CHƯƠng V: ĐỊa vực cư trú, DÂn cư, CÁc dân tộc và TÔn giáO



tải về 0.75 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.75 Mb.
#2022
1   2   3   4   5   6   7

2.3.2 Người Mày

2.3.2.1.Địa vực cư trú và dân cư

Trong cộng đồng dân tộc Chứt, người Mày là nhóm có số dân đông thứ 2 sau người Sách.

Người Mày ở Quảng Bình có 183 hộ, 988 nhân khẩu, tập trung chủ yếu ở 5 bản thuộc xã Dân Hoá huyện Minh Hoá.

Bản Cha Lo có 15 hộ, 68 nhân khẩu.

Bản Cà Ai có 81 hộ, 408 nhân khẩu.

Bản Bãi Dinh có 12 hộ, 72 nhân khẩu sống xen cư với người Khùa và người Sách.

Bản Ba Loóc có 36 hộ, 207 nhân khẩu.

Bản Tà Rà có 28 hộ, 175 nhân khẩu.

Mày là một bản nằm trong nhóm tộc người còn lại, địa vực cư trú của người Mày phân bổ ở vùng núi cao, nơi chen đầy những lèn đá dựng hiểm trở. Chen lẫn giữa các lèn đá dựng là số lượng ỉt ỏi của núi, đồi đất, những dòng nước dứt gãy, sông ngầm. Chính vì đặc điểm cư trú gánh chịu nhiều khắc nghiệt của thiên nhiên nên đến nay nhóm tộc người Mày vẫn sống trong điều kiện kinh tế hết sức bấp bênh.

Tuy nhiên, địa bàn cư trú của họ lại là nơi bảo tồn được khu đa dạng sinh học với số lượng phong phú các giống loại động thực vật, nên từ bao đời nay, người mày vẫn sống dựa vào loại hình kinh tế chiếm đoạt từ tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu. Nền kinh trê sản xuất đã xuất hiện sau khi có chính sách định canh, định cư của Nhà nước, nhưng nhìn chung chưa ổn định.



2.3.2.2.Đời sống kinh tế

- Kinh tế sản xuất:

+ Kinh tế nương rẫy:
Người Mày sản xuất nông nghiệp theo lối phát-đốt-cốt- trỉa cổ truyền trên sườn dốc.

Vụ mùa sản xuất của nhóm tộc người Mày thường bắt đầu vào tháng 1-2 hàng năm. Đây cũng chính là thời điểm tiến hành tiến hành việc tìm đất canh tác.

Công việc tìm đất canh tác do người đàn ông chủ gia đình đảm nhiệm, vào khoảng tháng 1, họ mang một ít lễ vật đến nhà ông chủ đất- người được xem là cai quản khu vực núi rừng quanh nơi sinh sống, nhờ ông ta bày cách cho tìm khu đất mới. Khi chọn được đám đất như ý, người chủ gia đình sẽ có lễ cúng nhỏ gọi là khuôn tờ vắn bớn để xin thần đất cho họ canh tác ở đất đã chọn, phù hộ cho có được mùa màng tốt tươi và cắm dấu tuyến ở khu đất đó bằng que tre chữ hình chữ thập trên đầu hay để tảng đá vùng vừa phát. Sau khi làm lễ cúng này, người đàn ông sẽ trở về nhà, vào đêm sau, nếu như không gặp điềm xấu, họ sẽ cùng đình đến khai mãnh đất đã chọn.

Bộ công cụ canh tác nương rẫy của nhóm tộc người Mày gồm: (a nhiên), rựa (mrá), gậy chọc lỗ (kmón), gùi (achói)

Công việc phát rẫy phải huy động toàn bộ nhân lực trong gia đình, sau hát từ một tuần đến nửa tháng, cây rừng bắt đầu khô, người Mày tiến hành đốt rẫy.Trước khi đốt, người ta dành khoảng thời gian để dọn cây khô đốt rẫy, cách bài rẫy chừng 2m, làm sạch khu vực ngăn cách rẫy với rừng xung quanh để lửa không cháy lan sang khu vực khác. Tuy phải hiện rất nhiều điều kiêng kỵ và mất nhiều công sức, nhưng nếu khi đốt gặp phải mưa to, đám rẫy đó ngay lập tức sẽ bị bỏ hoang.

Sau khi đốt rẫy xong, người Mày dọn rẫy và tiến hành trỉa hạt vào tháng 6-7. Khi trỉa hạt, việc đầu tiên là tổ chức lễ cúng khuôn lì tì bơớn, cầu mong lương thực gieo trồng trên rẫy không bị thú rừng phá sản lượng thu hoạch được cao. sau đó, người đàn ông sẽ cầm gậy đi chọc lỗ, người phụ nữ mang gùi hạt theo sau bổ xuống lỗ và lấp lại.

Công việc tiếp theo là chăm sóc khu rẫy, làm cỏ và đặt bẫy tránh thú phá hoại. Đến mùa thu hoạch, người Mày cũng làm tổ chức lễ cúng khuôn lí aló, cúng thần lúa rồi mới thu hoạch mang lúa về nhà.

Rẫy của người Mày, loại mới phát chỉ dành trồng lúa cho vụ thứ nhất, thứ hai dành cho việc trồng ngô, các loại hoa màu; sắn, khoai…được trồng ở bất cứ khu rẫy cũ nào vẫn còn dùng được.

Nông lịch của nhóm tộc người Mày

Tháng

Tiếng Mày

Lịch sản xuất

Kinh nghiệm nhận biết

1

Tháng Môột

Chọn đất làm rẫy

Cây cối ra hoa kết trái

2

Tháng Hay


Chọn rẫy,phát đốt

Cây lá rụng

3

Tháng Pa

Phát đốt

Cây lá rụng

4

Tháng Tư

Trỉa lúa, ngô, sắn, thuốc lá..

Trời năng nóng

5

Tháng Lăm

Làm cỏ, hàng rào bảo vệ

Nắng kéo dài

6

Tháng Sau

Lam cỏ, đi săn

Mùa khô kéo dài

7

Tháng Pảy

Hai thuốc lá, săn

Nắng to

8

Tháng Thám

Chuẩn bị thu hoạch

ít mưa

9

Tháng Chín

Làm rẫy vụ hai

Trời mưa nhiều

10

Tháng Mươi

Bắt đầu trỉa giống lúa

Mưa nhiều

11

Mười Môột

Làm cỏ, đi săn

Cây cối đơm hoa

12

Mười Hay

Đi săn, làm nương

Mùa Xuân mọi vật sản sinh

Việc canh tác nương rẫy với những kỹ thuật sơ khai trên dạng địa hình dốc ở nhóm tộc người Mày thường ít mang hiệu quả, người Mày chỉ tồn tại trên sản lượng có được một khoảng thời gian ngắn trong năm, phần còn lại là sự chi phối gần như tuyệt đối của phẩm vật khai thác tự nhiên.

Đa phần bộ phận người Mày ở Minh -Tuyên Hoá cư trú trên dạng địa hình hiểm trở, nên cùng với những nỗ lực cố gắng trong chủ trương định canh- định cư của Đảng và Nhà nước, loại hình ruộng nước hiện vẫn chưa thực sự tiếp xúc với nhóm tộc người. Đây có thể xem là sự thiệt thòi, là điều bất lợi trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống đồng bào.

Có được những điều kiện thuận lợi hơn loại hình ruộng nước, chăn nuôi ở nhóm tộc người Mày đang từng bước được định hình với nhiều loại gia súc được Nhà nước đầu tư. Có điều kiện thuận lợi, bởi trong qua khứ, nhóm tộc người này từng nuôi thả gia cầm trong rừng sâu với quy mô ở từng hộ gia đình một số nới khác đã làm chuồng trại, nhưng năng suất còn thấp kém và đôi lúc lại bị mất mát bởi thú rừng.

Bổ trợ cho việc sản xuất nương rẫy, ở nhóm tộc người Mày đã và đang bắt đầu xây dựng loại hình kinh tế vườn nhà theo kiểu xen canh hoặc vườn tạp. mô hình này xuất hiện từ những dự án V.A.C, 135 cuả Chính phủ với nhiều loại cây trồng như mít, chuối mía cùng các loại rau quả khác. Tuy thế, bởi những hạn chế về địa hình cũng như thói quen trong canh tác, các loại phân bón hữu cơ-vô cơ vẫn chưa mấy phát huy tác dụng, loại hình canh tác mới này thực sự vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả trong đời sống đồng bào.



- Ngành nghề thủ công:

Hệ thống các ngành nghề thủ công sản xuất các vật dụng thường nhật hay dùng để trao đổi, phục vụ đời sống thường nhật đến nay vẫn tồn tại rất khiêm tốn trong cộng đồng nhóm tộc người Mày. Từ hình ảnh thân thiết của chiếc áo, khố bằng võ cây tồn tại cách đây không mấy lâu, đồng bào đã chuyển hẵn sang các loại áo quấn hiện đại của người Kinh, nên nghề dệt không hề có khái niệm tâm thức nghề thủ công của họ.

Bên cạnh đó, bộ công cụ dùng trong các hoạt động sản xuất như rìu, dao, rựa ,đồng bào có được cũng do trao đổi hoặc mua bán từ Trung châu, nghề rèn với họ bắt đầu manh nha từ cầu làm lại, chỉnh sữa các vật dụng hư hỏng lại bị biến mất cùng với cuộc sống định canh-định cư với rất nhiều chủng loại công cụ lao động hiện đại.

Có thể xem hai nghề thủ công hiện còn tồn tại ở nhóm tộc người Mày là mộc và đan lát, nhưng một trong số chúng cũng đang dần đánh mất vai trò.



+ Nghề mộc:

Nghề mộc đã và đang là nhu cầu thiết thân ở cộng đồng nhóm tộc người, do nhu cầu dựng nhà ở, nhà mồ và gần đây nhất là chuồng trại chăn nuôi. Trong cộng đồng, bất cứ người đàn ông nào cũng có thể làm được nghề mộc như tra cán rìu, dao, rựa, đẽo cối, chày, làm các dụng cụ săn bắn, nhưng chỉ có một vài người có thể dựng được nhà. Bởi thế, những người này luôn được trong vọng và trong lúc dựng nhà, họ luôn là người chỉ dẫn cho các thành viên còn lại.



+ Đan lát:

Nghề đan lát cũng được hình thành từ nhu cầu dựng nhà ở, với những loại tre nứa, mây rừng, người Mày đan phên để ngăn vách, từ đó, những loại vật dụng thường nhật như gùi, rổ tre, giá, những công cụ đánh băt như đơm, đó cũng được làm từ đôi bàn tay kheo léo của người đàn ông Mày. Nghề đan lát chỉ phục vụ nhu cầu nội tại của cộng đồng, khu biệt hơn là ở từng hộ gia đình nên nhìn chung, kỹ thuật đan vẫn còn đơn giản. Hiện nay, cùng với việc xuất hiện của nhiều loại vật dụng bằng nhựa, các sản phẩm đan dần biến mất trong đời sống cộng đồng, chỉ còn một số người thực sự còn nắm giữ được nghề đan, họ làm các loại gùi, đơm, oi, đó để trao đổi với những họ gia đình khác nhau trong bản, làng.



+ Giao thương:

Cùng với nền kinh tế tự cấp tự túc, địa vị cư trú hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nên việc trao đổi, buôn bán ở nhóm tộc người Mày trước đây hầu như không đáng kể, trong cộng đồng không có những nhóm người tách hẳn việc sản xuất nương rẫy để trỡ thành thương nhân (ở cấp độ con thoi trao đổi hàng hoá). Tuy thế, theo hồi ức của một số người già, việc giao lưu, trao đổi giữa họ với các nhóm tộc người vẫn tồn tại trong những lúc họ lang thang theo nguồn lương thực hoặc dời chuyển bản làng. Hiện nay, cùng với việc định canh - định cư, loại hình thương nghiệp dần được định hình trong họ với nhiều khu chợ-trung tâm trao đổi được đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Minh Hoá. Đồng bào mày thường tập trung sản vật của núi rừng có được trao đổi ở chợ phiên Y Leng (10 ngày họp 01 lần) mang về những vật dụng cần thiết từ đồng bằng. Chợ Y Leng cũng là nơi quy tụ, gặp gỡ bà con thân thuộc từ những khu vực cách trở nhau về địa lý, những người ở xa có thể đi từ 2-3 ngày đường để mang hàng hoá trao đổi. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng đây cũng là điều hứa hẹn cho nhu cầu đời sống vật chất của nhóm tộc người Mày.



- Kinh tế tự nhiên (kinh tế chiếm đoạt)

Hình thái kinh tế hái lượm và săn bắt tồn tại tuỳ thuộc và điều kiện tự nhiên nơi cư trú và trình độ phát triển nhất định của nhóm tộc người. Địa vực cư trú của người Mày vốn thiên nhiên đã bày sẵn nguồn sản vật dồi dào bởi sự khác biệt đến tận cùng của điều kiện địa lý. Chính vì vậy các loại cây cỏ cú, quả, các loại măng, nấm rừng, bột nghèn, nhúc hay các loại động vật lớn nhỏ khác nhau, từ bao đời đã là nguồn sống bổ trợ và đôi lúc cũng là chủ dạo trong đời sống thường nhật của người dân nơi dây.

Quần thể động- thực vật có từ thiên nhiên nơi sinh tụ của nhóm tộc người Mày rất đa dạng và phong phú, được xác định khoảng 138 họ, 401 chỉ và 640 loài khác nhau(443:6). Ngoài việc là nguồn thức ăn, thảm thực vật cũng cung cấp cho họ các loại cây có dược tính cao như sâm nam, sâm trúc, đương quy, sa nhân, ngãi trời, đây là nguồn dược liệu trong tri thức bản địa của cộng đồng, đồng thời cũng là phẩm vật trao đổi với người Kinh và các tộc người cận cư.

Công việc hái lượm thường là của người phụ nữ và trẻ em lúc đến tuổi đi rừng, họ thu hái bất cứ loại cây, củ, quả nào có thể dùng được bắt gặp trên đường đi. Những sản vật này, có thể là nguồn thực phẩm tức thời, có thể là nguồn lương thực để dành bằng cách vùi trong tro hay hong khô trên giàn bếp. ở nhóm tộc người Mày, tuy là có sự phân công lao động trong loại hình kinh tế tự nhiên, nhưng đôi lúc, trong một số trường hợp ranh giới lại không thấy rõ ràng, mà có thể xem đó là một dạng hoạt động có tính dây chuyển trong khai thác.

Việc khai thác bột nhúc, nghèn là điển hình cho trường hợp này. Do tầm quan trọng của loại cây có thể cung cấp nguồn lương thực chính trong bữa ăn thay lúa gạo, nên khi gặp những bãi nhúc, nghèn trong quá trình khai thác, người đàn ông luôn đảm nhận những công việc nặng nhọc như hạ cây và đốn nhỏ từng khúc, người phụ nữ đảm đương những công việc còn lại như lấy ruột cây, phơi khô, giã nhỏ và sàn ra lấy bột.

Do cư trú trên khu vực có địa hình hiểm trở, việc giao lưu đi lại khó khăn, bằng nhiều cách, nhóm tộc người luôn tự trang bị và bổ sung tri thức vào nguồn tri thức bản địa của cộng đồng. Nguồn tri thức này giúp họ nhận thức biết được thời điểm thu hái sản vật tự nhiên hiệu quả nhất. Thông thường, vào khoảng tháng 11-12, khoảng thời gian nhàn rỗi sau khi thu hái vụ mùa sản xuất, nhóm tộc người bắt đầu lên rừng tìm củ, quả, rau và các loại dược liệu. Trong năm; việc đi rừng diễn ra vào thời điểm này là nhiếu nhất, nhưng cũng không phải ở các tháng khác họ không tổ chức việc đi rừng mà công việc này diễn ra ở các gia đình đơn lẻ, tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng cá nhân.

Việc thu hái củ mài, nâu để dự trữ trong những lúc thiếu đói thường được tiến hành vào khoảng tháng 1,2,3, vào các tháng này, theo sự chỉ dẫn của nguồn tri thức bản địa, củ mài phát triển ngon nhất và cũng là lúc dễ nhận biết nhất. Khi tìm được vị trí có củ mài, người Mã Liềng sẽ dùng dao, que nhọn đào đất, lần theo thân để lấy củ.

Ngoài công việc hái lượm, công việc săn bắn thường chỉ dành cho cánh đàn ông, thịt động vật hay các loại cá suối là nguồn thực phẩm quý giá, bổ sung nguồn đạm cần thiết cho nhóm tộc người. Việc săn bắn được tiến hành vào bất cứ thời gian nào trong năm, kể cả lúc đang sản xuất trên nương rẫy, nhưng phổ biến và tập trung nhất là vào mùa mưa. ở nhóm tộc người Mày, hình thức săn bắn rất đa dạng; dùng các loại bẫy, ná (tê), lao (tla) các loại thú săn được gồm heo rừng, nai, hoẵng, gấu. Nhìn chung, sự phong phú của quần thể động thực vật nơi cư trú cùng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho săn bắn phát triển.

Săn bắt ở người Mày thường được chia thành hai hình thức: săn tập thể và săn cá nhân.

Săn tập thể thường được tổ chức bởi 3-5 người, có khi là 2-3 gia đình cùng nhau vào rừng săn thú, thú săn được chia đều cho mỗi thành viên. Trong săn tập thể, các loại bẫy sập, bẫy lao được sử dụng để bắt các loại thú lớn. Người đi săn thường la hét đuổi thú rừng chạy vào bẫy hoặc dồn con thú lại bằng vòng vây xiết chặt và giết chết.

Ở những bản làng định cư hiện nay, hình thức săn cá nhân dần trở nên phổ biến, quanh khu vực canh tác. Người Mày thường đặt các loại bẫy: bẫy sập, bẫy đơn, bẫy thòng lòng để bắt thú rừng vào phá hại mùa màng. Bên cạnh đó, từng cá nhân trong lúc rãnh rỗi cũng thường mang lao, ná vào rừng đặt bẫy và săn thú. ở hình thức săn này, khi có được thú người săn thường có được phần nhiều hơn.(304:21)

Cùng với săn bắt, đánh bắt là hình thức khai thác không thể thiếu trong đời sống thường nhật của người Mày. Người Mày có thể đánh bất cứ thời gian nào trong năm, nhưng thường được thực hiện tập trung vào khoảng tháng 9-10.

Đối tượng của công việc đánh bắt là cá, tôm, cua, ốc suối. Đánh bắt là công việc thường xuyên của từng cá nhân, không phân biệt nam, nữ hay trẻ con. Người phụ nữ thường mò cua, bắt ốc, bắt các loại cá nhỏ trong hốc đá, hay đặt các loại đơm, đó có thể bắt cá mỗi khi đi rẫy về. Người đàn ông thường tập trung nhau lại bắt cá bằng cách thuốc cá, họ dùng các loại vỏ cây độc giã nát và đổ xuống đầu ngọn nước, cá say thuốc sẽ nổi lên và họ chỉ việc vớt lấy, ngoài ra, họ còn dùng loại dụng cụ có cán tre, gỗ dài, phía đầu có gắn một lưỡi nhọn bằng kim loại để đâm cá dưới nước.

Việc đánh bắt của các loại cá với chủng loại phong phú trong lòng song suối đã và đang là hoạt động kinh tế quan trọng trong việc cãi thiện bữa ăn hàng ngày của nhóm tộc người Mày.



2.5 NGƯỜI RỤC
2.5.1. Dân cư và địa vực cư trú

Người Rục là bộ phận người Chứt phát hiện muộn nhất ở nước ta. Người Rục ở Quảng Bình có 93 hộ, 448 nhân khẩu. phân bố tập trung tại 3 bản của xã Thượng Hoá huyện Minh hoá.

Bản Mò ồ ồ có 47 hộ, 237 nhân khẩu.

Bản ón có 35 hộ, 156 nhân khẩu.

Bản Phú Minh có 11 hộ, 55 nhân khẩu.

Việc phát hiện người Rục vào tháng 3 năm 1960 đã làm nẫy những nhận định khác nhau về nguồn gốc và vấn đề tộc người. Do được phát hiện trong tình trạng đang sinh sống dựa vào mái đá, hang đá hoặc những lều che tạm bằng lá chuối hết sức đơn sơ, phản ứng với cộng đồng chung quanh hết sức lạ lẫm nên nhiều người ngộ nhận đây là tộc người có yếu tố nguyên thuỷ. Tuy nhiên sau nhiều năm nghiên cứu, cùng với sự thay đổi nhanh chóng về điều kiện sống và những cải thiện về đời sống vật chất, tinh thần, vấn đề người Rục đã dần dần sáng tỏ.

Vùng núi Thượng Hoá, phía Tây Quảng Bình, nơi người Rục cư trú có địa hình rất hiểm trở bởi sự thống trị gần như tuyệt đối của những khối núi đá vôi đồ sộ nối dài, mang tính chất Karst trẻ, điển hình, độ phong hoá mạnh. Những thung lũng Karst thành hẹp tạo nên những khoảng đồng bằng tương đối, sâu và đóng kín.

Tính chất đặc biệt của khối Karst Phong Nha-Kẻ bàng, hiện tượng nước chảy ngầm là rất phổ biến. Nhìn trên bản đồ khó tìm ra được những nhánh sông sông suối lớn và các lưu vực(443:56-58). Địa hình cao và dốc, khe suối hẹp vào mùa mưa (tháng 9- 1 năm sau) thường có lũ cục bộ, tạo thành những dòng chảy lớn nhưng rút rất nhanh, nên rất hay nguy hiểm. Ngược lại, vào mùa khô (tháng 2-8) hiện tượng suối chết rất phổ biến.

Vùng cư trú của người Rục bị khu biệt và ngăn cách bởi sự cấu tạo của địa hình vùng núi đá vôi rộng lớn và hiểm trở. con đường duy nhất nối các bản dân tộc với đường quốc lộ là con đường độc đạo, phương tiện duy nhất là đi bộ . Sự cách trở về mặt địa hình khó cơ hội cho người Rục phát triển, mối quan hệ giao lưu giữa đồng bào với bên ngoài bị hạn chế.

Chính sự khu biệt và lệ thuộc vào thiên nhiên hình thành lối ứng xử đa tình huống biểu hiện trong sinh hoạt, cư trú cũng như trong sản xuất của con người sinh tụ nơi đây. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần vào sự duy trì bảo lưu những yếu tố văn hoá nguyên thuỷ của người Rục so với những tộc người khác.

2.5.2. Tình hình sản xuất kinh tế

- Tổ chức và tập quán sản xuất trên nương rẫy:

Trong suốt thời kỳ du canh trước đây cho đến thời gian định cư sau nay, phương thức canh tác cổ truyền (hỏa canh, quảng canh v.v..), các hoạt động kinh tế tự nhiên (hái lượm, săn sắn v.v…) vẫn đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt kinh tế của đồng bào Rục so với những loại hình kinh tế sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi v.v…). Trong cơ cấu kinh tế của người Rục, ruộng nước chưa xuất hiện, chăn nuôi mang tính chất nhỏ. Điều này có thể lý giải từ những yếu tố như: điều kiện cư trú, đặc điểm hình thái kinh tế tự nhiên, vấn đề dân số, lương thực, thực phẩm v.v Bên cạnh đó, sự ưu đãi của thiên nhiên, từ yêu cầu khách quan của nền kinh tế tự cung, tự cấp, hái lượm trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng.



Hơn nữa, vào thời kỳ đầu, với một số lượng dân số không nhiều, cư trú trong một vùng không gian rộng lớn, có nguồn lợi thiên nhiên phong phú, đa dạng, “cái để ăn” không trở thành bức bách, ý thức dự trữ lương thực, thực phẩm gắn với các hoạt động sản xuất giải quyết theo mùa vụ và địa điểm du cư. Sự ưu đãi/dồi dào về các nguồn lợi tự nhiên góp phần hình thành tâm lý ứng xử “ tuỳ nghi” của hoạt động kinh tế chiếm đoạt, đồng thời sẽ làm đơn giản tri thức, kinh nghiệm của các hoạt động kinh tế sản xuất. Việc hình thành nên nông lịch phần nào phản ánh điều này.


LỊCH CANH TÁC CỦA NGƯỜI RỤC

Tháng

Tên gọi

Nội dung công việc

1

Diêng

Làm cỏ ngô, bẻ đót, chọn rẫy lúa

2

Hanl

Trồng sắn: phát rẫy sớm, bẻ đót

3

Pa

Trỉa lúa sớm, tìm đất, phát rẫy

4



Đốt rẫy, trỉa lúa sớm, lúa mùa

5

Dăm

Tiếp tục trỉa lúa mùa

6

Sáu

Đi săn, lấy mật

7

Pảy

Đi săn; làm nhà; thu hoạch ngô xuân

8

Thám

Đi săn; đan lát; thu hoạch lúa sớm

9

Chín

Thu hoạch lúa muộn; đi săn

10

Mươi

Tiếp tục thu hoạch lúa, đi săn

11

Muột

Đi săn; làm đất trỉa ngô; khoai, sắn v.v…

12

Chạp

Chuẩn bị rẫy mùa; làm đất trỉa ngô, khoai, sắn v.v..

Công cụ sản xuất nương rẫy (phát cốt, trỉa, thu hoạch) khá đơn giản chỉ bao gồm chiếc tộ cộ (rìu), hiện nay có thêm con dao rạ (rựa) qua trao đổi người Kinh và Sách; kỹ thuật gieo trồng theo cách thức chọc lỗ tra hạt: người đàn ông đi lùi dùng Kơl kmoch (gậy chọc lỗ), đàn bà đi tiến vừa bỏ hạt vừa dùng chân lấp lỗ hoặc bằng những ống tre dài dung hạt giống theo chiều ngang sườn núi, từ dưới chân roọng đi lên, Ngày trước, đồng bào vãi lúa lên roọng, sau đó dùng cành cây quét đất trên mặt lấp lại(263).

Sau khoảng thời gian trỉa cho đến khi thu hoạch, đồng bào chỉ làm có một lần khi lúa bắt đầu trổ bông, ngoài ra không làm gì nữa. Đó là biểu hiện duy nhất về sự quan tâm, chăm sóc, thể hiện ý thức về vai trò của con người đối sự phát triển của cây lúa- một trong những cây lương thực chính.

Trong quá trình canh tác lâu năm, đồng bào đã tạo ra được nhiều loại giống lúa địa phương có khả năng thích nghi cao với đất khô, nghèo dinh dưỡng như lun, cà xai (lúa tẻ), cò, hiếu, mà ca ( lúa nếp). Hiện nay còn có các giống du nhập từ Lào qua như Khẩu đéng, tà khẹc (lúa nếp) v.v..có năng suất cao được đồng bào ưa dùng. Đối với các giống lúa địa phương, gieo trỉa vào khoảng tháng 4,5 đến tháng 8,9 là có thể thu hoạch. Giống lúa rẫy địa phương (nếp, tẻ ) có đặc điểm thân cao, phát triển cao thấp không đều nhau, lại trồng thưa (cách nhau 1 cùi tay) nên chỉ có thể tuốt từng bông, từng cây, tháng 10, ở những gia đình có roọng lớn phải kéo dài sang nửa đầu tháng 11 với sự trợ giúp của xóm làng.

Kỹ thuật xen canh truyền thống trong điều kiện đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp đã hình thành một cơ cấu cây trồng trên nương rẫy rất đa dạng bao gồm cây thực phẩm, cây lương thực, cây thuốc lá v.v…Ngoài các cây lương thực chính, đồng bào còn tiến hành trồng các loại cây khác như ngô khoai, lạc, vừng, đậu, kê, ớt, thuốc lá, môn v.v…

Đồng bào có sự phân bố cơ cấu cây trồng đối với từng loại roọng theo mức độ dinh dưỡng của đất trong năm, theo vụ mùa. Roọng năm thứ nhất thường là những roọng có đất tốt, chưa bị xói mòn nên được ưu tiên trồng thuần lúa (roọng a ló); roọng năm thứ hai, độ dinh dưỡng đã có sự suy giảm nên dùng trồng lúa xen với ngô, khoai, kê; roọng năm thứ ba, chất dinh dưỡng đã nghèo nên chỉ dùng trồng ngô xen với sắn, khoai, thuốc lá v.v.. hoặc trồng thuần sắn, một sải tay một gốc (roọng rắn).

Hiện tại, một gia đình người Rục chỉ có từ 1 đến 2 rẫy và một mảnh nương ven suối gần bản, rất ít hộ gia đình có 3 rẫy. Trong điều kiện định cư hiện nay của đồng bào Rục, với tập quán du canh du cư cổ truyền, muốn có roọng tốt đồng bào phải đi xa 1, 2 ngày đường. Đến bản người Rục vào mùa thường rất vắng, bắt gặp nhiều ngôi nhà bỏ hoang, bởi một vài gia ba gia đình thường rủ nhau cùng làm rẫy một nơi, khi đi họ kéo theo cả nhà. Lên đó họ làm một ngôi nhà tạm cư trú thường được tận dụng tối đa, với một cơ cấu cây trồng đa dạng, hỗn tạp, tạo thành một loại hình kết hợp giữa rẫy và vườn gọi là nương (roọng vãi) bên cạnh các loại hình ruộng nước, rẫy khô, vườn v.v

khác. Ngoài ra, để bù vào những lương thực thiếu hụt đó để có thể tồn tại đồng bào phải dựa vào hoạt động săn bắn hái lượm.Vào khoảng tháng 12, tháng 1 (âm lịch), sau một tháng nghỉ ngơi, vui chơi, các gia đình người Rục rủ nhau tìm rẫy (roọng) ở những khu rững rậm, có nhiều cây xanh tốt so với xung quanh v.v. Đồng bào kiêng chọn rẫy những nơi có cây ro, tán rộng, có dây leo xung quanh v.v.. tránh động chạm đến ma.Khi đi tìm rẫy, đồng bào thường mang theo một ít lễ vật gồm rượu, xôi, thịt rừng v.v..và tiến hành lễ cúng sau khi tìm thấy mảnh roọng tốt. Khi cúng xong, đồng bào dùng tộ cộ phát một khoảnh nhỏ, cắm một cây nứa chẻ đôi, trên đó bỏ sợi dây cuộn tròn gọi là (pồnèn) hoặc chặt hai cây buộc chéo vào nhau cắm quanh đám rẫy (cờ Trên rẫy, lúa là cây lương thực, nhưng cây trồng chính, chủ yếu là cây sắn (300:159). Trong bản, nhà nào có nhiều rẫy sắn (2-3 năm) mới yên tâm, không sợ đói vào giáp vụ. Điều này được lý giải trong điều đất đai canh tác vùng núi đá , cái gọi là roọng chỉ là một đám rừng phát quang, có thể chọc lỗ tra hạt; kỹ thuật canh tác lạc hậu, không có sự đầu tư chăm sóc, phân bón, năng suất cây trồng thấp, bấp bênh. Trong một năm, ngoài vụ 1 lúa mùa, sắn được thu hoạch quanh năm thì ngô vụ xuân cũng là một trong những nguồn lương thực khá quan trọng với một diện tích gieo trồng lớn và năng suất cao. Ngô được trồng một năm hai vụ: vụ xuân và vụ tám. Riêng ngô vụ xuân (tháng 12) thường được trồng riêng. Còn ngô vụ tám (tháng 8) có thể trồng xen với các cây trồng neo), cách báo hiệu rẫy đã có người chọn. Đêm đó trở về nhà, chủ rẫy chờ báo mộng: nếu mơ thấy vũng nước trong, trời mưa, tổ ong là những dâu hiệu tốt (nước cho biết không bị hạn, tổ ong báo hiệu sẽ được mùa v.v..); Nếu không mơ hoặc mơ thấy nước đục, đất lở, núi sập là dấu hiệu xấu, phải đi tìm roọng khác.

Trước khi phát, đồng bào đem cơm nếp, rượu, gà ra rẫy cúng ma rừng (cừmrừ brú), để cầu không phát trúng tay, cây đè, cầu cho có sức khỏe, ,ùa màng tốt tươi, không bị thú rừng phá hoại. Và tất nhiên những kiêng cữ trong khi phát, cốt cũng được đồng bào thực hiện đầy đủ: trong ngày đầu nếu gặp phải xác thú chết thì bỏ roọng v.v…

Ngày trỉa đầu tiên phải là ngày chẵn trong tháng. Trước khi trỉa, chủ nhà làm lễ xuống giống (Kalcống), cúng thần Clôốc với các lễ vật cơm, canh, cá, bánh rượu v.v… cầu xin thần Clôốc, các Cumuých (ma) phù hộ, làm mưa xuống, bảo vệ không cho thú rừng phá, chuột ăn v.v…(300:63) Lễ được tiến hành ở “không gian thiêng của rẫy”. Những lễ vật này sau khi cúng ăn tại chỗ, không được đem về nhà.

Trước khi tuốt, đồng bào làm lễ cúng cơm mới gọi là lễ Kloống: tuốt hai bông lúa về nấu, cùng với gad, rượu v.v…đưa lên roọng cúng ông bà, ma rừng, xin phép và đưa lúa về (269:73). Trong ngày đầu, trước khi tuốt bông lúa đầu tiên, chủ nhà phải nói vài lời với ông Của (trong quan niệm đồng bào đó là vị thần cai quản lúa, ngô, sắn của mình?), trước khi chọn những bông làm giống vụ sau. Già làng Cao ơng (thôn Mò O ồ, ồ) kể lại, ngày xưa còn ở trên núi cao (vùng Roong , Trườn), sau khi thu hoạch xong, toàn dân bản tập trung tại nhà ông trưởng bản (Khàu Brá) tổ chức lẽ Cha leng- ăn mừng cơm mới.

Theo tập quán, khỏng thời gian tuốt lúa phải kết thúc trong ngày chắn (10,12,14 ngày) không được kết thúc trong ngày lẻ (13, 15,17 ngày ).

Tổng kết mùa vụ, mở đầu cho một mùa vụ mới người Rục tổ chức lễ cúng lúa mới (lễ cúng thần clôốc/cu lôông (300:108), giống như lễ tết của người Việt. Lễ được tổ chức vào thàng 9 hàng năm, sau khi công việc thu hoạch hoàn tất, đồng bào trở về làng cùng nhau tổ chức lễ mừng cơm mới để ghi nhận thành quả lao động của mình. Ngày nay, nhiều nghi lễ cúng bái trong chu trình canh tác đã được bỏ, một số tập quán kiêng cữ gắn với thời kỳ du canh không còn thực hiện nghiêm ngặt.



- Tình hình sản xuất lúa nước:

Trong bức tranh kinh tế của người Rục, dấu ấn của các loại hình sản xuất biểu hiện tính định canh định cư như chăn nuôi, ruộng nước, trồng vườn v.v rất mờ nhạt, không đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu kinh tế, thậm chí vằng mặt như loịa hình ruộng nước.

Có thể nói, địa bàn cư trú của người Rục không thuận lợi cho canh tác lúa nước: thiếu đất, thiếu nước, làm thủy lợi khó, lũ lụt, chim muông thú rừng phá hoại v.v nên sản lượng không đáng kể. Ta có thể thấy được điều này qua biển sau giữa tỉ lệ diện tích canh tác lúa nước so với lúa rẫy và hoa màu trong toàn xã.

- Chăn nuôi

Kinh tế truyền thống với tập quán du canh du cư thời kỳ trước đây đã hạn chế sự phát triển của hoạt động chăn nuôi trong các nhóm tộc người nói chung và người Rục nói riêng. Chăn nuôi ở người Rục là lối chăn thả rông truyền thống, vật nuôi tự tìm kiếm thức ăn, tự chống chọi với thời tiết dịch bệnh. Đối với người Rục chăn nuôi chưa thực sự là hoạt động hỗ trợ tốt cho trồng trọt, những lợi thế về phân bón, sức kéo từ chăn nuôi vẫn chưa được chú trọng khai thác. Chăn nuôi ở người Rục chỉ giữ vai trò cung cấp thực phẩm, và lễ vật cúng tế (bòlợn, gà…).

Hiện nay, khi cuộc sống đã bắt đầu ổn định, nhất là ý thức của đồng bào về vai trò của chăn nuôi đối với đới sống kinh tế, bên cạnh đó là sự đầu tư về giống, kỹ thuật của Nhà nước đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong hoạt động chăn nuôi, làm cơ sở cho công tác định cư thực hiện có kết quả tốt. Có một số hộ gia đình làm chuồng cho gia cầm và gia súc nhỏ, đối với gia súc lớn đồng bào có khu chăn nuôi thả rông trong rừng cách biệt với khu cư trú.

- Tổ chức và tập quán săn bắt, hái lượm

+ Săn bắt

Săn bắt là hoạt động diễn ra quanh năm, nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho nhu cầu hàng ngày, đối với đồng bào Rục trong năm có một mùa săn- giống như mùa vụ gieo trồng. Mùa săn bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, khoảng thời gian sau mùa vụ kết thúc và trước khi bước vào một vụ mới, đồng bào cần thịt cho các hoạt động lễ hội, cưới xin, làm nhà v.v.. Mùa săn trong quan niệm của đồng bào ứng với thời tiết mùa đông, mùa thú sinh sản và béo hơn những mùa khác. Đây là thời điểm mà đồng bào luôn săn được nhiều thú hơn bất kỳ khoảng thời gian nào trong năm.

Ngoài những lễ nghi cúng tế, khi đi săn đồng bào còn thực hiện một số kiêng cữ như: khi ăn phải dành ra một ít cho ma rừng và bản thổ và tránh dùng những từ ăn uống; kiêng nói những từ chết, giết, ma bắt, liên quan đến thần ma, ma mà phải im lặng hoặc dùng những từ khác thay thế nếu không sẽ gặp nhiều rủi ro; lúc mệt không được nghỉ dưới những cây cổ thụ, tán rộng, những tảng đá lớn, nếu không sẽ nằm ngủ mãi mãi; khi chặt cây cối dao rựa phải đặt xuống nhẹ nhàng không được vứt mạnh, găm dao xuống đất, vào thân cây làm kinh động đến thần, sẽ có điều không hay xẩy ra; khi săn được thú lớn, phần đầu thường kiêng cữ không cho trẻ con, những người nhỏ tuổi, người đang mang thai v.v…mà chỉ những người lớn tuổi mới được ăn; không cho phụ nữ, người lạ chạm vào vũ khí để tránh xui xẻo; khi dùng tên có tẩm độc kiêng ăn những thức ăn có vị chua (263:41); kiêng bắn khỉ có bụng mằu trắng, nếu bắn chết thì phải chôn ngay trong rừng và chỉ săn cho đến hết mùa v.v..Những tập tục này hiện chỉ còn được thể hiện ở một số rất ít các già làng.

Thú săn trước đây rất đa dạng, gồm các loài khỉ (vàng, cộc, mốc, đuôi, lợn, voóc gáy trắng, chà vá chân nâu, vượn v.v.), các loaị gà rừng, các loài chim, lợn rừng và một số loài khác như rắn, nhím, rùa, hổ, hươu, nai, mang trăn, mèo rừng, chồn v.v… tạo điều kiện cho nghề săn bắn phát triển. Tiềm năng thú rừng còn được thể hiện ở sự đa dạng về loại hình và tính năng đối với từng loại thú, từng thể loại vũ khí (bẫy, ná, lao v.v…)

Trong các chủng loại vũ khí săn bắn của người Rục, bẫy chiếm ưu thế cả về tính năng sử dụng, loại hình phong phú lẫn hiệu quả thực tế. Đồng bào Rục có các loại như bẫy thắt (bẫy voòng, vẹo, pẩn, cờ ạo, tơm tạp, cà típ v.v.) bẫy phóng (tó ho 104), bẫy hố, bẫy chuồng v.v..(68:15). Đối với các loại thú to như lợn, nai, gấu, hổ v.v… đồng bào dùng bẫy Voòng, làm bằng thân cây máu thắt ở chân con thú; đối với các con thú vừa như chồn, nhím, chuột v.v…đồng bào dùng bẫy Vủo, Cờ-ạo thắt ở cổ con thú. Khoảng 2,3 ngày đi thăm bẫy một lần, tránh đi nhiều thú sẽ ngửi thấy hơi người sẽ bỏ đi theo lối khác. Để bắt chim, các loài thú nhỏ đồng bào có loại bẫy Pẩn, Tơm tạp đặt ở những nơi có nơi có quả chín rụng, quanh rẫy mùa, ngày đi thăm bẫy một lần nếu để lâu thú, chim sẽ chết thối.

Ngoài ra, đồng bào còn dùng ná, một loại vũ khí đa tính năng và rất thông dụng (68:14). Ngoài chức năng săn bắn, ná còn là vũ khí phòng thủ rất hữu ích của đồng bào, là vật trang trí thể hiện sức mạnh của những người đàn ông Rục. Hầu hết đàn ông Rục đều biết sử dụng ná, đây là dụng cụ không thể thiếu của họ khi đi rừng. Tính năng hiệu quả của ná được thể hiện ở những mũi tên tẩm độc. Thuốc được làm từ nhựa cây ráng, Pít, nơơn v,v.. gói trong lá hoặc đựng trong ốc tre, gác lên giàn bếp hoặc phơi nắng khi dùng lấy ra trộn với nước tẩm vào đầu mũi tên.

Ngày nay, săn bắt là nghề phụ góp phần vào tăng thêm lương thực phẩm hàng ngày cho đồng bào, ngoài ra, sản phẩm từ săn bắn còn được dùng làm hàng hóa trao đổi với những cư dân cận cư, với người Kinh. Hiện nay, các quy định của Nhà nước về cấm săn bắn của các loại thú (trong vùng quy hoạch khu sinh thái Phong Nha-Kẻ Bàng), là những nhân tố quan trọng góp phần làm cho hoạt động săn bắn của đồng bào giảm xuống. Hình thức vẫn đợc duy trì và phổ biến hiện nay là đặt bẫy.


+ Đánh bắt hái lượm

Đây là một hoạt động kinh tế phụ, quy mô nhỏ nhưng mang tính thường xuyên, vào các khoảng thời gian nông nhàn trong này, trong vụ mùa. Hàng ngày phụ nữ, trẻ em Rục mò cua bắt ốc ở các khe suối cạn; vào mùa giáp vụ , đàn ông, thanh niên Rục tranh thủ lên rừng kiếm cây độc về thuốc cá, (vỏ cây chẹo, đò ho v.v..). Tuy nhiên, mùa đánh bắt chủ yếu là lao vào mùa đông, nhất là thưòi điểm giao mùa từ lạnh sang nóng kéo dài từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 4 có đặc điểm khí hậu ấm áp, có mưa nhỏ, nắng ấm dần. Đây là thời kỳ thích hợp cho cây cối phát triển, các loài bò sát, ếch, nhái, chim, cá v.v.. tiến hành kiếm mồi và truyền giống.

Ngoài các hình thức đánh bắt thông dụng như dùng nơm, đó, đắp đá ngăn suối, ở những nơi suối sâu, đồng bào dùng câu, ở những nơi nước cạn họ dùng đá ngăn nước lại bằng tay; dùng thuốc độc chế từ mủ cây rừng để đánh bắt. Sản phẩm từ đánh bắt cũng rất đa dạng như ốc khe, cua, tôm, rắn, rùa, ếch nhái, các các loại v.v…

Sản phẩm hái lượm của người Rục khá phong phú bao gồm các loại như rau rừng (rau má, ráu tớn, rau tợi ở hai bên bờ suối, rau lá lốt, rau dền, rau lang, rau tàu bay mọc ở rẫy cũ v.v), củ gừng (củ nâu, củ mài, củ khoai, nấm , môn, măng v.v) cây rừng (báng, đoác v.v.), quả rừng (mít, vả, trám, ổi, dâu, chuối, cà lào v.v.) , vỏ cây móc, chay v.v. ngoài giá trị lương thực còn có giá trị dược liệu như rễ cây lia lang, củ hung thần, trốc tun, củ chà lịa uống chữa đau thận, đau lưng: cây sa nhân (súc sa), cây máu uống bổ sức khỏe, tăng lực, chữa bệnh phù, v.v..

Trong hệ thống các sản vật từ hái lượm, mật ong được đồng bào coi trọng, sử dụng làm hàng hóa trao đổi phổ biến. Mùa tìm tổ ong, lấy mật của đồng bào bắt đầu vào tháng 3, khi những cơn mua rào đầu hè xuất hiện, trên rừng hoa nở bạt ngàn là lúc ong rừng đua nhau làm tổ. Kinh nghiệm lấy nhiều năm chỉ cho họ những khu rừng loài ong hay làm tổ nhiều: khu rừng rậm, bên cạnh các con suối, nơi có nhiều cây cao, ở những phía tránh ảnh hưởng gió và tiên hành làm dấu xác định quyền chiếm dụng.

Có thể nói trong các hình thức khai thác, sản xuất, săn bắn và hái lượm vãn được đồng bào duy trì một cách phổ biến với vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp lương thực thực phẩm hàng ngày cho đồng bào, trong điều kiện sản xuất khó khăn của kinh tế tự cung tự cấp.




tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương