CHƯƠng 3 CẤu trúC ĐỊa chất thang địa tầng



tải về 0.91 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích0.91 Mb.
#1906
  1   2   3   4   5   6   7   8


CHƯƠNG 3

CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT


3.1. Thang địa tầng: được mô tả ở bảng 3.1.

Thang địa tầng này được áp dụng theo Thang địa tầng quốc tế được phổ biến chính thức tại Hội nghị Địa chất Quốc tế lần thứ 32 tại Italia tháng 8/2004.



Bảng 3.1: Bảng tóm lược thang địa tầng

Giới

Hệ

Thống


Thời gian

(triệu năm)

Các phân vị địa tầng tiêu biểu trên bản đồ địa chất tỉnh Quảng Bình

Kainozoi

Đệ Tứ

Holocen

0,0115




Pleistocen

1,806

Tân Mỹ, Quảng Điền, Phú Xuân

Neogen

Pliocen

23,03

Đồng Hới

Miocen

Paleogen

Oligocen

65,5




Eocen

Paleocen

Mesozoi

Kreta

Thượng (Trên)

145,5

Mụ Giạ, Bãi Dinh

Hạ (Dưới)

Jura

Thượng (Trên)

199,6

Trung (Giữa)

Hạ (Dưới)

Trias

Thượng (Trên)

251,0

Đồng Đỏ, Đồng Trầu, Hoành Sơn, Phiabioac, Sông Mã

Trung (Giữa)

Hạ (Dưới)

Paleozoi

Permi

Thượng (Trên)

299,0

Động Toàn, Khe Giữa, Bắc Sơn, Quế Sơn

Trung (Giữa)

Hạ (Dưới)

Carbon

Thượng (Trên)

359,2

Bắc Sơn, La Khê, Trường Sơn

Hạ (Dưới)

Devon

Thượng (Trên)

416,0

Xóm Nha, Cù Bai, Tân Lâm, Bằng Ca, Đông Thọ, Mục Bài, Bản Giàng, Rào Chắn

Trung (Giữa)

Hạ (Dưới)

Silur

Thượng (Trên)

443,7

Sông Cả, Đại Giang, Long Đại


Trung (Giữa)

Hạ (Dưới)

Ordovic

Thượng (Trên)

488,3

Trung (Giữa)

Hạ (Dưới)

Cambri

Thượng (Trên)

542,0

Vắng mặt

Trung (Giữa)

Hạ (Dưới)

ProteRozoi

Neoproterozoi




2500

Vắng mặt

Mezoproterozoi

Paleoproterozoi

Arkeirozoi


Neoarkei




3600

Vắng mặt

Mezoarkei

Paleoarkei

3.2. Địa tầng

3.2.1. Giới Paleozoi

Theo các tài liệu mới nhất, trên phạm vi tỉnh Quảng Bình có các phân vị địa tầng có tuổi từ Paleozoi đến Kainozoi. Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt các đặc điểm cơ bản của các phân vị địa tầng đã được phân chia trên toàn tỉnh.


Hệ Ordovic, thống trên - Hệ Silur, thống dưới

Hệ tầng Long Đại (O3-S1 )
Hệ tầng Long Đại do Mareichev A.M, Trần Đức Lương xác lập năm 1965 trong công tác đo vẽ chỉnh lý bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phần miền Bắc. Mặt cắt chuẩn được mô tả tại thượng nguồn sông Long Đại từ Bản Ho qua Bản Mít đến Vít Thu Lu huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.

Trên bản đồ địa chất tỉnh Quảng Bình, hệ tầng Long Đại phân bố rộng rãi ở phần phía Nam thuộc các huyện Lệ Thuỷ và huyện Quảng Ninh.

Theo các nhà địa chất Vũ Mạnh Điển, Phạm Huy Thông ở Bình Trị Thiên và các tài liệu mới hiện có cho thấy, trong phạm vi hệ tầng hoàn toàn vắng mặt các đá phun trào. Các đá phun trào tràn lan ở Vít Thu Lu, núi Mỏ Nhất,... trước đây được các nhà địa chất xem là một bộ phận của hệ tầng Long Đại, hiện nay được chứng minh có tuổi trẻ hơn ở mức Permi với một sưu tập cổ sinh vật rất chắc chắn. Do vậy thực chất, hệ tầng nhìn chung bao gồm các trầm tích lục nguyên xen phiến sét giàu vật chất hữu cơ, có một khối lượng không lớn các đá carbonat ở phần trên cùng.

Theo các đặc điểm cấu tạo địa chất và thành phần thạch học, hệ tầng Long Đại được phân chia thành các phụ hệ tầng như sau:



Phụ hệ tầng Long Đại 1 (O3-S1 1):

Mặt cắt phụ hệ tầng Long Đại 1 lộ rõ ở khu vực Bắc đỉnh Động Vàng Vàng (tờ Hướng Lập), tờ Linh Thượng và Tân Ly. Dưới đây là mô tả một số mặt cắt đặc trưng của tập 1 hệ tầng Long Đại.



Mặt cắt tiêu biểu ở khu Bắc Động Vàng Vàng bao gồm 5 hệ lớp từ dưới lên như sau:

  1. Đá phiến sét bột màu đen. Dày 30m.

  2. Cát kết dạng quarsit. Dày 55m.

  3. Cát kết thạch anh, cát kết ít khoáng. Dày 85m.

  4. Cát bột kết. Dày 450m.

  5. Đá phiến sét đen. Dày 80m.

Tổng chiều dày 700-800m.

Mặt cắt tại Khe Đàn phía Tây Bản Rưm do Trần Đình Sâm mô tả gồm các hệ lớp như sau.

1- Cát kết màu xám vàng hạt trung, hạt thô phân lớp dày.

2- Bột kết màu xám đen phân lớp mỏng.

3- Cát kết xám vàng xám xanh hạt trung, phân lớp dày.



Mặt cắt tại thượng nguồn suối Thù Lù bao gồm các hệ lớp:

1- Cát kết thạch anh, cát kết ít khoáng màu xám. Dày 500m.

2- Đá phiến sét, bột kết màu xanh phân lớp mỏng. Dày 100m.

3- Cát kết dạng quarsit màu xám xanh rắn chắc. Dày 200m.

Như vậy, thành phần của tập 1 ưu thế là các đá phiến sét và đá phiến thạch anh sericit chuyển lên trên có các hệ lớp đá cát kết và bột kết hạt trung.

Chiều dày của phụ hệ tầng Long Đại 1 dự kiến trên 700m.



Phụ hệ tầng Long Đại 2 (O3-S1 2):

Các diện lộ tiêu biểu của phụ hệ tầng Long Đại 2 được xác minh tại nhiều khu vực thượng nguồn sông Long Đại.

Các tài liệu nghiên cứu chi tiết cho thấy phụ hệ tầng này đặc trưng bởi sự phong phú các lớp đá phiến sét giàu graphit xen kẽ với các đá trầm tích lục nguyên cát-bột hạt bé.

Mặt cắt tiêu biểu của tập 2 bao gồm các hệ lớp sau đây:

Lớp 1: Đá phiến sét đen giàu graphit ẩn tinh. Dày 100m.

Lớp 2: Bột kết xám đen hạt nhỏ có ít graphit. Dày 150m.

Lớp 3: Đá phiến sét-bột kết xám đen. Dày 150m.

Lớp 4: Cát kết xám trắng hạt nhỏ. Dày 100m

Lớp 5: Sét kết màu đen giàu graphit. Dày 150-200m.

Tổng chiều dày khoảng 800-850m.

Như vậy, dấu hiệu tiêu chí để phân biệt phụ hệ tầng Long Đại 2 (O3-S1 2) là sự có mặt với khối lượng lớn các đá sét hạt mịn giàu hữu cơ, vắng mặt các đá cát kết hạt thô, không có carbonat, không có phun trào.



Phụ hệ tầng Long Đại 3 (O3-S1 3):

Phụ hệ tầng này đặc trưng bởi sự có mặt các lớp, thấu kính đá carbonat-sét quy mô nhỏ. Tuy nhiên, không phải tại diện lộ nào cũng tìm thấy các lớp đá carbonat đánh dấu.



Mặt cắt tiêu biểu của phụ hệ tầng này bao gồm các lớp sau đây:

1- Sét vôi màu xám tro. Dày 40m.

2- Cát kết. Dày 60m.

3- Đá phiến sét đen. Dày 80m.

4- Cát hạt bé chứa vôi. Dày 90m.

5- Đá phiến sét đen. Dày 50m.

6- Cát bột kết. Dày 30m.

7- Sét vôi. Dày 75m.

8- Đá vôi màu xám tro. Dày 65m.

Tổng chiều dày khoảng 500m.



Phụ hệ tầng Long Đại 4 (O3-S1 4):

Mặt cắt tiêu biểu bao gồm 3 hệ lớp có quan hệ chuyển tiếp:

1- Đá phiến thạch anh-sericit-clorit màu xám lục xen kẽ các lớp cát bột kết phân lớp dày và sét bột kết. Dày 190m.

2- Cát kết ít khoáng, bột kết phân lớp mỏng đến trung bình, đá phiến sét sericit-clorit màu xám nhạt. Dày 110m.

3- Đá phiến sét-sericit-clorit xen bột kết ít khoáng, cấu tạo phân dải, phân lớp không đều, màu xám ghi. Dày 400m.

Trong phạm vi tập 3 và 4, theo Trần Đình Sâm còn có mặt các đá trầm tích silicit.

Mặt cắt Đường 16 bao gồm các hệ lớp sau:

1- Đá silicit màu xanh đỏ. Dày 110m.

2- Cát kết hạt nhỏ đến vừa. Dày 50m.

3- Đá phiến sét silic, bột kết và đá phiến sét. Dày 270m.

4- Cát kết xen đá phiến sét. Dày 250m.

5- Đá phiến sét sericit, bột kết. Dày trên 150m.

Bề dày tổng cộng của tập 4 khoảng gần 700m.

Nhìn chung, các thành tạo thuộc hệ tầng Long Đại có cấu trúc phân nhịp dạng flys khá rõ, bao gồm các trầm tích lục nguyên xen kẽ với các trầm tích sét, rất ít carbonat, vắng mặt phun trào. Chúng bị biến chất không đều trong phạm vi từ tướng đá phiến argilit đến tướng đá phiến muscovit. Khu vực bị biến chất cao nhất trùng với phần nhân của nếp lồi Động Vàng Vàng và xung quanh khối granit Tây Đồng Hới. Tại các mặt cắt xung quanh khối granit Tây Đồng Hới xuất hiện các đá phiến thạch anh hai mica hoặc các đá quarsit, đá phiến sericit, đá phiến có andalusit. Chính vì vậy, trên tờ bản đồ địa chất Đồng Hới tỷ lệ 1:50.000, Trần Đình Sâm (1981) đã xác lập hệ tầng Suối Lùi mức tuổi Cambri - Ordovic. Chúng có thể xếp vào đới “Đá phiến mica”. Các diện tích còn lại thuộc vào “Đới clorit-sericit”.



Vị trí tuổi và khoáng sản liên quan:

Các sưu tập của Trần Đình Sâm trong phạm vi tờ Vít Thu Lu (1999) cho thấy sự có mặt rất phong phú Graptolithina: Glyptograptus sp; Hedrograptus sp; Demirastries triangulatus major; Pernerograptus sp.; Diplograptus sp; Oktavites Communis (Lapw)... Tại khu Bản Rưm, Phạm Kim Ngân và đồng nghiệp đã phát hiện sự có mặt Trilobita: Cyclopyge sp; Microparia (?) sagaviafomis Kob. et. Ham; Ogygiocaris sp; Nileus sp. Chúng đặc trưng cho mức tuổi từ Ordovic sớm cho đến Silur sớm.

Các đá của hệ tầng Long Đại là môi trường thuận lợi cho sự tích tụ vàng cùng các kim loại nhóm đa kim để tạo nên các thân quặng nguồn gốc nhiệt dịch. Các tập đá phiến đen giàu vật chất hữu cơ và graphit rất thuận lợi cho sự tích tụ các khoáng vật pyrit, chancopyrit, vàng. Các nghiên cứu thành phần hóa học các đá cát kết (Vũ Mạnh Điển, Phạm Huy Thông, 1996) cho thấy cổ bối cảnh thành tạo của địa tầng thuộc vào miền rìa lục địa tích cực.
Hệ tầng Sông Cả (O3-S1 sc)

Hệ tầng Sông Cả được Mareichev A.M, Trần Đức Lương xác lập năm 1965 để chỉ cho các trầm tích lục nguyên phân bố rộng rãi ở khu vực Bắc Trung Bộ (Nghệ An và Hà Tĩnh). Trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, các thành tạo hệ tầng Sông Cả phân bố trên diện tích hẹp ở khu vực phía Bắc thuộc địa bàn huyện Tuyên Hoá tiếp giáp với huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Trên bản đồ, hệ tầng Sông Cả được phân làm hai phụ hệ tầng như sau:

Phụ hệ tầng 1 (O3-S1 sc1):

Phụ hệ tầng này có chiều dày khoảng 500-700m, bao gồm hai hệ lớp:

Hệ lớp 1: Cát kết ít khoáng dạng quarsit. Dày trên 100m.

Hệ lớp 2: Đá phiến sét đen xen lớp mỏng đá phiến silic, đá silic màu đen, ít lớp cát bột kết. Dày trên 400m.



Phụ hệ tầng 2 (O3-S1 sc2):

Phụ hệ tầng 2 nằm chuyển tiếp lên trên tập 1, bao gồm 3 hệ lớp với tổng chiều dày 500-650m.

Hệ lớp 1: Đá phiến thạch anh, đá phiến sericit, ít lớp đá phiến silic, bột kết chứa silic. Dày 150m.

Hệ lớp 2: Cát kết, cát bột kết, sét bột kết. Dày 200m.

Hệ lớp 3: Đá phiến sericit, bột kết, lớp mỏng đá phiến silic màu đen. Dày 300m.

Trên phạm vi tỉnh Quảng Bình, chưa tìm thấy điểm hoá thạch định tầng nào trên diện phân bố của hệ tầng Sông Cả. Trên quy mô khu vực, các hoá đá định tầng tiêu biểu cho hệ tầng khá phong phú như Monoclimacis vomerica, Pristiograptus cf. kweichihensis.

Khoáng sản liên quan khá nghèo nàn, về cơ bản chúng là một môi trường chứa các thành tạo quặng nhiệt dịch như vàng, đồng, arsen.
Hệ Silur, thống thượng

Hệ tầng Đại Giang (S2 đg)
Hệ tầng Đại Giang do A.M. Mareixep xác lập năm 1965 với tuổi Silur. Ông cho rằng hệ tầng Đại Giang có quan hệ chuyển tiếp trên thành tạo flys hệ tầng Long Đại.

Nguyễn Xuân Dương trên cơ sở hóa thạch đã mô tả quan hệ không chỉnh hợp của hệ tầng Đại Giang với hệ tầng Long Đại (1997).

Khi đo vẽ bản đồ địa chất tờ Hướng Hóa, Vũ Mạnh Điển đã tái xác lập sự có mặt của hệ tầng ở khu vực Tân Lâm, Làng Miệt... và cho rằng các trầm tích hệ tầng Đại Giang gắn bó với phần cao của hệ tầng Long Đại ở phía Bắc đứt gãy Đắk Rông - A Lưới.

Trên tờ bản đồ Vít Thu Lu, Trần Đình Sâm cho rằng hệ tầng Đại Giang có những nét riêng biệt khác với hệ tầng Long Đại với các tiêu chí như sau:

- Hệ tầng Đại Giang phân lớp thô hơn hệ tầng Long Đại.

- Hệ tầng Đại Giang phong phú các đá carbonat hơn so với hệ tầng Long Đại.

- Các đá hệ tầng Đại Giang đặc trưng bởi màu xám lục và xám sáng, các đá trầm tích hệ tầng Long Đại màu xám và xám tối.

- Hệ tầng Đại Giang có mặt Brachiopoda và San Hô, trong khi đó hệ tầng Long Đại chỉ có mặt Graptolithina và Trilobita.

Theo các đặc điểm thành phần thạch học, hệ tầng Đại Giang được phân làm hai phụ hệ tầng như sau:

Phụ hệ tầng dưới (S2 đg1):

Mặt cắt Kho Rinh bao gồm:

1- Hệ lớp cuội kết, cát kết chứa cuội. Thành phần hạt cuội là cát kết, silicit và đá phiến sericit. Dày 18m. Cuội kết ở đáy hệ tầng Đại Giang nằm không chỉnh hợp trên đá phiến hệ tầng Long Đại.

2- Đá phiến sét màu vàng phân lớp mỏng. Dày 5m.

3- Cát sạn kết có các thấu kính mỏng cuội kết thạch anh. Dày 50m.

4- Đá phiến sét, sét vôi chứa sạn cuội. Dày 15m.

5- Bột kết ép phiến mạnh. Dày 11m.

6- Cuội kết màu xám đen. Dày 11m.

7- Đá phiến sét màu xám phân lớp mỏng. Dày 8m.

8- Cát kết xen đá phiến sét. Dày 85m.

9- Cát kết hạt thô xen đá phiến sét. Dày 15m.

10- Đá phiến sét màu xám. Dày 185m.

11- Cát kết xen đá phiến sét màu xám lục. Dày 12m.

12- Đá phiến sét đen phân lớp vừa. Dày 125m.

13- Cát kết hạt thô xen hạt nhỏ. Dày 12m.

14- Đá phiến sét, bột kết phân lớp mỏng. Dày 40m.

15- Đá phiến sét ngậm cuội và sạn. Dày 30m.

Tổng chiều dày phụ hệ tầng này khoảng dưới 500-700m.

Phụ hệ tầng trên (S2 đg2):

Thành phần bao gồm sét kết xen bột kết màu xám lục. Chiều dày 550-600m.

Như vậy, hệ tầng Đại Giang ở Quảng Bình có khối lượng không lớn, bao gồm chủ yếu là trầm tích hạt mịn, có carbonat và phần lót đáy có cuội kết cơ sở phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Long Đại.
Hệ Silur, thống thượng - Devon, thống hạ

Hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1 hn)
Hệ tầng Huổi Nhị có diện phân bố hẹp ở phía Bắc vùng Phong Nha - Kẻ Bảng. Hệ tầng có thành phần đơn điệu, chủ yếu bao gồm các trầm tích lục nguyên như cát kết, đá phiến sericit xen bột kết. Trong đá của hệ tầng, đặc biệt là trong các trầm tích lục nguyên hạt mịn phong phú di tích thực vật nhỏ, tuổi Devon sớm (theo xác định của Nguyễn Chí Hưởng và giáo sư Cai C. Y. Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh, Trung Quốc).

Ranh giới dưới của hệ tầng chưa quan sát được, ranh giới trên là ranh giới chéo với hệ tầng Huổi Lôi.


Hệ Devon
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, các trầm tích Devon phân bố tập trung ở phía Bắc với diện tích khá lớn. Chúng là các đá của hệ tầng Rào Chắn, Bản Giàng, Đông Thọ, Mục Bài và Bằng Ca. Thành phần thạch học chính của các hệ tầng này chủ yếu là các đá phiến sét, một khối không lớn các đá silic và đá carbonat vi hạt.

Ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, các trầm tích Devon thuộc hệ tầng Tân Lâm có thành phần thạch học là các đá cát kết, sét kết màu đỏ cặn rượu vang và hệ tầng Cù Bai có thành phần thạch học là các đá carbonat calci và magie.


Hệ Devon, thống hạ

Hệ tầng Rào Chắn (D1 rc)
Hệ tầng Rào Chắn do Trần Tính xác lập (1977) khi đo vẽ nhóm tờ Hà Tĩnh - Kỳ Anh tỷ lệ 1:200.000 theo mặt cắt chuẩn khe Rào Chắn. Khi đo vẽ tờ Mahaxay - Đồng Hới cùng tỷ lệ, Nguyễn Quang Trung (1984) sử dụng hệ tầng với mặt cắt đặc trưng theo Khe Lớp. Sau đó, hệ tầng được đề cập trong các văn liệu của nhiều công trình địa chất khác.

Trong diện tích tỉnh Quảng Bình, hệ tầng Rào Chắn có diện phân bố hẹp chừng vài chục kilomet vuông. Chúng thường tạo các đơn nghiêng với thế nằm 40-750. Phần dưới hệ tầng không quan sát được do quan hệ kiến tạo, còn phía trên được chuyển tiếp liên tục lên hệ tầng Bản Giàng và được đánh dấu bởi các lớp đá vôi, sét vôi chứa San hô Devon sớm thuộc phần trên ở một số mặt cắt.

Thành phần thạch học của hệ tầng gồm đá phiến sét sericit, cát kết thạch anh hạt nhỏ đến vừa, cát bột kết ít khoáng, sét bột kết màu xám, xám tro, phần trên xen lớp đá vôi, đá vôi sét màu xám đen.

Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng được theo dõi ở các mặt cắt vùng Hoá Hợp - Đa Năng thuộc tờ Bãi Dinh + Minh Hoá, có thể chia làm 2 hệ lớp:

- Hệ lớp 1: Cát kết thạch anh hạt nhỏ màu xám, nâu vàng xen đá phiến sét màu xám tro. Dày 300m.

- Hệ lớp 2: Sét bột kết màu xám xen ít lớp bột kết ít khoáng, phần trên cùng xen lớp đá vôi vi hạt màu xám tro. Dày 100m.

Bề dày chung của hệ tầng theo mặt cắt này là 400m.

Theo các mặt cắt vùng Nguồn Rào cũng có đặc điểm mặt cắt tương tự, song ở hệ lớp 1 lượng trầm tích hạt mịn (đá phiến sét sericit-chlorit) gia tăng hơn. Bề dày chung của hệ tầng theo mặt cắt 300-400m.

Các đá của mặt cắt này và vùng Nguồn Rào có biểu hiện biến chất rất yếu và không đều, có thế nằm khá dốc (60-800) so với mặt cắt ở vùng Đà Nẵng, có lẽ chúng bị ảnh hưởng của khối magma Đồng Hới thuộc phức hệ Trường Sơn.

Đặc điểm thạch học:

- Cát kết thạch anh hạt nhỏ - vừa: kiến trúc cát với kiểu xi măng tiếp xúc, lấp đầy; cấu tạo khối, định hướng, thành phần hạt vụn chiếm 90-95% gồm thạch anh 75-81%, mảnh silic, quarsit 1-3%...; xi măng chiếm 6-10%, thành phần là sét sericit, chlorit. Hạt vụn có độ mài tròn và chọn lọc khá đều.

- Cát kết ít khoáng: kiến trúc cát biến dư hoặc cát hạt nhỏ; cấu tạo định hướng yếu, kiểu xi măng tiếp xúc tái kết tinh; hạt vụn gồm thạch anh 75-86% và hạt vụn khác, không có mảnh phun trào. Hạt vụn có độ mài tròn và chọn lọc khá đều.

- Bột kết ít khoáng: hạt vụn chiếm 82%, chủ yếu là thạch anh 80% và ít hạt vụn khác; xi măng chiếm 18%, gồm sét, sericit. Bột kết thạch anh thành phần chủ yếu là thạch anh.

- Đá phiến sét sericit-chlorit kiến trúc vảy, hạt biến tinh, cấu tạo phiến; thành phần khoáng vật gồm sericit, chlorit, sét chiếm 97-98%.

- Đá vôi vi hạt: thành phần calcit 97-98%, kiến trúc vi hạt, cấu tạo định hướng, đôi chỗ cấu tạo đường khâu.

Trên biểu đồ phân loại các trầm tích lục nguyên vụn thô theo Rukhin L.B, 1956 cát kết hệ tầng chủ yếu thuộc trường cát kết thạch anh.

Đặc điểm thạch địa hoá:

Kết quả phân tích 4 mẫu cát kết cho thành phần SiO2 cao từ 91,04-92,20% (trung bình: 91,90%) và một số ôxyt CaO, MgO tương tự, còn Fe2O3, Al2O3, K2O + Na2O đều trội hơn các phân vị hệ Devon khác (trừ cát kết ở đèo Lý Hoà) và phân tích 2 mẫu có hàm lượng (ppm) nguyên tố tạo quặng thấp (Cu, Pb, Zn, Ni, Cr) gần tương tự các phân vị Devon và thấp hơn các phân vị Mesozoi.

Kết quả phân tích hoá carbonat của đá vôi ở phần cao hệ tầng có thành phần CaO: 51,83%; Al2O3: 1,03%; SiO2: 2,5%; Fe2O3: 0,69%; MgO: 1,02%.

Đặc điểm tham số vật lý đá:

Các đá cát kết của hệ tầng thường có đặc trưng tham số mật độ thấp ( = 2,44g/cm3) và xạ khá cao (I = 39.10-4% U) so với các hệ tầng Devon, còn đá vôi có giá trị mật độ tương đối cao ( = 2,65g/cm3) và xạ thấp (I = 3.10-4% U).



Bảng 3.2: Thành phần hạt vụn của các trầm tích vụn trong một số hệ tầng


STT


HÖ tÇng

Thµnh phÇn trung b×nh (%)

Tû lÖ (%) tÝnh cho biÓu ®å

Q

F

L

Q

F

L

1

Rµo Ch¾n

82,43

2,25

2,75

94,32

2,57

3,11

2

B¶n Giµng

83,02

2,33

2,45

89,94

2,51

2,62

3

Môc Bµi

90,61

1,64

2,29

95,84

1,75

2,41

4

§«ng Thä

87,40

1,20

3,05

95,27

1,31

3,35

5

B»ng Ca

72,67

1,83

1,83

95,28

2,37

2,35

6

La Khª

87,00

2,67

3,42

93,39

2,95

3,67

7

§ång TrÇu

54,62

5,67

15,03

71,19

8,68

20,14

8

B·i Dinh

46,64

31,29

4,50

56,27

38,35

5,38

9

Mô Gi¹

44,58

32,83

5,25

53,82

39,94

6,25

(Theo tài liệu bản đồ 1:50.000 loạt Minh Hoá)

Đặc điểm cổ sinh và tuổi hệ tầng:

Trong các lớp đá vôi, vôi sét ở phần trên cùng của hệ tầng mới phát hiện được phức hệ hoá thạch San hô: Pachyfavosites cf. delicatus, Coenites cf. simakovi, Chaetetes cf. niaie, Heliolites cf. insolens là các dạng thường gặp trong Devon sớm. Sự có mặt tập hợp San hô trên là cơ sở để xác định tuổi Devon sớm cho hệ tầng.



Vài nét về môi trường thành tạo:

Dựa vào các đặc điểm tính phân lớp song song, các hạt vụn được mài tròn khá tốt và có thành phần đơn khoáng (chủ yếu là thạch anh) nghèo các mảnh vụn khác. Đặc biệt, sự có mặt phức hệ San hô ám tiêu (San hô vách đáy, San hô dạng sợi...) phản ánh môi trường thành tạo tướng biển nông. Bước đầu nghiên cứu thành phần hoá và một số nguyên tố vết của cát kết cho thấy cát kết Rào Chắn thành tạo trong bối rìa lục địa thụ động (theo Mukul-Bhatia R. 1983, Bhatia R. 1986).



Hệ tầng Tân Lâm (D1 tl)

Hệ tầng Tân Lâm do Đinh Minh Mộng xác lập năm 1978. Thuộc vào khu vực Quảng Bình, hệ tầng Tân Lâm bao gồm các diện lộ không lớn ở khu vực Lệ Thuỷ. Trên bình đồ chúng có quan hệ khá khăng khít với các đá vôi hệ tầng Cù Bai.

Trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, các diện lộ hệ tầng Tân Lâm tạo nên 1 dải ở phía Đông huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh, phủ bất chỉnh hợp lên trên hệ tầng Đại Giang và Long Đại.

Dựa vào đặc điểm thạch học có thể mô tả và phân biệt hai phụ hệ tầng:




tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương