Chƣơng nhập môn ĐỐi tƣỢNG, chức năNG, nhiệm vụ, NỘi dung và phƣƠng pháp nghiên cứU, HỌc tậP



tải về 2.8 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/88
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích2.8 Mb.
#52249
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   88
Dự thảo Giáo trình Lịch sử ĐCSVN (mới)

Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập 1, trang 319. 


26 
mạng chân chính, không tránh khỏi phân tán về lực lƣợng và thiếu thống nhất về tổ chức 
trên cả nƣớc. 
Sự chuyển biến mạnh mẽ các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ngày 
càng lên cao, nhu cầu thành lập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực 
lƣợng toàn dân tộc và đảm nhiệm vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc ngày càng 
trở nên bức thiết đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. 
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trƣớc nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nƣớc, với tƣ cách là phái 
viên của Quốc tế Cộng sản, ngày 23-12-1929, Nguyễn Ái Quốc đến Hồng Kông (Trung 
Quốc) triệu tập đại biểu của Đông Dƣơng Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đến 
họp tại Cửu Long (Hồng Kông) tiến hành hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 
một chính đảng duy nhất của Việt Nam.
Thời gian Hội nghị từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930. (Sau này Đảng quyết nghị lấy 
ngày 3 tháng 2 dƣơng lịch làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng)
22
. Trong Báo cáo gửi Quốc 
tế Cộng sản, ngày 18-2-1930, Nguyễn Ái Quốc viết: “Chúng tôi họp vào ngày mồng 6-1. 
Với tƣ cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề 
liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dƣơng, tôi nói cho họ biết những sai lầm và 
họ phải làm gì. Họ đồng ý thống nhất vào một đảng. Chúng tôi cùng nhau xác định cƣơng 
lĩnh và chiến lƣợc theo đƣờng lối của Quốc tế Cộng sản... Các đại biểu trở về An Nam 
ngày 8-2”
23
Thành phần dự Hội nghị: gồm 2 đại biểu của Đông Dƣơng Cộng sản Đảng (Trịnh 
Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng (Châu Văn 
Liêm và Nguyễn Thiệu), dƣới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc-đại biểu của Quốc 
tế Cộng sản.
Chƣơng trình nghị sự của Hội nghị:
1. Đại biểu của Quốc tế Cộng sản nói lý do cuộc hội nghị;
2. Thảo luận ý kiến của đại biểu Quốc tế Cộng sản về: a) Việc hợp nhất tất cả các 
nhóm cộng sản thành một tổ chức chung, tổ chức này sẽ là một Đảng Cộng sản chân 
chính; b) Kế hoạch thành lập tổ chức đó.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nêu ra năm điểm lớn cần thảo luận và thống nhất:
“1. Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng 
22
Sau này, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) quyết nghị: “... từ nay sẽ lấy ngày 3 tháng 2 
dƣơng lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”. 
23
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 2, trang 19-20. 


27 
sản Đông Dƣơng;
2. Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam; 
3. Thảo Chính cƣơng và Điều lệ sơ lƣợc;
4. Định kế hoạch thực hiện việc thống nhất trong nƣớc;
5. Cử một Ban Trung ƣơng lâm thời...”
24
.
Hội nghị thảo luận, tán thành ý kiến chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, thông qua các 
văn kiện quan trọng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo: Chánh cương vắn tắt của 
Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của 
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị xác định rõ tôn chỉ mục đích của Đảng: “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức 
ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tƣ bản đế quốc chủ 
nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”. Quy định điều kiện vào Đảng: là những ngƣời 
“tin theo chủ nghĩa cộng sản, chƣơng trình đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái tranh đấu 
và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu trong một bộ 
phận đảng”
25

Hội nghị chủ trƣơng các đại biểu về nƣớc phải tổ chức một Trung ƣơng lâm thời để 
lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Hệ thống tổ chức Đảng từ chi bộ, huyên bộ, thị bộ hay 
khu bộ, tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt bộ và Trung ƣơng. 
Ngoài ra, Hội nghị còn quyết định chủ trƣơng xây dựng các tổ chức công hội, nông 
hội, cứu tế, tổ chức phản đế và xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền của 
Đảng. 
Đến ngày 24-2-1930, việc thống nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng 
duy nhất đƣợc hoàn thành với Quyết nghị của Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng sản Việt 
Nam, chấp nhận Đông Dƣơng Cộng sản Liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam dƣới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái 
Quốc có giá trị nhƣ một Đại hội Đảng. Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi 
nhân dịp thành lập Đảng. Mở đầu Lời kêu gọi, Ngƣời viết: “Nhận chỉ thị của Quốc tế 
Cộng sản giải quyết vấn đề cách mạng nƣớc ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”. 

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương