tính và quyết toán thuế tncn cho người nước ngoài
Video -> Chuẩn mực việt nam về HỢP ĐỒng dịch vụ soát xét chuẩn mực số 2410: Soát xét thông tin tài chính giữa niên độ do kiểm toán viên độc lập của đơn vị thực hiện
Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam số 1000 Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
Video -> Khu công nghiệp Biên Hòa II, tp
Video -> Phòng 704, số 45 đường Võ Thị Sáu, phương Đakao, quận 1, tp
Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam chuẩn mực kiểm toán số 810: Dịch vụ báo cáo về báo cáo tài chính tóm tắt
Video -> HỆ thống chuẩn mực kiểm toán việt nam chuẩn mực kiểm toán số 570: Hoạt động liên tục

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương