CHƯƠng 3 CẤu trúC ĐỊa chất thang địa tầng


Vài nét về môi trường thành tạo



tải về 0.91 Mb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.91 Mb.
#1906
1   2   3   4   5   6   7   8

Vài nét về môi trường thành tạo:


Sự có mặt của các lớp đá vôi dạng trứng cá, đá vôi kết hạch màu xám, xám lục, xám đen ở hệ lớp 2 của hệ tầng; tương tự các trầm tích này cùng bồn trầm tích ở bên Lào đã phát hiện hoá thạch Chân rìu biển. Các yếu tố trên phản ánh môi trường biển cho các trầm tích ở phần dưới hệ tầng. Còn phần trên với sự có mặt hoá thạch Chân rìu nước ngọt đề cập ở trên, tập hợp Vi bào tử môi trường lục địa, các đá có màu tím, nâu đỏ đã phản ánh yếu tố á lục địa. Như vậy, hệ tầng Bãi Dinh được thành tạo trong môi trường biển (phần dưới) chuyển dần lên á lục địa (phần trên).

Dựa vào thành phần vật chất như hạt vụn của đá cát kết đa thành phần; trong đó đáng chú ý là sự có mặt của các mảnh vụn đá magma và đá vôi... có kích thước không đều, độ mài tròn và chọn lựa rất kém. Thành phần SiO2 không cao,  Fe2O3 + MgO khá cao (3,62%), các ôxyt dễ hoà tan và rửa trôi như Al2O3, CaO, Na2O + K2O chiếm tỷ trọng khá cao và hoàn toàn khác với cát kết Devon, cùng với đặc điểm khoáng vật phụ (turmalin, ilmenit, apatit, zircon...) thường gặp nhiều trong thành phần cát kết và đá vôi của hệ tầng cho thấy nguồn cung cấp vật liệu trầm tích có thành phần đa dạng, có mức độ vận chuyển gần nguồn cung cấp vật liệu, trong môi trường giàu vôi (CaO = 1,25%) và bị ảnh hưởng của đới sóng vỗ, xáo trộn để tạo nên đá vôi trứng cá, đá vôi kết hạch. Điều đó, phản ánh chúng được thành tạo trong bồn cận lục địa (biển hở) trên móng kết tinh có thành phần đá gốc khác nhau. Có lẽ, vào cuối thời kỳ thành tạo hệ tầng, bồn cận lục địa được khép kín tạo thành bồn nội lục và được ghi nhận bởi hoá thạch Chân rìu nước ngọt.



Hệ Jura, thống thượng - Hệ Creta, thống hạ

Hệ tầng Mụ Giạ (J3-K1 mg)
Hệ tầng do Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao (1988) xác lập để mô tả các trầm tích “màu đỏ” ở khu vực đèo Mụ Giạ (phía Tây Đường 12) mà trước đây xếp vào trầm tích Kreta không phân chia (Dovjikov A.E., 1965) hoặc Kreta muộn (Vũ Khúc, 1991) thuộc tờ Bãi Dinh và Minh Hoá.

Khi đo vẽ tỷ lệ 1:50.000, các tác giả vẫn sử dụng tên hệ tầng Mụ Giạ để mô tả các trầm tích lục địa màu đỏ. Như vậy, hệ tầng có khối lượng, diện phân bố và tuổi thay đổi so với bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 và 1:500.000. Các trầm tích của hệ tầng phân bố chủ yếu ở phần cao địa hình thuộc các suối nhánh chảy ra sông Rào Nậy và suối Nước Rụng, độ cao 700-2.017m. Dựa vào hai lớp cuội kết (cuội kết cơ sở và gian tầng) mới phát hiện để phân hệ tầng thành 2 tập.

Do đặc điểm địa hình có độ phân cắt lớn, sườn rất dốc không thể đi được nên việc lập mặt cắt đầy đủ cho cả hệ tầng rất khó khăn, chủ yếu là các mặt cắt của tập dưới, còn tập trên chỉ có một mặt cắt theo đường rừng lên núi Phu Cô Pi (2.017m).

Hệ tầng được phân thành 2 phụ hệ tầng:



Phụ hệ tầng dưới (J3-K1 mg1): Cuội kết đa khoáng, cát kết đa khoáng, cát kết mica, đôi chỗ có cấu tạo phân dải, cát bột kết đa khoáng, cát kết thạch anh, bột kết màu nâu đỏ, xám phớt tím.

Mặt cắt theo suối nhánh khe Nước Rụng, gồm 3 hệ lớp:

- Hệ lớp 1: Cát kết đa khoáng hạt nhỏ vừa xen bột kết đa khoáng hạt lớn màu xám, xám phớt tím. Dày 250m.

- Hệ lớp 2: Cát bột kết đa khoáng xen ít lớp cát kết màu xám, xám phớt tím, nâu đỏ. Dày 130m.

- Hệ lớp 3: Cát kết đa khoáng hạt nhỏ-vừa xen ít lớp cát kết màu tím nhạt, xám tro phân lớp dày. Dày 180m.

Bề dày tập dưới khoảng 560m.

Ở mặt cắt Cao Ai (MH.1558-1560) chỉ gặp phần thấp (hệ lớp 1) của hệ tầng gồm cuội kết đa khoáng (trong đó cuội là đá vôi trứng cá, đá vôi kết hạch, đá vôi vi hạt... MH.2689, 1590...), cát kết đa khoáng hạt nhỏ-vừa xen bột kết, cát bột kết màu tím, tím nhạt. Dày 250m.

Ở mặt cắt Phu Cô Pi tương tự như mặt cắt trên, song chỉ gặp hệ lớp 2 và hệ lớp 3, và có mức độ lộ rất kém. Đáng chú ý, trong bột kết màu nâu đỏ chứa vi bào tử: Pinuspollenites sp., tuổi Jura - Creta (MH.8579).



Phụ hệ tầng trên (J3-K1 mg2): Theo mặt cắt Phu Cô Pi từ vách núi lên ngọn đỉnh 2017m, được chuyển tiếp từ tập dưới là lớp cuội kết thạch anh (MH.8583). Cuội có thành phần chủ yếu là thạch anh 70-90%, ít silic, bột kết. Kích thước hạt cuội  = 0,5-1,5cm. Chuyển lên trên là cát kết ít khoáng, cát kết thạch anh màu xám, xám phớt tím, phân lớp xiên chéo. Dày > 100m.

Các đá của hệ tầng có thế nằm thoải và ngang (5-100), diện phân bố của chúng được mở rộng về phía Tây (Lào). Đáng chú ý, đôi nơi như dải địa hình dọc biên giới Việt - Lào quan sát thấy dạng địa hình cuesta hoặc sự xếp lớp dạng “mặt bàn” ở phần cao nhất của hệ tầng.

Tổng bề dày của hệ tầng 580-680m.

Đặc điểm thạch học:

- Cát kết đa khoáng. Đá kiến trúc cát với kiểu xi măng tiếp xúc lấp đầy, cấu tạo khối hoặc định hướng yếu. Hạt vụn chiếm 79-97% gồm: thạch anh: 37-83%, plagioclas: 3,5-46%, felspat kali: 0-5% (microclin), biotit, muscovit: 1-2%, mảnh phun trào: 1-3,5%, mảnh quarsit, sericit, chlorit, silic: 1-7,5%. Xi măng chiếm 3-21% gồm: sét, sericit, chlorit: 1-10%, silic: 0-2%, calcit: 0-17%.

- Cát kết ít khoáng. Kiến trúc cát với kiểu xi măng tiếp xúc lấp đầy, cấu tạo định hướng (ảnh 22-Lm.2381). Hạt vụn chiếm 85-93% gồm: thạch anh: 65-81,0%, plagioclas: 0-12%, mảnh silic: 1-3,5%, mảnh đá phiến, quarsit, đá vôi vi hạt: 1-5%, biotit, muscovit, calcit: 0-5%.

- Cát kết thạch anh. Kiến trúc hạt biến tinh, tái sinh yếu, cấu tạo khối, thành phần thạch anh: 89%, plagioclas: 1%, mảnh vụn silic: 5%, mảnh quarsit: 1,5%, mảnh phun trào: 1%, mảnh đá phiến sericit, chlorit: 0,5%.

- Cát bột kết đa khoáng, bột kết đa khoáng (MH.2363, 2364...). Kiến trúc cát bột, bột với kiểu xi măng tiếp xúc lấp đầy, cấu tạo định hướng. Hạt vụn 70-77%: thạch anh 28-37%, plagioclas: 3-25%, calcit: 3-15%, mảnh phun trào: 0-1%, mảnh đá phiến sét, sericit, chlorit: 1-2%. Xi măng gồm: sét, sericit, chlorit, calcit 23-30%.

- Cát bột kết ít khoáng (MH.8580). Kiến trúc cát biến dư, kiểu xi măng lấp đầy tiếp xúc. Hạt vụn chiếm 82-83% gồm thạch anh 69-71%, mảnh silic 2-3%, mảnh phun trào axit 1-2%. Xi măng chiếm 17-18% gồm: calcit 15-17%, sét, sericit, chlorit 1-2%.

Trên biểu đồ phân loại của Rukhin L.B. (1956), các đá cát kết của hệ tầng chủ yếu thuộc trường cát kết thạch anh arko, còn trên biểu đồ tương quan giữa các thành phần thạch học của hạt vụn trầm tích phản ánh nguồn cung cấp vật liệu của Dickinson (1979) các đá cát kết của hệ tầng chủ yếu có nguồn gốc từ móng kết tinh và lục địa chuyển tiếp.

Đặc điểm thạch địa hoá:

Kết quả phân tích 6 mẫu hoá và 8 mẫu quang phổ hấp thụ nguyên tử cho thấy: Các đá cát kết của hệ tầng có thành phần ôxyt SiO2 tương đối thấp (trung bình 75,42%), còn Al2O3, Fe2O3, MnO, P2O5, MgO, CaO,  Na2O+K2O khá cao so với cát kết của hệ tầng Bãi Dinh, đặc biệt là cát kết Devon. Hàm lượng các nguyên tố tạo quặng (Cu, Pb, Zn, Ni, Cr) khá cao. Đáng chú ý là một số nguyên tố có hàm lượng vượt trội như Cu (28-174, trung bình: 68,75ppm), Pb (13-58, trung bình: 40ppm), Zn (43-76, trung bình: 60,63ppm), Ni (22-190, trung bình: 93,3ppm), Cr (35-439, trung bình: 164,3ppm).



Đặc điểm tham số vật lý đá:

Các đá của hệ tầng Mụ Giạ tương tự đặc điểm cát kết của hệ tầng Bãi Dinh, giá trị tham số xạ cao hơn so với các đá tương ứng của Paleozoi.

- Mật độ  (g/cm3): 2,62-2,68, trung bình 2,66.

- Cường độ phóng xạ (n.10-4%U): 18-48, trung bình 33.



Đặc điểm cổ sinh, tuổi và đối sánh địa tầng:

Trong hệ tầng mới phát hiện được Vi bào tử Pinuspollenites sp., (MH.8579). Đây là dạng bào tử cổ đặc trưng cho môi trường nước ngọt, thường phân bố trong trầm tích Jura - Creta (Phạm Quang Trung, Viện Dầu khí, 2000).

Đối sánh với địa tầng trong khu vực, thấy thành phần thạch học và hai lớp cuội kết của hệ tầng tương tự hệ tầng Nậm Phuoan (J3np) và phần thấp của hệ tầng Nậm Xót (K1nx) ở phía Tây vùng đo vẽ thuộc cùng bồn Nậm Theun (Lào). Trong hệ tầng, đặc biệt là phần xi măng của lớp cuội kết có hàm lượng Cu khá cao (174ppm), ở bên Lào đã phát hiện được biểu hiện đồng trầm tích (Trần Bạn và nnk., 2000). Do đó, các trầm tích lục địa màu đỏ của hệ tầng Mụ Giạ được xếp tuổi Jura muộn - Creta sớm.

Vài nét về môi trường thành tạo:

Các thành tạo trầm tích của hệ tầng Mụ Giạ, có đặc điểm như sau:

- Trầm tích chủ yếu có thành phần vụn thô “màu đỏ”, phân lớp xiên chéo chứa Vi bào tử môi trường nước ngọt.

- Trong các đá cát kết, thành phần các oxyt như Al2O3, Fe2O3, MnO, CaO, Na2O, K2O có thành phần khá cao, hoàn toàn khác với cát kết của địa tầng Devon đặc trưng cho môi trường biển nông.

- Đặc biệt là sự xuất hiện dị thường rất cao của một số nguyên tố Cu, Pb, Zn, Ni, Cr như Cu: 174ppm, Ni: 196ppm, Cr: 439ppm đã phản ánh yếu tố lục địa (Chester et Aston, 1976).

Đồng thời, có lẽ đây là kiểu mặt cắt tầng cát kết màu đỏ sặc sỡ chứa đồng tướng lục địa và kết thúc là mặt cắt chứa thạch cao - muối mỏ đã được phát hiện và nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới (Markeliu L. Ph. và nnk., 1983).

- Trong thành phần hạt vụn của đá có nguồn vật liệu đa dạng, hạt vụn có độ mài tròn và chọn lựa kém đến rất kém, hàm lượng các oxyt dễ hoà tan và rửa trôi khá cao như Al2O3, Na2O, K2O...

Các dẫn liệu trên chứng tỏ hệ tầng được thành tạo trong môi trường lục địa thuộc bồn trũng giữa núi (bồn nội lục). Có lẽ vào cuối Jura giữa, bồn trũng cận lục địa Nậm Theun dần dần được khép kín và mang yếu tố lục địa (xuất hiện tập hợp hoá thạch Chân rìu nước ngọt như đã mô tả ở phần cao hệ tầng Bãi Dinh). Sau đó, có lẽ từ Jura muộn đến Creta phát triển thành bồn nội lục địa được lấp đầy bởi các trầm tích vụn thô, đặc trưng lục địa màu đỏ, phân lớp xiên chéo (hệ tầng Mụ Giạ) ở Việt Nam và (hệ tầng Nậm Phuoan, Nậm Xót) ở Lào có chứa đồng trầm tích và các trầm tích hạt mịn hơn (hệ tầng Nậm Noy, Nậm Noong Bua) chứa thạch cao-muối mỏ (thành hệ evaporit) thuộc Creta muộn, phân bố chủ yếu ở phần trung tâm bồn thuộc Trung Lào.



3.2.3. Giới Cenozoi (Kainozoi)

Hệ Neogen



Hệ tầng Đồng Hới (N13-N21 đh)
Hệ tầng Đồng Hới do Komarova M.I. và Phạm Văn Hải (1980) xác lập để mô tả các trầm tích lục nguyên hạt thô xen ít hạt mịn chứa kaolin có tuổi Neogen phân bố ở khu vực Đồng Hới. Sau đó Trịnh Dánh và nnk (1989) chuyển thành hệ tầng để thuận tiện đối sánh địa tầng Kainozoi trong khu vực.

Các trầm tích của hệ tầng phân bố chủ yếu ở phía Bắc vùng đô thị Đồng Hới với diện tích 40-50km2, thuộc Đức Ninh, Lộc Ninh và Lý Ninh. Chúng lộ trên mặt hoặc bị phủ đồng bằng Đồng Hới ở các độ sâu khác nhau.

Trên cơ sở phân tích đặc điểm mặt cắt, thành phần vật chất và mức độ chứa kaolin có thể phân chia hệ tầng thành 2 phụ hệ tầng:

Phụ hệ tầng dưới (N đh1): Có thành phần chủ yếu là cuội sạn sỏi lẫn cả xen lớp thấu kính sét có chứa di tích thực vật. Cuội sỏi có thành phần là đá phiến sét, đá phiến sericit, cát kết và thạch anh. Các đá của phân hệ tầng này phân bố ở dưới sâu và phủ không chỉnh hợp lên trên hệ tầng Đại Giang (S2 đg). Có lẽ các trầm tích của phân hệ tầng không có điều kiện phong hóa thuận lợi nên mức độ biểu hiện kaolin rất nghèo nàn. Bề dày của phân hệ tầng 80-111m.

Phụ hệ tầng trên (N đh2): Có thành phần thạch học tương tự như phân hệ tầng dưới song có thành phần hạt mịn gia tăng hơn, mức độ biểu hiện kaolin phong hóa từ các cuội có thành phần là đá phiến sét, đá phiến sericit và sét đóng vai trò là xi măng mạnh mẽ hơn đã tạo nên các thân khoáng kaolin có chất lượng và trữ lượng lớn. Bề dày phân hệ tầng trên 40-94m.

Các trầm tích của hệ tầng phủ không chỉnh hợp trên các đá của hệ tầng Đại Giang (LK 273, LK 242a), hoặc các đá granitoid phức hệ Trường Sơn (Ga C1 ts) (LK 4ĐH, HK 13). Phần trên chúng lại bị các trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ có nguồn gốc khác nhau phủ bất chỉnh hợp lên: ở phía Tây Nam đô thị Đồng Hới chúng nằm dưới các trầm tích sét bột loang lỗ thuộc trầm tích sông-biển tuổi Pleistocen muộn () ở độ sâu 1-3m, ở phía Nam và Đông Nam đô thị Đồng Hới là các trầm tích có nguồn gốc sông, sông - biển tuổi Holocen sớm - giữa phủ lên ở độ sâu từ 6-11,5m, còn ở phía Đông giáp biển, các trầm tích Neogen hoàn toàn vắng mặt. Như vậy, các trầm tích của hệ tầng Đồng Hới chỉ phân bố trong trũng sụt ở trung tâm vùng nghiên cứu theo phương Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam.

Do bề mặt móng cấu trúc khác nhau nên độ dày của hệ tầng nhìn chung có sự thay đổi từ hai phía Đông, Tây vào phần trung tâm của trũng sụt từ 8m đến 209,5m. Trong một số lỗ khoan, kaolin chủ yếu có mặt ở phần trên của mặt cắt (phân hệ tầng trên), có dạng lớp hoặc thấu kính với độ dày khác nhau từ 2 đến 41m, có nơi tới 66m.

Sau đây là mô tả một số mặt cắt đặc trưng của hệ tầng.



Mặt cắt vùng lộ

Mặt cắt đầy đủ ở khu vực xã Lộc Ninh theo LK 273 (238,5m) từ dưới lên gồm các tập sau:

- Tập 1 (209,5-178,5m): Dày 31m, gồm 2 hệ lớp:

Hệ lớp 1: Thành phần gồm cuội tảng kết cơ sở gắn kết tương đối tốt, xi măng là cát bột sét, phủ trên bề mặt đá phiến sét sericit phong hóa dở dang hệ tầng Đại Giang (S2 đg). Hạt cuội có kích thước lớn từ 2-5cm đến 10cm, khá tròn cạnh. Thành phần hạt cuội là đá phiến sét, đá phiến sét sericit, cát kết, ít thạch anh, granit. Dày 7m.

Hệ lớp 2: Thành phần gồm cuội sỏi lẫn sét màu xám vàng, xám đen, thành phần sét chiếm 40-60%. Hạt cuội có thành phần đa dạng tương tự hệ lớp 1. Dày 24m.

- Tập 2 (178,5-94,5m): Gồm chủ yếu là cuội sỏi lẫn sét màu vàng nhạt. Cuội có độ mài tròn cấp 3, 4, gắn kết yếu. Thành phần cuội sỏi tương tự tập 1. Chiều dày tập 84m.

- Tập 3 (94,5-28m): Đây là tập chứa kaolin, dày 66,5m, gồm 2 hệ lớp:

Hệ lớp 1: Thành phần là kaolin chứa cuội sỏi màu trắng xám, vàng nhạt, độ mài tròn cuội cấp 3-4. Cuội có thành phần tương tự trên. Đáng chú ý, kaolin là sản phẩm phong hóa từ các hạt cuội có thành phần là đá phiến giàu nhôm, granit và từ xi măng gắn kết cuội là bột, sét. Các hạt cuội, sỏi có thành phần là thạch anh, cát kết quarsit... không bị phong hóa, vì vậy tạo nên sự hỗn tạp kaolin chứa cuội sỏi. Chiều dày hệ lớp 45m.

Hệ lớp 2:

Mặt cắt vùng phủ

Mặt cắt lỗ khoan ở rìa Tây Nam đô thị Đồng Hới chỉ gặp tập cuội sạn sỏi lẫn sét thuộc phân hệ tầng dưới, phủ không chỉnh hợp trên hệ tầng Đại Giang ở độ sâu từ 14,5-50m, phía trên lại bị tầng bột sét màu vàng loang lỗ () phủ không chỉnh hợp lên. Độ dày các trầm tích Neogen ở đây từ 13-41m.

Mặt cắt các lỗ khoan ở rìa Đông, Đông Nam của đô thị Đồng Hới chưa gặp đá gốc, từ dưới lên gồm các tập sau:

- Tập 1 (120-95m): Dày 25m, gồm 3 hệ lớp:



Hệ lớp 1: Thành phần gồm sét màu xám trắng, xám tro, chứa di tích thực vật. Dày 9m.

Hệ lớp 2: Thành phần gồm cát màu xám đen, cát có thành phần chủ yếu là thạch anh. Dày 4m.

Hệ lớp 3: Thành phần gồm sét màu xám xanh, xám trắng chứa phong phú di tích thực vật bảo tồn kém, có chứa sạn sỏi (thành phần là thạch anh, silic), sét bị nén ép, đôi chỗ cấu tạo dạng dải.

- Tập 2 (95-43m): Dày 52m, gồm 3 hệ lớp:



Hệ lớp 1: Thành phần là sét lẫn cuội, cát, sỏi màu xám vàng, xám nâu, kẹp lớp sét màu xám đen, mịn dẻo. Dày 8,2m.

Hệ lớp 2: Chủ yếu là cát, cuội, sỏi màu gạch, xám trắng, xám xi măng. Cuội là thạch anh, silic xen kẹp lớp sét màu xám đen, xám trắng, xám xanh chứa di tích thực vật. Dày 33,1m.

Hệ lớp 3: Thành phần là sét cát màu xám trắng, xám xi măng lẫn sạn sỏi chứa vật chất hữu cơ (thực vật) bảo tồn tốt. Dày 10,7m.

- Tập 3 (43-11m): Thành phần là cát, sạn, sỏi, sét, kaolin màu xám trắng, xám nâu, gắn kết yếu. Dày 32m.

Trên cùng là tầng trầm tích cát sét màu loang lỗ tướng sông - biển tuổi Pleistocen muộn () phủ không chỉnh hợp lên.

Tổng bề dày của mặt cắt 109m.

Các trầm tích Neogen hệ tầng Đồng Hới được nhận xét tóm tắt như sau:

Đây là một mặt cắt trầm tích chứa kaolin đặc trưng và chứa các di tích bào tử phấn hoa tuổi Neogen (Miocen muộn - Pliocen sớm). Chúng lộ trên mặt hoặc bị phủ dưới các trầm tích Đệ Tứ, hoàn toàn khác biệt với các mặt cắt Neogen đã được mô tả ở vùng đô thị Đông Hà, Huế, Đà Nẵng - Hội An.

Các trầm tích hệ tầng phân bố chủ yếu trong trũng sụt tân kiến tạo ở phần trung tâm đô thị Đồng Hới, kéo dài theo phương Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam và phủ trực tiếp trên móng cấu trúc Paleozoi (hệ tầng Đại Giang). Độ dày của hệ tầng thay đổi từ phần rìa trũng vào trung tâm. Dọc đới ven biển hoàn toàn không có trầm tích Neogen.

Hệ tầng Đồng Hới đ­ược thành tạo trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới ẩm với các vật liệu lấp đầy các trũng tr­ước núi. Kaolin một phần do cuội giàu felspat phong hoá ra và một phần do lắng đọng trầm tích giàu kaolin tạo thành.

Hệ tầng Đồng Hới phủ bất chỉnh hợp trên các trầm tích Devon và bị phủ không chỉnh hợp bởi các trầm tích có nguồn gốc sông, sông - biển Pleistocen trung - phần d­ưới Pleistocen th­ượng.

Hệ Đệ Tứ
Các trầm tích Đệ Tứ vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Bình đa dạng về nguồn gốc, biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian. Theo chiều từ lục địa ra biển, các tường chuyển tiếp cho nhau liên tục tạo thành tập hợp các tướng Aluvi - proluvi (ap) - Aluvi (a) - Aluvi - trầm tích biển (am) - trầm tích sông - biển - vũng vịnh (amb) - trầm tích biển - gió (mv) - trầm tích biển (m).

Phân tích sự biến đổi của các lớp trầm tích trong lỗ khoan với tiêu chí: Mở đầu các chu kỳ trầm tích lượng hạt thô chiếm ưu thế - ứng với giai đoạn biển lùi, các vật liệu trầm tích chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ lục địa - tương ứng với chúng là các thời kỳ băng hà trên thế giới. Kết thúc mỗi chu kỳ trầm tích - hạt mịn chiếm ưu thế, các trầm tích ở đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đại dương và liên quan chặt chẽ với các thời kỳ giản băng trên thế giới.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 5 con sông lớn đáng lưu ý đó là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ (sông Kiến Giang và sông Long Đại hay Đại Giang). Hệ thống mạng lưới sông, suối nhỏ và các chi lưu của chúng đã góp phần tạo dựng nên dải đồng bằng ven biển này. Hiện nay chúng vẫn phát huy vai trò của nó, dòng chảy của chúng cứ lang thang trong không gian theo thời gian nơi thì bồi đắp, chỗ thì phá huỷ và bề mặt địa hình hiện tại là sản phẩm do hoạt động của chúng tạo nên.

Từ đặc điểm trên, có thể chia các trầm tích Đệ Tứ ở vùng nghiên cứu thành các nhịp trầm tích như sau:

- Nhịp I: , 

- Nhịp II: , , 

- Nhịp III: , , 

- Nhịp IV: , , 
Thống Pleistocen, phụ thống hạ

Hệ tầng Tân Mỹ (Q11 tm)

Trầm tích sông (aQ1 1 tm)

Hệ tầng Tân Mỹ do Phạm Huy Thông và nnk xác lập (1995) khi đo vẽ địa chất đô thị Huế, tỷ lệ 1/25.000 để mô tả các trầm tích pleistocen sớm ở đồng bằng Huế. Kết quả đo vẽ tỷ lệ 1/50.000, hệ tầng được nghiên cứu chi tiết theo mặt cắt LK MH.1 (98.9- 50.3m) ở khu vực Xuân Kiều - rìa đồng bằng Ba Đồn. Trầm tích này hoàn toàn không lộ trên mặt, chỉ gặp trong các lỗ khoan. Trong mặt cắt chúng phân bố ở phần thấp, thành phần là bột cát lẫn sạn và sét màu xám xanh xen các lớp mỏng bột sét màu xám nhạt, nâu vàng xỉn. Thành phần độ hạt (%): cát 39,9, bột: 44,83, sạn: 7,2, sét: 7,7. Các thông số độ hạt Md: 0,137, So: 2,18-8,35; Sk: 0,18-1,56; P: 0,81-0,836; Q: 0,698-0,724. Thành phần khoáng vật cát: thạch anh 80-85%, bột kết + vụn đá 15-20%, felspat, muscovit, turmalin: rất ít. Trong các thấu kính bột sét chứa Bào tử phấn hoa: Gleichenia sp., Biota sp., Pinus sp., Carya sp., Quercus sp., Lygodium sp., Tilia sp., Hoá lý môi trường pH: 6,9; Eh: 18mV; Fe2O3: 2,23-2,87. Bề dày 21,9m.



Trầm tích sông - biển (amQ1 1 tm)

Tại mặt cắt LK.MH.1 (77-50,3m) gồm sét bột lẫn ít cát màu xám xanh, xám xi măng, nâu vàng xỉn. Thành phần độ hạt (%): sét: 58,5; bột: 38,5; cát: 2,99. Các thông số độ hạt Md: 0,0096; So: 1,87-4,52; Sk: 0,74-2,34; P: 0,791-0,821; Q: 0,693-0,735. Thành phần khoáng vật cát: thạch anh 75-98%, bột kết + vụn đá 2-25%, các khoáng vật khác rất ít, chứa Bào tử phấn hoa (m50,8): Lygodium sp., Cyathea sp., Cryptomeria sp., Carya sp., Lyquidambar sp., Khoáng vật sét: kaolinit: 15-16%, hydromica: 18-25%, chlorit: ít-5%. Chỉ số hoá lý môi trường pH: 6,6-6,9, Eh: 48-92mV; Kt: 0,519-0,992; Fe2O3: 3,11-4,78. Bề dày 26,7m.

Tổng bề dày hệ tầng 48,6m.

Các đặc điểm trầm tích hệ tầng Tân Mỹ:

Đặc điểm thạch học và thạch hoá:

- Trầm tích sông: Độ hạt thô hơn so với trầm tích sông biển (sạn, cát: 46,2%), hệ số chọn lọc kém (So: 2,18-8,35), trong thành phần khoáng vật giàu mảnh đá (10-25%), các khoáng vật khác đa dạng; có thành phần hoá học khá cao SiO2 (77,94%), còn các ôxyt dễ bị rửa trôi (Al2O3, K2O, Na2O) thấp hơn so với trầm tích sông-biển cùng hệ tầng.

- Trầm tích sông - biển: Có độ hạt mịn hơn so với trầm tích sông (bột sét: 75,53%), vụn đá và các khoáng vật khác (2-20%), có thành phần ôxyt SiO2 thấp (66,35%), các ôxyt nhôm và nhóm kiềm thổ khá cao (Al2O3: 14,83,  K2O + Na2O: 3,17%). Có lẽ kết thúc chu kỳ trầm tích Pleistocen sớm, bề mặt của tầng trầm tích sông-biển thuộc phần trên của hệ tầng bị phong hoá nhẹ. Do đó, hàm lượng Fe2O3 (4,78%) cao hơn so với trầm tích sông (2,23%) nằm dưới nó.

Đặc điểm địa vật lý:

Kết quả đo carota lỗ khoan LK.MH.1 cho thấy các đường cong địa vật lý phân dị khá rõ và phân biệt trầm tích hệ tầng Tân Mỹ với trầm tích trên và dưới nó. Trong đó, giữa hai nguồn gốc của hệ tầng cũng có sự khác biệt được phản ánh quan các giá trị tham số vật lý sau: trầm tích sông có cường độ phóng xạ (I = 28-30.10-4%U) thấp hơn trầm tích sông - biển (I = 31-47.10-4%U), còn điện trở suất (110-140m) và mật độ (2,02) cao hơn trầm tích sông - biển (R: 55-80m; : 1,86-1,96g/cm3).



Đặc điểm cổ sinh, tuổi và môi trường thành tạo:

Trong trầm tích sông chứa khá phong phú Bào tử phấn hoa tuổi Pleistocen sớm và sớm - giữa (?) (tại LK.MH.1 ở các vị trí m96,5; 95; 89; 85; 81) gồm: Gleichenia sp., Lygodium sp., Cryptomeria sp., Ulmus sp., Lyquidambar sp., Dicksonia sp., Larix sp., Tsuga sp., Pinus sp., Quercus sp.,... Các trầm tích sông - biển chứa Bào tử phấn hoa (tại m50,8) như đã đề cập ở trên tuổi Pleistocen sớm - giữa. Do đó, trầm tích hệ tầng có tuổi Pleistocen sớm (Q11), không loại trừ có cả yếu tố Pleistocen giữa (Q12).

Thống Pleistocen, phụ giới trung - thượng



tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương