CHƯƠng V: ĐỊa vực cư trú, DÂn cư, CÁc dân tộc và TÔn giáO



tải về 0.75 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.75 Mb.
#2022
1   2   3   4   5   6   7

Nền nông nghiệp hoả canh sơ khai với lối phát - cốt - đốt - trỉa trên sườn dốc, điều kiện canh tác khó khăn, kết quả thu được chỉ khoảng gấp đôi lượng giống đầu tư nên sản phẩm làm ra chủ đủ tự cấp cho cộng đồng trog một thời gian ngắn, các tháng còn lại họ phải sống nhờ vào củ nâu, mài, bột nghèn, nhúc khai thác từ núi rừng .

+ Chăn nuôi

Bên cạnh kinh tế sản xuất, trong quá trình định canh - định cư, nhóm tộc người Mã Liềng xuất hiện loại hình chăn nuôi những loại gia súc lớn như trâu, bò. .. Những già làng cho biết rằng, trước đây khi chưa định cư, họ cũng thường nuôi gà, vịt, heo trong khu vực cư trú. Ngành nghề chăn nuôi hiện nay chưa thực sự phát triển, nhưng cũng giải quyết được sức kéo trong sản xuất lúa nước hay giết thịt trong những nghi lễ, trao đổi với tộc người cận cư.

Sau rất nhiều cuộc vận động của Nhà nước, hiện nhóm tộc người Mã Liềng đã và đang xây dựng cuộc sống định canh - định cư với sự quy hoạch hoàn chỉnh khu vực cư trú, sản xuất, cùng với những hứa hẹn của loại hình ruộng nước mang lại sự ấm no. Tuy nhiên, ở cấp độ tiếp xúc với mô hình kinh tế mới, loại hình kinh tế tự nhiên vẫn chưa thực sự mất hẳn vai trò trong đời sống tộc người.

+ Ngành nghề thủ công:

Phần lớn những nghề thủ công được hình thành do nhu cầu bức thiết của cá nhân và cộng đồng. ở người Mã Liềng, địa vực cư trú khu biệt cũng tạo nên những tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngành nghề thủ công. Hiện nay, trong cộng đồng tộc người tồn tại hai ngành nghề khá nổi trội là: mộc và đan lát mây tre.



Nghề mộc: Vốn được hình thành từ những thao tác lắp ghép, dựng nhà làm phương tiện cư trú, bộ công cụ rất đơn giản gồm rựa, rìu và dao nhỏ. Tuy nhiên, từ những vật dụng này, người Mã Liềng thực hiện được rất nhiều đồ dùng khác nhau như làm cán dao, rìu, đẽo cối, chày và gần đây nhất là đẽo cày dùng trong sản xuất ruộng nước.

Đan lát: Từ những loại tre, nứa, mây có sẵn trong tự nhiên, người đàn ông Mã Liềng thường đập đập để đan phên thưng nhà, hoặc chẻ nhỏ để làm các loại nong, gùi, oi, rổ, rá.Đan lát, do chỉ phục vụ nhu cầu tại chỗ, nên nhìn loại hình sản phẩm cũng như kỹ thuật đan còn rất đơn giản, chủ yếu thực hiện theo những khuôn mẫu có sẵn.

+ Thương nghiệp, dịch vụ:

Địa vực cư trú của người Mã Liềng khá hiểm trở nên việc đi lại, giao lưu với các tộc người cận cư hầu như không đáng kể. Tuy thế, trong lịch sử, bởi những thói quen trong quá trình sống du cư, nên ở nhóm tộc người vẫn tồn tại mối quan hệ với các tộc người cư trú khu vực phía Tây Trường Sơn (người Lào, Makoong). Người Mã Liềng trao đổi với họ những thứ mình không làm ra như váy dành cho phụ nữ (váy Lào), các chuỗi hạt cườm…

Khu vực định cư hiện nay của người Mã Liềng rất xa chợ, trên địa bàn hầu như không tồn tại chợ phiên nào, nên sản vật có được từ núi rừng, đa phần họ cất giữ để dùng trong cuộc sống thường nhật hoặc đôi lúc được dùng làm vật đổi ngang giá.

Sau thời kỳ phát triển vùng kinh tế mới, người Kinh được vận động khai phá vùng núi rừng phía Tây, từ đấy những khu chợ được hình thành để đáp ứng nhu cầu cho những bộ phận người mới đến. Nhóm tộc người Mã Liềng cũng nhanh chóng hoà nhập với loại hình trao đổi mới. Tuy thế, các bản làng hiện nay đều rất cách xa trung tâm trao đổi, nên việc giải quyết nhu cầu trao đổi trong cuộc sống thường nhật thường co cụm trong quy mô bản làng với sự xuất hiện của lớp người được gọi là thương lái.

Những thương lái hằng ngày dùng các phương tiện di chuyển đi đến tận các bản làng để trao đổi với đồng bào các nhu yếu phẩm như áo quần, rổ, rá nhựa, dao, rựa, rìu, nồi chảo nhôm… - những thứ hiện nay đồng bào không thể làm ra để đổi lấy thịt thú rừng, mây, mật ong...Ở một vài nơi, có những nhms người Việt định cư hẳn trong bản làng và chính họ trở thành những đầu mối trao đổi quan trọng. Những người này sống với đồng bào, trực tiếp trao đổi các sản vật thu được hàng ngày và số sản vật này được di chuyển về trung châu qua mạng lưới các thương lái. Lẽ tất nhiên, trong quá trình trao đổi, do các điều kiện khách - chủ quan, mối lợi nhuận bao giờ cũng tập trung về một phía, những trên cách nhìn nào đó, những đầu mối này lại rất cần thiết trong đời sống nhóm tộc người hiện nay.

2.7. Người Arem

2.7.1. Dân cư và địa vực cư trú

Người Arem là nhóm người có số lượng dân cư ít nhất trong cộng đồng người Chứt ở Quảng Bình. Người Arem ở Quảng Bình có 30 hộ, 176 nhân khẩu cư trú ở bản Tàrẹt, nay gọi là bản 39 (thuộc cây só 39 đường tỉnh lộ 20, trong khu vực Chà Ang, hang Va. Họ đồng thời là chủ nhân duy nhất của xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch.

Đây là khu vực cư trú tập trung và lâu đời của người Arem. Trong những thập kỷ 60 của thế kỷ XX, người Arem sống biệt lập trong khu vực núi đá Kẻ Bàng. Có thời gian người Sách ở Minh Hoá di cư về xen cư với người Arem trong khu vực này. Do sống biệt lập, ít giao tiếp với các cộng đồng khác nên nguồn sống chủ yếu dựa vào sản phẩm tự nhiên, ít làm nương rẫy, không có tri thức và tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm nên đời sống hết sức bấp bênh. Nạn đói đe dọa gần như quanh năm. Có lúc dân số người Arem suy giảm nghiêm trọng và có nguy cơ đe doạ sự tồn tại của tộc người này. Cuối thế kỷ XX, dưới tác động của chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là chủ trương vận động và tổ chức cho nhân dân các dân tộc thiểu số từ bỏ tập quán du canh, Nhà nước giúp đỡ cơ sở vật chất, tổ chức cho người Arem định canh, định cư gần với trục đường 20. Nhờ vậy, người Arem đã có điều kiện tiếp cận với các cộng đồng người Việt và các nhóm dân tộc ít người trong khu vực như người Macoong, Vân Kiều nên người Arem đã từ bỏ dần tập quan săn bắt, hái lượm và bắt đầu làm quen với trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn định cư.

Hiện nay Nhà nước đã đầu tư giúp người Arem địng cư, xây dựng nhà ở, đường giao thông, nước sạch và các công trình phúc lợi xã hội khác nên đời sống người Arem đã được cải thiện. Người Arem đã có cơ hội để phát triển tương đồng với các nhóm dân tộc thiểu số khác trong vùng.

Theo dõi quá trình tụ cư trong mấy mươi năm trở lại đây, có thể thấy người Arem cư trú ở phía cực Tây và là phía Nam của địa bàn các nhóm thiểu số nói ngôn ngữ Việt - Mường ở Quảng Bình. Quá trình định canh định cư và tình hình dân số của họ cũng có nhiều biến động.

Từ khu cư trú, men theo đường mòn ven sườn núi đi bộ xuống khoảng 2 giờ sẽ đến khu canh tác nơi có 12 riu-ăm-roop177 (nhà chòi ở rẫy) và khu sản xuất này kéo dài xuống đến tận rục nước.



2.7.2. Đời sống vật chất:

- Kinh tế tự nhiên:

Cho đến trước ngày được định canh định cư, đời sống của người Arem chủ yếu vẫn là nền kinh tế tự nhiên, dựa trên phương thức hái lượm, săn bắt từ nguồn sản vật phong phú của rừng núi. Trên nền tảng địa hình núi đá vôi dựng đứng, không thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp, nương rẫy thì đối với người Arem, những loại cây có bột có vai trò lương thực rất quan trọng, đặc biệt là những bãi nhúc. Có thể nói cơ sở kinh tế đầu tiên trong việc định cư của họ chính là yếu tố này. Nhúc, hay báng (lề-t-cua) là loại cây thuộc họ dừa, thân cứng, có thể tạo nên nhiều sản phẩm thiết thực như bột báng (a-ua-t-cua), rượu báng (đo-t-cua). ở bãi nhúc, kinh nghiệm sống cho phép họ nhận biết được những cây lâu năm, có bột. Trong quá trình khai thác, người ta chặt cây xuống, bốc lấy ruột, đem về giã nhỏ, phơi khô, thành một loại bột tựa bột mì, khi ăn có vị bùi, ngọt178. Bổ sung vào nguồn thực phẩm của người Arem, còn có sự hỗ trợ đắc lực của các loại sản vật rừng núi như téeng (củ mài), lêc-cúuc (củ nâu), tria (nấm các loại), a-băng (các loại măng).v.v. Ngoài ra, lẵng-pơi (mật ong) cũng là nguồn sản vật dồi dào, và rất cần thiết đối với họ179. Sống trong môi trường núi rừng nên hoạt động săn bắt cũng rất phổ biến. Người Arem thường dùng cung nỏ, có tên tẩm thuốc độc180 và rất nhiều loại bẫy (bẫy dập đặt trên đường đi của con thú; bẫy đâm căng dây cài, dùng cây đâm.v.v…). Ngoài việc đi săn cá nhân, người Arem trước đây còn thường đi săn tập thể . S uối Cà Roòng cũng là nguồn cung cấp thực phẩm phụ trợ cho cuộc sống của người dân, nhờ vào các loại cá, ốc182. Sống trong sinh cảnh động thực vật phong phú Phong Nha – Kẻ Bàng, có thể nói các hoạt động săn bắt của người Arem diễn ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa183. Tuy nhiên, cuộc sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn bởi kết quả thu được ít có khả năng dư thừa. Từ đó mà việc bảo quản hay dự trữ thực phẩm vẫn còn rất giản đơn, thuần tuý chỉ bằng cách phơi hoặc hong khô trên giàn bếp.



- Kinh tế sản xuất:

Ngoài các yếu tố phổ biến của nền kinh tế tự nhiên tước đoạt, có thể nói kinh tế sản xuất của người Arem xem ra vẫn còn nhiều mới mẻ. Với diện tích khoảng hơn 18ha, hoàn toàn không ruộng nước, người Arem chỉ canh tác nương rẫy (đồng bào vẫn gọi là rọong) với các giống loài lương thực chính như sau184:



Stt

Lương thực

Quy trình canh tác

1

Lúa (Aloó)

Mỗi năm một vụ, bắt đầu từ tháng 4, thu hoạch vào tháng 8 và tháng 9

2

Ngô (po)

Mỗi năm một vụ, bắt đầu từ tháng 12, thu hoạch vào tháng 4 và tháng 5

3

Sắn (Lề-rắng)

Trồng từ tháng 1, tháng 2 và thu hoạch quanh năm

Tư liệu sản xuất hiện nay, chủ yếu vẫn là các loại công cụ sắt được mua lên từ đồng bằng (cuốc, rìu, dao, rựa…) bởi người Arem không có (hoặc không còn) nghề rèn sắt; bổ sung vào đó là một số công cụ được làm từ cây rừng, mà tiêu biểu nhất là gậy chọc lỗ185. Quy trình canh tác nương rẫy ở đây cũng bao gồm các bước chọn đất – phát – cốt - đốt – trỉa.

Người Arem có tục lệ chọn rẫy bằng cách “bắt đất”: lấy một cây nứa hoặc lồ ô, một đầu được chẻ làm tư, sau đó cắm ngược lên mảnh đất tự chọn. Trong đêm đó, nếu người đàn ông chủ nhà nằm mơ thấy nương rẫy, thấy những điều tốt thì coi như Yàng đã chấp nhận và ba ngày sau, mới tiến hành phát rẫy. Trước khi bắt đầu công việc, người ta phải thực hiện nghi thức cũng thần đất, thần rừng, lễ vật gồm một con gà mái (không được dùng gà màu trắng), hai hũ rượu, một bát tro và một bát nước, đặt về phía Tây cây cột. Nghi lễ bắt đầu vào trước khi mặt trời mọc, chậm nhất là không được đến gần trưa (khoảng 10 giờ) và người đứng cúng phải quay mặt về phía mặt trời mọc. Thực ra, trong điều kiện địa hình đá vôi dựng đứng ở đây, có được đất canh tác đã là rất quý, cho nên hầu như những nơi có điều kiện đều trở thành nương rẫy của đồng bào và cũng chính từ đó mà rẫy thường nằm rất xa nơi cư trú, buộc người dân phải làm nhà tạm để sinh hoạt, sản xuất (riu-ăm-p,róp: nhà rẫy).

Công việc phát rẫy diễn ra trước mùa vụ khoảng 3-4 tháng và kéo dài nên thời gian này, người Arem thường ở hẳn tại nhà rẫy. Khác với các tộc người thiểu số ở Trường Sơn – Tây Nguyên khác, việc phân công lao động về giới ở đây lại không chặt chẽ lắm. Người đàn ông và phụ nữ Arem cùng nhau, thay nhau phát rẫy. Công việc này thường được tiến hành từ dưới thấp rồi lên cao dần theo độ dốc của rẫy, theo hàng ngang, phát những cây nhỏ trước rồi mới đến cây lớn.

Sau khi phát khoảng từ một đến hai tuần (và có thể dài hơn tuỳ vào thời tiết) thì bắt đầu đốt rẫy. Người Arem đã biết đốt theo chiều gió, theo từng khu vực nhỏ và đều có vành đai an toàn cho mỗi lần đốt nên hầu như khó xảy ra nguy cơ cháy rừng. Sau vài ngày khi lửa đã tắt hết, người ta bắt đầu rải đều tro lên rẫy, dọn dẹp những cây lớn cháy chưa hết để chuẩn bị cho việc trỉa hạt.

Người Arem gieo trồng theo lịch thời vụ những đối với hầu hết các loại cây thì họ chỉ làm một vụ trong năm. ở đây, người đàn ông đảm trách việc chọc lỗ, còn người phụ nữ thì trĩa hạt, theo độ nông hoặc sâu, lấp ít hoặc nhiều đất phù hợp với từng loại giống cây trồng.

Việc chăm sóc nương rẫy ở người Arem hầu như phó mặc cho tự nhiên, ngoài việc nhổ cỏ và đặt bẫy hoặc săn thú để bảo vệ mùa màng; đồng bào vẫn chưa quen dùng phân bón, hơn nữa cũng khó có điều kiện có phân bón để dùng. Công việc thu hoạch cũng được tiến hành đơn giản, chủ yếu dùng tay với dụng cụ gùi. Sản phẩm khi thu hoạch được mang về nhà, chủ yếu là để ở khu vực quanh bếp. Riêng sắn và ngô thì hầu như dùng để ăn tươi, một ít ngô được treo trên giàn bếp để làm giống hay dự phòng lúc thiếu đói.

Do lối canh tác, phương tiện sản xuất còn nhiều lạc hậu, chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên năng suất thu hoạch không cao, làm cho nguồn lương thực của họ khó có thể được đảm bảo. Thậm chí ở khâu bảo quản, tất cả chủ yếu vẫn dựa vào hơi ấm của bếp lửa, cho nên lương thực thường bị nguy cơ mối mọt làm hại.

Qua khảo sát thực tế, có thể tóm tắt nông lịch của người Arem như sau:

Nông lịch của người Arem

Tháng

Lịch thời vụ

Tháng 1

Trỉa ngô và chăm sóc ngô. Phát rẫy lúa

Tháng 2

Tiếp tục phát rẫy lúa. Bắt đầu trồng sắn

Tháng 3

Đốt rẫy lúa

Tháng 4

Tiếp tục đốt rẫy lúa, bắt đầu thu hoạch ngô

Tháng 5

Trỉa lúa sớm

Tháng 6

Trỉa lúa muộn

Tháng 7

Bắt đầu làm cỏ lúa

Tháng 8

Bắt đầu thu hoạch sắn

Tháng 9

Thu hoạch lúa sớm

Tháng 10

Thu hoạch lúa muộn

Tháng 11

Phát rẫy ngô

Tháng 12

Đốt rẫy ngô, trỉa ngô. Bắt đầu trồng thuốc lá

Khái niệm kinh tế sản xuất ở đây còn rất lỏng lẻo bởi nền kinh tế nương rẫy, với hệ cây lương thực thực phẩm căn bản như đã đề cập, người Arem không chú trọng phát triển vùng trồng trọt lẫn chủng loại nuôi trồng, kể cả trong ý nghĩ của người dân. Từ ngày được định cư, người Arem có một khuôn viên nhà, được gọi là vườn, hàng rào chủ yếu vẫn là tự nhiên và ở đó, người ta chỉ trồng một ít cây thuốc lá dùng để hút; một số loại cây như cam, chuối trong chương trình khuyến nông vẫn tiếp tục được tiến hành nhưng kết quả vẫn chưa thuyết phục được họ. Ngoài ra, các loại gia súc gia cầm như chó (achoõ), lợn (cũl), bò (bồ), gà (la kẽh), cũng chỉ được chăn thả rông một cách tự do. Ngay cả ý thức sở hữu vật nuôi tồn tại một cách mờ nhạt thì khó có thể thuyết minh rằng những vật nuôi đã có từ lâu đời ở cộng đồng Arem bởi chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp, họ còn không biết những con gà trống lớn của mình, thậm chí bò nuôi trong chương trình dự án phải đánh số thứ tự cho đồng bào nhận biết.

Các ngành thủ công ở người Arem, chỉ có thể kể đến nghề đan lát mây tre và nghề mộc ở trình độ giản đơn. Nghề đan lát phục vụ thiết thân đối với đời sống của người dân, tuy nhiên hiện nay, số biết đan cũng chỉ trên dưới 5 người, thường làm ra các loại mẹt, oi, trúm, mâm cơm, gùi. Những sản phẩm tinh xảo, đẹp, người không biết đan thì phải lại mua của người Makoong cận cư (ở xã Thượng Trạch). Nghề mộc giản đơn ở dạng khắc ngoạm và buộc dây (chưa có kỹ thuật mộng), chủ yếu làm ra các sản phẩm đơn giản như cung, nỏ, gậy chọc lỗ, cối và chày giã gạo, làm nhà.

Trong khi nền kinh tế sản xuất đang trong quá trình thuyết phục ưu thế của mình trong lòng đồng bào, thì thói quen từ nền kinh tế tự nhiên lại chịu nhiều sự hạn chế bởi chương trình bào vệ các nguồn lâm sản của Vườn quốc gia Phong nha - Kẻ Bàng, cho nên cuộc sống của đồng bào hiện nay chủ yếu lệ thuộc vào các chương trình dự án định canh định cư của Nhà nước bằng các phương thức tài trợ và cung cấp nhu cầu trực tiếp, các trong thực tế lẫn trong ỹ nghĩ. Ngoài thời gian lên rẫy, phần lớn người Arem thường uống rượu và hút thuốc nhiều, đời sống tinh thần ở cộng đồng nếu không thực sự sống cùng với họ thì thực khó nhận ra.

3. CÁC TÔN GIÁO CHÍNH

Những người theo các tôn giáo trong cộng đồng cư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chỉ chiếm 10% dân số. Đến thời điểm năm 2000, các tôn giáo có tổ chức và hoạt động trên địa bàn gồm Thiên chúa giáo, Phật giáo, đạo Tin lành, đạo Tân sứ đồ, đạo Bà Hai, đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư, và một số tín đồ của các tôn giáo tự xưng. Trong số các tôn giáo hiện hữu trên địa bàn Quảng Bình, chỉ có Thiên chúa giáo và Phật giáo có đông tín đồ và có hoạt động đáng kể.

3.1. Thiên chúa giáo

Thiên chúa giáo thâm nhập vào địa bàn tỉnh Quảng Bình từ thế kỷ thứ XVIII. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào Thiên chúa giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình thuộc 2 giáo phận là Vinh và Huế. Khu vực từ Bắc sông Son và sông Gianh trở ra thuộc Giáo phận Vinh. Khu vực phía nam thuộc Giáo phận Huế.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, theo hiệp định Genève, đất nước tạm chia làm hai miền, sông Bến Hải - vĩ tuyến 17 thuộc địa phận huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị được chọn làm phân giới tạm thời. Lợi dụng quy định của Hiệp định Genève về việc tập kết lực lượng 2 miền, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm đã dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào theo đạo Thiên chúa di cư vào Nam nhằm phá hoại khối đoàn kết dân tộc và xây dựng lực lượng chuẩn bị cho âm mưu phá hoại miền Bắc sau này. Vì thế, trong các năm 1954-1957 đã có 39% những người theo đạo Thiên chúa di cư vào Nam. Số đồng bào theo đạo Thiên chúa còn lại ở Quảng Bình chủ yếu sinh sống trên địa bàn 3 huyện Quảng Trạch, Tuyên Hoá và Bố Trạch.

Đến thời điểm năm 2000, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 77.940 giáo dân, trong đó có 11 linh mục, 33 nữ tu, 498 vị chức sắc gồm 25 chính trương, 74 trùm trưởng.

Đồng bào Theo đạo Thiên chúa đang sinh hoạt trong 25 xứ, 103 họ và 1 dòng tu (dòng Hướng Phương)

Về cơ sở thờ tự, toàn tỉnh có 59 nhà thờ, trong đó có 25 nhà thờ Xứ, 34 nhà thờ Họ. Ngoài cơ sở thờ tự ra, Giáo hội thiên cúa còn có một số cơ sở khác mhư nhà phòng cho Linh mục, nhà chung cho nữ tu ở, tượng đài và khu nghĩa địa đạo Thiên chúa.

Hệ thống tổ chức Thiên chúa giáo ở Quảng Bình có 2 Giáo hạt: Giáo hạt Bình Chính và Giáo hạt Tam Toà.

+ Hạt Bình Chính lấy nhà thờ Hướng Phương ở xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch làm trung tâm hạt. Trong Hạt Hướng Phương có 1 linh mục quản xứ làm Hạt trưởng, 11 linh mục trông coi 25 xứ. Trong mỗi Giáo xứ có 1 ban hành Giáo xứ giúp việc cho linh mục. Dưới Giáo xứ có 78 họ được công nhận chính thức, trong mỗi hị có Ban Hành giáo họ, đứng đầu là trùm trưởng giúp việc cho linh mục và Ban hành Giáo xứ. Ngoài ra, Giáo hội ở Quảng Bình còn lập ra các tổ chức như Hội Thánh Linh, Hội ca đoàn, Hội Thánh quan thầy Giáo xứ, Hội Giới mẹ trẻ, Hội Trắc, Hội Trung binh...và một số tổ chức khác trong cộng đồng Giáo dân.

+ Hạt Tam Toà

Sau năm 1954, đại bộ phận giáo dân và linh mục trong Hạt Tam Toà đều di cư vào Nam. Vì vậy các tổ chức Ban hành Giáo xứ, họ, nhà thờ và cơ sở vật chất khác của Giáo hội không còn, nhà thờ Tam Toà bị bom Mỹ tàn phá, số giáo dân còn lại không còn cơ sở tổ chức hoạt động của Giáo hội nên phai nhạt dần.

Trong những năm gần đây, một số giáo dân đang có xu hướng khôi phục các hoạt động của Thiên chúa giáo trên địa bàn các huyện Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và thành phố Đồng Hới. Một số chức sắc Thiên chúa giáo ở Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế đã liên lạc với một soó giáo dân ở các địa phương thuộc huyện Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới như Phúc Tính, Hoành Vinh, Trung Quán. Bình Thôn thuộc các xã Vạn Ninh, An Ninh, Duy Ninh, Tân Ninh, Bảo Ninh nhằm phát triển đạo. Đến năm 2000, ở huyện Quảng Ninh đã khôi phục và phát triển 634 giáo dân, 162 hộ có tham gia đọc kinh cầu nguyện liên gia. Một số giáo dân đã làm đơn xin chính quyền khôi phục nhà thờ, xin lập tổ chức ban hành giáo, xin phép cho linh mục ở các địa phận khác đến chăm lo việc đạo. Một số con em trên địa bàn đẫ đến Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế để học giáo lý, giáo luật...

Trên địa bàn thành phố Đồng Hới hiện có 50 người có nguồn gốc giáo dân đang sinh sống tại các xã, phường Nam Lý, Đồng Sơn, Bắc Lý...và một số lao động phổ thông ở các tỉnh phía Bắc vào làm ăn tại quảng Bình cũng tổ chức cầu kinh, cầu nguyện...

Trong những năm cuối thế kỷ XX, việc khôi phục và xây dựng mới các nhà thờ khá phát triển. Tổ chức Giáo hội và giáo dân đã đầu tư xây dựng thêm 40 nhà thờ, trong đó có 19 nhà thờ Xứ, 21 nhà thờ họ.

Nhìn chung, tổ chức và hoạt động thiên chúa giáo ở Quảng Bình không mạnh như các địa bàn phụ cận. Đa số đồng bào giáo dân đều hăng hái tham gia các hoạt động cộng đồng trên tinh thần đoàn kết, kính Chúa, yêu nước. Đồng bào thao đạo Thiên chúa ở trên địa bàn Quảng Bình đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ quê hương và hiện đang tích cực đóng góp xây dựng quê hương, cùng nhân dân cả tỉnh thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới nền kinh tế xã hội.



3.2. Phật giáo

Phát giáo ở Quảng Bình hình thành và phát triển mạnh vào cuối thế kỷ XIX, kéo dài cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trong giai đoạn khôi phục, cải tạo kinh tế và thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hệ thống chùa chiền bị chiến tranh tàn phá, hầu hết các chức sắc Phạt giáo di cư vào Nam, sang Lào, Thái Lan cư trú, tổ chức Phật giáo ở Quảng Bình không còn hoạt động. Phần lớn những người tu hành còn lại hoàn tục, lập gia đình, sinh sống hoà hợp với cộng đồng.

Trong những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh có xu hướng muốn khôi phục một số chùa chiền và tổ chức các nghi lễ phật giáo. Tuy nhiên, do tổ chức giáo hội phật giáo không còn tồn tại, thế hệ trẻ lại xa lạ với các hình thức nghi lễ Phật giáo nên hầu hết các hoạt động của những người theo đạo phật chỉ thu hút một bộ phận cư dân đã cao tuổi.

Vì thế, Phật giáo không có nhiều dấu ấn trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân Quảng Bình hiện nay.



Nhìn chung, bộ phận dân cư có tôn giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu dân cư của tỉnh. Từ khi các tôn giáo thâm nhập vào địa bàn cho đến nay, đại bộ phận đồng bào có tôn giáo đã có những đóng góp rất đáng kể vào sự nghiệp Cách mạng của Đất nước.

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo đường lối Đổi mới của Đảng hiện nay, đồng bào có tôn giáo đã sát cánh cung nhân dân trong tỉnh phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc và lao động sáng tạo, đóng góp nhiều công sức cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng - an ninh, phấn đấu thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”

tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương