CHƯƠng V: ĐỊa vực cư trú, DÂn cư, CÁc dân tộc và TÔn giáO


TOÀN TỈNH: 159 x·, ph­êng, thÞ trÊn



tải về 0.75 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.75 Mb.
#2022
1   2   3   4   5   6   7

TOÀN TỈNH: 159 x·, ph­êng, thÞ trÊn


805.186

826.183

135

1052


Ghi chú: - Số liệu dân số tính đến 31/12/2003 do Cục thống kê tỉnh cung cấp.

- Số liệu diện tích căn cứ Quyết định số 24/2001/QĐ-TTg ngày 01/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả Tổng kiểm kê đất đai năm 2000 của tỉnh Quảng Bình.
1.3. Thành phố Đồng Hới - tỉnh lỵ Quảng Bình.

Sự hình thành và phát triển Đồng Hới - trung tâm tỉnh lị gắn liền với quá trình khai thiết Quảng Bình trong lịch sử.

Danh xưng Đồng Hới có nguồn gốc từ Động Hải. Sách "Ô châu cận lục" của Dương Văn An năm 1556 viết: “Huyện Khang Lộc, trai làng Vũ Khuyến chăm việc canh nông, gái xã Trường Dục theo nghề khung cửi. Hai xã Hà Cừ, Động Hải vẫn nấu muối xưa nay”. Địa danh Động Hải được nhắc nhiều trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Dưới thời chúa Nghuyễn, Động Hải trở thành một đơn vị hành chính. Sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn viết về đơn vị hành chính dưới thời Chúa Nguyến trên lưu vực sông Nhật Lệ như sau: “ Tổng Trung Quán, 12 xã, 4 thôn. 6 phường như Trung Quán, Trần Xá, Hữu Phan, Hạ Bồng...Động Hải, Diêm Điềm, Cảnh Dương, Mỹ Lê...”. Đến năm 1885, thực dân Pháp đánh chiếm thành Quảng Bình thì xuất hiện danh xưng Đồng Hới do cách gọi biến âm từ Động Hải và đóng lỵ sở của tỉnh Quảng Bình ở đó. Mặc dù đã có Đồng Hới nhưng từ Động Hải vẫn còn với tên gọi của dân gian là Đồng Hải. Năm 1939, thực dân Pháp bắt triều đình nhà Nguyễn cắt 7 làng trong khu vực tỉnh lỵ, lập thành đơn vị hành chính đô thị ngang cấp huyện thuộc tỉnh, lấy tên là thị xã Đồng Hới. Toàn bộ dân cư 7 làng trong thị xã được chia thành 4 phường:

1. Phường Đồng Hải gồm toàn bộ làng Đồng Hải và một xóm nhỏ Đồng Thành ở cửa Nhật Lệ.

2. Phường Đồng Đình gồm các làng Tiền Thiệp, Thạch Luỹ, Hướng Dương, Kiên Bính.

3. Phường Đồng Phú bao gồm toàn bộ làng Phú Ninh.

4. Phường Đồng Mỹ bao gồm họ giáo Tam Toà và làng Lệ Mỹ.

Ngày 23- 8- 1945,Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân ra đời, Đồng Hới vẫn là thị xã tỉnh lỵ có nhập thêm xã Bảo Ninh vào.

Giặc Pháp trở lại xâm chiếm Quảng Bình, chúng vẫn duy trỳ bộ máy hành chính thị xã gồm 4 phường như trước đây cho đến năm 1954.

Chính quyền thực dân Pháp chỉ đặt được bộ máy cai trị ở các vùng chúng tạm chiếm.

Sau cách mạng chính quyền nhân dân vẫn tông tại dưới hình thức là các Uỷ bankháng chiến từ cấp tỉnh đến cấp xã. Doyêu cầu chỉ đạo cuộc kháng chiến U B K C tỉnh quyết định sát nhập bốn xã thuộc huyện Quảng Ninh ở vùng ngoại vi vốn là địa bàn hoạt động của Việt Minh thị xã trước khởi nghĩa vào đơn vị hành chính thị xã. Bốn xã đó là: Bảo Ninh, Trấn Ninh, Vĩnh Ninh, Hưng Ninh. Năm 1947 do yêu cầu tập trung chỉ đạo kháng chiến, hai đơn vị huyện Quảng Ninh và thị xã Đồng Hới nhập làm một đổi tên là QuảngNinh- Thị xã. Hai năm sau, tháng giêng năm 1949, thị xã Đồng Hới lại tách khỏi Quảng Ninh, trở về địa giới cũ, quản lý 4 phường nội thị và 4 xã ngoại vi như trước năm 1947. Năm 1951 do yêu cầu chỉ đạo cuộc kháng chiến ở vùng tạm chiếm gặp nhiều khó khăn nên tỉnh đã cho thu gọn thị xã lại, chỉ phụ trách 4 phường và xã Bảo ninh còn các xã khác trở lại huyện Quảng Ninh.

Tháng 8 năm 1945 sau khi thực dân Pháp rút khỏi Quảng Bình, hệ thống hành chính và địa vực cư trú của cư dân thị xã Đồng Hới được tổ chức lại gồm có 5 phường và 1 xã. 4 phường cũ là Đồng Hải, Đồng Đình, Đồng Phú, Đồng Mỹ và thêm 1 phường mới là Phú Hải (được thành lập trên cơ sở tách 3 xóm Diêm hải, Phú Thượng Trong, Phú Thượng Ngoài của phường Đồng Hải mà thành) và 1 xã là Bảo Ninh,

Tháng 2 năm 1965, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, nhân dân Đồng Hới sơ tán lên phía Tây lập nên phường Đồng Sơn. Phường Đồng Sơn bao gồm dân cư cả 4 phường nội thị tập trung lại và trở thành trung tâm tỉnh lỵ của những ngày kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Sau ngày đất nước thống nhất, theo chủ trương của Trung ương Đảng và Quốc Hội, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành Bình Trị Thiên lấy Huế làm tỉnh lỵ, Đồng Hới vẫn là thị xã có vai trò là trung tâm của các huyện phía Bắc tỉnh. Lúc này Đồng Hới tiếp nhận thêm 6 xã phía bắc huyện Quảng Ninh như thời chống Pháp, đó là: Đức Ninh, Nghĩa Ninh, Lộc Ninh, Lý Ninh, Lương Ninh, Vĩnh Ninh( trước đây là Hưng, Trấn, Vĩnh Ninh).

Tháng 7 năm 1979, tỉnh Quảng Bình được tái lập, Đồng Hới là tỉnh lỵ của Tỉnh Quảng Bình mới tái lập, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh Quảng Bình. Huyện Lệ Ninh (được thành lập trên cơ sở sát nhập hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ, tồn tại trong thời Bình Trị Thiên được chia thành Lệ Thuỷ và Quảng Ninh, hai xã Lương Ninh và Vĩnh Ninh từ Đồng Hới được tách ra trở về huyện Quảng Ninh. Trong quá trình phát triển đô thị, các đơn vị hành chính của thị xã có những biến đổi. Xã Lý Ninh được chia thành hai phường gọi là Bắc Lý và Nam Lý; thành lập phường Hải Đình trên phần đất Đồng Hải và Đồng Đình cũ. Lập xã mới Thuận Đức; Chia xã Đức Ninh thành Đức Ninh và Đức Ninh đông; Xã Nghĩa Ninh thành Bắc Nghĩa và Nghĩa Ninh...

Ngày 16 tháng 8 năm 2004, Chính phủ đã quyết định thành lập thành phố Đồng Hới trực thuộc tỉnh Quảng Bìnhảtên cơ sở thị xã Đồng Hới cũ với những đơn vị hành chính xã phường như sau: Hải Đình, Đồng Mỹ, Hải Thành, Đồng Phú, Phú Hải, Bắc Lý, Nam Lý, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa, Thuận Đức, Đồng Sơn, Lộc Ninh, Quang Phú, Bảo Ninh.

Từ làng Động Hải đến thành phố Đồng Hới là một quá trình phát triển của một vùng đất trung tâm được chọn làm tỉnh lỵ Quảng Bình. Qua những biến đổi lịch sử, quá trình đô thị hoá đã làm cho Đông Hới ngày càng xứng đáng là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá của tỉnh Quảng Bình và đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2. Các dân tộc và tộc người thiểu số ở Quảng Bình.

2.1. Khái quát

Cùng với người Việt, Quảng Bình là địa bàn cư trú của một bộ phận các dân tộc và tộc người thuộc 2 nhóm ngôn ngữ Việt - Mường và Môn - Khơme.

Các dân tộc và tộc người thiểu số ở Quảng Bình có số lượng rất ít (theo số liệu điều tra của Ban Dân tộc, Miền núi và Tôn giáo Quảng Bình, các dân tộc ít người Quảng Bình đến tháng 3 năm 2003 có 3093 hộ với 16.789 nhân khẩu, chiếm 1,6% dân số của tỉnh). Cư dân các dân tộc ít người ở Quảng Bình phân bố rải rác trên địa bàn sườn đông dãy Trường Sơn, thuộc phía tây Quảng Bình trên một vùng diện tích gần 600 km2. Từ đầu thế kỷ XX trở về trước, các dân tộc ít người sinh sống độc lập theo cộng đồng tộc người. Dưới tác động của các cuộc chiến tranh và sự phát triển kinh tế - xã hội, có một số bộ phận xen cư lẫn nhau giữa các nhóm trong cùng một dân tộc hay tộc người, một số ít xen cư với người Việt. Tuy nhiên đến những năm đầu thế kỷ XXI, đại bộ phận dân cư các dân tộc ít người ở Quảng Bình quần cư trong những cộng đồng độc lập, riêng rẽ theo nhóm cận huyết hoặc theo tộc người dưới hình thức các bản. Tuy có biến động về dân số trong mỗi bản nhưng hầu như tổ chức bản của các dân tộc ít người ở Quảng Bình ít biến động. Kết quả điều tra trong những năm cuối thế kỷ XX cho thấy các dân tộc ít người của Quảng Bình sinh sống trong 138 bản, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Tuyên Hoá và Minh Hoá, một số ít phân bố dọc theo triền núi phía tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ.

Theo danh mục các dân tộc thiểu số ở Việt Nam do Nhà nước công bố thì ở Quảng Bình chỉ có 2 dân tộc là dân tộc Bru - Vân kiều (bao gồm các tộc người Vân kiều, Macoong, Trì và Khùa) và dân tộc Chứt (bao gồm các tộc người Sách, Mày, Rục, arem, Mãliềng). Ngoài thành phần của 2 dân tộc chính trên đây, địa bàn Quảng Bình còn là nơi cư trú của một số tộc người khác (còn gọi là "vi tộc dân" hay "nhóm địa phương" cuả các dân tộc khác) như Nùng, Mường Thổ, Tày, Carai…



2.2. Dân tộc Bru - Vân kiều

Vân Kiều là bộ phận người Bru cư trú trên địa vực tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình và là nhóm có số dân đông nhất trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Quảng Bình nói chung và trong cộng đồng tộc người thuộc hệ ngôn ngữ môn-khme nói riêng. Người Vân Kiều có nguồn gốc từ nhóm Vân Kiều thuộc tỉnh Quảng Trị di cư tự do trong những thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX. Do vậy, địa vực cư trú của người Vân Kiều Quảng Bình trải dài từ Lệ Thuỷ đến Bố Trạch, nối liền với khu vực cư trú của nhóm Vân Kiều ở địa bàn Quảng Trị và giữa 2 nhóm này không những có những mối quan hệ về kinh tế - xã hội mà còn có mối quan hệ cận huyết.

Theo số liệu điều tra của Ban Dân tộc, Miền núi và Tôn giáo tỉnh Quảng Bình vào thời điểm tháng 3 năm 2003, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 1416 hộ với 7.347 người Vân kiều sinh sống dọc theo triền núi, sườn đồi và thung lũng phía tây các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh và Bố Trạch.

Tại huyện Lệ Thuỷ, người Vân Kiều có 840 hộ với 4 421 nhân khẩu, cư trú chủ yếu trong 3 xã Ngân Thuỷ, Lâm Thuỷ và Kim Thuỷ, phân bố trên 23 bản trong khu vực đồi núi phía tây của huyện. Trong đó:



Trên địa bàn xã Ngân Thuỷ có 6 bản của đồng bào dân tộc Vân Kiều, trong đó có 202 hộ, 963 nhân khẩu sinh sống. gồm:

Bản Khe Giữa có 78 hộ, 342 nhân khẩu

Bản 14 (bản mới định cư tại vị trí km 14) có 39 hộ, 187 nhân khẩu.

Bản Khe Sung có 23 hộ, 108 nhân khẩu.

Bản Còi Đá có 37 hộ, 189 nhân khẩu.

Tại Khu vực Cẩm Ly có 3 hộ với 16 nhân khẩu.

Bản Cửa Mẹc có 22 hộ , 121 nhân khẩu.

Trên địa bàn xã Lâm Thuỷ có 6 bản đồng bào dân tộc Vân Kiều, trong đó có 191 hộ, 1003 nhân khẩu sinh sống, gồm:

Bản Mới có 39 hộ, 212 nhân khẩu

Bản Xà Khía có 34 hộ, 185 nhân khẩu.

Bản Tân Ly có 27 hộ, 128 nhân khẩu.

Bản Eo Bù có 36 hộ, 195 nhân khẩu.

Bản Bạch Đàn có 35 hộ, 197 nhân khẩu.

Bản Tăng Kỳ có 20 hộ, 86 nhân khẩu.

Trên địa bàn Xã Kim Thuỷ có 11 bản của đồng bào dân tộc Vân Kiều với 447 hộ , 2455 nhân khẩu sinh sống, gồm:

Bản Cây Bông có 53 hộ, 316 nhân khẩu.

Bản Côn Cùng có 53 hộ, 318 nhân khẩu.

Bản Trôôc-An Bai có 59 hô, 270 nhân khẩu.

Bản Cồn Hà Lẹc có 31 hộ, 152 nhân khẩu.

Bản Chuôn có 60 hộ, 393 nhân khẩu.

Bản Bang - Rợn có 16 hộ, 75 nhân khẩu.

Bản Khe Khế có 18 hộ, 208 nhân khẩu.

Bản Thứ Tám có 16 hộ, 165 nhân khẩu.

Bản Mít có 33 hộ, 164 nhân khẩu.

Bản Xóm Mới có 25 hộ, 140 nhân khẩu.

Bản Ho - Rum có 47 hộ, 254 nhân khẩu.



Tại huyện Quảng Ninh có 27 bản với 503 hộ, 2499 người Vân Kiều sinh sống ở 2 xã Trường Sơn và Trường Xuân.

Trên địa bàn xã Trường Sơn có 22 bản với 389 hộ , 1937 ngươì Vân Kiều sinh sống, gồm:

Bản Đá Chát có 28 hộ, 138 nhân khẩu.

Bản Bến Đường có 15 hộ, 79 nhấn khẩu.

Bản Cù có 22 hộ, 117 nhân khẩu.

Bản Chân Trọng có 10 hộ, 46 nhân khẩu

Bản Lồ Ô có 7 hộ, 34 nhân khẩu.

Bản Cây Cà có 20 hộ, 105 nhân khẩu.

Bản Trường Sơn có 17 hộ, 72 nhân khẩu.

Bản Đìu Đo có 13 hộ, 62 nhân khẩu.

Bản Dốc Mây có 13 hộ, 63 nhân khẩu.

Bản Cây Sú có 25 hộ, 128 nhân khẩu.

Bản Cổ Tràng có 28 hộ 133 nhân khẩu.

Bản Khe Cát có 21 hộ, 106 nhân khẩu.

Bản Sắt có 24 hộ, 135 nhân khẩu.

Bản Rìn có 12 hộ, 59 nhân khẩu.

Bản Pơ Loang có 17 hộ, 79 nhân khẩu.

Bản Xà Biên có 18 hộ, 98 nhân khẩu.

Bản Thượng Sơn có 24 hộ, 120 nhân khẩu.

Bản Mụt có 14 hộ, 64 nhân khẩu.

Nhà Bnar Hội Rấy có 27 hộ, 130 nhân khẩu.

Bản Nước Đắng có 9 hộ, 57 nhân khẩu.

Bản Là A có 13 hộ, 72 nhân khẩu.

Bản Triềng có 12 hộ, 40 nhân khẩu.

Trên địa bàn xã Trường Xuân có 5 bản với 114 hộ, 562 người vân kiều sinh sống, gồm:

Bản Nà Lâm có 9 hộ, 42 nhân khẩu.

Bản Hang Chuồn có 17 hộ,nhân khẩu.

Bản Khe Ngang có 37 hộ, 196 nhân khẩu

Bản Khe Dây có 21 hộ, 106 nhân khẩu.

Bản Lâm Ninh có 30 hộ, 123 nhân khẩu.



Tại huyện Bố Trạch có 68 hộ, 409 người Vân Kiều xen cư với một số cộng đồng tộc người thiểu số khác.

Trên địa bàn xã Tân Trạch có 28 hộ, 172 người Vân Kiều sinh sống tại bản Rào Con (28 hộ) và 1 hộ, 6 người xen cư với tộc người arem tại bản 39 (km 39 đường 20).

Trên địa bàn Công ty cao su Việt Trung (trước đây là Nông trường Việt - Trung) có 38 hộ, 220 người Vân Kiều sống tại bản Khe Gát và 1 hộ,17 người Vân Kiều xen cư với người Macoong tại bản Nịu.

Như vậy, trong cộng đồng các dân tộc và tộc người thiểu số ở Quảng Bình thì Vân Kiều là dân tộc có khu vực cư trú tương đối tập trung, số dân tương đối đông, tổ chức cộng đồng tương đối ổn định.
Do có quá trình tiếp cận tương đối gần gủi với người Việt sinh sống trên địa bàn nên người Vân Kiêù thích ứng nhanh với những thay đổi về kinh tế - xã hội, nói thông thạo tiếng Việt và có khả năng hội nhập với xu hướng phát triển chung của địa phương, khu vực và cả nước. Ngay từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chủ trương và giải pháp để giúp người Vân Kiều phát triển các lĩnh vực kinh tế -xã hội. Theo đề nghị của đồng bào cộng đồng Vân Kiều ở miền Trung Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý để người Vân Kiều lấy họ của Người (họ Hồ) làm họ chung cho cộng đồng dân tộc Vân Kiều. Để tạo điều kiện cho người Vân Kiều nâng cao khả năng giao tiếp và phát triển kinh tế - xã hội thực hiện Nghị định số 53- NĐ/CP ngày 22 tháng 2 năm 1980 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , Viện Ngôn ngữ học, thuộc Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (sau này là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đã xây dựng hệ thống chử viết Bru-Vânkiều trên cơ sơ ký âm hệ ngữ Latinh. Tuy còn nhiều khó khăn trong việc phổ cập và sử dụng ngôn ngữ - chữ viết nhưng có thể coi từ thời điểm 1980, người Vân Kiều đã có chữ viết riêng của mình.

Người Khùa

Theo điều tra của Ban Dân tộc, Miền núi và Tôn giáo tỉnh Quảng Bình , đến thời điểm tháng 3 năm 2003, người Khùa tại Quảng Bình có 625 hộ, 3936 nhân khẩu.



Trên địa bàn huyện Minh Hoá, người Khùa có 622 hộ, 3917 nhân khẩu.

Tại xã Dân Hoá, người Khùa có 273 hộ, 1393 nhân khẩu, sinh sống trong 9 bản:

Bản Bải Dinh có 44 hộ, 194 nhân khẩu xen cư với người Mày và người Sách.

Bản ốc có 39 hộ, 206 nhân khẩu.

Bản K.Reng có 22 hộ, 109 nhân khẩu.

Bản K.Rong có 21 hộ, 110 nhân khẩu.

Bản Y.Leng có 68 hộ, 438 nhân khẩu.

Bản Hà Nông có 26 hộ, 140 nhân khẩu.

Bản Hà Nông có 26 hộ, 140 nhân khẩu.

Bản Tà Leng có 27 hộ, 147 nhân khẩu.

Bản Kà Định, có 26 hộ, 151 nhân khẩu.



Tại xã Trọng Hoá, người Khùa có 349 hộ , 2524 nhân khẩu sinh sống trong 15 bản:

Bản Pa Choàng có 32 hộ, 195 nhân khẩu.

Bản Ra Mai có 30 hộ, 211 nhân khẩu.

Bản Si có 12 hộ, 96 nhân khẩu.

Bản Cha Cáp có 23 hộ, 156 nhân khẩu.

Bản Cà Oóc có 31 hộ, 208 nhân khẩu.

Bản Ông Tú có 20 hộ, 130 nhân khẩu.

Bản Hưng có 15 hộ, 102 nhân khẩu.

Bản Khe Cấy có 28 hộ, 187 nhân khẩu.

Bản Lé có 11 hộ, 73 nhân khẩu.

Bản La Trọng có 60 hộ, 398 nhân khẩu.

Bản Rôộng có 19 hộ, 141 nhân khẩu.

Bản La Hoàng có 27 hộ, 199 nhân khẩu.

Bản Cơn Bồn có 6 hộ, 55 nhân khẩu.

Bản Nạ có 15 hộ, 92 nhân khẩu.

Bản Mụ Rộng có 20 hộ, 181 nhân khẩu.



Trên địa bàn của huyện Bố Trạch, người Khùa có 3 hộ, 19 nhân khẩu sinh sống tại xã Thượng Trạch, xen cư với người Macoong tại bản 41 (vi trí cây số 41, tỉnh lộ 20).

Người Khùa ở Quảng Bình là nhóm địa phương của người Bru thuộc cộng đồng các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơme. Người Khùa là bộ phận di cư trong nhiều thời gian khác nhau có nguồn gốc từ nhóm người Bru, có quan hệ thân thuộc với các nhóm Sô, Khái, Trì cư trú phía Tây dãy Trường Sơn thuộc lãnh thổ nước Cộng hoá Dân chủ Nhân dân Lào. (Vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miên Bắc Việt Nam. Nxb. KHXH.1975. Xem: Phan Hữu Dật. Tr. 536-538.) Địa bàn cư trú chủ yếu của người Khùa ở các xã Dân Hoá và Trọng Hoá thuộc huyện Minh Hoá, một số ít người Khùa ở Bố Trạch. Có thể coi đây là điểm di cư cuối cùng của người Khùa trên con đường thiên di vượt dãy Trường sơn tiến ra phía đông.

Cộng đồng người Khùa ở Quảng Bình tương đối đông (chỉ sau cộng đồng Vân Kiều) cư trú trọng một khu vực liền dải nên tương đối ổn định về tổ chức cộng đồng và tập quán kinh tế - văn hoá. Người Khùa chưa có mối quan hệ giao tiếp rộng nên ít nhiều có hạn chế trong việc tiếp nhận những xu hướng kinh tế - xã hội mới và đó cũng là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của người Khùa trong những thập kỷ qua. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và dưới chính thể Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cộng đồng người Khùa đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, mở ra khả năng hội nhập vào xu thế phát triển chung của địa phương và cả nước.

Người Macoong và người Trì.

Macooong và người Trì là 2 nhóm gần gũi trong cộng đồng người Bru thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khme. Tại Quảng Bình, người Macoong có 287 hộ, 1552 nhân khẩu sinh sống chủ yếu ở xã Thượng Trạch, có sự xen cư của một số bộ phận nhỏ của cộng đồng khác như Mường, Carai, Khùa, Arem…Tuy nhiên bộ phận xen cư có số dân rất ít nên chủ thể của các địa bàn cư trú trong 18 bản của xã Thượng Trạch vẫn là người Macoong, gồm:

Bản Aky có 13 hộ, 77 nhân khẩu.

Bản Tuộc có 10 hộ, 62 nhân khẩu.

Bản 41 (cư trú tại cây số 41, tỉnh lộ 20) có 17 hộ, 98 nhân khẩu. tại bản này có sự xen cư của 3 hộ người Khùa và 1 hộ người Carai.

Bản Troi có 9 hộ, 56 nhân khẩu.

Bản Nồng cũ có 11 hộ, 53 nhân khẩu.

Bản Nồng mới có 16 hộ, 103 nhân khẩu.

Bản 51 (cư trú tại cây số 51 tỉnh lộ 20) có 15 hộ, 51 nhân khẩu. Tại đây có xen cư của 2 hộ người Mường).

Bản Chăm Pu có 15 hộ, 79 nhân khẩu.

Bản Cờ Đỏ có 26 hộ, 156 nhân khẩu, trong đó có sự xen cư của 3 hộ người Carai, 2 hộ người Trì và 1 hộ người Mường.

Bản Bụt có 21 hộ, 109 nhân khẩu.

Bản Cà Roòng 1 có 24 hộ, 122 nhân khẩu.

Bản Cà Roòng 2 có 13 hộ, 63 nhân khẩu.

Bản Cồn Roằng có 20 hộ, 116 nhân khẩu.

Bản Cóc có 21 hộ, 117 nhân khẩu.

Bản Cu Tồn có 21 hộ, 115 nhân khẩu.

Bản Nụi có 17 hộ, 91 nhân khẩu. Tại đây có 1 hộ người Vân Kiều và 1 hộ người Arem xen cư.

Bản Ban có 23 hộ, 135 nhân khẩu.

Bản Khe Rung có 9 hộ, 38 nhân khẩu.





Macoong và người Trì có nguồn gốc từ nhóm người Bru ở Lào di cư trong nhiều thế hệ. Địa bàn cư trú của người Macoong và người Trì nằm ở phía Tây khu vực khối karst Phong Nha - Kẻ Bàng (khu vực có giá trị tự nhiên đặc biệt quý hiếm , đã được Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Di sản thiên nhiên thế giới), và lại năm ở vị trí trung tâm của khối núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng - Hin Nậmnô có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú. Vì vậy, suốt hàng trăm năm tồn tại, người Macoong chỉ dựa vào kinh tế chiếm đoạt từ thiên nhiên và kinh tế nương rẫy. Sau khi khu vực tự nhiên quý hiếm này được xếp hạng là Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn quốc gia và Di sản thiên nhiên thế giới, người Macooong được Nhà nước hỗ trợ và hướng dẫn phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức đời sống theo hướng phát triển bền vững. Khu vực định cư của người Macoong đã tương đối ổn định. Cộng đồng người Macoong đã thay đổi tập quán săn bát, hái lượm, quen dần với kinh tế sản xuất. Người Macoong còn duy trì một vài tập quán văn hoá mang màu sắc phồn thực nguyên thuỷ như Lễ hội "đập trống" vào tháng 3 hàng năm. Đó cũng chỉ là một vài nét bản sắc văn hoá độc đáo cuối cùng còn lại trong cộng đồng này. Những yếu tố văn hoá sắc tộc hiện rất mờ nhạt.
2.3. Dân tộc Chứt

2.3.1.Người Sách



2.3.1.1 Dân cư và Địa vực cư trú

Cùng với các nhóm Rục, Mã Liềng, Arem, Mày, người Sách cùng là một nhóm địa phương của người Chứt nói ngôn ngữ Việt Mường ở vùng núi phía Tây Quảng Bình. Địa bàn cư trú của người Sách chủ yếu tập trung tại huyện Minh Hoá và một bộ phận nhỏ ở huyện Tuyên Hoá. Hiện nay, cuộc sống định canh định cư của người Sách đã bắt đầu đi vào ổn định, nhưng do phân bố trên địa bàn rộng, rải rác, do vậy, tình hình dân số của họ trong mấy thập niên trở lại đây có nhiều biến động37:

Theo kết quả điều tra của Ban Dân tộc, Miền núi và Tôn giáo tỉnh Quảng Bình năm 2003, người Sách ở Quảng Bình có 256 hộ, 1366 nhân khẩu.

Trên địa bàn huyện Minh hoá, người Sách có 252 hộ, 1350 nhân khẩu cư trú trong 25 bản

Tại xã Hoá Sơn người Sách cư trú ở 4 bản.

Bản Hoá lương có 43 hộ, 261 nhân khẩu.

Bản Lương Năng có 48 hộ, 288 nhân khẩu.

Bản Tăng Hoá có 7 hộ, 50 nhân khẩu.

Bản Thuận Hoá có 2 hộ, 9 nhân khẩu.

Tại xã Thượng Hoá người Sách cư trú trong 9 bản.

Bản Đa năng có 2 hộ, 7 nhân khẩu.

Bản Đa Thịnh có 2 hộ, 4 nhân khẩu.

Bản Tân Tiến có 3 hộ, 12 nhân khẩu.

Bản Tân Bình - Tân Hoà có 4 hộ, 17 nhân khẩu

Bản Tân Thuận có 8 hộ, 30 nhân khẩu.

Bản Tân Lợi có 6 hộ, 28 nhân khẩu.

Bản Lâm Hoá có 6 hộ, 33 nhân khẩu.

Bản Lâm Khai có 8 hộ, 25 nhân khẩu.

Tại xã Hoá Tiến người Sách sinh sống trong 5 bản.

Bản Yên Thành có 13 hộ, 66 nhân khẩu.

Bản Ông Chính có 10 hộ, 51 nhân khẩu.

Bản Yên Thái có 14 hộ, 52 nhân khẩu.

Bản La Vân có 7 hộ, 17 nhân khẩu.

Bản Tân Tiến có 4 hộ, 19 nhân khẩu.



Tại khu vực Quy Đạt người Sách sinh sống ở bản Nam Hoá 3 hộ, 19 nhân khẩu và 1 hộ, 6 nhân khẩu sống ở bản Minh Tiến xen cư với người Mường.

Tại xã Trung Hoá, có 2 hộ, 16 người Sách sinh sống ở bản Tiền Phong 2 và 4 hộ, 28 nhân khẩu sinh sống ở bản Bình Minh 1.



Trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, có 4 hộ người Sách sống ở bản Minh Phú, xã Sơn Hoá.

Trong cộng đồng người Chứt , người Sách là nhóm dân tộc có trình độ kinh tế - xã hội cao hơn tất cả, là bộ phận duy nhất đã không còn lệ thuộc vào kinh tế chiếm đoạt (của tự nhiên). Bên cạnh kinh tế nương rấy (hiện đã được hạn chế tối thiểu trong những khu vực có chủ trương bảo vệ rừng và đa dạng sinh học), người Sách đã biết trồng lúa nước, chăn nuôi. Xuất phát từ đặc trưng tộc người và trình độ phát triển, một số nhà khoa học đã coi người Sách là cộng đồng lớn chứa đựng trong nó cả các thành phần và yếu tố tộc người của nhóm người Mày, Rục, Mã Liềng . Cuộc sống tương đối ổn định đã tạo cho người Sách có điều kiện bảo tồn một số tập quán văn hoá của cộng đồng. Đồng thời do địa vực cư trú xen cận với bộ phận người Nguồn và người Việt nên người Sách đã có cơ hội tiếp nhận những yếu tố kinh tế - xã hội tiến bộ của cộng đồng khu vực.

So với các nhóm người thiểu số nói ngôn ngữ Việt Mường ở phía Tây Quảng Bình, sống chủ yếu dựa trên những thung lũng karst hẹp với những vách đá cao dựng đứng bao quanh, vùng cư trú của người Sách Thuận lợi hơn, bởi họ sinh tồn trên những thung lũng khá lớn, độ dốc thoải với núi Chưưch Lắnh án ngữ ở phía Bắc và Chưưch Cà Pôn về phía Đông Nam cùng với hệ thống khe suối bao quan 4 phía, phục vụ chi sinh hoạt cũng như vấn đề nước tưới, má đồng bào quen gọi là “Troóc”. Phía Bắc có Troóc Mơ Rai; Khe Bờ Lài và Cây Khế về ở phía Tây; phía Đông có suối Cà Dàng, khe Mã Công và hướng Nam có Troóc Cà Pút, suối Dương Cau.

So với các nhóm tộc người thiểu số cùng sinh sống ở vùng núi phía Tây Quảng Bình-được gọi chung là “Chứt” , người Sách trong sinh hoạt sản xuất, bên cạnh phương thức canh tác nương rẫy, hoả canh, tiêu biểu cho tuyệt đại bộ phận các dân tộc người ở Trường Sơn-Tây Nguyên, vốn tồn tại từ lâu, cũng đã dần hình thành nền kinh tế sản xuất, nhưng đời sồng kinh tế của họ vẫn mang nặng tính tự cung tự cấp. Việc duy trì lâu dài loại hình nông nghiệp này đã tạo nên không chỉ cho tộc người Sách mà phần lớn các tộc người ở miền núi Trung Bộ diện mạo kinh tế- văn hoá bảo lưu nhiều yếu tố nguyên thuỷ.



2.3.1.2. Những đặc trưng kinh tế cơ bản

- Sinh hoạt kinh tế

+Kinh tế nương rẫy:

Phương thức canh tác hoả canh vốn tồn tại dai dẳng trong đời sống sinh hoạt của tộc người Sách, bởi một phần do địa hình dốc, điều kiện đất đai, khí hậu khắc nghiệt không thích hợp với việc phát triển ruộng nước, bên cạnh đó, do khu cư trú gần như biệt lập với thế giới xung quanh cùng những chính sách thiếu quan tâm của nhà nước trong suốt thời phong kiến. Cho nên, có thể nói, loại hình nông nghiệp hoả canh kết hợp với phương thức săn bắt hái lượm của hầu hết các tộc người ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên, đã định hình nên một sắc thái và trình độ phát triển xã hội, phản ánh một thời kỳ nông nghiệp trồng trọt sơ khai. Tuy nhiên, ngày nay cũng có không ít tộc người đã bước qua thời kỳ này, để dần hình thành kinh tế sản xuất và nhóm Sách là một trong những tộc người đó.

Người Sách vốn có truyền thống làm nông nghiệp lúa khô trên nương rẫy với kỹ thuật canh tác đơn giản theo lối cổ truyền: “phát- đốt- cốt- trỉa” cùng với những công cụ thô sơ: rìu (p’riu), rựa (p’ra), dao (nhiên), gậy chọc lỗ (cừn cá mól), cuốc (kế cuộc)…

* Công cụ sản xuất nương rẫy:

Người Sách vốn có truyền thống làm nương rẫy trên địa hình dốc từ lâu đời, cho nên, họ có hệ thống công cụ sản xuất gọn nhẹ, đơn giản, thuận lợi cho điều kiện canh tác.

Công cụ sản xuất nông nghiệp truyền thống của người Sách gồm rựa (prạ) rìu (tồ cồ, priu), cây gậy chọc lỗ bằng gỗ để tra hạt (cừn cá mól), các cuốc nhỏ để làm cỏ và chăm bón cây (kế cuốc) và các loại đồ đan như gùi (pài), (khoóng) đựng hạt giống và dùng làm dụng cụ đựng lúa khi thu hoạch.

-Pra: cây rựa, được sử dụng để phát rẫy, dài chừng 70cm, có cấu tạo đơn giản, gồm hai phần: cán được làm bằng gỗ dài khoảng 40cm và lưỡi sắt, phân lưỡi dài chừng 35 cm, đầu được rèn công để thuận lợi trong việc sử dụng và chống va chạm với đất đá trong khi phát.

Ngoài rựa, dụng cụ phát rẫy của người Sách còn có cây dao dài khoảng 50cm, lưỡi bằng thép thẳng, dài 30 cm. ở hai đầu lưỡi được thu hẹp lại tạo cho dao có hình dáng thuôn dài. Chúng thường được dùng để chặt, phát.

-Prìu (tồ cồ): Có thể nói, rìu là công cụ xuât hiện từ rất sớm trong đời sống sinh hoạt của những tộc người thiểu số nói chung và người Sách nói riêng. Cấu tạo của chúng gồm 2 phần: phần cán làm bằng gỗ dài khoảng 50cm. được rẽo tròn, một đầu có đục một lỗ hình chữ nhật. Lưỡi rìu được làm bằng sắt từ 10-15cm, được gắn vào một thanh gỗ dày chừng 3cm, dài 20cm. Tất cả được gắn vào cán rìu, tạo thành hình chữ T.

-Cừu cá mól: gậy chọc lỗ có nhiều cỡ kích khác nhau, được làm bằng tre hay bằng gỗ cững. Phổ biến nhất là loại bằng gỗ với kích thước khoảng chừng 1,2-1,5cm, đầu được vót nhọn để chọc được sâu, nhằm tránh bị rữa trôi hạt giống do địa hình dốc. Về sau, để tạo được lỗ sâu đồng thời nhằm tăng độ bền sử dụng, đồng bào đã dùng sắt bộc đầu nhọn.

-Khoóng: đây là dụng cụ mà đồng bào mang theo để đựng các thứ khi đi rẫy. Chúng có hình xoắn ốc, được đan theo lối đan lồng 1, chiều cao khoảng 1,5m. Khung là những thanh tre dựng đứng xung quang được đan bằng mây, phần trên miệng được đan dày hơn phần thân.

-Pài: Người Sách dùng hai loại gùi có hình dáng giống nhau chỉ khác về kích thước, chúng được làm từ mây, đùng đình. Loại nhỏ chỉ cao khoảng 30cm, miệng tròn, dùng đựng hạt giống và thường được phụ nữ đeo bên hông khi trỉa ngô, lúa. Loại lớn dùng để đựng khoai, sắn. Cách đan cũng giống như khoóng, nhưng phần khung được đan chéo bằng những thanh tre, tạo thành hình chữ X trên phân thân.

Ngoài ra, công cụ dùng trong sản xuất còn có kế cấu (mủng), kế cần (dần), kế cà đong (nong), kế đen (nia) dùng để sảy lúa, phơi nắng và cối, chày dùng để giã gạo, ngô…làm lương thực.



*Quy trình sản xuất nương rẫy:

Mở đầu chu kỳ sản xuất là công việc chọn rẫy, được tiến hành sau khi ăn tết cơm mới song, khoảng tháng 12 hoặc tháng riêng. Theo kinh nghiệm họ thường chọn vùng đất có rừng rậm, nhiều cây cao. Sau khi đã chọn được đám đất vừa ý, người chủ gia đình (bố hoặc con trai) phát một khoảng rộng dưới một cây to đồng thời vạc ở cây đó một nhác sâu, cao ngang lưng quần, lấy một cành cây tươi dài hơn một thước mộc đặt vào miếng vạc đó, đồng bào gọi là “nêu tất xẻ nác”(nêu đất phát rẫy), và cứ cách mười hai hay hai mươi bước chân làm một nên đánh dấu cho đến hết vùng rừng mình muốn phát. Cành cây đặt vào miếng vác phải có một đầu cao, một đầu thấp. Đầu cao chỉ về phía nào thì rẫy sẽ phát rộng ra phía đó. Người đến sau khi thấy có nêu như vậy thì đó là đất của người ta. Cuối tháng 1 đến tháng 2 đồng bào chuẩn bị vào mùa rẫy. Công cụ phát rẫy thường là rìu, rựa, dao. Trước tiên, người ta tỉa các cành cây lớn, phát các bụi rậm, dây rừng, cỏ, và việc phát rẫy được tiến hành từ dưới chân dốc lên đỉnh bởi, làm như thế sẽ tiết kiệm được cả sức lực lẫn thời gian. Công việc này thường do cả nam và nữ giới làm. Phát xong để cho cỏ khô, họ mới tiến hành cốt, và khâu này thường chi do nam đảm nhiệm.

Kết thúc công việc phát - cốt, người ta dọn dẹp và phơi nắng, để chuẩn bị đốt. Thông thường, thời gian này kéo dài chừng 1 tháng, vào khoảng tháng 5 khi thời tiết bắt đầu nắng gắt, cây phát đã thực sự khô, đồng bào mới tiến hành đốt rẫy. Lớp tro sau khi đốt, được phân đều trên mặt đất. Khoảng 1-2 ngày sau khi đốt nếu rẫy đã cháy sạch, họ sẽ tiến hành trỉa. Công việc trỉa lúa được phân cong khá rạch ròi: người đàn ông đi trước dùng cây gậy lỗ theo hàng cách nhau từ 20-25cm, sâu khoảng 5cm; người phụ nữ theo sau tra từ 4-5 hạt vào lỗ và dùng chân lấp đất. Thông thường, người ta trỉa theo chiều ngang của sườn núi để hạn chế sự trôi rữa đất.

Trong suốt quá trình khi trỉa cho đến khi thu hoạch, người ta thường tổ chức làm cỏ từ 1-2 lần, và đây là công việc của phụ nữ, người già và trẻ con. Sau khi cây trồng chuẩn bị ra hoa, ra củ, đồng bào bắt đầu đặt bẫy và xung quanh rẫy là hệ thống hàng rào để ngăn chặn sự phá hoại của thú rừng.

Thời gian thu hoạch lúa từ tháng 9 đến tháng 10, có khi kéo dài đến tháng 11, và ngô thu hoạch từ cuối tháng 4 đến tháng 5, và một vụ vào tháng 8.

Thu hoạch lúa xong, rẫy được chuẩn bị để trồng ngô, sắn.

Ngoài ra, người Sách còn trồng luân canh các loại cây lương thực và hoa màu khác như: sắn, đậu, khoai, vừng, thuốc lá… Tất nhiên, cũng có những gia đình, mỗi rẫy trồng một loại cây riêng biệt. Không chỉ có vậy, ở rẫy ngô, sắn đôi lúc được xen bằng các loại bầu, bí, khoai, môn…

Kỹ thuật xen canh, không chỉ nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của họ đồng thời còn hạn chế độ xói mòn trôi rửa trên địa hình dốc.

Thu hoạch lúa là công việc cuối cùng của chu kỳ sản xuất, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đồng bào, bởi, nó là thành quả lao động của chính họ. Tháng 10-tháng 11 là thời gian thu hoạch lúa.
- Kinh tế khai thác (hay còn gọi là kinh tế chiếm đoạt)

+ Hái lượm

Do địa bàn cư trú bị cắt trở về mặt địa hình, cho nên vùng cư trú của người Sách giao thông đi lại khó khăn, hoạt động trao đổi hàng hoá không có điều kiện phát triển, chính vì vậy, nền kinh tế chủ yếu của đồng bào ở đây là tự cung cấp, trong khi đó động thực vật lại phong phú, hái lượm trở thành hoạt động kinh tế quan trọng trong đời sống của đồng bào.

Công việc hái lượm được người Sách tiến hành thường xuyên nhất trong những tháng giáp hạt. Sản phẩm hái lượm của họ rất phong phú và đa dạng, từ các loại cây rau rừng riêng-môn vọt, cà đôốc- môn thục, tàu bay, cá băng- măng, cá lây-cây mây, các loại nấm tra cu-nấm mèo, trà mù-nấm mối, tra tất..), các loại trái rừng (đan- trái giang, cá rô, quàl quàl), các loại cây lấy bột: (tà dăng, đoác, bà rùi- cây bẹ, cây ruồi), các loại củ: (nu- cu nâu, chặt lếch- củ mài). Bên cạnh đó, người Sách còn khai thác các loại cây có giá trị dược liệu: lia hang, trốôc tum, củ chà lịa chữa bệnh đau lưng, cây đăm, tráo tráo-chữa cảm, xúc sa-sa nhân, uống mát, bồi bổ sức khoẻ, knao mấu-cây mấu, pác lác uống bổ máu, dùng cho phụ nữ khi sinh, vỏ cây cà chăm-cây tấu, vỏ cây chàng hang, pá lál- cây riềng để làm men rượu. Ngoài những loài cây, củ làm lương thực, thực phẩm, cây dược liệu, đồng bào còn lấy tổ ong rừng để dùng hoặc trao đổi.

+ Săn bắt:

Bên cạnh nguồn thu từ hái lượm, săn bắn, đánh bắt cũng là hoạt động kinh tế khai thác quan trọng của người Sách, đối tượng của săn bắn bao gồm các loại thú rừng: khỉ, hươu, nai, mang, chồn, nhím, sóc, chuột… với các loại dụng cụ như: ná (nỏ), tên, các loại bẫy.

Dụng cụ săn bắt của người Sách bao gồm:

- Ná (nổ): đây là công cụ thô sơ của các tộc người thiểu số. Cấu tạo ná gồm 4 bộ phận: thân, cánh, cây, dây, cò( lẩy).

Thân ná dài khoảng 50-60cm, dày chừng 5cm, được làm bằng loại gỗ tốt với một đầu vuông có đục lỗ để lắp cánh ná, một đầu được dẽo và chuốt tròn, hơi cong xuống và nhỏ hơn phần đầu để thuận tiện khi cầm bắn. Phía sau thân ná, phần gần tay cầm người ta đục lỗ để lắp cò, trên đó tạo một khấc để cho dây ná bám vào khi dương ná. Cò ná được làm bằng xương cứng, khi bóp cò, phần trên của lẫy nhô lên đẩy cho dây ná tuột khỏi khấc bám bật về phía trước. Dọc thân, đoạn từ đầu đến khấc giữ dây ná có rãnh nhỏ để giữ mũi tên khỏi bị chệch hướng. Cánh ná được làm bằng gốc mây già hoặc bằng loại gỗ lấy từ cây mọc trên kẻ đá, bởi , theo người Sách, loại gỗ này cứng, chắc, dẻo, có độ đàn hồi cao, khó bị gãy. Cánh hơi thuôn nhỏ về hai đầu và được tạo khấc để lắp dây. Dây ná được làm bằng sợi lụa của cây gấm đã phôi khô, tước nhỏ, bện lại , và được lau trơn bằng sáp ong, tuy nhiên đoạn giữa dây- phần thương xuyên trượt trên thân ná phải được quấn thêm những vòng dây nhỏ xung quanh để tạo độ chắc. Mũi tên làm từ cây đoác, được vót tròn, đầu mũi nhọn, phần đuôi được chẻ ra và giữa có lót lá tên hình tam giác- dài gần giống lá dứa, làm đuôi lái, nhằm tạo độ xoay chính xác cho mũi tên khi bay và đánh mạnh vào đích bắn.Tên thường được tẩm một loại độc dược chế tạo từ cây pil và ruột cây chơka .

Đối với người Sách, ná và tên độc vừa là công cụ để làm ăn, còn là vũ khí để tự vệ rất lợi hại.

-Lao (tàlan): Lao cũng một trong những dụng cụ quan trọng được phần lớn các tộc người thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên sử dụng. Chúng được cấu tạo hai phần, phần lưỡi nhọn dài chừng 20-25cm, gắn vào một cán gỗ dài khoảng 2m.

-Bẫy: là loại công cụ phổ biến của hầu hết các tộc người thiểu số nói chung. Trong cộng đồng người Sách còn tồn tại khá nhiều loại bẫy với nhiều công dụng khác nhau:

+Bẫy lao (tò ho): đây là loại bẫy phóng khá đặc biệt không chỉ riêng với người Sách mà của các dân cư nói ngôn ngữ Việt-Mường ở tây Quảng Bình. Có hai loại bầy tò ho, loại to dùng để bắt lợn rừng, gấu, nai, hổ, một loại dùng để bắt nhím.Cả hai đều có cấu tạo giống nhau, chỉ khác nhau ở tầm cao của cây lao nằm ngang. Chúng được đặt ở những đại thế thuận lợi của khu rừng, là loại bẫy có cấu tạo phức tạp, gồm 3 bộ phận: giàn gác, lao phóng, lẩy bật. Người ta dùng 2 cọc đóng xuống đất, tạo thành giá đỡ, cọc thứ hai thường cao hơn cọc thứ nhất, chúng được nối với nhau bằng một thanh gỗ, tạo thành hình chữ “A”. Trên thanh gỗ này là một cành cây dài dựng đứng nhưng không chạm đất. ở cọc thứ nhất, người ta gắn một đoạn cây dài, đầu kia của cành cây dựng đứng trên thành gỗ giữa 2 cọc bằng sợi giây định vị. Lưỡi dao làm bằng cây hóp hay nứa, được gắn vào phần chính của thanh bật, chĩa ngang qua lối thú đi, vì vậy, khi con mồi vấp phải sợi dây định vị của bẫy, chốt bật lên, tạo nên một lực đẩy làm cho lao bay đi và phóng thẳng vào cổ nách của con thú. Loại bẫy này dùng sức bật của lao, nên, hiệu quả rất lớn. Tuy nhiên, chúng cũng rất nguy hiểm cho những người không biết khi đi rừng, nhất là đối với loại tó ho cao, bởi vậy, đồng bào thường dùng vật báo hiệu- chúng được làm bằng cây từng , trên có buộc một cành cây vót nhọn chỉ về hướng có bẫy

+Bẫy thắt chân (voòng): đồng bào thường dùng để bắt những con thú vừa như gấu, lợn, hổ cấu tạo của chúng gồm có một sợi dây máu xe săn, được gút thành vòng tròn, phần cuối được gắn các thanh gỗ nhỏ, đầu đoạn dây thì buộc vào một cành cây dùng làm cọc-làm từ thân cây máu, bởi chúng có độ rẻo cao để có thể kéo con thú xuống. Khi đi bẫy, đồng bào đào một cái hố để bỏ vòng thắt xuống, sau đó phủ lá khô lên hố để thú không phát hiện thấy vật cản. Khi thú dẫm lên bẫy, vòng dây sẽ thắt chân và kéo chúng xuống. Cứ hai hoặc ba ngày, đồng bào sẽ đi thăm bẫy một lần, nếu đi thường xuyên sẽ có hơi người, và như vậy thú không đi qua nơi đặt bẫy nữa.


+Bẫy thắt cổ (voòng vẹo): Có cấu tạo tương tự như bẫy voòng, dùng để bắt những con thú như nhím, chồn.. điểm khác với bẫy voòng là đặt làm sao để khi thú đi qua, chốt vòng sẽ thắt vào cổ chúng.

+Bẫy kẹp (cà típ): Loại bẫy này thường đặt chung quanh rẫy để bắt chuột, sóc. Khi thú vương phải bẫy, cây gỗ sẽ đập xuống, kẹp cổ chúng lại. Đồng bào dùng loại bẫy này để vừa bảo vệ mùa màng, nhưng cũng có thêm nguồn thực phẩm cho bữa cơm thường nhật của mình.

+Bẫy trúm: dùng để bắt một số loài bò sát đất như rùa, trút Tê tê – xuyên sơn).

+Bẫy tơm tạp: dùng để bắt những loại thú nhỏ và các loại chim. Người ta dùng sợi cùn máu/ mấu làm dây bẫy. Đồng bào thường đặt ở những nơi chim, thú hay đi. Khi đạp phải bàn chân đạp của bẫy, cần bẫy bật lên, dây bật thắt chúng lại. Khoảng 2-3 hôm, đồng bào phải đi thăm bẫy một lần tránh để lâu chim, thú bị chết thổi.

+Bẫy pẩn: loại này dùng để bắt các loại chim thường tìm mồi ở dưới đất như: lúa, ngô, giun, dế. Người ta thường dùng sợi rẹc xe lại cho săn để làm dây vòng, đặt chúng ở rừng hoặc xung quanh bìa nương rẫy. Họ lấy thức ăn: ngô, lúa, giun, dế cho vào bộng bẫy, khi chim, thú đi qua, mổ lẫy mồi ăn, cần sẽ bật lên, dây bẫy thắt cổ chúng lại.

Ngày trước khi thú lớn còn đang còn nhiều, đồng bào còn sử dụng bẫy hố, bẫy chuồng để săn bắt,

Địa bàn cư trú của người Sách thường có khe suối bao bọc xung quanh, cho nên, sản vật từ sông suối cũng là nguồn thức ăn, dinh dưỡng khá dồi dào cho bữa cơm thân mật của họ. Để khai thác nguồn lợi này, người Sách sử dụng nhiều hình thức khác nhau như câu, đơm đó, lưới, đâm, và đặc biệt đồng bào thường dùng một số loại vỏ cây hái trong rừng chuyên để thuốc cá.

-Lưới: được đan bằng cây bạ (chà cây). Loại này thường được dùng khi đi đánh bắt ở những đoạn thác, gềnh.

-Sàng: được đan bằng cây nứa (pạtệ), đùng đình (xòi), sợi lạt (cà tang)
+ Kinh tế ruộng nước

So với các nhóm tộc người cận cư, có thể nói, ruộng nước ở người Sách có nhiều thuận lợi 42 do địa bàn cư trú bị dốc, tuy nhiên, năng suất thu hoạch lại không cao do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân quan trọng như: giống, vốn, kỹ thuật,...đặc biệt là vấn đề phân bón, bởi theo quan niệm của đồng bào, bón phân thì đất không được tinh sạch và sẽ bị thần ma quở phạt, làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch vụ mùa. Mặt khác do điều kiện tự nhiên ở khu vực người Sách cư trú, cụ thể thôn Hoá Lương, Lương Năng của xã Hoá Sơn, nước ở đây có chứa nhiều chất phèn, cho nên, vào những ngày nắng, nước trở nên đông đặc và và đỏ quạch, hơn nữa, lòng đất nước bị rẽ, cho nên, thường bị ngừng đọng, gặp trời nắng, nước bị bốc hơi trông giống như sương mù, làm cho cây lúa bị vàng, khô, dẫn đến kết quả là hạt không chắc.

Mặc dù, hình thái kinh tế này chưa thực sự đóng vai trò quyết định cho nguồn lương thực của họ, song, chúng giúp cho người Sách giảm bớt sự lệ thuộc vào thiên nhiên, phần nào đem lại sự ổn định cho đời sống của đồng bào.

+ Chăn nuôi:

Loại hình chăn nuôi đã xuất hiện từ rất sớm hầu hết ở các tộc người, chúng góp phần tăng nguồn thực phẩm cũng như nguồn dự trữ cho đồng bào bên cạnh hoạt động hái lượm, săn bắt và trồng trọt.

Vật nuôi của người Sách chủ yếu là trâu, bò, lợn, gà.. phương pháp chăn nuôi truyền thống của họ chủ yếu là thả rong. Với các loại gia cầm như gà, ban ngày vẫn theo lối thả rong, nhưng tối đến lại tập trung về chuồng. Các loại gia súc lớn như trâu, bò, đồng bào chỉ thả rong, hàng ngày chúng ăn, ở trong rừng, chỉ trở về bản 2 lần, vào ngày trăng sáng và một lần vào những ngày tối trăng.

+ Thủ công nghiệp:

Những ngành nghề thủ công truyền thống trước đây của người Sách: nghề rèn, nghề mộc, nghề đan lát

Hiện nay, nghề rèn đã không còn hoạt động. Sản phảm thủ công của họ chủ yếu là tận dụng những nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên, nhằm đáp ứng cho nhu cầu nội tại của đồng bào, chưa phổ biến trong việc trao đổi, buôn bán.

* Nghề mộc:

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nghề mộc xuất hiện có lẽ do nhu cầu dựng nhà và các dồ dùng sinh hoạt trong gia đình, sản xuất. Bởi vậy, công cụ và kỹ thuật vẫn còn rất đơn giản. Dụng cụ chủ yếu chỉ là rìu, rựa, dao… Kỹ thuật lắp ráp nhà chủ yếu của họ là dây buộc và sử dụng các khắc ngoãm. Tuy nhiên hiện nay, đồng bào cũng đã biết áp dụng kỹ thuật đục xuyên lỗ.

Sản phẩm chính của nghề mộc là nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, nhà mồ, quan tài… bên cạnh đó, là một số vật dụng dùng trong gia đình và sản xuất như cối, chày, cán rìu, rựa. Ngày nay, do tiếp xúc thường xuyên với các đồ dùng như giường, bàn ghế

* Nghề đan lát:

Nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguyên liệu phục vụ cho nghề đan lát phong phú và đa dạng. Sản phẩm của nghề này được làm từ nhiều loại nguyên liệu: tre nứa, lồ ô, mây và một số loại cây khác. Dụng cụ đan lát cùng chỉ là những dụng cụ mang tính đa năng như rựa, dao, dùng sản xuất như giỏ đựng cá, oi- có dạng hình tròn, thường được mang theo để đựng rau khi đi rừng, thúng, mủng, nong, nia, gùi.., sản phẩm trong sinh hoạt như chiếu, phên, võng, rổ.



+ Phương tiện vận chuyển


Giao thông, vận chuyển của người Sách chủ yếu vào hệ thống đường bộ; đường mòn ven triền núi, bờ suối…, tuy nhiên, do cư trú trên dạng địa hình hiểm trở với những khối núi đá vôi đồ sộ, chạy dài, xen lẫn những vách núi dựng đứng và giữa chúng là các khe suối nhỏ, hẹp, chảy quanh co, nên , hệ thống các con đường mòn ở đây đa phần đều nhỏ, hẹp, có độ dốc lớn.

Phương tiện di chuyển của họ là đi bộ, và hình thức vận chuyển chính là gùi, ngoài ra còn vận chuyển bằng cách mang, vác, kéo…

Trên địa hình cư trú của người Sách, bên cạnh địa hình đồi núi, nguồn nước với hệ thống khe, suối… đóng vai trò không nhỏ trong đời sống tộc người. tuy nhiên do cấu tạo địa hình nên các khe, suối ở đây hẹp. Chính vì vậy, việc đi lại dưới nước của họ rất khó khăn, phương tiện hết sức thô sơ, chỉ là chiếc bè nhỏ, được làm bằng cách ghép 2-3 thân cây tre, nứa hoặc lồ ô, có khi là những cây gỗ nhỏ bắc qua và người ta cắm một cây sào dài ở đó, dùng để chống khi vượt qua những đoạn suối.




tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương