Chƣơng nhập môn ĐỐi tƣỢNG, chức năNG, nhiệm vụ, NỘi dung và phƣƠng pháp nghiên cứU, HỌc tậP



tải về 2.8 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/88
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích2.8 Mb.
#52249
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   88
Dự thảo Giáo trình Lịch sử ĐCSVN (mới)

bang Đông Dương thuộc Pháp (Union Indochinoise)
8
đƣợc thành lập ngày 17-10-1887 
theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp. 
Từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa lớn: 
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) do toàn quyền Đông Dƣơng Paul Dou 
mer (Pôn du me) thực hiện và khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929). Mƣu đồ của 
thực dân Pháp nhằm biến Việt Nam nói riêng và Đông Dƣơng nói chung thành thị trƣờng 
tiêu thụ hàng hóa của “chính quốc”, đồng thời ra sức vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao 
động rẻ mạt của ngƣời bản xứ, cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề. 
Chế độ cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam là “chế 
độ độc tài chuyên chế nhất, nó vô cùng khả ố và khủng khiếp hơn cả chế độ chuyên chế 
của nhà nƣớc quân chủ châu Á đời xƣa”
9
. Năm 1862, Pháp đã lập nhà tù ở Côn Đảo để 
giam cầm những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc chống Pháp. 
Về văn hóa - xã hội, thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập 
nhà tù nhiều hơn trƣờng học, đồng thời du nhập những giá trị phản văn hoá, duy trì tệ nạn 
xã hội vốn có của chế độ phong kiến và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng rƣợu cồn 
và thuốc phiện để đầu độc các thế hệ ngƣời Việt Nam, ra sức tuyên truyền tƣ tƣởng “khai 
hoá văn minh” của nƣớc “Đại Pháp”… 
Chế độ áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch về văn hóa của thực dân Pháp 
đã làm biến đổi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Các giai cấp cũ phân hóa, 
giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh tế khác nhau và do đó cũng có thái độ 
7
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 12, trang 401. 
8
Bao gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên, Ai Lao. 
9
Phan Văn Trƣờng: Bài đăng trên tờ La Cloche Félée, số 36, ngày 21-1-1926. 


16 
chính trị khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc.
Dƣới chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ và nông dân là hai giai cấp cơ bản trong xã 
hội, khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hóa.
Một bộ phận địa chủ câu kết với thực dân Pháp và làm tay sai đắc lực cho Pháp 
trong việc ra sức đàn áp phong trào yêu nƣớc và bóc lột nông dân; Một bộ phận khác nêu 
cao tinh thần dân tộc khởi xƣớng và lãnh đạo các phong trào chống Pháp và bảo vệ chế độ 
phong kiến, tiêu biểu là phong trào Cần Vƣơng; Một số trở thành lãnh đạo phong trào 
nông dân chống thực dân Pháp và phong kiến phản động; Một bộ phận nhỏ chuyển sang 
kinh doanh theo lối tƣ bản. 
Giai cấp nông dân chiếm số lƣợng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân số), đồng 
thời là một giai cấp bị phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề nhất. Do vậy, ngoài mâu 
thuẫn giai cấp vốn có với giai cấp địa chủ, từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc, giai cấp nông 
dân còn có mâu thuẫn sâu sắc với thực dân xâm lƣợc. “Tinh thần cách mạng của nông dân 
không chỉ gắn liền với ruộng đất, với đời sống hằng ngày của họ, mà còn gắn bó một cách 
sâu sắc với tình cảm quê hƣơng đất nƣớc, với nền văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc”
10

Đây là lực lƣợng hùng hậu, có tinh thần đấu tranh kiên cƣờng bất khuất cho nền độc lập 
tự do của dân tộc và khao khát giành lại ruộng đất cho dân cày, khi có lực lƣợng tiên 
phong lãnh đạo, giai cấp nông dân sẵn sàng vùng dậy làm cách mạng lật đổ thực dân 
phong kiến. 
Giai cấp công nhân Việt Nam đƣợc hình thành gắn với các cuộc khai thác thuộc địa, 
với việc thực dân Pháp thiết lập các nhà máy, xí nghiệp, công xƣởng, khu đồn điền... 
Ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam có 
những đặc điểm riêng vì ra đời trong hoàn cảnh một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến, chủ 
yếu xuất thân từ nông dân, cơ cấu chủ yếu là công nhân khai thác mỏ, đồn điền, lực lƣợng 
còn nhỏ bé
11
, nhƣng sớm vƣơn lên tiếp nhận tƣ tƣởng tiên tiến của thời đại, nhanh chóng 
phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng. 
Giai cấp tƣ sản Việt Nam xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân. Một bộ phận gắn 
liền lợi ích với tƣ bản Pháp, tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế của chính quyền thực 
dân Pháp, trở thành tầng lớp tƣ sản mại bản. Một bộ phận là giai cấp tƣ sản dân tộc, họ bị
thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm, bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế. Vì vậy, phần lớn tƣ sản 
dân tộc Việt Nam có tinh thần dân tộc, yêu nƣớc nhƣng không có khả năng tập hợp các 
giai tầng để tiến hành cách mạng.
10
Lê Duẩn: Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công nông, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976, trang 119. 
11
Số lƣợng công nhân đến trƣớc chiến tranh thế giới thứ nhất (1913) có khoảng 10 vạn ngƣời; đến cuối năm 1929, số 
công nhân Việt Nam là hơn 22 vạn ngƣời, chiếm trên 1,2% dân số. 


17 
Tầng lớp tiểu tƣ sản (tiểu thƣơng, tiểu chủ, sinh viên,…) bị đế quốc, tƣ bản chèn ép, 
khinh miệt, do đó có tinh thần dân tộc, yêu nƣớc và rất nhạy cảm về chính trị và thời 
cuộc. Tuy nhiên, do địa vị kinh tế bấp bênh, thái độ hay dao động, thiếu kiên định, do đó 
tầng lớp tiểu tƣ sản không thể lãnh đạo cách mạng. 
Các sĩ phu phong kiến cũng có sự phân hóa. Một bộ phận hƣớng sang tƣ tƣởng dân 
chủ tƣ sản hoặc tƣ tƣởng vô sản. Một số ngƣời khởi xƣớng các phong trào yêu nƣớc có 
ảnh hƣởng lớn. 
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã có sự biến đổi rất quan trọng cả về 
chính trị, kinh tế, xã hội. Chính sách cai trị và khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm 
phân hóa những giai cấp vốn là của chế độ phong kiến (địa chủ, nông dân) đồng thời tạo 
nên những giai cấp, tầng lớp mới (công nhân, tƣ sản dân tộc, tiểu tƣ sản) với thái độ chính 
trị khác nhau. Những mâu thuẫn mới trong xã hội Việt Nam xuất hiện. Trong đó, mâu 
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phong kiến phản động trở 
thành mâu thuẫn chủ yếu nhất và ngày càng gay gắt.
Trong bối cảnh đó, những luồng tƣ tƣởng ở bên ngoài: tƣ tƣởng Cách mạng tƣ sản 
Pháp 1789, phong trào Duy tân Nhật Bản năm 1868, cuộc vận động Duy tân tại Trung 
Quốc năm 1898, Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc năm 1911…, đặc biệt là Cách 
mạng Tháng Mƣời Nga năm 1917 đã tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến phong trào yêu 
nƣớc những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Năm 1919, trên chiến hạm của Pháp ở 
Hắc Hải (Biển Đen), Tôn Đức Thắng tham gia đấu tranh chống việc can thiệp vào nƣớc 
Nga Xô viết. Năm 1923, luật sƣ Phan Văn Trƣờng từ Pháp về nƣớc và ông công bố tác 
phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (The Manifesto of the 
Communist Party) trên báo La Cloche Fêlée, từ số ra ngày 29-3 đến 20-4-1926, tại Sài 
Gòn, góp phần tuyên truyền tƣ tƣởng vô sản ở Việt Nam. 

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương