Chƣơng nhập môn ĐỐi tƣỢNG, chức năNG, nhiệm vụ, NỘi dung và phƣƠng pháp nghiên cứU, HỌc tậP



tải về 2.8 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/88
Chuyển đổi dữ liệu05.06.2022
Kích2.8 Mb.
#52249
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   88
Dự thảo Giáo trình Lịch sử ĐCSVN (mới)

Nội dung cơ bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Trong các văn kiện do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, đƣợc thông qua tại Hội 
nghị thành lập Đảng, có hai văn kiện, đó là: Chánh cương vắn tắt của Đảng  Sách lược 
24
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 2, trang 2. 
25
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 2, trang 7-8. 


28 
vắn tắt của Đảng
26
đã phản ánh về đƣờng hƣớng phát triển và những vấn đề cơ bản về 
chiến lƣợc và sách lƣợc của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, hai văn kiện trên là Cƣơng lĩnh 
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
27
.
Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên xác định mục tiêu chiến lƣợc của cách mạng Việt 
Nam: Từ việc phân tích thực trạng và mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam-một xã hội thuộc 
địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam trong đó có công nhân, nông dân 
với đế quốc ngày càng gay gắt cần phải giải quyết, đi đến xác định đƣờng lối chiến lƣợc 
của cách mạng Việt Nam “chủ trƣơng làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách 
mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhƣ vậy, mục tiêu chiến lƣợc đƣợc nêu ra trong Cƣơng 
lĩnh đầu tiên của Đảng đã làm rõ nội dung của cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù 
của cách mạng vô sản. 
Xác định nhiệm vụ chủ yếu trƣớc mắt của cách mạng Việt Nam: “Đánh đổ đế quốc 
chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “Làm cho nƣớc Nam đƣợc hoàn toàn độc lập”. 
Cƣơng lĩnh đã xác định: Chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành 
độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho 
dân tộc đƣợc đặt ở vị trí hàng đầu.
Về phƣơng diện xã hội, Cƣơng lĩnh xác định rõ: “a) Dân chúng đƣợc tự do tổ chức. 
b) Nam nữ bình quyền,v.v… c) Phổ thông giáo dục theo công nông hoá”. Về phƣơng 
diện kinh tế, Cƣơng lĩnh xác định: Thủ tiêu hết các thứ quốc trái; thâu hết sản nghiệp lớn 
(nhƣ công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tƣ bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao 
cho Chính phủ công nông binh quản lý; thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của 
công chia cho dân cày nghèo; bỏ sƣu thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và 
nông nghiệp; thi hành luật ngày làm tám giờ… Những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam 
về phƣơng diện xã hội và phƣơng diện kinh tế nêu trên vừa phản ánh đúng tình hình kinh 
tế, xã hội, cần đƣợc giải quyết ở Việt Nam, vừa thể hiện tính cách mạng, toàn diện, triệt 
để là xóa bỏ tận gốc ách thống trị, bóc lột hà khắc của ngoại bang, nhằm giải phóng dân 
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, đặc biệt là giải phóng cho hai giai cấp công 
nhân và nông dân.
Xác định lực lƣợng cách mạng: phải đoàn kết công nhân, nông dân-đây là lực lƣợng 
cơ bản, trong đó giai cấp công nhân lãnh đạo; đồng thời chủ trƣơng đoàn kết tất cả các 
giai cấp, các lực lƣợng tiến bộ, yêu nƣớc để tập trung chống đế quốc và tay sai. Do vậy, 
Đảng “phải thu phục cho đƣợc đại bộ phận giai cấp mình”, “phải thu phục cho đƣợc đại 
bộ phận dân cày,… hết sức liên lạc với tiểu tƣ sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào 
26
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 2, trang 2-5. 
27
Theo Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị số 31-TB/TW, ngày 1-6-2011, về một số vấn đề trong bản thảo Lịch sử 
Đảng Cộng sản Việt Nam tập I (1930-1954)


29 
phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tƣ bản An Nam mà 
chƣa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”. Đây 
là cơ sở của tƣ tƣởng chiến lƣợc đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết 
rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nƣớc và các tổ chức yêu nƣớc,cách mạng, 
trên cơ sở đánh giá đúng đắn thái độ các giai cấp phù hợp với đặc điểm xã hội Việt Nam.
Xác định phƣơng pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, Cƣơng lĩnh khẳng 
định phải bằng con đƣờng bạo lực cách mạng của quần chúng , trong bất cứ hoàn cảnh 
nào cũng không đƣợc thoả hiệp “không khi nào nhƣợng một chút lợi ích gì của công nông 
mà đi vào đƣờng thoả hiệp”. Có sách lƣợc đấu tranh cách mạng thích hợp để lôi kéo tiểu 
tƣ sản, trí thức, trung nông về phía giai cấp vô sản, nhƣng kiên quyết:  “bộ phận nào đã ra 
mặt phản cách mạng (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ”.
Xác định tinh thần đoàn kết quốc tế, Cƣơng lĩnh chỉ rõ trong khi thực hiện nhiệm vụ 
giải phóng dân tộc, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và 
giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Cƣơng lĩnh nêu rõ cách mạng Việt 
Nam liên lạc mật thiết và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới: “trong khi tuyên 
truyền cái khẩu hiệu nƣớc An Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên 
lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới”. Nhƣ vậy, ngay từ khi thành lập, 
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu cao chủ nghĩa quốc tế và mang bản chất quốc tế của giai 
cấp công nhân. 
Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp 
phải thu phục cho đƣợc đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo 
đƣợc dân chúng”
28
. “Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai 
cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng”
29

Cƣơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã phản ánh một cách súc tích các luận điểm 
cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong đó, thể hiện bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ, 
sáng tạo trong việc đánh giá đặc điểm, tính chất xã hội thuộc địa nửa phong kiến Việt 
Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, chỉ rõ những mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu của 
dân tộc Việt Nam lúc đó, đặc biệt là việc đánh giá đúng đắn, sát thực thái độ các giai tầng 
xã hội đối với nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Từ đó, các văn kiện đã xác định đƣờng lối 
chiến lƣợc và sách của cách mạng Việt Nam, đồng thời xác định phƣơng pháp cách 
mạng, nhiệm vụ cách mạng và lực lƣợng của cách mạng để thực hiện đƣờng lối chiến 
lƣợc và sách lƣợc đã đề ra. 
Nhƣ vậy, trƣớc yêu cầu của lịch sử cách mạng Việt Nam cần phải thống nhất các tổ 
28
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 2, trang 4. 
29
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 2, trang 6. 


30 
chức cộng sản trong nƣớc, chấm dứt sự chia rẽ bất lợi cho cách mạng, với uy tín chính trị 
và phƣơng thức hợp nhất phù hợp, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời triệu tập và chủ trì hợp 
nhất các tổ chức cộng sản. Những văn kiện đƣợc thông qua trong Hội nghị hợp nhất dù 
“vắt tắt”, nhƣng đã phản ánh những vấn đề cơ bản trƣớc mắt và lâu dài cho cách mạng 
Việt Nam, đƣa cách mạng Việt Nam sang một trang sử mới. 

tải về 2.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   88




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương