Chƣơng nhập môn ĐỐi tƣỢNG, chức năNG, nhiệm vụ, NỘi dung và phƣƠng pháp nghiên cứU, HỌc tậP



tải về 2.8 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/88
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích2.8 Mb.
#52249
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   88
Dự thảo Giáo trình Lịch sử ĐCSVN (mới)

Về tư tưởng : Từ giữa năm 1921, tại Pháp, cùng một số nhà cách mạng của các nƣớc 
thuộc địa khác, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, sau đó sáng 
lập tờ báo Le Paria (Ngƣời cùng khổ). Ngƣời viết nhiều bài trên các báo Nhân đạo, Đời 
sống công nhân, Tạp chí Cộng sản, Tập san Thư tín quốc tế,...
Năm 1922, Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp đƣợc thành lập, 
Nguyễn Ái Quốc đƣợc cử làm Trƣởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dƣơng. Vừa nghiên 
cứu lý luận, vừa tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng sản và công nhân 
quốc tế, dƣới nhiều phƣơng thức phong phú, Nguyễn Ái Quốc tích cực tố cáo, lên án bản 
chất áp bức, bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nƣớc thuộc địa 
và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. Ngƣời chỉ rõ bản chất của 
chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc 
địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Đồng thời, Ngƣời tiến 
hành tuyên truyền tƣ tƣởng về con đƣờng cách mạng vô sản, con đƣờng cách mạng theo 
lý luận Mác-Lênin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa những ngƣời cộng sản và nhân dân 


22 
lao động Pháp với các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc.
Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm 
cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”
16
. Đảng mà không có 
chủ nghĩa cũng giống nhƣ ngƣời không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Phải 
truyền bá tƣ tƣởng vô sản, lý luận Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào 
yêu nƣớc Việt Nam. 
Về chính trị. Xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm của phong trào 
giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa, kế thừa và phát triển quan điểm của V.I.Lênin về 
cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đƣa ra những luận điểm quan trọng về 
cách mạng giải phóng dân tộc. Ngƣời khẳng định rằng, con đƣờng cách mạng của các dân 
tộc bị áp bức là giải phóng giai cấpgiải phóng dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có 
thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. Đƣờng lối chính trị của Đảng cách mạng phải 
hƣớng tới giành độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào, hƣớng tới xây dựng 
nhà nƣớc mang lại quyền và lợi ích cho nhân dân. 
Nguyễn Ái Quốc xác định cách mạng giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa là 
một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới; giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các 
nƣớc thuộc địa với cách mạng vô sản ở “chính quốc” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, 
hỗ trợ cho nhau, nhƣng cách mạng giải phóng dân tộc ở nƣớc thuộc địa không phụ thuộc 
vào cách mạng vô sản ở “chính quốc” mà có thể thành công trƣớc cách mạng vô sản ở 
“chính quốc”, góp phần tích cực thúc đẩy cách mạng vô sản ở “chính quốc”.
Đối với các dân tộc thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: trong nƣớc nông nghiệp lạc 
hậu, nông dân là lực lƣợng đông đảo nhất, bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, 
vì vậy phải thu phục và lôi cuốn đƣợc nông dân, phải xây dựng khối liên minh công nông 
làm động lực cách mạng: “công nông là gốc của cách mệnh; còn học trò nhà buôn nhỏ, 
điền chủ nhỏ... là bầu bạn cách mệnh của công nông”
17
. Do vậy, Ngƣời xác định rằng, 
cách mạng “là việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai ngƣời”
18

Về vấn đề Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Cách mạng trƣớc hết phải 
có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân 
tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng 
nhƣ ngƣời cầm lái có vững thuyền mới chạy.
Phong trào “Vô sản hóa” do Kỳ bộ Bắc Kỳ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên 
phát động từ ngày 29-9-1928 đã góp phần truyền bá tƣ tƣởng vô sản, rèn luyện cán bộ và 
16
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, trang 289. 
17
 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, trang 288. 
18
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, trang 283. 


23 
xây dựng phát triển tổ chức của công nhân. 
Về tổ chức. Sau khi lựa chọn con đƣờng cứu nƣớc-con đƣờng cách mạng vô sản-cho 
dân tộc Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc thực hiện “lộ trình” “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, 
tổ chức họ, đoàn kết họ, đƣa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”
19
. Vì vậy, sau một thời 
gian hoạt động ở Liên Xô để tìm hiểu, khảo sát thực tế về cách mạng vô sản, tháng 11-
1924, Ngƣời đến Quảng Châu (Trung Quốc)-nơi có đông ngƣời Việt Nam yêu nƣớc hoạt 
động-để xúc tiến các công việc tổ chức thành lập đảng cộng sản. Tháng 2-1925, Ngƣời 
lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn.
Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên tại 
Quảng Châu (Trung Quốc), nòng cốt là Cộng sản đoàn. Hội đã công bố chƣơng trình, 
điều lệ của Hội, mục đích: để làm cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành độc lập 
cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ 
nghĩa cộng sản). Hệ thống tổ cức của Hội gồm 5 cấp: trung ƣơng bộ, kỳ bộ, tỉnh bộ hay 
thành bộ, huyện bộ và chi bộ. Tổng bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ đại hội. 
Trụ sở đặt tại Quảng Châu.
Hội đã xuất bản tờ báo Thanh niên (do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ 
đạo), tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội, truyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và 
phƣơng hƣớng phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam. Báo in bằng 
tiếng Việt và ra hằng tuần, mỗi số in khoảng 100 bản. Ngày 21-6-1925 ra số đầu tiên, đến 
tháng 4-1927, báo do Nguyễn Ái Quốc phụ trách và ra đƣợc 88 số. Sau khi Nguyễn Ái 
Quốc rời Quảng Châu (4-1927) đi Liên Xô, những đồng chí khác trong Tổng bộ vẫn tiếp 
tục việc xuất bản và hoạt động cho đến tháng 2-1930 với 202 số (từ số 89 trở đi, trụ sở 
báo chuyển về Thƣợng Hải). Một số lƣợng lớn báo Thanh niên đƣợc bí mật đƣa về nƣớc 
và tới các trung tâm phong trào yêu nƣớc của ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. Báo Thanh 
niên đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam.
Sau khi thành lập, Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực 
tiếp phụ trách, phái ngƣời về nƣớc vận động, lựa chọn và đƣa một số thanh niên tích cực 
sang Quảng Châu để đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chính trị. Từ giữa năm 1925 đến tháng 
4-1927, Hội đã tổ chức đƣợc trên 10 lớp huấn luyện tại nhà số 13 và 13 B đƣờng Văn 
Minh, Quảng Châu (nay là nhà số 248 và 250). Sau khi đƣợc đào tạo, các hội viên đƣợc 
cử về nƣớc xây dựng và phát triển phong trào cách mạng theo khuynh hƣớng vô sản. 
Trong số học viên đƣợc đào tạo ở Quảng Châu, có nhiều đồng chí đƣợc cử đi học trƣờng 
Đại học Cộng sản phƣơng Đông (Liên Xô) và trƣờng Quân chính Hoàng Phố (Trung 
Quốc). 
19
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 1, trang 209. 


24 
Sau sự biến chính trị ở Quảng Châu (4-1927), Nguyễn Ái Quốc trở lại Mátxcơva và 
sau đó đƣợc Quốc tế Cộng sản cử đi công tác ở nhiều nƣớc Châu Âu. Năm 1928, Ngƣời 
trở về Châu Á và hoạt động ở Xiêm (tức Thái Lan).
Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo, bồi dƣỡng cho những 
ngƣời Việt Nam yêu nƣớc tại Quảng Châu, đƣợc Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á 
Đông xuất bản thành cuốn Đường Cách mệnh. Đây là cuốn sách chính trị đầu tiên của 
cách mạng Việt Nam, trong đó tầm quan trọng của lý luận cách mạng đƣợc đặt ở vị trí 
hàng đầu đối với cuộc vận động cách mạng và đối với đảng cách mạng tiên phong. 
Đường Cách mệnh xác định rõ con đƣờng, mục tiêu, lực lƣợng và phƣơng pháp đấu tranh 
của cách mạng. Tác phẩm thể hiện tƣ tƣởng nổi bật của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dựa trên 
cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào đặc điểm của Việt Nam. Những điều 
kiện về tƣ tƣởng, lý luận, chính trị và tổ chức để thành lập Đảng đã đƣợc thể hiện rõ trong 
tác phẩm.
Ở trong nƣớc, từ đầu năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã bắt đầu 
phát triển cơ sở ở trong nƣớc, đến đầu năm 1927 các kỳ bộ đƣợc thành lập. Hội còn chú 
trọng xây dựng cơ sở trong Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan). Hội Việt Nam Cách mạng thanh 
niên chƣa phải là chính đảng cộng sản, nhƣng chƣơng trình hành động đã thể hiện quan 
điểm, lập trƣờng của giai cấp công nhân, là tổ chức tiền thân dẫn tới ra đời các tổ chức 
cộng sản ở Việt Nam. Hội là tổ chức trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt 
Nam và cũng là sự chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của 
giai cấp công nhân ở Việt Nam. Những hoạt động của Hội có ảnh hƣởng và thúc đẩy 
mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nƣớc Việt Nam 
những năm 1928-1929 theo xu hƣớng cách mạng vô sản. Đó là tổ chức tiền thân của 
Đảng Cộng sản Việt Nam. 

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương