CHƯƠng 3 CẤu trúC ĐỊa chất thang địa tầng


Pha đá mạch: Gồm có các mạch aplit và pegmatit



tải về 0.91 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.91 Mb.
#1906
1   2   3   4   5   6   7   8

Pha đá mạch: Gồm có các mạch aplit và pegmatit.


Pegmatit: Gặp trong đới biến chất tiếp xúc nhiệt ở khu vực Đông Bắc và Bắc khối granit Đồng Hới. Các mạch pegmatit granit có chiều dày 1-2m đến hàng chục mét, kéo dài vài chục đến hàng trăm mét. Đá sáng màu, cấu tạo khối, kiến trúc hạt lớn nửa tự hình. Thành phần khoáng vật gồm plagioclas và felspat kali, muscovit, thạch anh và tumalin. Các khoáng vật có kích thước từ 2-3mm tới 100mm.

Aplit: Thường ít gặp, tồn tại dưới dạng các mạch nhỏ, chiều dày 1-2m tới 20m, kéo dài vài chục mét. Thành phần khoáng vật gồm thạch anh, felspat, đôi chỗ có vài tinh thể nhỏ muscovit và tuamalin.

Vị trí tuổi và khoáng sản liên quan:


Vấn đề tuổi cũng như vị trí địa chất của phức hệ Trường Sơn, Mường Lát, Kim Cương còn là vấn đề chưa thống nhất.

Theo các tác giả bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (Dovjikov và nnk,1965) cho rằng granit Đồng Hới thuộc phức hệ Phiabioac có tuổi là Trias. Trần Văn Trị và các nhà địa chất Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản cho rằng chúng có tuổi Paleozoi muộn - sát trước Cambri sớm.

Rõ nhất, các đá granit khối Đồng Hới xuyên cắt và gây biến chất các đá trầm tích hệ tầng Long Đại tuổi Silur. Ngoài ra cũng có thể thấy rằng, các đá trầm tích hệ tầng Bắc Sơn tuổi Carbon cũng bị biến chất nhiệt ở mức thấp.

Các số liệu tuổi tuyệt đối theo tài liệu bản đồ 1:500.000 (mẫu lấy ở vùng Sen Bàng) là 233 triệu năm, theo tài liệu của các nhà địa chất Viện nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản là 296 triệu năm.

Khoáng sản liên quan có pegmatit granit sứ gốm.

3.3.2. Phức hệ Quế Sơn (GDi P2-T1 qs)

Các thành tạo xâm nhập phức hệ Quế Sơn phân bố hạn hẹp với 1 khối duy nhất thuộc phạm vi huyện Lệ Thuỷ trên tờ Tân Lỵ. Chúng nằm ở thượng nguồn khe Tăng Ký - một nhánh của sông Long Đại.



Đặc điểm địa chất:

Khối Tăng Ký có dạng tương đối đẳng thước, chiều dài khoảng 10km, chiều rộng khoảng 4km. Địa hình núi cao phân cắt mạnh, độ cao tuyệt đối vào khoảng 300 đến 400m. Ngoài ra, xung quanh khối còn có một số vệ tinh nhỏ bóc lộ không đều và các thể đá mạch khác.

Phức hệ Quế Sơn được cấu tạo nên bởi 3 pha xâm nhập chính và các pha đá mạch. Các pha xâm nhập chính bao gồm:

Pha 1: Bao gồm các đá diorit, diorit thạch anh và ít granodiorit.

Pha 2: Gồm granodiorit, granit horblen.

Pha 3: Gồm granit biotit, granit horblen-biotit.

Pha đá mạch. Thành phần phức tạp từ lamprophyr đến aplit granit sáng màu.

Đặc điểm thạch học:

Diorit và diorit thạch anh: Chúng là thành phần của pha 1, khối lượng không nhiều, khoảng dưới 10% thể tích của toàn phức hệ. Đá sẫm màu, hạt vừa, nhỏ, kiến trúc nửa tự hình hoặc kiến trúc dạng nổi ban. Thành phần khoáng vật nghèo hoặc không có thạch anh, horblen 5-10%, biotit 5-20%, plagioclas loại andezin trên 50%, felspat kali 1-5%, không có pyroxen.

Granodiorit: Là thành phần chủ yếu của pha 2, có mặt trong hầu hết các khối, đặc biệt ở khối Hướng Lộc, Động Tri... Đá có màu xám lục, xám trắng, hạt vừa, đôi khi có dạng porphyr. Thành phần khoáng vật gồm thạch anh 20-25%, plagioclas loại andezin-oligoclas 40-60%, felspat kali 10-15%, biotit+horblen 10-25%. Hàm lượng biotit có thể lớn hơn hoặc ngang bằng horblen. Kiến trúc nửa tự hình rất đặc trưng. Trong nhiều trường hợp đá bị gneis hóa tạo nên các đá granitogneis dạng mắt.

Granit biotit: Thuộc pha 3 và chúng chiếm khối lượng rất lớn trong toàn bộ phức hệ. Một biến thể khác cũng tương tự là granit biotit có horblen. Đá có cấu tạo khối đến gneis. Riêng ở các vị trí cục bộ dọc theo đới trượt bằng quay phải Động Phượng - Làng Miệt - Tà Long các đá bị gneis hóa mạnh mẽ tạo nên các dạng thạch học granitogneis dạng mắt nguồn gốc milonit (khối Tà Loan, Rào Quán...). Kích thước hạt từ nhỏ đến vừa, cục bộ có kích thước lớn hoặc dạng nổi ban. Đá có màu xám trắng đến màu hồng thịt hoặc các dạng trung gian. Thành phần khoáng vật bao gồm thạch anh 28-35%, plagioclas loại oligoclas 30-45%, felspat kali 15-40%, khoáng vật màu 5-10% bao gồm biotit hoặc đồng thời horblen và biotit... Vi kiến trúc nửa tự hình, khảm plagioclas trên felspat kali.

Các đá mạch lamprophyr và aplit phân bố rộng rãi trong các khối. Đá hạt mịn, cấu tạo khối, nhiều nơi bị cà nát dập vỡ. Aplit hạt bé, sáng màu tương tự granit, không có các biến thể pegmatit hạt lớn.

Mô tả các khoáng vật tiêu biểu:



Plagioclas: Tinh thể dạng tấm, trụ ngắn. Thành phần hóa học dao động từ oligoclas đến andezin, cục bộ bị albit hóa, sericit hóa, xotxurit hóa.

Horblen: Dạng trụ ngắn đa sắc Ng>Np (xanh lục đậm>vàng phớt lục). XFe khoảng 0,33-0,34; XCa=0,80 (XFe=Fe+Mn/Fe+Mn+Mg; XCa=Ca/Ca+K+Na).

Biotit: Dạng vảy, tấm, có mặt trong cả 3 pha, màu nâu đa sắc mạnh Ng>Np (nâu>phớt vàng). XFe=0,5-0,6. Cũng như horblen, biotit thường bị clorit hóa và epidot hóa không đều.

Felspat kali: Loại orthoclas chiếm ưu thế, thường có dạng tấm tha hình. Thành phần hóa học có chứa một lượng Na2O từ 0,56 đến 2,81%.

Thạch anh: Dạng hạt tha hình. Trong các đá bị biến dạng dòn thạch anh vỡ nát, tắt làn sóng. Trong các biến thể biến dạng dẻo thạch anh bị ép vỡ tái kết tinh xếp định hướng.

Các khoáng vật phụ có apatit, sphen, zircon, pyrit và các sulphur khác.

Đặc điểm thạch địa hóa:

Thành phần hóa học của các đá có hàm lượng SiO2 từ 47,1 đến 76,26%, tổng kiềm Na2O + K2O = 4,23-9,0%. Nhìn chung, từ pha 1 đến pha 3 hàm lượng SiO2 tăng dần cùng với tổng hàm lượng kiềm. Tỷ lệ Na2O/K2O=1,0-2,7 (Na2O >K2O). Các đặc trưng hàm lượng và hệ số CIPW của 3 pha thể hiện trong bảng 3.7.


Bảng 3.7: Thành phần hoá học các đá xâm nhập phức hệ Quế Sơn


Các oxit

tạo đá chính

Pha 1 (20 mẫu)

từ........ đến......

trung bình

Pha 2 (22 mẫu)

từ........ đến......

trung bình

Pha 3 (26 mẫu)

từ........ đến......

trung bình

SiO2

47.1 - 60.7

55.98


61.22 - 68.3

62.05


68 - 76.26

71.88


TiO2

0.3 - 2.3

1.203


0.30 - 1.30

0.56


0.0 - 0.70

0.30


Al2O3

13.34 - 18.35

15.80


14.8 - 16.94

16.00


12.13 - 16.00

13.40


Fe2O3

1.80 - 5.37

2.31


1.48 - 3.23

1.85


0.75 - 2.51

1.66


FeO

2.77 - 8.05

4.90


1.87 - 3.99

2.87


0.25 - 2.80

1.40


MnO

0.07 - 0.28

0.15


  1. - 0.13

0.08

  1. - 0.11

0.05

MgO

1.40 - 6.00

4.20


1.40 - 2.90

3.90


0 - 1.40

0.65


CaO

2.79 - 7.81

5.12


1.12 - 4.32

2.97


0.28 - 2.51

1.22


Na2O

2.08 - 4.50

3.49


3.25 - 4.50

4.00


3.00 - 4.64

3.67


K2O

1.07 - 4.44

2.10


1.25 - 3.33

2.39


2.71 - 5.08

3.45


P2O5

0.13 - 0.87

0.50


0.27 - 0.51

0.35


0 - 0.24

0.11


Na2O/K2O

1.66

1.67

1.06

Các tiêu chí thạch hóa cho thấy phức hệ Quế Sơn bao gồm các loại đá diorit, granodiorit đến granit. Các biến thể đá thuộc loạt kiềm vôi và có thuộc tính I-granit cung đảo. Tỷ lệ Sr87/Sr86 = 0,7095-0,7096. Hàm lượng các nguyên tố chancophin (Pb, Cu, Zn) khá cao so với hệ số Class.

Vị trí tuổi và khoáng sản liên quan:

Cho đến hiện nay trong các hệ thống chú giải đều thống nhất phức hệ Quế Sơn có mức tuổi hoặc là PZ3 (Nguyễn Xuân Bao-1994) hoặc P2-T1 (Nguyễn Đức Thắng, Vũ Mạnh Điển, Phạm Huy Thông, Đỗ Văn Chi 1996-1997), do đó việc chọn lựa mức tuổi Permi - Trias cho phức hệ ở vùng Quảng Trị là hợp lý với những gì đã mô tả ở trên.

Các giá trị phân tích tuổi phóng xạ trên đá granit milonit khu Rào Quán theo phương pháp Ar-Ar cho giá trị 241,60,5 triệu năm (Nguyễn Văn Vượng và nnk) phù hợp với mức Permi - Trias.

Khoáng sản liên quan với phức hệ ở khu vực Quảng Bình nói riêng và Trung Bộ nói chung là vàng, đa kim Cu-Pb-Zn. Nhiều vành phân tán vàng trùng với diện phân bố của các khối granit kiểu Quế Sơn. Các điểm vàng F25-5 và F25-8 đều nằm trong diện phân bố của khối Tăng Ký. Ngoài ra, các đá granioit phức hệ Quế Sơn còn là nguồn vật liệu xây dựng có giá trị cao.



3.3.3. Phức hệ á phun trào Hoành Sơn (Ga T2 a hs)

Đặc điểm địa chất:

Các thành tạo á phun trào Hoành Sơn có mối quan hệ phân bố không gian gắn liền với các thành tạo trầm tích và phun trào hệ tầng Đồng Trầu. Thành phần của phức hệ bao gồm hai tướng. Đó là tướng họng và tướng á phun trào.

Tướng họng thành phần riolit porphyr và tuf riolit. Tướng á phun trào thành phần gồm dacit, riolit porphyr có hypersten, felsit.

Trên bản đồ, phức hệ Hoành Sơn có diện phân bố tập trung tạo nên 1 dải phương á vĩ tuyến từ Đèo Ngang đến Quảng Hợp với chiều dài khoảng 20km, chiều rộng từ 2-3km đến 5-6km. Khối có ranh giới chuyển tiếp với các trầm tích phun trào hệ tầng Đồng Trầu.



Đặc điểm thạch học:

Riolit porphyr: Đá màu xám xanh, xám sáng phớt xanh, khi phong hoá có màu phớt vàng nâu. Các đá ở phần rìa của khối thường có kiến trúc vi hạt phân lớp mỏng, chuyển vào trung tâm có nền vi hạt giàu ban tinh thạch anh. Kiến trúc nổi ban, các ban tinh thành phần chính là thạch anh đi cùng ít felspat kali hàm lượng 25-30%.

Dacit porphyr: Đá xám màu, cấu tạo khối, kiến trúc dạng nổi ban, hàm lượng ban tinh 15-30% trong đó có hypersten đi cùng plagioclas và felspat kali. Phần nền gồm vi hạt thạch anh và ít thuỷ tinh bị clorit hoá và sericit mạnh. Sự có mặt của hypersten là 1 dấu hiệu cho thấy các thành tạo đang mô tả có thuộc tính kiềm vôi.

Tuf aglomerat: Nằm ở phần cao của vòm phun trào. Đá có cấu tạo dăm, các hạt dăm kích thước 0,8-1mm đôi khi đến 3-5mm. Thành phần bao gồm thạch anh, plagioclas, felspat kali và thuỷ tinh bị clorit hoá mạnh.

3.3.4. Phức hệ Sông Mã (GT2 sm)

Đặc điểm địa chất:

Phức hệ Sông Mã đặc trưng bởi tập hợp các đá granitoit cùng nguồn với phức hệ Hoành Sơn. Sự khác biệt giữa chúng chính là điều kiện độ sâu thành tạo.

Trên bình đồ, phức hệ lộ ra trên diện khá rộng tạo nên 1 dải kéo dài phương Tây Bắc - Đông Nam khoảng 25km từ thôn Lam Sơn đến khu Kim Lũ. Chiều rộng của khối dao động từ 1-3km. Khối có dạng một thấu kính xuyên cắt các đá trầm tích hệ Devon và các đá phun trào hệ tầng Đồng Trầu. Thành phần thạch học bao gồm các đá granit dạng nổi ban và một ít granophyr.

Đặc điểm thạch học:

Granit dạng nổi ban: Đá sáng màu, cấu tạo khối, kiến trúc dạng nổi ban, nền kiến trúc ẩn tinh và vi khảm. Thành phần khoáng vật ban tinh gồm thạch anh đi cùng với felspat kali kích thước hạt từ 0,5 đến trên 1mm, phần nền bao gồm các vi hạt thạch anh đi cùng plagioclas và felspat kali kích thước nhỏ đến dạng ẩn tinh.

Granophyr: Một biến thể của granit dạng nổi ban. Tại đây phát triển các kiến trúc ghép dạng vi pegmatit. Tại đây thấy được các hạt lớn plagioclas và felspat kali có khảm nhiều các giun thạch anh.

Đặc điểm thạch hoá và địa hoá:

Các kết quả nghiên cứu của Phạm Đình Trưởng trên tờ Hoành Sơn cho thấy, các đá xâm nhập á phun trào Hoành Sơn - Sông Mã thuộc loại granit bình thường, bão hòa silic, độ kiềm bình thường, kaili tương đương natri.

Các phân tích hiện có cho thấy, các nguyên tố phân tán đều có giá trị thấp, tương tự trị số Clark. Phân tích plasma (ICP) cho thấy hàm lượng Zn 24-156 ppm, Cu 22-46 ppm, Pb-30-58 ppm, As 23-96 ppm.

Vị trí tuổi và khoáng sản liên quan:

Các phân tích tuổi phóng xạ hiện có bằng phương pháp Rb-Sr cho các giá trị 220 đến 223 13 triệu năm. Do đó việc liên hệ chúng với mức tuổi Trias là hợp lý.

Các đá phun trào và á phun trào bị biến chất nhiệt dịch mạnh, nhất là các quá trình thạch anh hoá, sericit hoá, beresit hoá. Đã phát hiện được nhiều vành phân tán vàng và sulphur cùng với các điểm quặng vàng có giá trị trong trường phân bố các đá phun trào - á phun trào đang mô tả.

3.3.5. Phức hệ Phiabioac (Ga T3 n pb)

Theo tài liệu tờ bản đồ địa chất Hoành Sơn tỷ lệ 1:50.000, chúng bao gồm các khối nhỏ phân bố ở phía Bắc tỉnh, thuộc huyện Tuyên Hoá.



Đặc điểm địa chất:

Có hai khối tiêu biểu nhất. Đó là các khối Khe Nét và khối Tây Khe Vong.

Khối Khe Nét nằm ở ranh giới với tỉnh Hà Tĩnh thuộc xã Hương Hoá. Một phần diện tích của khối nằm ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trên bình đồ khối có hình dáng kéo dài phương Tây Bắc - Đông Nam 10-11km, chiều rộng 4-5km. Chúng xuyên cắt và gây biến chất các đá trầm tích lục nguyên hệ tầng Sông Cả. Khối cấu tạo bởi hai pha xâm nhập. Pha 1 có thành phần bao gồm các đá granit sẫm màu, pha 2 gồm các đá granit sáng màu và granit hai mica. Pha 1 nằm ở trung tâm của khối, pha 2 nằm ở phần ven rìa. Chúng bị các đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam xuyên cắt và cà nát mạnh.

Khối Tây Khe Vong nằm về phía Tây khối Khe Nét khoảng 8-9km. Một phần của khối nằm trên đất Hà Tĩnh. Diện tích của khối vào khoảng 12-15km2. Thành phần thạch học của khối tương đối đơn giản gồm các đá granit sáng màu và granit hai mica thuộc pha 2. Khối Tây Khe Vong cũng xuyên cắt và gây biến chất các đá trầm tích hệ tầng Sông Cả.



Đặc điểm thạch học:

- Granit sẫm màu: Thành phần chính của pha 1. Đá màu xám đến loang lỗ, cấu tạo khối, kiến trúc nữa tự hình. Thành phần khoáng vật bao gồm thạch anh 22-45%, felspat kali 24-46%, plagioclas 18-47%, biotit 1-14%, các khoáng vật phụ có apatit, zircon. Các khoáng vật ilmenit và leucoxen.

- Granit biotit và granit hai mica: Chiếm khối lượng chính của pha 2. Đá màu trắng xám cấu tạo khối, kiến trúc nữa tự hình. Thành phần khoáng vật gồm thạch anh 22-40%, plagioclas 25-38%, felspat kali 30-55%, biotit 7-10%. Trong các biến thể granit hai mica còn xuất hiện mutcovit dưới dạng các tấm nhỏ phân tán hoặc đi cùng với biotit.

Đặc điểm thạch hoá và địa hoá:

Các nghiên cứu có hệ thống của Phạm Đình Trưởng trong tờ bản đồ địa chất Hoành Sơn cho thấy, phức hệ Phiabioac có thành phần hoá học thuộc vào nhóm granit thực thụ, một số thuộc loại granodiorit. Các đá granit có thuộc tính kiềm vôi, kali trội hơn natri, giàu nhôm đến bão hoà nhôm, thuộc loại “S” granit với chỉ số đồng vị Sr87/Sr86 > 0.706. Điều kiện kết tinh vào khoảng 670-6850C.

Các phân tích quang phổ cho thấy, nguyên tố Ti, V, Ni, Y, U, Cu, Pb, Zn có hàm lượng lớn hơn so với Clark. Riêng U, Cu, Pb pha 2 có hàm lượng gấp 5 lần so với Clark.

Vị trí tuổi và khoáng sản liên quan:

Cơ sở xác định tuổi của phức hệ chủ yếu dựa vào thành phần thạch học và thạch hoá. Dấu hiệu địa chất chắc chắn duy nhất, chúng xuyên cắt và gây biến chất các thành tạo trầm tích hệ tầng Sông Cả tuổi Ordovic - Silur.

Hiện nay chưa tìm thấy các dấu hiệu mối liên quan của phức hệ với các loại khoáng sản có ích.

3.3.6. Các đai mạch không rõ tuổi

Phân bố rải rác với khối lượng không lớn. Dạng nằm địa chất chủ yếu là các mạch chiều dày 1-2m, kéo dài 2-10m định hướng theo các đứt gãy. Thành phần bao gồm granit aplit, granit hạt nhỏ, lamprophyr và pegmatit granit.



3.4. Cấu trúc kiến tạo

Các đặc điểm cấu trúc - kiến tạo Quảng Bình và các diện tích kế cận thuộc khu vực Bắc Trung Bộ đã được đề cập trong một nhiều công trình nghiên cứu (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1983; Trần Văn Trị, Nguyễn Xuân Tùng, 1992; Trần Văn Trị, Lê Duy Bách, Nguyễn Văn Hoành, 1993; Lê Văn Thân, Nguyễn Nghiêm Minh, 1999...). Các quan điểm về kiến tạo lãnh thổ Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng còn rất khác nhau.

Trên bình đồ khái quát tỷ lệ nhỏ, Quảng Bình chiếm vị trí giữa của dãy núi Trường Sơn kéo dài phương Tây Bắc - Đông Nam từ Luông Prabang (Lào) đến phía Bắc đỉnh Ngọc Linh (Kon Tum - Việt Nam). Theo sơ đồ kiến tạo của Trần Văn Trị và nnk (1993), diện tích tỉnh Quảng Bình nằm ở phần trung tâm của miền kiến tạo Trường Sơn (một phần của miền kiến tạo Việt - Lào) và nằm trên đới cấu trúc Long Đại (phụ đới Quy Đạt) là chủ yếu và một phần Đông Nam đới Hoành Sơn.

Khu vực Minh Hoá (Tây Quảng Bình) nằm trong vùng có đường ranh giới Moho (đường sâu của vỏ) từ 33-35km và Konrad từ 3-5km, tăng dần từ Đông sang Tây (Bùi Công Quế, Nguyễn Kim Lạp, 1992).



3.4.1. Các đơn vị cấu trúc

Vùng Quảng Bình bao gồm các đơn vị cấu trúc sau:



3.4.1.1. Đới Hoành Sơn

Đới Hoành Sơn nằm về phía Bắc tỉnh Quảng Bình và còn tiếp tục mở rộng về phía Bắc trên diện tích tỉnh Hà Tĩnh. Đới Hoành Sơn ngăn cách với đới Long Đại ở phía Nam bởi đứt gãy Rào Nậy. Chúng được cấu thành nên bởi các đá trầm tích phun trào và xâm nhập có tuổi Mesozoi sớm. Cụ thể hơn, đó là các đá trầm tích và phun trào hệ tầng Đồng Trầu, các đá á phun trào và xâm nhập nông loạt Hoành Sơn và các xâm nhập phức hệ Sông Mã, phức hệ xâm nhập granit Phiabioac.

Đặc điểm chủ yếu của đới có phương kéo dài Tây Bắc - Đông Nam, đặc trưng các trường từ xạ-phổ chủ yếu theo phương trên, phù hợp phương cấu trúc của các trầm tích hệ tầng Đồng Trầu.

Thuộc phần phía Đông Nam của đới là trũng sụt Kainozoi đồng bằng Ba Đồn, được lấp đầy các thành tạo trầm tích lục nguyên gắn kết yếu và bở rời, có bề dày tăng dần từ rìa đồng bằng về phía biển, lớn nhất là >350m (LK.MH.1).

Thuộc diện lộ của đới có biểu hiện sinh khoáng vàng, liên quan đến các thành tạo lục nguyên - phun trào Trias giữa và khoáng sản ngoại sinh (trầm tích và vỏ phong hoá) như kaolin, than bùn, than nâu, cát thuỷ tinh và vật liệu xây dựng.

3.4.1.2. Đới Long Đại

Đới Long Đại theo Trần Văn Trị và nnk (1993) nằm về phía Nam đứt gãy sông Rào Nậy, chiếm diện tích chủ yếu tỉnh Quảng Bình. Trên quy mô khu vực, đới Long Đại tiếp xúc với đới A Vương ở phía Nam theo đứt gãy lớn Rào Quán - Khe Sanh thuộc địa bàn tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đới Long Đại bao gồm các phức hệ đá phức tạp có tuổi từ Paleozoi đến Kainozoi. Có thể phân chia sơ bộ thành các tổ hợp đá thuộc phần móng kết tinh Paleozoi sớm giữa, tổ hợp các đá thuộc các phức hệ chồng gối liên quan với các hoạt động muộn sau Paleozoi. Có thể phân chia được các khối cấu trúc sau đây:



- Khối cấu trúc Hải Trạch - Trường Sơn và Ngân Thuỷ - Kim Thuỷ: Khối được cấu thành bởi các trầm tích Paleozoi hạ hệ tầng Long Đại và Đại Giang. Đây là 1 bộ phận của bể trầm tích lớn phân bố rộng rãi trong khu vực Quảng Bình và Quảng Trị. Trên bình đồ khối cấu trúc có dạng 1 phức nếp lồi, phân đới biến chất đồng tâm.

- Khối cấu trúc Paleozoi Minh Hoá - Hải Trạch: Có dạng các khối uốn nếp lớn với thành phần lục nguyên và carbonat tướng biển thuộc các trầm tích Devon (hệ tầng Rào Chắn, Bản Giàng, Mục Bài, Đông Thọ, Bằng Ca và Xóm Nha).

- Khối cấu trúc Paleozoi Lệ Ninh: Bao gồm các trầm tích Devon hệ tầng Tân Lâm và hệ tầng Cù Bai.

- Khối cấu trúc Paleozoi giữa Phong Nha - Kẻ Bàng: Có dạng một nếp lõm với thành phần lục nguyên và carbonat tướng biển Paleozoi thượng (hệ tầng La Khê, Bắc Sơn và Khe Giữa) với bề dày trầm tích 880-1.080m, đá ít biến vị và hầu như không bị biến chất.

- Khối batolit Đồng Hới: Quy mô lớn, trùng với phần nhân của phức nếp lồi lớn tạo nên bởi các đá trầm tích biến chất phân đới đồng tâm hệ tầng Long Đại và Đại Giang.

- Trũng chồng gối Mesozoi muộn Mụ Giạ và Thượng Trạch: Là một phần phía Đông của cấu trúc nếp lõm dạng chậu thoải Nậm Theun (trung tâm nếp lõm ở bên Lào), đặc trưng là các trầm tích lục nguyên-carbonat biển-á lục địa (hệ tầng Bãi Dinh) và lục địa màu đỏ (hệ tầng Mụ Giạ).

Đặc điểm sinh khoáng của các khối cấu trúc trên liên quan với các khoáng sản ngoại sinh (trầm tích và phong hoá thấm đọng) khá phong phú. Trong đó, đáng lưu ý là các khoáng sản đá vôi (ốp lát, đá vôi xi măng), dolomit, phosphorit, nguyên liệu phụ gia xi măng (sét, laterit) và sét gạch ngói.



3.4.1.3. Trũng sụt Kainozoi ven biển (đồng bằng Ba Đồn, Lệ Thuỷ)

Trũng sụt Kainozoi thuộc tam giác châu cửa sông Gianh, Nhật Lệ, phủ trên móng cấu trúc thuộc 2 đới Hoành Sơn và Long Đại, được lấp đầy bằng các thành tạo lục nguyên gắn kết yếu và bở rời Kainozoi, có bề dày thay đổi từ rìa đồng bằng ra biển, sâu nhất là vùng ven biển tới >350m (LK.MH.1).

Khoáng sản liên quan khá phong phú: than bùn, có biểu hiện than nâu, cát thuỷ tinh và vật liệu xây dựng.

3.4.2. Các tổ hợp thạch kiến tạo

Trên cơ sở nghiên cứu thành phần vật chất, quy luật phân bố, mối quan hệ không gian của các thực thể địa chất, các kết quả khôi phục các điều kiện cổ địa lý và bối cảnh môi trường thành tạo, các điều kiện cổ địa động lực liên quan, có thể phân biệt một số tổ hợp thạch kiến tạo sau đây:



3.4.2.1. Tổ hợp thạch kiến tạo rìa lục địa Paleozoi sớm (bồn thềm lục địa phân dị yếu)

Tổ hợp bao gồm các trầm tích biến chất yếu hệ tầng Long Đại, các hệ tầng Đại Giang ở phía Nam và hệ tầng Sông Cả ở phía Bắc. Tổ hợp thạch kiến tạo có quy mô phân bố rất rộng rãi kéo dài suốt từ khu vực phía Nam Huế đến vùng sông Cả (Nghệ An) liên quan với các bồn trũng cổ quy mô rộng lớn. Mặt cắt chung nhất bao gồm các trầm tích sét, lục nguyên carbonat và silic dạng fliso chiều dầy trên 3.000m. Các quan sát mới nhất cho thấy, trong các mặt cắt hoàn toàn thiếu vắng các đá nguồn gốc núi lửa, đồng thời thể hiện sự phân dị mạnh về tướng độ sâu cũng như các điều kiện cổ địa lý trong phạm vi bồn trũng cổ Paleozoi sớm Trường Sơn. Ví dụ, phần thấp nhất của hệ tầng Long Đại khu vực ngầm Long Đại có mặt các trầm tích silicit màu đỏ liên quan với điều kiện tướng biển sâu, trong khi đó các phần cao hơn thuộc hệ tầng Đại Giang cho thấy hạt trầm tích thô chiếm ưu thế.



3.4.2.2. Tổ hợp thạch kiến tạo rìa lục địa thụ động Paleozoi giữa (bồn thềm lục địa phân dị mạnh)

Tổ hợp có diện phân bố chiếm lớn, chủ yếu ở khối cấu trúc Minh Hoá - Hải Trạch và Quảng Ninh, Lệ Thủy. Tổ hợp thạch kiến tạo trong hai khối cấu trúc có đặc điểm khác biệt về thành phần thạch học và tướng đá.



Khối cấu trúc Minh Hoá - Hải Trạch: Có phương cấu trúc dạng á vĩ tuyến (ở phía Đông và phần trung tâm), chếch Tây Bắc - Đông Nam và á kinh tuyến (ở phía Tây), có dạng nếp lồi hoặc đơn nghiêng với nhân (hoặc phần thấp) là hệ tầng Rào Chắn và kết thúc là các hệ tầng Bằng Ca, Xóm Nha. Quan hệ dưới của tổ hợp chưa rõ, còn phía trên bị các tổ hợp thạch kiến tạo Paleozoi thượng và Mesozoi thượng phủ không chỉnh hợp góc bao gồm các thành tạo trầm tích sau:

- Thành tạo lục nguyên ít carbonat chứa San hô biển nông hệ tầng Rào Chắn (D1 rc).

- Thành tạo lục nguyên chứa Huệ biển, Chân rìu biển nông hệ tầng Bản Giàng (D1-2 bg). Đáng chú ý, mặt cắt ở đèo Lý Hoà đặc trưng là trầm tích tam giác châu phân lớp xiên chéo chứa Cá cổ, thực vật tạm xếp vào hệ tầng Bản Giàng (?).

- Thành tạo lục nguyên-carbronat chứa phong phú Tay cuộn, San hô tướng biển nông hệ tầng Mục Bài (D2g mb).

- Thành tạo lục nguyên chứa thực vật dạng vảy tướng biển nông hệ tầng Đông Thọ.

- Thành tạo lục nguyên-silic chứa mangan, hệ tầng Bằng Ca và thành tạo carbonat sọc dải chứa Conodonta, Tentaculita hệ tầng Xóm Nha thuộc trầm tích nước sâu.

- Thành tạo carbonat màu đen chứa Trùng lỗ hệ tầng Phong Nha thuộc trầm tích nước nông.

Khối cấu trúc Lệ Ninh: Có cấu trúc đơn giản hơn nhiều gồm hệ tầng Tân Lâm và hệ tầng Cù Bai. Phần thấp của mặt cắt đánh dấu bằng các tập đá hạt thô phủ bất chỉnh hợp góc lên trên các đá trầm tích Paleozoi hạ. Phần giữa đặc trưng bằng các đá sét bột kết, sét vôi. Phần trên cùng bao gồm các đá vôi và dolomit. Toàn bộ phức hệ được thành tạo trong 1 chu kỳ biển tiến quy mô rộng trong các bồn trầm tích kiểu cổ vũng vịnh giai đoạn đầu, chuyển sang chế độ biển sâu hơn trong các giai đoạn cuối.

Từ các đặc điểm thành phần thạch học và địa hoá cho thấy tổ hợp thạch kiến tạo Paleozoi trung bao gồm các thành tạo địa chất được hình thành trong bồn thềm lục địa, thuộc bối cảnh rìa lục địa thụ động có tính phân dị mạnh ngay từ đầu Devon đến Carbon.

Có lẽ, do đặc điểm của bồn thềm lục địa Paleozoi giữa có độ dốc thoải, bề mặt sự vận chuyển vật liệu trầm tích kéo dài nên đã hình thành tầng cát kết có thành phần khá sạch (chủ yếu là thạch anh), đôi chổ là cát kết dạng quarzit, các hạt vụn có độ mài tròn, chọn lựa khá tốt và có thành phần SiO2 cao, các ôxyt dễ bị rửa trôi (Al2O3,  K2O + Na2O, CaO... ) rất thấp.

3.4.2.3. Tổ hợp thạch kiến tạo rìa lục địa thụ động Paleozoi muộn (bồn thềm lục địa bình ổn)

Tổ hợp có diện phân bố chủ yếu ở khối cấu trúc Phong Nha - Kẻ Bàng. Chúng phủ không chỉnh hợp trên tổ hợp thạch kiến tạo Paleozoi giữa và phía trên lại bị tổ hợp thạch kiến tạo Mesozoi muộn (J-K) phủ không chỉnh hợp góc lên, gồm các thành tạo sau:

- Thành tạo lục nguyên-silic-sét than (200-300m) chứa hoá thạch bám đáy và ven bờ (Tay cuộn, Chân rìu, Huệ biển, Trilobita) thuộc hệ tầng La Khê (C1 lk).

- Thành tạo carbonat thuần khiết, có bề dày lớn (>600m) chứa Trùng lỗ, San hô biển nông hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs).

- Thành tạo silic sét và carbonat có bề dày mỏng (300m) hệ tầng Khe Giữa.

Tổ hợp thạch kiến tạo Paleozoi muộn được thành tạo trong bồn thềm lục địa khá bình ổn thuộc bối cảnh rìa lục địa thụ động. Ở giai đoạn đầu, có lẽ còn bị ảnh hưởng và chi phối nguồn cung cấp vật liệu tương tự như tổ hợp thạch kiến tạo Paleozoi giữa và vào giai đoạn giữa và cuối chủ yếu là môi trường trầm tích sinh-hoá nên đã tạo tầng carbonat khá thuần khiết có bề dày lớn.



3.4.2.4. Tổ hợp thạch kiến tạo granit cao nhôm đồng tạo núi trước Carbon

Bối cảnh thành tạo của các thành tạo granit Trường Sơn có lẽ liên quan với các chuyển động kiến tạo chủ yếu xảy ra trong khoảng sát trước Carbon.



3.4.2.5. Tổ hợp thạch kiến tạo rìa lục địa tích cực Paleozoi muộn - Mesozoi sớm

Tổ hợp bao gồm các đá phun trào được mô tả trong địa tầng Động Toàn và các xâm nhập granit kiềm vôi phức hệ Quế Sơn thành phần phân dị từ diorit, granodiorit đến granit sáng màu. Trên bình đồ chúng tạo nên một tuyến phương Tây Bắc - Đông Nam gần như trùng với phạm vi hoạt động của đới trượt bằng Động Phượng - Làng Miệt - Tà Long - Huế.

Các đặc điểm thành phần hoá học, tỷ lệ đồng vị Sr87/Sr86 = 0.07095-0.07096 xác minh thuộc tính kiềm vôi của loạt magma cũng như các đặc tính trung gian giữa kiểu “I” và “S” granit. Sự gắn bó không gian, thời gian giữa các thành tạo phun trào andesit, granitoit kiềm vôi và các đai biến chất động lực trong khoảng cuối Paleozoi đầu Mesozoi là những dị chỉ vật chất xác minh pha chuyển động kiến tạo Indosini trong khu vực nghiên cứu.

Đặc trưng nhất đó là sự phong phú các phun trào andesitobazan, andesit hypersten. Phun trào có khối lượng lớn, bề dầy đạt trên 500-600m thuộc vào các tướng phun trào thực sự, tướng trầm tích phun trào và tướng phun nổ. Quan hệ phủ bất chỉnh hợp hoặc xuyên cắt của phun trào với các thành tạo hệ tầng Long Đại là chắc chắn thông qua nhiều quan sát của nhiều nhà địa chất.



3.4.2.6. Tổ hợp thạch kiến tạo rift nội lục (?) Mesozoi sớm

Tổ hợp phân bố trên đới Hoành Sơn, cấu thành bởi thành tạo trầm tích - phun trào acid hệ tầng Đồng Trầu, gồm các đá trầm tích lục nguyên hạt thô (cát kết, sạn kết) có thành phần hạt vụn đa khoáng, trong thành phần là vật liệu núi lửa chiếm khá cao hoặc có mặt lớp đá vôi sét chứa hoá thạch Chân rìu biển; còn các đá phun trào acid (ryolit) là chủ yếu có thành phần SiO2: 69,42-74,26%; K2O/Na2O: 1,3-5,75; tỷ số Sr87/Sr86 là 0,7087 và tuổi tuyệt đối là 232  12 triệu năm.

Các đá granitoid phức hệ Sông Mã, gồm các đá granit biotit có thành phần SiO2: 65-67%, có tỷ số đồng vị Sr87/Sr86 là 0,7086 thuộc loạt kiềm vôi (CA), ở nhóm tờ Hoành Sơn, phức hệ Sông Mã có quan hệ nguồn gốc với phun trào hệ tầng Đồng Trầu.



tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương