Chương 4- quản lý hoạt động dạy – học trong trường phổ thông


Chương 4- Quản lý hoạt động dạy – học trong trường phổ thông



tải về 0.6 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/54
Chuyển đổi dữ liệu11.04.2022
Kích0.6 Mb.
#51601
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   54
FILE 20220405 191839 Quản lý hoạt động dạy học
FILE 20220405 191817 NCKHSPUD Tài liệu Bộ GD (1), Bai thu hoach BD GVMN hang 2. De 1
Chương 4- Quản lý hoạt động dạy – học trong trường phổ thông

4

1.2. Tổ  chức,  điều khiển  học  sinh  hình  thành  phát triển năng  lực  và  những 



phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo

Sự phát triển trí tuệ nói chung có nét đặc trưng bởi sự tích lũy vốn tri thức và các 

thao tác trí tuệ thành thạo, vững chắc của con người. Đó là quá trình chuyển biến về 

chất trong quá trình nhận thức của người học.

Năng lực hoạt động trí tuệ được thể hiện ở năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ, 

đặc biệt là các thao tác tư duy. Quá trình chiếm lĩnh tri thức diễn ra thống nhất giữa 

một bên là nội dung những tri thức với tư cách là “cái được phản ánh” và một bên là 

các thao tác trí tuệ với tư cách là “phương thức phản ánh”. Như vậy, hệ thống tri thức 

được học sinh  lĩnh hội thông qua  các thao  tác trí tuệ của họ và  ngược lại, chính các 

thao tác trí tuệ cũng được hình thành và phát triển trong quá trình chiếm lĩnh tri thức 

rèn luyện kỹ năng kỹ xảo.

Trong quá trình dạy học, với vai trò tổ chức, điều khiển của thầy, học sinh không 

ngừng phát huy tính tích cực nhận thức, tự lực rèn luyện các thao tác trí tuệ, dần dần 

hình thành và phát triển các phẩm chất của hoạt động trí tuệ.

Sự  phát  triển  trí  tuệ  ở  học  sinh  được  phản  ánh  thông  qua  sự  phát  triển  không 

ngừng các chức năng tâm lý và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là quá trình tư duy độc lập, 

sáng tạo của người học sinh, bởi lẽ “tư duy có sắc sảo thì tài năng của con người mới 

lấp lánh”.

Sự phát triển trí tuệ có mối quan hệ biện chứng với hoạt động dạy học. Dạy học 

được tổ chức đúng sẽ thúc đẩy sự phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ của học sinh 

và ngược lại sự phát triển đó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động dạy học đạt chất lượng cao 

hơn. Đó cũng là một trong những qui luật của dạy học.

Điều kiện cần thiết để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của học sinh là hoạt động 

dạy học phải luôn luôn đi trước sự phát triển trí tuệ và dạy học phải xác định mức độ 

khó khăn vừa sức học sinh, tạo điều kiện để phát triển tối đa những tiềm năng vốn có 

của trẻ.



tải về 0.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   54




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương