Chương I những quy đỊnh chung


Chương IV KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN



tải về 3.06 Mb.
trang5/23
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích3.06 Mb.
#38540
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23

Chương IV

KẾ HOẠCH, BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN


Điều 20. Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

1. Đối tượng phải xây dựng Kế hoạch

a) Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng cao quy định tại Danh mục phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động, chỉ được đưa dự án vào hoạt động sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt.

b) Dự án hoạt động hóa chất có hóa chất nguy hiểm thuộc Danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch và các hóa chất nguy hiểm khác, chủ đầu tư dự án phải xây dựng Kế hoạch cho tất cả các hóa chất đó và không phải xây dựng Biện pháp.

2. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Hóa chất.

3. Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất gửi cơ quan thẩm định kế hoạch 01 (một) bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh (nếu có);

d) Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 01 (một) bản điện tử và 09 (chín) bản in.

4. Thời hạn thẩm định, phê duyệt Kế hoạch theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Luật Hóa chất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại Điểm a, c Khoản 5 Điều này.

5. Quy trình, thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch

a) Trong thời gian 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định phải thông báo cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ;

b) Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định do cơ quan thẩm định thành lập;

c) Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch và nộp cho cơ quan thẩm định. Trình tự, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu.

d) Trường hợp Kế hoạch được thông qua, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu nêu tại Biên bản thẩm định và gửi văn bản giải trình, 01 (một) bản điện tử và 07 (bảy) bản in Kế hoạch đã chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định cho cơ quan thẩm định.

Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm định trình cấp có thẩm quyền để xem xét, phê duyệt, trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

đ) Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, Cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân xây dựng Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị liên quan nơi thực hiện dự án bao gồm: cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế (nếu có).

6. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Kế hoạch

a) Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện: cơ quan thẩm định; cơ quan quản lý chuyên ngành; cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm công nghiệp (nếu có) nơi thực hiện dự án và các chuyên gia.

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thẩm định: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng, Ủy viên phản biện, Ủy viên thư ký và các Ủy viên. Tổng số thành viên Hội đồng thẩm định tối thiểu là 07 (bảy) người, tối đa là 09 (chín) người.

c) Hội đồng thẩm định có trách nhiệm kiểm tra thực tế, tiến hành đánh giá, thẩm định Kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết luận thẩm định.

d) Hội đồng thẩm định hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể giữa các thành viên trong Hội đồng. Việc đánh giá Kế hoạch thực hiện thông qua phiếu đánh giá. Hội đồng thẩm định chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Kế hoạch được phê duyệt.

e) Hội đồng thẩm định chỉ tiến hành họp khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng và ít nhất 01 (một) ủy viên phản biện. Chỉ những thành viên Hội đồng tham gia họp Hội đồng thẩm định mới được tham gia bỏ phiếu đánh giá Kế hoạch.

g) Chủ tịch Hội đồng thẩm định kết luận thẩm định Kế hoạch theo nguyên tắc sau: Kế hoạch được thông qua không phải chỉnh sửa, bổ sung nếu tất cả thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua; Kế hoạch được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung nếu có ít nhất 2/3 (hai phần ba) thành viên Hội đồng tham gia họp đồng ý thông qua hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung; Kế hoạch không được thông qua nếu có trên 1/3 (một phần ba) thành viên Hội đồng tham gia họp không đồng ý thông qua.

7. Trách nhiệm của cơ sở hoạt động hóa chất

a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt.

b) Bản Kế hoạch đã được phê duyệt phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.

c) Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành trung ương hoặc địa phương.

d) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cơ quan thẩm định xem xét, quyết định.

8. Trách nhiệm của bộ quản lý ngành, lĩnh vực

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tổ chức việc thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

b) Hướng dẫn chi tiết về cách trình bày, bố cục và nội dung của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc quản lý và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thuộc phạm vi quản lý;

d) Quy định mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, mẫu biên bản họp của Hội đồng thẩm định, mẫu Quyết định phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Điều 21. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất


  1. Đối tượng phải xây dựng Biện pháp

a) Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất nguy hiểm trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động.

b) Đối với dự án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn ngưỡng khối lượng cao và lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng thấp quy định tại Danh mục, chủ đầu tư phải lập hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận Biện pháp;

c) Đối với dự án thuộc trường hợp quy định tại điểm a nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này, chủ đầu tư tự xác nhận Biện pháp và gửi 01 bản Biện pháp đến cơ quan quản lý ngành tại địa phương để quản lý.

2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Hóa chất.

3. Hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp

a) Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh (nếu có);

d) Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm 01 (một) bản điện tử và 05 (năm) bản in.

4. Trình tự, thủ tục xác nhận Biện pháp

a) Thời hạn xác nhận Biện pháp không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Trong thời gian 04 (bốn) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan xác nhận Biện pháp phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ. Thời hạn xác nhận Biện pháp quy định tại điểm a khoản này không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân phải hoàn chỉnh hồ sơ;

c) Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận Biện pháp chưa đạt yêu cầu, cơ quan xác nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân, trong đó nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung và thời hạn hoàn thành;

d) Cơ quan xác nhận tổ chức kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận Biện pháp, số lượng thành viên đoàn kiểm tra từ 03 (ba) đến 05 (năm) người.

5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất

a) Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng.

b) Biện pháp đã được xây dựng phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất.

c) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp đã được xây dựng, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.

6. Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

a) Tổ chức xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

b) Hướng dẫn chi tiết về cách trình bày, bố cục và nội dung của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc xây dựng và thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất thuộc phạm vi quản lý.




tải về 3.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   23




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương