Chương I những quy đỊnh chung


Điều 22. Xác định khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm



tải về 3.06 Mb.
trang6/23
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích3.06 Mb.
#38540
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

Điều 22. Xác định khoảng cách an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm

1. Xác định khoảng cách an toàn


a) Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật về khoảng cách an toàn cụ thể đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này.

b) Tổ chức, cá nhân có dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này phải xác định khoảng cách an toàn trong Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trình Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.

2. Trách nhiệm thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn

a) Các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, cất giữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm quy định tại Phụ lục IV Nghị định này phải thiết lập khoảng cách an toàn đối với các điểm dân cư, công trình công cộng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khu dự trữ thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn loài – sinh cảnh, khu bảo tồn biển, nguồn nước sinh hoạt trong báo cáo nghiên cứu khả thi.

b) Tổ chức, cá nhân không được xây dựng nhà ở và công trình khác trong phạm vi khoảng cách an toàn, trừ công trình chuyên dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

c) Tổ chức, cá nhân phải đảm bảo duy trì khoảng cách an toàn khi tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, lựa chọn địa điểm xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các dự án liên quan.

d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện phương án xử lý các cơ sở sản xuất hóa chất đang tồn tại có các điều kiện về khoảng cách an toàn chưa đảm bảo theo quy định của Nghị định này hoặc khoảng cách an toàn bị vi phạm phải thực hiện thiết lập khoảng cách an toàn trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Chương V

PHÂN LOẠI, GHI NHÃN, BAO GÓI VÀ PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT

Điều 23. Phân loại và ghi nhãn hóa chất


1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại và ghi nhãn hóa chất trong thời hạn 15 ngày trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường.

2. Việc phân loại hóa chất được thực hiện theo quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất, từ Phiên bản 2 năm 2007 trở đi, bao gồm các phân loại chính sau:



TT

Phân loại

Phân cấp

I

Nguy hại vật chất

1

Chất nổ

Chất nổ không bền

Cấp 1.1

Cấp 1.2

Cấp 1.3

Cấp 1.4

Cấp 1.5

Cấp 1.6

2

Khí dễ cháy

Cấp 1

Cấp 2
















3

Sol khí dễ cháy

Cấp 1

Cấp 2
















4

Khí oxy hoá

Cấp 1



















5

Khí chịu áp suất

Khí nén

Khí hoá lỏng

Khí hoá lỏng đông lạnh

Khí hoà tan










6

Chất lỏng dễ cháy

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4










7

Chất rắn dễ cháy

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4










8

Chất và hỗn hợp tự phản ứng

Kiểu A

Kiểu B

Kiểu C&D

Kiểu E&F

Kiểu G







9

Chất lỏng tự cháy

Cấp 1



















10

Chất rắn tự cháy

Cấp 1



















11

Chất và hỗn hợp tự phát nhiệt

Cấp 1

Cấp 2
















12

Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc với nước sinh ra khí dễ cháy

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3













13

Chất lỏng oxy hoá

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3













14

Chất rắn oxy hoá

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3













15

Peroxyt hữu cơ

Kiểu A

Kiểu B

Kiểu C&D

Kiểu E&F

Kiểu G







16

Ăn mòn kim loại

Cấp 1



















II

Nguy hại sức khỏe

17

Độc cấp tính

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5







18

Ăn mòn/kích ứng da

Cấp 1A

Cấp 1B

Cấp 1C

Cấp 2

Cấp 3







19

Tổn thương nghiêm trọng/ kích ứng mắt

Cấp 1

Cấp 2A

Cấp 2B













20

Tác nhân nhạy hô hấp

Cấp 1



















21

Tác nhân nhạy da

Cấp 1



















22

Đột biến tế bào gen

Cấp 1A

Cấp 1B

Cấp 2













23

Tác nhân gây ung thư

Cấp 1A

Cấp 1B

Cấp 2













24a

Độc tính sinh sản

Cấp 1A

Cấp 1B

Cấp 2













24b

Ảnh hưởng đến hoặc qua sữa mẹ






















25

Độc tính đến cơ quan cụ thể - tiếp xúc đơn

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3













26

Độc tính đến cơ quan cụ thể - tiếp xúc lặp lại

Cấp 1

Cấp 2
















27

Nguy hại hô hấp

Cấp 1

Cấp 2
















III

Nguy hại môi trường

28a

Nguy hại cấp tính đến môi trường thủy sinh

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3













28b

Nguy hại mãn tính đến môi trường thủy sinh

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4










3. Nhãn hóa chất bao gồm các yếu tố sau:

a) Tên hóa chất

b) Mã nhận dạng hóa chất

c) Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ

d) Biện pháp phòng ngừa

đ) Định lượng

e) Thành phần hoặc thành phần định lượng

g) Ngày sản xuất

h) Hạn sử dụng (nếu có)

i) Thông tin nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối

k) Xuất xứ hàng hóa

l) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện phân loại và ghi nhãn hóa chất.



tải về 3.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương