Chƣơng nhập môn ĐỐi tƣỢNG, chức năNG, nhiệm vụ, NỘi dung và phƣƠng pháp nghiên cứU, HỌc tậP



tải về 2.8 Mb.
Chế độ xem pdf
trang10/88
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích2.8 Mb.
#52249
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   88
Dự thảo Giáo trình Lịch sử ĐCSVN (mới)

Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng 
Ngay từ khi Pháp xâm lƣợc, các phong trào yêu nƣớc chống thực dân Pháp với tinh 
thần quật cƣờng bảo vệ nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam đã diễn ra liên tục, 
rộng khắp. 
Đến năm 1884, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng, nhƣng một 
bộ phận phong kiến yêu nƣớc đã cùng với nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh vũ trang chống 
Pháp.
Đó là phong trào Cần Vƣơng do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xƣớng 
(1885-1896). Hƣởng ứng lời kêu gọi Cần Vƣơng cứu nƣớc, các cuộc khởi nghĩa Ba Đình 
(Thanh Hoá), Bãi Sậy (Hƣng Yên), Hƣơng Khê (Hà Tĩnh)… diễn ra sôi nổi và thể hiện 
tinh thần quật cƣờng chống ngoại xâm của các tầng lớp nhân dân. Nhƣng ngọn cờ phong 


18 
kiến lúc đó không còn là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp một cách rộng rãi, toàn thể các tầng 
lớp nhân dân, không có khả năng liên kết các trung tâm kháng Pháp trên toàn quốc nữa. 
Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng thất bại (1896) cũng là mốc chấm dứt vai trò lãnh 
đạo của giai cấp phong kiến đối với phong trào yêu nƣớc chống thực dân Pháp ở Việt 
Nam. Đầu thế kỷ XX, Vua Thành Thái và Vua Duy Tân tiếp tục đấu tranh chống Pháp, 
trong đó có khởi nghĩa của Vua Duy Tân (5-1916). 
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ở vùng miền núi và trung du phía 
Bắc, phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) dƣới sự lãnh đạo của vị thủ lĩnh nông 
dân Hoàng Hoa Thám, nghĩa quân đã xây dựng lực lƣợng chiến đấu, lập căn cứ và đấu 
tranh kiên cƣờng chống thực dân Pháp. Nhƣng phong trào của Hoàng Hoa Thám vẫn 
mang nặng “cốt cách phong kiến”, không có khả năng mở rộng hợp tác và thống nhất tạo 
thành một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cuối cùng cũng bị thực dân Pháp đàn áp.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nƣớc Việt Nam chịu ảnh hƣởng, tác 
động của trào lưu dân chủ tư sản, tiêu biểu là xu hƣớng bạo động của Phan Bội Châu, xu 
hƣớng cải cách của Phan Châu Trinh và sau đó là phong trào tiểu tƣ sản trí thức của tổ 
chức Việt Nam Quốc dân đảng (từ tháng 12-1927 đến tháng 2-1930) đã tiếp tục diễn ra 
rộng khắp các tỉnh Bắc Kỳ, nhƣng tất cả đều không thành công.
Xu hƣớng bạo động do Phan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo: Với chủ trƣơng tập hợp 
lực lƣợng với phƣơng pháp bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị nhƣ ở Nhật 
Bản, phong trào theo xu hƣớng này tổ chức đƣa thanh niên yêu nƣớc Việt Nam sang Nhật 
Bản học tập (gọi là phong trào “Đông Du”). Đến năm 1908, Chính phủ Nhật Bản câu kết 
với thực dân Pháp trục xuất lƣu học sinh Việt Nam và những ngƣời đứng đầu. Sau khi 
phong trào Đông Du thất bại, với sự ảnh hƣởng của Cách mạng Tân Hợi (1911) Trung 
Quốc, năm 1912 Phan Bội Châu lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ là vũ 
trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nƣớc cộng hòa dân quốc 
Việt Nam. Nhƣng chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của Hội lại thiếu rõ ràng. Cuối năm 
1913, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt giam tại Trung Quốc cho tới đầu năm 1917 và 
sau này bị quản chế tại Huế cho đến khi ông mất (1940). Ảnh hƣởng xu hƣớng bạo động 
của tổ chức Việt Nam Quang phục hội đối với phong trào yêu nƣớc Việt Nam đến đây 
chấm dứt. 
Xu hƣớng cải cách của Phan Châu Trinh: Phan Châu Trinh và những ngƣời cùng chí 
hƣớng muốn giành độc lập cho dân tộc nhƣng không đi theo con đƣờng bạo động nhƣ 
Phan Bội Châu, mà chủ trƣơng cải cách đất nƣớc. Phan Châu Trinh cho rằng “bất bạo 
động, bạo động tắc tử”; phải “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, phải bãi bỏ chế độ 
quân chủ, thực hiện dân quyền, khai thông dân trí, mở mang thực nghiệp. Để thực hiện 
đƣợc chủ trƣơng ấy, Phan Châu Trinh đã đề nghị Nhà nƣớc “bảo hộ” Pháp tiến hành cải 


19 
cách. Đó chính là sự hạn chế trong xu hƣớng cải cách để cứu nƣớc, vì Phan Châu Trinh 
đã “đặt vào lòng độ lƣợng của Pháp cái hy vọng cải tử hoàn sinh cho nƣớc Nam,... Cụ 
không rõ bản chất của đế quốc thực dân”
12
. Do vậy, khi phong trào Duy Tân lan rộng 
khắp cả Trung Kỳ và Nam Kỳ, đỉnh cao là vụ chống thuế ở Trung Kỳ (1908), thực dân 
Pháp đã đàn áp dã man, giết hại nhiều sĩ phu và nhân dân tham gia biểu tình. Nhiều sĩ phu 
bị bắt, bị đày đi Côn Đảo, trong đó có Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng 
Nguyên Cẩn... Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ bị thực dân Pháp dập tắt, cùng với sự 
kiện tháng 12-1907 thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa Trƣờng Đông Kinh Nghĩa Thục
13
phản ánh sự kết thúc xu hƣớng cải cách trong phong trào cứu nƣớc của Việt Nam.
Phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng: Khi thực dân Pháp đẩy mạnh khai 
thác thuộc địa lần thứ hai, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp 
càng trở nên gay gắt, các giai cấp, tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam đều bƣớc lên vũ 
đài chính trị. Trong đó, hoạt động có ảnh hƣởng rộng và thu hút nhiều học sinh, sinh viên 
yêu nƣớc ở Bắc Kỳ là tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. 
Trên cơ sở các tổ chức yêu nƣớc của tiểu tƣ sản trí thức, Việt Nam Quốc dân đảng đƣợc 
chính thức thành lập tháng 12-1927 tại Bắc Kỳ.
Mục đích của Việt Nam Quốc dân đảng là đánh đuổi thực dân Pháp xâm lƣợc, giành 
độc lập dân tộc, xây dựng chế độ cộng hòa tƣ sản, với phƣơng pháp đấu tranh vũ trang 
nhƣng theo lối manh động, ám sát cá nhân và lực lƣợng chủ yếu là binh lính, sinh viên…. 
Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở một số tỉnh, chủ yếu và mạnh nhất là ở Yên Bái (2-1930) tuy 
oanh liệt nhƣng nhanh chóng bị thất bại. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái của tổ chức 
Việt Nam Quốc dân đảng đã thể hiện là “...một cuộc bạo động bất đắc dĩ, một cuộc bạo 
động non, để rồi chết luôn không bao giờ ngóc đầu lên nổi. Khẩu hiệu “không thành công 
thì thành nhân” biểu lộ tính chất hấp tấp tiểu tƣ sản, tính chất hăng hái nhất thời và đồng 
thời cũng biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào tƣ sản”
14
.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu nƣớc, bất 
khuất kiên cƣờng chống ngoại xâm, các phong trào yêu nƣớc theo ngọn cờ phong kiến, 
ngọn cờ dân chủ tƣ sản của nhân dân Việt Nam đã diễn ra quyết liệt, liên tục và rộng 
khắp. Dù với nhiều cách thức tiến hành khác nhau, song đều hƣớng tới mục tiêu giành 
độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, “các phong trào cứu nƣớc từ lập trƣờng Cần Vƣơng đến 
lập trƣờng tƣ sản, tiểu tƣ sản qua khảo nghiệm lịch sử đều lần lƣợt thất bại”
15
. Nguyên 
nhân thất bại của các phong trào đó là do thiếu đƣờng lối chính trị đúng đắn để giải quyết 
12
Trần Văn Giàu: Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam từ thế k XIX đến Cách mạng Tháng Tám-Hệ ý thức tư sản và 
sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử, Nxb Khoa học xã hội, 1975, trang 442. 
13
Trƣờng Đông Kinh Nghĩa thục do Lƣơng Văn Can, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí... thành lập ở Hà Nội, nhằm 
truyền bá tƣ tƣởng dân chủ, tự do tƣ sản, nâng cao lòng tự tôn dân tộc cho thanh niên Việt Nam. 
14
Lê Duẩn: Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959, trang 41.
15
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tập 51, trang 14. 


20 
triệt để những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội, chƣa có một tổ chức vững mạnh để 
tập hợp, giác ngộ và lãnh đạo toàn dân tộc, chƣa xác định đƣợc phƣơng pháp đấu tranh 
thích hợp để đánh đổ kẻ thù. 
Các phong trào yêu nƣớc ở Việt Nam cho đến những năm 20 của thế kỷ XX đều thất 
bại, nhƣng đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nƣớc của nhân dân, bồi đắp thêm 
cho chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nƣớc, nhất 
là lớp thanh niên trí thức tiên tiến chọn lựa một con đƣờng mới, một giải pháp cứu nƣớc, 
giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại. Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ 
yêu nƣớc đƣơng thời là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đƣờng lối cứu 
nƣớc đúng đắn để giải phóng dân tộc.

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương