Chƣơng nhập môn ĐỐi tƣỢNG, chức năNG, nhiệm vụ, NỘi dung và phƣƠng pháp nghiên cứU, HỌc tậP



tải về 2.8 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/88
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích2.8 Mb.
#52249
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   88
Dự thảo Giáo trình Lịch sử ĐCSVN (mới)

 
 
 
Chƣơng 1 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ ÃNH ĐẠO
ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 - 1945) 
 
MỤC TIÊU 
Về kiến thức:
Cung cấp cho sinh viên những tri thức có tính hệ thống quá trình ra đời của Đảng 
Cộng sản Việt Nam (1920-1930), nội dung cơ bản, giá trị lịch sử của Cƣơng lĩnh chính trị 
đầu tiên của Đảng và quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành 
chính quyền (1930-1945). 
Về tư tưởng:
Cung cấp cơ sở lịch sử, góp phần củng cố niềm tin của thế hệ trẻ vào con đƣờng 
cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển đất nƣớc - sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu, 
khách quan của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đầu dựng 
Đảng. 
Về kỹ năng:
Từ việc nhận thức lịch sử thời kỳ đầu dựng Đảng, góp phần trang bị cho sinh viên 
phƣơng pháp nhận thức biện chứng, khách quan về quá trình Đảng ra đời và vai trò lãnh 
đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xác lập chính quyền cách mạng. 


14 
I. Đảng Cộng sản Việt N r ời v Cƣơng nh ch nh trị u tiên củ Đảng 
tháng 2-1930 
 . i cảnh lịch sử
Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nƣớc tƣ bản Âu - Mỹ có những chuyển biến mạnh mẽ 
trong đời sống kinh tế - xã hội. Chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây chuyển nhanh từ giai đoạn 
tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa), đẩy mạnh quá 
trình xâm chiếm và nô dịch các nƣớc nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ - 
Latinh, biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nƣớc đế quốc. Trƣớc bối cảnh đó, 
nhân dân các dân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân, đế 
quốc, tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là ở châu Á. 
Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tƣ sản ở các nƣớc tƣ 
bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa trở thành một bộ phận 
quan trọng trong cuộc đấu tranh chung chống tƣ bản, thực dân. Phong trào giải phóng dân 
tộc ở các nƣớc châu Á đầu thế kỷ XX phát triển rộng khắp, tác động mạnh mẽ đến phong 
trào yêu nƣớc Việt Nam. 
Trong bối cảnh đó, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mƣời Nga năm 1917 đã làm 
biến đổi sâu sắc tình hình thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mƣời Nga không chỉ 
có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đối với các nƣớc tƣ bản, mà 
còn có tác động sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Tháng 3-1919, 
Quốc tế Cộng sản, do V.I.Lênin đứng đầu, đƣợc thành lập, trở thành bộ tham mƣu chiến 
đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới. Quốc tế Cộng sản không 
những vạch đƣờng hƣớng chiến lƣợc cho cách mạng vô sản mà cả đối với các vấn đề dân 
tộc và thuộc địa, giúp đỡ, chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc. Cùng với việc nghiên 
cứu và hoàn thiện chiến lƣợc và sách lƣợc về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế Cộng 
sản đã tiến hành hoạt động truyền bá tƣ tƣởng cách mạng vô sản và thúc đẩy phong trào 
đấu tranh ở khu vực này đi theo khuynh hƣớng vô sản. Đại hội II của Quốc tế Cộng sản 
(1920) đã thông qua luận cƣơng về dân tộc và thuộc địa do V.I.Lênin khởi xƣớng. Cách 
mạng Tháng Mƣời và những hoạt động cách mạng của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hƣởng 
mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở các nƣớc thuộc địa, trong đó có 
Việt Nam và Đông Dƣơng. 
Tình hình Việt Nam và các phong trào yêu nước trước khi có Đảng 
Là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trị địa chính trị quan trọng của châu Á, Việt 
Nam trở thành đối tƣợng nằm trong mƣu đồ xâm lƣợc của thực dân Pháp trong cuộc chạy 
đua với nhiều đế quốc khác. Sau một quá trình điều tra thám sát lâu dài, thâm nhập kiên 
trì của các giáo sĩ và thƣơng nhân Pháp, ngày 1-9-1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc 


15 
Việt Nam tại Đà Nẵng và từ đó từng bƣớc thôn tính Việt Nam. Đó là thời điểm chế độ 
phong kiến Việt Nam (dƣới triều đại phong kiến nhà Nguyễn) đã lâm vào giai đoạn khủng 
khoảng trầm trọng. Trƣớc hành động xâm lƣợc của Pháp, Triều đình nhà Nguyễn từng 
bƣớc thỏa hiệp (Hiệp ƣớc 1862, 1874, 1883) và đến ngày 6-6-1884 với Hiệp ƣớc Patơnốt 
(Patenotre) đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, Việt Nam trở thành “một xứ thuộc địa, 
dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dƣới gót sắt của kẻ thù hung ác”
7
.
Tuy triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp, nhƣng nhân dân Việt Nam 
vẫn không chịu khuất phục, thực dân Pháp dùng vũ lực để bình định, đàn áp sự nổi dậy 
của nhân dân. Đồng thời với việc dùng vũ lực đàn áp đẫm máu đối với các phong trào yêu 
nƣớc của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền 
thuộc địa, bên cạnh đó vẫn duy trì chính quyền phong kiến bản xứ làm tay sai. Pháp thực 
hiện chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia dân tộc: chia 
ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với các chế độ chính trị khác nhau nằm trong Liên 

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương