Chƣơng nhập môn ĐỐi tƣỢNG, chức năNG, nhiệm vụ, NỘi dung và phƣƠng pháp nghiên cứU, HỌc tậP


I. Đối tƣợng nghiên cứu của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam



tải về 2.8 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/88
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích2.8 Mb.
#52249
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   88
Dự thảo Giáo trình Lịch sử ĐCSVN (mới)

I. Đối tƣợng nghiên cứu của môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng là sự ra đời, phát triển và hoạt 
động lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ lịch sử. 
1. Trƣớc hết là các sự kiện lịch sử Đảng. Cần phân biệt rõ sự kiện lịch sử Đảng gắn 
trực tiếp với sự lãnh đạo của Đảng. Phân biệt sự kiện lịch sử Đảng với sự kiện lịch sử dân 
tộc và lịch sử quân sự trong cùng thời kỳ, thời điểm lịch sử. Môn học lịch sử Đảng Cộng 
sản Việt Nam nghiên cứu sấu sắc, có hệ thống các sự kiện lịch sử Đảng, hiểu rõ nội dung, 
tính chất, bản chất của các sự kiện đó gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Các sự kiện thể 
hiện quá trình Đảng ra đời, phát triển và lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, kháng 
chiến cứu quốc và xây dựng, phát triển đất nƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa, trên 
các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,… 
Sự kiện lịch sử Đảng là hoạt động lãnh đạo, đấu tranh phong phú và oanh liệt của 
Đảng làm sáng rõ bản chất cách mạng của Đảng với tƣ cách là một đảng chính trị “là đội 
tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và 
của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao 
động và của dân tộc”. Hệ thống các sự kiện lịch sử Đảng làm rõ thắng lợi, thành tựu của 
cách mạng, đồng thời cũng thấy rõ những khó khăn, thách thức, hiểu rõ những hy sinh, 
cống hiến lớn lao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, sự hy sinh, phấn đấu của các tổ 
chức lãnh đạo của Đảng từ Trung ƣơng tới cơ sở, của mỗi cán bộ, đảng viên, với những 
tấm gƣơng tiêu biểu. Các sự kiện phải đƣợc tái hiện trên cơ sở tƣ liệu lịch sử chính xác, 
trung thực, khách quan. 
2. Đảng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nƣớc 
bằng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn. Lịch sử Đảng có đối tƣợng 
nghiên cứu là Cƣơng lĩnh, đƣờng lối của Đảng, phải nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung 
Cƣơng lĩnh, đƣờng lối của Đảng, cơ sở lý luận, thực tiễn và giá trị hiện thực của đƣờng 
lối trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Cƣơng lĩnh, đƣờng lối đúng đắn là 
điều kiện trƣớc hết quyết định thắng lợi của cách mạng. Phải không ngừng bổ sung, phát 
triển đƣờng lối phù hợp với sự phát triển của lý luận và thực tiễn và yêu cầu của cuộc 
sống; chống nguy cơ sai lầm về đƣờng lối, nếu sai lầm về đƣờng lối sẽ dẫn tới đổ vỡ, thất 
bại. 



Đảng đã đề ra Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên (2-1930); Luận cƣơng chính trị (10-
1930); Chính cƣơng của Đảng (2-1951) và Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ 
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6-1991) và bổ sung, phát triển năm 2011. Quá trình lãnh đạo, 
Đảng đề ra đƣờng lối nhằm cụ thể hóa Cƣơng lĩnh trên những vấn đề nổi bật ở mỗi thời 
kỳ lịch sử. Đƣờng lối cách mạng giải phóng dân tộc. Đƣờng lối kháng chiến bảo vệ Tổ 
quốc. Đƣờng lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đƣờng lối cách mạng xã hội chủ 
nghĩa. Đƣờng lối đổi mới. Đƣờng lối quân sự. Đƣờng lối đối ngoại.v.v. Đảng quyết định 
những vấn đề chiến lƣợc, sách lƣợc và phƣơng pháp cách mạng. Đảng là ngƣời tổ chức 
phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân hiện thực hóa đƣờng lối đƣa đến thắng 
lợi. 
3. Đảng lãnh đạo thông qua quá trình chỉ đạo, tổ chức thực tiễn trong tiến trình cách 
mạng. Nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam làm rõ thắng lợi, thành tựu, 
kinh nghiệm, bài học của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo trong sự nghiệp giải 
phóng dân tộc, kháng chiến giành độc lập, thống nhất, thành tựu của công cuộc đổi mới. 
Từ một quốc gia phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, một nƣớc thuộc địa, bị đế quốc, 
thực dân cai trị, dân tộc Việt Nam đã giành lại độc lập bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám 
năm 1945 với bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử; tiến hành hai cuộc kháng chiến giải phóng, 
bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nƣớc; thực hiện công cuộc đổi mới đƣa đất nƣớc quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đảng cũng thẳng thắn 
nêu rõ những khuyết điểm, hạn chế, khó khăn, thách thức, nguy cơ cần phải khắc phục, 
vƣợt qua. 
Nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng là giáo dục sâu sắc những kinh nghiệm, bài học 
trong lãnh đạo của Đảng. Tổng kết kinh nghiệm, bài học, tìm ra quy luật riêng của cách 
mạng Việt Nam là công việc thƣờng xuyên của Đảng ở mỗi thời kỳ lịch sử. Đó là nội 
dung và yêu cầu của công tác lý luận, tƣ tƣởng của Đảng, nâng cao trình độ lý luận, trí tuệ 
của Đảng. Lịch sử Đảng là quá trình nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa 
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam. Cần nhận thức rõ và chú 
trọng giáo dục những truyền thống nổi bật của Đảng: truyền thống đấu tranh kiên cƣờng, 
bất khuất của Đảng; truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng; truyền thống gắn bó 
mật thiết với nhân dân, vì lợi ích quốc gia, dân tộc; truyền thống của chủ nghĩa quốc tế 
trong sáng. 

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương