Chƣơng nhập môn ĐỐi tƣỢNG, chức năNG, nhiệm vụ, NỘi dung và phƣƠng pháp nghiên cứU, HỌc tậP



tải về 2.8 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/88
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích2.8 Mb.
#52249
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   88
Dự thảo Giáo trình Lịch sử ĐCSVN (mới)

nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại. Tình hình đất nƣớc đen tối như không có đường ra
Trong hoàn cảnh đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm ra con đƣờng đấu 
tranh đúng đắn để tự giải phóng dân tộc, xã hội, vì cuộc sống của nhân dân. Ngƣời đã 
truyền bá lý luận cách mạng là chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và 
phong trào yêu nƣớc Việt Nam và phát triển sáng tạo học thuyết lý luận đó vào thực tiễn 
Việt Nam; Chuẩn bị những điều kiện về tƣ tƣởng, lý luận, chính trị, tổ chức, cán bộ để 
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mùa Xuân năm 
1930 với Cƣơng lĩnh chính trị đúng đắn đã mở ra thời kỳ phát triển mới của cách mạng và 
dân tộc Việt Nam. 
Từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh không ngừng bổ sung, 
phát triển Cƣơng lĩnh, đƣờng lối, giƣơng cao ngọn cờ độc lập dân tộc theo con đƣờng xã 
hội chủ nghĩa, hoàn thiện đƣờng lối giải phóng dân tộc, lãnh đạo các phong trào cách 
mạng rộng lớn (1930-1931), (1936-1939) và cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) dẫn 
đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cần nắm vững tính chất, đặc 
điểm, ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám và bản Tuyên ngôn độc lập (2-9-
1945) - một thời đại mới đƣợc mở ra trong lịch sử dân tộc và cách mạng Việt Nam. 
Cần hiểu đƣợc hoàn cảnh lịch sử những khó khăn, thách thức của thời kỳ mới, Đảng 
phải có đƣờng lối, chiến lƣợc và sách lƣợc thích hợp để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, 
xây dựng chính quyền nhà nƣớc và chế độ mới. Đề ra đƣờng lối và lãnh đạo kháng chiến 
làm thất bại các kế hoạch chiến trang của thực dân Pháp đƣa đến chiến thắng lịch sử Điện 
Biên Phủ (7-5-1954) và các nƣớc ký kết Hiệp nghị Geneve (21-7-1954). Đế quốc Mỹ thay 
thế thực dân Pháp, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam và tiến hành 
cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 với các chiến lƣợc chiến 
tranh tàn bạo chống lại dân tộc Việt Nam và phong trào cách mạng giải phóng trên thế 
giới. Đảng đề ra đƣờng lối, kiên trì lãnh đạo đấu tranh, vƣợt qua thách thức hiểm nghèo 


11 
dẫn đến toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất 
đất nƣớc (30-4-1975). 
Cần nhận thức rõ quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, 
với đƣờng lối do Đại hội III của Đảng đề ra (9-1960) và Đảng lãnh đạo đƣa cả nƣớc quá 
độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975. Hiểu đƣợc quá trình 
đổi mới tƣ duy lý luận, khảo nghiệm thực tiễn trong những năm 1975-1986 để hình thành 
con đƣờng đổi mới đất nƣớc. Nắm vững đƣờng lối đổi mới đƣợc hoạch định tại Đại hội 
VI của Đảng (12-1986). Sự phát triển đƣờng lối và tổ chức thực hiện hơn 30 năm qua đƣa 
đất nƣớc vững bƣớc phát triển trên con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Lãnh đạo cách mạng dân 
tộc dân chủ nhân dân, các cuộc kháng chiến, cách mạng xã hội chủ nghĩa phải vƣợt qua 
nhiều nguy cơ, khó khăn, thách thức, trong đó có cả khuyết điểm, yếu kém ở mỗi thời kỳ. 
Đảng đã kiên cƣờng cùng toàn dân vƣợt qua, quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, thực hiện 
thành công sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhận thức rõ hơn những 
truyền thống vẻ vang của Đảng. 
Đối với hệ đại học chuyên lý luận chính trị, sinh viên cần nắm vững và hiểu sâu sắc 
hơn những vấn đề cơ bản của lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu trên đây. Cả giảng 
dạy và học tập của hệ chuyên lý luận chính trị cần chú trọng khai thác cơ sở lý luận từ chủ 
nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để làm rõ những vấn đề thực tiễn của cách 
mạng Việt Nam. Chú trọng nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của Karl Marx, Friedrich 
Engels và V.I.Lênin, các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự vận dụng sáng tạo bản 
chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh với thực 
tiễn Việt Nam đã dẫn tới thắng lợi của cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, và quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới. Nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng Cộng sản 
Việt Nam. đối với chuyên ngành lý luận chính trị, cần thiết phải tổng kết làm rõ điều đó 
để nâng cao trình độ, năng lực tƣ duy lý luận, nhận thức sâu sắc hiện thực lịch sử đấu 
tranh và lãnh đạo của Đảng. 
Hệ đại học chuyên ngành lý luận chính trị chú trọng nghiên cứu sâu sắc các Cƣơng 
lĩnh của Đảng, từ Cƣơng lĩnh đầu tiên (2-1930) đến Luận cƣơng chính trị (10-1930), 
Chính cƣơng của Đảng (2-1951), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên 
chủ nghĩa xã hội  (6-1991) và bổ sung, phát triển năm 2011. Hiểu rõ sự nhất quán, giá trị 
cách mạng, khoa học, tính toàn diện, phát triển và sáng tạo trong Cƣơng lĩnh, đƣờng lối 
của Đảng. Đó cũng là chuyên đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc trong nghiên cứu, 
học tập lịch sử Đảng. 
Sinh viên hệ chuyên ngành lý luận chính trị tiếp cận và chủ động phát triển tính độc 
lập trong nghiên cứu, học tập, tham gia tổng kết kinh nghiệm, bài học lịch sử, những quy 
luật và lý luận của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Có thể nghiên cứu, 


12 
kế thừa và phát triển những tổng kết quan trọng và rất cơ bản của Đảng. Đại hội đại biểu 
toàn quốc lần thứ IV Đảng Cộng sản Việt Nam (12-1976) tổng kết 45 năm lãnh đạo cách 
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, nhất là 2 cuộc kháng chiến với những bài học có ý nghĩa 
sâu sắc về lý luận và thực tiễn. Đại hội VI của Đảng (12-1986) tổng kết quá trình lãnh đạo 
cách mạng, đặc biệt lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa, thấy rõ sự cần thiết phải đổi 
mới tƣ duy lý luận và đề ra đƣờng lối đổi mới. Đại hội XII của Đảng (1-2016) tổng kết 30 
năm đổi mới, khẳng định sự phát triển nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội và con 
đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Với sinh viên chuyên ngành lý luận chính trị, việc nghiên cứu sâu về xây dựng Đảng 
ở các thời kỳ lịch sử Đảng là rất quan trọng. Từ lý luận về đảng chính trị để nghiên cứu 
Đảng Cộng sản Việt Nam với tƣ cách một đội tiền phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam 
và từ năm 1945 là Đảng cầm quyền ở Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới, mỗi nƣớc đều do 
một đảng chính trị cầm quyền, trực tiếp nắm bộ máy nhà nƣớc. Nghiên cứu xây dựng 
Đảng qua các thời kỳ lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam để hiểu rõ Đảng đã đƣợc xây 
dựng nhƣ thế nào về chính trị, tƣ tƣởng, lý luận, tổ chức, cán bộ và về đạo đức, bảo đảm 
giữ vững và nâng cao bản chất cách mạng, khoa học của Đảng, nâng cao năng lực lãnh 
đạo và sức chiến đấu của Đảng. Xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt, bảo đảm sự lãnh 
đạo đúng đắn của Đảng trở thành nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng 
Việt Nam. Từ thành công về xây dựng Đảng và thắng lợi của cách mạng, khẳng định 
những truyền thống vẻ vang của Đảng: truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng; 
truyền thống yêu nƣớc, đấu tranh kiên cƣờng, bất khuất, thật sự vì nƣớc, vì dân; truyền 
thống gắn bó mật thiết với dân tộc, giai cấp và nhân dân, trƣởng thành trong phong trào 
cách mạng của quần chúng; truyền thống của chủ nghĩa quốc tế trong sáng. 
Hiểu rõ những vấn đề xây dựng Đảng trong lịch sử để vận dụng những kinh nghiệm 
để làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Chống nguy cơ sai lầm về đƣờng 
lối, nguy cơ quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng và những biểu hiện tiêu cực khác. 
Thực hiện tốt hơn Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa XII (30-10-2016) Về tăng cường xây 
dựng, chỉnh đón Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối 
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Lich sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nhƣ Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, là cả một 
pho lịch sử bằng vàng. Đó chính là tính khoa học, cách mạng, giá trị thực tiễn sâu sắc 
trong Cƣơng lĩnh, đƣờng lối của Đảng; là sự lãnh đạo đúng đắn, đáp ứng kịp thời những 
yêu cầu, nhiệm vụ do lịch sử đặt ra; những kinh nghiệm, bài học quý báu có tính quy luật, 
lý luận của cách mạng Việt Nam và những truyền thống vẻ vang của Đảng. Nghiên cứu, 
học tập lịch sử Đảng không chỉ nắm vững những sự kiện, cột mốc lịch sử mà cần thấu 
hiểu những vấn đề phong phú đó trong quá trình lãnh đạo và đấu tranh, để vận dụng, phát 


13 
triển trong thời kỳ đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc 
và hội nhập quốc tế hiện nay.
Mục tiêu của nghiên cứu, học tập môn học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là nâng 
cao nhận thức, hiểu biết về Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiền phong lãnh đạo cách mạng 
Việt Nam đƣa đến những thắng lợi, thành tựu có ý nghĩa lịch sử to lớn trong sự phát triển 
của lịch sử dân tộc. Qua học tập, nghiên cứu lịch sử Đảng để giáo dục lý tƣởng, truyền 
thống đấu tranh cách mạng của Đảng và dân tộc, củng cố, bồi đắp niềm tin đối với sự lãnh 
đạo của Đảng, tự hào về Đảng và thế hệ trẻ gia nhập Đảng, tham gia xây dựng Đảng ngày 
càng vững mạnh, tiếp tục thực hiện sứ mệnh vẻ vang của Đảng lãnh đạo bảo vệ vững chắc 
Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương