CHƯƠng V: ĐỊa vực cư trú, DÂn cư, CÁc dân tộc và TÔn giáO



tải về 0.75 Mb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích0.75 Mb.
#2022
1   2   3   4   5   6   7

2.6. NGƯỜI MÃ LIỀNG

2.6.1. Dân cư và địa vực cư trú

Người Mã Liềng ở Quảng Bình có 175 hộ, 855 nhân khẩu cư trú chủ yếu trên địa bàn 2 huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá.



Tại Tuyên Hoá, người Mã Liềng có 71 hộ, 409 nhân khẩu sinh sống tập trung tại bản Lòm xã Trọng Hoá.

Tại Tuyên Hoá, người Mã Liềng có 104 hộ, 446 nhân khẩu, phân bố trong 4 bản thuộc 2 xã Thanh Hoá và Lâm Hoá.

Bản Cà Xen thuộc xã Thanh Hoá có 37 hộ, 146 nhân khẩu.



Tại xã Lâm Hoá người Mã Liềng có 67 hộ, 300 nhân khẩu gồm:

Bản Chuối có 19 hộ, 91 nhân khẩu.

Bản Kè có 31 hộ, 133 nhân khẩu.

Bản Cáo có 17 hộ, 76 nhân khẩu.

Mã Liềng là một trong năm nhóm của tộc người thiểu số Chứt, cư trú trên địa bàn vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Bình. Từ những năm cuối của thập niên 60 - 70, trong các văn bản hay một số bài viết, họ được đề cấp đến như những người hoang dã (người rừng) cùng với nhiều nhận xét khác nhau của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Khu vực cư trú cả người Mã Liềng là nơi ngự trị của núi rừng hùng vĩ thuộc sơn hệ Trường Sơn, với nét kiến tạo đặc trưng là kiểu địa hình Karst, hệ thống núi đá tai mèo lởm chởm, nhọn hoắt mà người dân quen gọi đó là lèn đá. Chen lẫn giữa các lèn đá những thung hẹp (thung lũng/bồn địa giữa núi), đây cũng chính là nơi hệ động thực vật phát triển phong phú, đa dạng, bởi có thể xem, thung là mảnh đất ít ỏi, khiêm tốn bồi tụ phù sa của nhiều dòng nước hung dữ trong mùa mưa lũ và thung cũng khá khiêm tốn, nếu nhìn chúng trong cảnh quan của hệ núi đá vôi thống trị gần như tuyết đối.

Nhóm tộc người Mã Liềng từ bao đời cư trú trên dạng địa hình như thế, tuy có sự hỗ trợ của nông nghiệp hoá canh và gần đây là mô hình canh tác ruộng nước, nhưng đời sống của họ, đa phần vẫn lệ thuộc “gần như tuyệt đối vào tự nhiên”.

Trong khi tên gọi các tộc gười cận cư thường gắn liền với khái niêm nguồn nước) thì tên gọi Mã Liềng hay Mạ Liềng/Mờ Liềng lại có nghĩa là người; Mã Liềng/Mạ Liềng/Mờ Liềng là từ dùng để chỉ người.

Người Mã Liềng có địa vực cư trú ở cả hai tỉnh Quảng Bìh và Hà Tĩnh. Riêng ở tỉnh Quảng Bình, nhóm tộc người Mã Liềng cư trú mật tập ở hai xã Thanh Hoá và Lâm Hoá thuộc huyện Tuyên Hoá, ngoài ra còn một số ít khác khoảng hơn 130 người cư trú ở bản Rào Tre (Hương Khê - Hà Tĩnh).

Như vậy, cùng với khoảng 130 người ở Hà Tĩnh, ở Việt Nam, nhóm Mã Liềng khoảng trên 900 người.

Dân số của nhóm tộc người Lã Liềng luôn tồn tại tình trạng không thống nhất, sự tăng giảm bất thường trong một đơn vị thời gian rất ngắn nhưng lại không phụ thuộc vào sinh tử suất, bởi họ còn lệ thuộc khá nhiều vào kinh tế tự nhiên, nên việc chuyển cư liên tục trên những địa bàn khác nhau để tìm nguồn lương thực thường xuyên xảy ra. Năm 1981, dân số tất các các bản người Mã Liềng có khoảng 486 người, điều tra của dự án bảo tồn người Mã Liềng (năm 1994) là hơn 400 người. Diều tra của Ban Dân Tộc và Miền núi tỉnh Quảng Bình năm 2005 là 855 người. Ngoài những nguyên nhân tăng dân tự nhiên dẫn đến việc tách hộ, còn có sự đóng góp không nhỏ của tăng dân cơ học.

2.6.2. Đời sống kinh tế:



- Kinh tế tự nhiên :

+ Săn bắt, hái lượm

Nhóm tộc người Mã Liềng cư trú trong những “ốc đảo” trên dải núi rừng phía Tây của tỉnh với dạng địa hình chia cắt dữ dội. Sự khác biệt cư trú bởi yếu tố địa lý, trên cái nhìn toàn diện là sự cô lập đời sống cộng đồng nhóm tộc người mà hệ quả chỉ là sự thấp kém nhiều mặt, tuy nhiên, vốn văn hoá của họ, ngược lại được bảo lưu gần như trọn vẹn.

Hệ quả đầu tiên và điển hình là vấn đề kinh tế, ngoại trừ nhóm tộc người Sách(300:55,56), các nhóm còn lại hiện đang là chủ nhân của nền nông nghiệp hoả canh sơ khai và kinh tế chiếm đoạt.

Nhóm tộc người Mã Liềng cư trú trên dạng địa hình đặc trưng, mà thảm động - thực vật có từ tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Cư trú trên địa vực như thế, bên cạnh những chi phối của nền nông nghiệp hoả canh mà thuộc tính cố hữu của nó là du canh - du cư cùng với việc khai thác rừng làm nương rẫy, nguồn lương thực phong phú vốn có từ thiên nhiên quanh khu vực cư trú là nguồn sống đôi lúc giành lấy vai trò chủ đạo trong đời sống nhóm tộc người ở một số thời gian nhất định.

Về mặt kiến tạo địa hình, thiên nhiên như vô tình sắp đặt những ngọn đồi đất, những thung hẹp chen lẫn giữa hệ núi đã vôi lởm chởm những tai mèo, cái khắc nghiệt gần như tuyệt đối của vùng núi rừng phía Tây Quảng Bình như được kéo dãn, giảm nhẹ, tạo nên những khoảng lặng cho sự sinh sôi bãi nhúc, nghèn mật tập, chen lẫn những bụi củ nâu, củ mài được con người khai thác khi thiếu đói. Cuộc sống tựa vào tự nhiên với phương thức kinh tế tước đoạt buộc người Mã Liềng thường xuyên di chuyển theo sự phân bố của nguồn thức ăn, nguồn tri thức bản địa của cộng đồng nhóm tộc người trong khai thác thiên nhiên nhanh chóng được đúc kết qua nhiều thế hệ. Và tri thức về sắn bắt, cùng lúc cũng được bổ sung, bởi nguồn thực phẩm mà con người khai thác cũng là tiêu điểm để thú rừng tìm về trong cái khắc nghiệt của tự nhiên.

Khoảng thời gian dành cho việc đi rừng khai thác nguồn lợi tự nhiên dàn trải đều khắp các tháng trong năm, sự khác biệt, có chăng mật độ dày, thưa ở các tháng tạm gọi là nông nhàn, chờ thu hoạch và thời gian sau khi thu hoạch vụ mùa.

Thông thường, công việc hái lượm được tập trung tiến hành vào khoảng tháng 1,2,3, vào các tháng này, sau thời gian ủ Đông, củ mài phát triển ngon nhất và cũng là lúc dễ nhận biết nhất, bưỏi khi ấy trái củ mài (pờ lế) sẽ rụng xuống đất, người đi tìm lần theo để tìm củ. Khi xác định được vị trí, người Mã Liềng sẽ dùng dao, que nhọn đào đất, lần theo thân để lấy củ. Củ mài trong các tháng này được dùng để ăn hoặc để dành cho những tháng giáp hạt.

Công việc thu hái những phẩm vật tự nhiên không có sự phân công rõ ràng giữa phụ nữ và nam giới, công cụ dùng cho công việc này cũng khá giản đơn, đó có thể là bộ dao, rựa, ná. Vật bất li thân của người Mã Liềng dùng trong lúc đi rừng, có thể là một cây gỗ nhỏ vạt nhọn dầu hoặc các loại bẩy. Người Mã Liềng dùng chúng để khai thác bất cứ sản vật nào của núi rừng có thể ăn hay sử dụng được. Thông thường, trong những khoảng thời gian phẩm vật tự nhiên đạt đến độ chín muồi (theo sự ước tính của tri thức bản địa), lúc giáp hạt hay mất mùa, các thành viên trong gia đình vào rừng để săn thú, hái lượm, làm bột nhúc, nghàn, bẻ măng, hái nấm. Nguồn dược liệu đa dạng (đỗ trọng, sa nhân, dương quy...) trên khu vực cư trú được thu hái bất kể thời gian nào trong năm.

Ngoài hái lượm, săn bắt cũng mang lại nguồn sống không nhỏ cho đời sống nhóm tộc người. Công việc săn bắn thường được người đàn ông Mã Liềng tổ chức vào mùa mưa (săn tập thể), tuy nhiên, trong đời sống thường nhật, họ cũng kết hợp săn bắn với sản xuất nương rẫy (săn cá nhân).

Nhóm đi săn tập thể thường từ 3 - 7 người trong bản, họ tập trung nhau lại vào rừng săn bắn trong khoảng thời gian từ 3 - 5 ngày. Cuộc săn thường diễn ra dưới hai hình thức: săn đón và săn vây.

- Săn đón: Khi gặp thú rừng, nhóm đi săn phân công người la hét đuổi con thú, số còn lại đón chặn nó ở hưởng đã định dùng ná bắn tên tẩm thuốc độc, lao diết chết hoặc đặt bẫy để bắt sống.

- Săn vây: Khi phát hiện được thú, nhóm đi săn vây vòng quanh con thú, khép dần vòng vây đến khi tiếp cận thì dùng ná, lao đâm chết hoặc bắt sống.

Hình thức săn bắn cá nhân thường gắn liền với sản xuất nương rẫy, người ta đặt các loại bẫy cờ tít (bẩy đập), bẫy vương (bẫy thòng lọng) hay vọng môn, vọng vào quanh bìa rẫy để bắt thú rừng vào phá hoại hoa màu.

Việc đặt bẫy quanh bờ rẫy cũng khá công phu, cách khoảng 10 - 15m, người ta đặt một loạt bẫy khác nhau, bên ngoài lấy dây rừng giăng hai bên thành lối, lấy lá cây để nguỵ trang làm thành đường dẫn thú vào trong bẫy. Với kiểu bẫy cờ tít, đôi khi người Mã Liềng còn bắt được cả lợn rừng vào phá lúa.



Ngoài ra, người đàn ông Mã Liềng cũng dùng khoang thời gian nhàn rỗi hay kết hợp những lúc đi lấy nguyên vật liệu lợp nhà để vào rừng đặt bẫy, các loại bẫy pìa (bẫy lao), bẫy vòng, bẫy cơ tít hay bẫy hầm lúc này được sử dụng. Những loại bẫy này dùng để bắt thú lớn và mang tính nguy hiểm cao đối với con người.

Khi săn được thú, phương thức phân phối thịt của người Mã Liềng còn đậm nét nguyên thủy. Với thịt săn cá nhân, người chủ chỉ lấy một phần là toàn bộ cái đầu, ít xương, số còn lại chia đều cho mọi người. Trong săn bắn tập thể, người bắn trúng mũi tên sẽ lấy được phần thịt có mũi tên bắn vào, số còn lại cũng chia đều cho tập thể.

Đánh bắt cá là công việc thường xuyên của từng cá nhân người Mã Liềng, phụ nữ, trẻ em thường mò cua, bắt ốc ở ven sông, suối, đàn ông thường tổ chức đánh bắt cá với quy mô lớn theo cách thuốc cá. Để chuẩn bị thuốc cá, người Mã Liềng vào rừng lấy vỏ cây độc, cây kho, rể cây tèng sau đó họ đứng đầu nguồn nước gùng đá hoặc cây gỗ đập cho mủ cây chảy hoà vào dòng nước, cá sẽ bị chết hoặc cay mắt nổi lên. Vỏ cây độc dùng để thuốc cá nhưng đối với con người lại không có tác dụng.

Ngoài ra, người Mã Liềng còn đan các loại chà gốt róc róc (dơm, đó), bỏ trùn đất vào, sau đó đem đặt dưới suối, lấy đá đè lên trên, với cách thức này, hằng ngày, người phụ nữ cũng kiếm thêm được nguồn đạm, cải thiện bửa ăn cho gia đình.

- Kinh tế sản xuất:

+ Nương rẫy

Lương thực chủ yếu mà người Mã Liềng gieo trồng là lúa, sắn, ngô, các loại hoa màu, nhưng sản lượng và diện tích lúa chiếm tỷ trọng không lớn. Mỗi gia đình người Mã Liềng đều lựa chọn cho mình đám rẫy để sản xuất và họ thường xuyên du canh để thay đổi những nương rẫy đã không còn màu mỡ. Công việc chọn rẫy do người chủ gia đình thực hiện, và thường được bắt đầu vào khoảng tháng 2.

Đám rẫy được lựa chọn thường là những nơi bằng phẳng, ở những khu rừng già, đầu ngọn khe, gần nguồn nước, nơi có nhiều nứa, lá don và cây cổ thụ ( theo tri thức bản địa - những nơi này thường ít cỏ), đám rẫy được chọn phải không có cây đa, si, người Mã Liềng quan niệm đó là những cây ma rừng cư ngụ, nếu phá đi, chúng sẽ làm hại con người và bản làng. Khi chọn được rẫy, người Mã Liềng thường phát vành đai xác định ranh giới và làm dấu mờ leẻ (dấu cấm xác định chủ quyền) bằng thanh nứa (ná) cao chừng 80 - 100cm, trên đầu có cắm chữ thập. Sau đó, người chủ về nhà, nếu sau đó nằm ngủ thấy mơ tốt (mơ thấy người chết, lặn xuống nước) đám rẫy sẽ được sử dụng, ngược lại, nếu gặp phải mơ xấu (đất lở, núi sập, nước đục, cây ngã, khỉ trắng) đám rẫy sẽ bị bỏ.

Sau khi chọn được rẫy, người Mã Liềng tiến hành phát, cốt, công việc phát cốt phải hoàn tất trước tháng 3 để trỉa lúa kịp thời vụ. Phát, cốt là công việc phải huy động toàn bộ nhân lực trong gia đình. Đám rẫy thường được phát theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, từ dưới phát lên (nếu ở triền dốc), khi gặp những thân cây lớn họ để nguyên và tiến hành đốt rẫy.

Sau khi phát rẫy từ 7 - 10 ngày, khi cây rừng trên rẫy bắt đầu khô, người Mã Liềng chọn ngày nắng để đốt rẫy. Trước khi đốt, người ta dùng khoảng thời gian để tạo vành đai an toàn - dọn cây khô vào trong rẫy, cách bờ rẫy chừng 2m, làm sạch khu vực ngăn cáchđể lửa không cháy lan sang khu vực khác. Tuy phải thực hiện rất nhiều điều kiêng kỵ khi chọn rẫy và mất lượng công sức khá lớn, nhưng khi đốt rẫy, nếu gặp mưa rào, đám rẫy đó ngay lập tức sẽ bị bỏ không dùng, bởi họ quan niệm đó là lúc trời phạt.

Sau khi đốt rẫy xong, người Mã Liềng dọn rẫy (vén roọng) và tiến hành trỉa hạt vào tháng 6 - 7. Khi trỉa hạt, người đàn ông sẽ cầm tù muốn đi trước chọc lổ, người đàn bà sẽ cầm ống pnây đựng hạt giống đi sau bỏ xuống lổ và lấp lại. Thường người ta trĩa ngang từ trái sang, mỗi lỗ chừng năm hạt giống: lỗ nọ cách lỗ kia chững 20 - 30cm (trong trường hợp trĩa vụ đầu) hoặc 40cm (trong trường hợp làm rẫy vụ hai). Trĩa ngô cũng như trĩa lúa, nhưng chỉ 2- 3 hạt 1 lổ và các lổ cách nhau từ 40 - 60cm(300:63). Trong các công cụ của người Mã Liềng, không như dao, rựa, ná, gùi tù muốnpnây là vật được cất giữ rất cẩn thận.

Sau khi trỉa, công việc tiếp theo là chăm sóc khu rẫy, công việc này chủ yếu là tránh không để thú rừng phá hoại và làm cỏ. Người Mã Liềng thường làm cỏ hai lần cho một vụ lúa, lần một khi lúa cao chừng 10 cm và khi đến thì con gái thì làm cỏ lần 2, dụng cụ làm cỏ thường là cuốc nhỏ hoặc dao bẻ cong. Đến vụ mùa thu hoạch, người Mã Liềng tuốt lúa bằng tay, cho vào cái gùi nhỏ mang trước bụng, khi gùi đầy họ sẽ mang đến đổ vào cái gùi khác lớn hơn (kpay) để ở bìa rẫy, sau đó, người đàn ông sẽ mang gùi lúa này về nhà(268:13).

Người Mã Liềng giành loại rẫy mới phát ưu tiên cho việc trồng lúa, các khu rẫy cũ được dùng để trồng ngô, xen canh với khoai và các loại hoa màu như bầu, bí, ớt; sắn thưòng được trồng ở bìa rẫy và chỉ khi nào rẫy sắp bỏ, đồng bào mới trồng sắn vào diện tích bên trong.

Lịch hoạt động của đồng bào trong năm


Tháng

Tên gọi

Đặc điểm (thời tiết, sự vật, hiện tượng

Nội dung công việc

Hoạt động sản xuất

Hoạt động khác

1

Một

Đầu Xuân, vạn vật đâm chồi, nảy lộc

Làm cỏ ngô, canh rẫy, đánh cá, bắt ốc, chọn rẫy, đI săn

Đi lấy củi, hái măng, bẻ đót, lấy lá tro

2

Hai

-nt-

Trồng sắn, canh rẫy ngô, chọn rẫy, phát, cốt

Cưới hỏi, làm nhà,

đi rừng nhiều hơn



3

Pa

Mưa nhièu hơn

Trồng sắn, đánh cá, phát, cốt

Đi rừng lấy

các sản vật



4

Pốn

Nắng

Làm cỏ sắn, ngô, đI săn, đốt rẫy

Đi rừng lấy

các sản vật



5

Đăm

Nắng nóng

Trỉa lúa, bắt đầu thu hoạch ngô, đI rừng

Đi rừng lấy

các sản vật



6

Pgáu

-nt-

Đốt rẫy, thu hoạch ngô, đI rừng

Đi rừng lấy

các sản vật



7

Pảy

-nt-

ĐI săn, đánh cá, trỉa vụ mới

Đi rừng lấy các sản vật

8

Thám

Mưa nhiều và liên tục

Canh rẫy, đánh cá

Thỉnh thoảng

đi rừng


9

Chín

Mưa nhiều và liên tục

Chuẩn bị thu hoạch lúa

Thỉnh thoảng

đi rừng


10

Mười

Mưa giảm dần

Thu hoạch lú

Thỉnh thoảng

đi rừng


11

Mười một

Lạnh

Thu hoạch lúa, đi rừng

Thỉnh thoảng

đi rừng


12

Mười hai

Lạnh

Làm đất trỉa ngô

Thỉnh thoảng

đi rừng



tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương