CHƯƠng 4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊa hìNH, ĐỊa mạO với hoạt động tân kiến tạo



tải về 0.68 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu25.08.2017
Kích0.68 Mb.
#32764
  1   2   3   4   5   6   7   8


CHƯƠNG 4

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO



4.1. Địa hình, địa mạo với hoạt động tân kiến tạo

Trước đây, khi nghiên cứu về đặc điểm kiến tạo, các nhà địa chất có nhiều quan điểm, nhìn nhận khác nhau, ví dụ việc phân chia đặc điểm kiến tạo theo núi già và núi trẻ. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi nghiên cứu ngoại vi hồ Baikal và Đông Á, người ta chia ra 1 giai đoạn kiến tạo mới gọi là giai đoạn tân kiến tạo (Neotectonic) và đưa ra quan điểm: Chuyển động tân kiến tạo là những chuyển động xảy ra trong Neogen và Đệ Tứ. Từ những năm 40 thế kỷ XX, khi nghiên cứu các vùng Trung Á, Shulxơ cho rằng: Chuyển động kiến tạo mới nhất là những chuyển động thành tạo nên những nét đặc trưng nhất của địa hình... Cuối cùng các nhà địa chất đều thống nhất:

Chuyển động tân kiến tạo hay là chuyển động kiến tạo mới nhất là những chuyển động xảy ra chủ yếu trong giai đoạn Neogen - Đệ Tứ và thành tạo nên những nét đặc trưng của địa hình kiến tạo.

Bằng các phương pháp phân tích địa hoá, địa mạo, địa hình... phương pháp phân tích trầm tích, bồn trầm tích Kainozoi... đặc điểm tân kiến tạo Việt Nam được thể hiện như sau:

Trước tân kiến tạo, bề mặt Đông Dương (Việt Nam và Đông Nam Á) đã trải qua thời kỳ san bằng mạnh mẽ. Trên lãnh thổ Việt Nam vào Mesozoi chịu tác động hoạt hoá magma kiến tạo, cuối Mesozoi kết thúc bởi chế độ tạo núi, vào đầu Kainozoi (Paleocen và Eocen) trải qua chế độ san bằng. Những núi được thành tạo trong Mesozoi bị phá huỷ, quá trình bóc mòn xảy ra mạnh, kèm theo là quá trình phong hoá tạo thành các lớp vỏ phong hóa dày... kết quả là tạo nên bề mặt san bằng Đông Dương vào thời kỳ từ cuối Mesozoi (cách đây 57-70 triệu năm) đến Eocen (35 triệu năm) với độ cao khoảng 400-600m (ứng với miền đồi núi của lãnh thổ Việt Nam hiện nay). Thực tế đã chứng minh sự vắng mặt các thành tạo Paleocen và đầu Eocen khi phân tích các giếng khoan ở các bồn trũng sông Hồng.

Bắt đầu từ Oligocen, hoạt động tân kiến tạo bắt đầu xảy ra, phá vỡ bề mặt san bằng Đông Dương và làm biến dị bề mặt san bằng Đông Dương, nước ta bước vào chế độ tạo núi bằng các động lực nén ép, va chạm giữa các mảng.

Theo Tapunhia: Sự va chạm giữa mảng Á - Âu và mảng Ấn - Úc dẫn đến hình thành trượt bằng của đồng bằng sông Hồng. Lục địa Ấn Độ đã thâm nhập vào châu Á với vận tốc v = 5 cm/năm và gây nên quá trình nén ép thành tạo dãy Hymalaya, làm cho vỏ Trái đất dày lên. Sự đụng độ này ảnh hưởng lan truyền đến mảng Hoa Nam ở phía Tây và mảng này được tách ra khỏi Mông Cổ để tạo nên các cấu tạo Rift do bị khối Ấn Độ đẩy về phía Đông Nam khoảng từ 35-15 triệu năm về trước, khối Indosini của ta bị trượt về phía Đông Nam dọc theo đứt gãy từ Trung Quốc - qua sông Hồng kéo dài ra biển với chiều dài 500-600km.

Đới đứt gãy này bị lôi cuốn vào hoạt động phá huỷ biến dạng mạnh mẽ từ cuối Paleogen, cùng trong thời gian này, hiện tượng tách giãn đáy Biển Đông làm kéo mảng Indosini khỏi mảng Trung Quốc với vận tốc v = 35 cm/năm.

Từ đó lịch sử tân kiến tạo Việt Nam được chia thành 2 pha:

Pha sớm: Từ Paleogen đến Miocen (từ Oligocen đến hết Miocen), do tác động của mảng Thái Bình Dương bị chúi chìm ở phía Đông và sự xô đụng, dồn ép ở Tây Bắc của mảng Ấn - Úc đã tạo ra một lực nén ép theo hướng Đông - Tây làm xuất hiện một trường ứng suất kiến tạo có phương trục nén ép là phương á vĩ tuyến, khu vực Tây Bắc Việt Nam chịu sự biến dạng mạnh mẽ, hình thành hệ thống đứt gãy và hiện tượng trượt bằng, phía Đông Bắc Việt Nam là một khối kiến trúc thụ động, chịu ảnh hưởng và tạo phản lực ngược lại Tây Bắc. Vào giai đoạn này, đứt gãy Sông Hồng xảy ra trượt bằng trái, Biển Đông được tách dãn và được mở rộng (cách đây khoảng 39-40 triệu năm).

Dưới ảnh hưởng quá trình nén ép, mảng Indosini theo đứt gãy Sông Hồng trượt về phía Đông Nam và tạo những dải nâng cao kèm theo những hố sụt tạo thành những bồn dọc theo hệ thống đứt gãy (bồn đứt gãy Sông Hồng, Nà Dương)

Pha muộn: Xảy ra từ cuối Miocen đến Đệ Tứ, vào lúc này mảng Ấn - Úc và phần Tây Bắc Ấn Độ tiến mạnh lên phía Bắc tạo nên một đới trượt bằng ở phía Tây lãnh thổ Đông Dương. Đồng thời mảng hút chìm của Indonesia được tăng cường nén ép mạnh lên khu vực Đông Nam Á cũng như địa khối Indosini từ phía Nam và dẫn đến trượt bằng phải của đứt gãy Sông Hồng với biên độ trượt ngang tương đương 26km và vận tốc v = 1,57 mm/năm làm cho đứt gãy Sông Hồng bị kéo toạc tạo thành các thung lũng kéo toạc và tạo bồn trũng.

Trong mảng Indosini, hướng nén ép Đông - Tây chuyển thành hướng Bắc - Nam với trường ứng suất á kinh tuyến.

Như vậy, các biến dạng kiến tạo xảy ra ở lục địa châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là kết quả của sự đụng độ của các mảng thạch quyển Ấn - Úc vào mảng Á - Âu và quá trình tách dãn đáy Biển Đông.

Trên lãnh thổ Việt Nam: Quá trình biến dạng xảy ra chủ yếu do sự dịch trượt của địa khối Indosini về phía Đông Nam trong pha đầu và dịch trượt về phía Đông Nam của mảng Trung Hoa trong pha muộn.

Cường độ biến dạng xảy ra mạnh mẽ ở ven rìa các địa khối (đứt gãy Sông Hồng, đứt gãy Sông Hậu) và biên độ dịch chuyển tổng cộng của đứt gãy Ailaoshan - Sông Hồng có thể đạt tới 700km/cả 2 thời kỳ.

Về bình đồ kiến trúc: Đã tạo nên một lọat vòm nâng trên lục địa với vận tốc v = 0,0250,04 mm/năm. Các đới tạo núi uốn nếp đa sinh bao quanh vòm sông Chảy tạo thành những cánh cung ở phía Bắc, Tây Bắc Việt Nam.

Đới khâu Sông Hồng là đặc thù tân kiến tạo, ranh giới của đai Thái Bình Dương và Địa Trung Hải với cấu trúc phần nâng là dãy núi con Voi giữa sông Hồng và sông Chảy và phần sụt lún Rift sông Hồng.

Đới khâu Sông Hồng là một kiến trúc tân kiến tạo đặc thù, là ranh giới của 2 đai động hành tinh là Tây Thái Bình Bương và Địa Trung Hải - Hymalaya và là ranh giới phân chia mảng Nam Trung Hoa và mảng Đông Dương.

Trên thềm lục địa hình thành các bồn trũng Kainozoi từ một loạt hệ thống đứt gãy chính (Sông Hồng, Sông Đà, Sông Ba...), một đặc điểm quan trọng đó là hoạt động phun trào Kainozoi. Người ta đã ghi nhận được hoạt động phun trào xảy ra mạnh mẽ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là khu vực Điện Biên dọc theo đứt gãy Điện Biên - Lai Châu, các thành tạo bazan ở Quỳ Châu, Cam Lộ, cao nguyên Tây Nam, hoạt động phun trào không những xảy ra ở lục địa mà còn xảy ra ở biển (1923 phun trào ngoài khơi Quy Nhơn - Đảo Tro).

Về địa chấn: Ở Biển Đông và Đông Nam Á, hoạt động địa chấn xảy ra mạnh mẽ (70% động đất có độ sâu chấn tiêu đến 69km; 26% ở độ sâu 70-290km và 4% ở độ sâu trên 300km). (Gần đây nhất: Trận Sumatra ngày 25/12/2004 làm chết gần 285.000 người).

Về sự hình thành bồn trũng Kainozoi liên quan đến thành tạo dầu khí: Vào thời kỳ Oligocen, thế giới sinh vật, đặc biệt là những thực vật hạ đẳng phát triển phong phú tạo nên 1 tầng sinh Domolisap gắn với chế độ địa động lực là nhiệt độ cao nhưng không vượt quá ngưỡng tạo dầu (230oC), sinh vật phân hủy thành cacbua hydro-chúng di chuyển, tích tụ vào các đới nứt nẻ, tầng cát có độ rỗng lớn, các vòm nâng địa phương để tạo thành các bẩy dầu khí. Vào Miocen sớm, cuối giai đoạn tạo Rift, Biển Đông mở rộng và có tồn tại 1 tầng sét dày đến 200m tạo thành tầng chắn lý tưởng cho khu vực bảo tồn, dầu khí ổn định.

Như vậy có thể kết luận: Khu vực Đông Nam Á và Việt Nam có chế độ tân kiến tạo hoạt động mạnh, với biên độ nâng của lãnh thổ khoảng 3km và biên độ hạ khoảng 7km - tổng biên độ là khoảng 10km.

Địa hình địa mạo Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng hiện nay cơ bản là kết quả của quá trình hoạt động tân kiến tạo.



4.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

4.2.1. Phân loại địa hình theo cấu trúc vùng lãnh thổ

Địa hình Quảng Bình nhìn chung khá phức tạp, hẹp và thấp dần từ phía Tây sang phía Đông. Phía Tây là sườn Đông của dãy Trường Sơn hùng vĩ được nâng cao qua các thời kỳ vận động kiến tạo tạo núi, tạo ra hàng loạt các đỉnh núi cao trên 1.000m. Càng về phía Đông, địa hình thấp dần, nhưng do hẹp chiều ngang nên độ dốc tương đối lớn. Vùng đồi mở rộng với nhiều nhánh núi tiến ra sát biển đã làm thu hẹp một phần đáng kể diện tích của đồng bằng duyên hải.



  1. Về mặt cấu trúc vùng lãnh thổ, có thể chia địa hình tỉnh Quảng Bình thành 4 loại khu vực địa hình khác nhau:

  2. a) Vùng núi:

  3. Vùng núi có độ cao từ 250-2.000m, với tổng diện tích khoảng 5.236,16km2, chiếm 65% diện tích tự nhiên, thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc vào Nam. Địa hình núi này thuộc sườn Đông của dãy Trường Sơn có độ cao dao động từ 250-1.500m. Trong đó, diện tích núi có độ cao chủ yếu là 500-600m chiếm phần lớn được cấu tạo bởi các loại đá phiến, đá biến chất, đá cát bột kết có hình thái đường chia nước mềm mại, sườn tương đối thoải. Ngược lại các núi trung bình có độ cao trên 1.000m thường được cấu tạo bởi đá xâm nhập tạo nên các đỉnh Co Ta Run (1.624m), Ba Rền (1.137m), U Bò (1.009m)… Các núi này có bề mặt đường chia nước phức tạp, đỉnh nhọn, sườn dốc. Nhìn chung, độ dốc bình quân của vùng núi là 250 và mức độ chia cắt sâu trung bình 250-500m. Một trong những nét tiêu biểu của vùng núi Quảng Bình là sự phân bố rộng rãi địa hình Karst với khối đá vôi Kẻ Bàng và Khe Ngang đồ sộ nằm sát biên giới Việt - Lào có hệ thống sông ngầm rất phát triển. Địa hình Karst Quảng Bình ẩn giấu trong mình nhiều hang động dài nhất, đẹp nhất nước ta và có giá trị đặc biệt đối với du lịch như Động Phong Nha là động đẹp nhất Việt Nam, có chiều dài 7.729m, ở độ sâu trung bình 83m. Ngoài ra, còn có hàng loạt các hang động khác như: hang Tối (dài 5.258m), hang Vòm (5.050m), hang Thung (3.351m), hang Tiên Ông (2.500m)…

Vùng núi được chia thành 3 loại: Vùng núi cao trung bình, vùng núi trung bình thấp và vùng núi thấp.

- Vùng núi cao trung bình từ 1.500 đến hơn 2.000m, chiếm 1,05% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phần Tây Bắc thuộc huyện Minh Hoá, Bố Trạch, được cấu tạo bởi đá trầm tích thô và mịn, bị chia cắt sâu trên 700m, đường sống núi sắc, nhọn, sườn dốc lớn 20-300, hiểm trở, khó qua lại, cao nhất là đỉnh Phu Cô Pi 2.017m, chỉ có đèo Mụ Giạ là cửa ngõ thuận lợi nhất thông thương sang Lào.

- Vùng núi trung bình thấp (từ 800-1.500m), chiếm 19,4% diện tích lãnh thổ, phân bố ở các huyện Tuyên Hoá, Minh Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, được hình thành trên magma acid biến chất, trầm tích hạt thô và cacbonat, sống núi dạng răng cưa lượn sóng, độ chia cắt sâu (500-250m), sườn khá dốc (20-250), thường xảy ra hiện tượng sụt lở.

- Vùng núi thấp (250-800m) chiếm 33% diện tích lãnh thổ, khá phổ biến ở các địa phương trong tỉnh, được cấu tạo từ đá magma acid, đá trầm tích hạt thô, hạt mịn. Sườn núi có độ dốc 250 có khả năng qua lại thuận lợi.

- Đặc biệt trong khu vực địa hình núi Quảng Bình có hệ Karst Phong Nha - Kẻ Bàng chiếm phần lớn diện tích rừng hai huyện Bố Trạch và Minh Hoá với tổng diện tích trên 2.000km2. Khu vực Karst này chứa đựng nhiều hệ thống hang động kỳ thú được các nhà khoa học thuộc các tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN), tổ chức Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp quốc (UNESCO), Hội Địa lý Hoàng gia Anh, Qũy quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), đánh giá có giá trị toàn cầu.

b) Vùng gò đồi trung du:

Vùng gò đồi trung du có độ cao từ 50-250m, độ dốc trung bình từ 30 trở lên, có diện tích 1.677,95km2, chiếm 19,7% tổng diện tích đất tự nhiên.

Vùng gò đồi Quảng Bình nằm trong địa giới 87 xã kéo dài theo chiều dọc của tỉnh. Địa hình vùng gò đồi hẹp và dốc, dòng chảy các sông đều chạy theo hướng cắt ngang địa hình, nhiều dãy núi vươn ra tận bờ biển nên địa hình vùng gò đồi phức tạp và bị chia cắt tương đối mạnh. Do đặc điểm bị chia cắt nên vùng gò đồi Quảng Bình tuy có kết dải nhưng không thuần nhất. Trong từng tiểu vùng đồng thời tồn tại cả khu vực bồi tích và bào mòn. Các tính chất hoá lý của đất chênh lệch nhau rất xa.

Dưới tác động của kiến tạo địa chất và quá trình phong hoá, vùng gò đồi Quảng Bình có thể chia làm 3 khu vực:

- Khu vực Lệ Thuỷ, Quảng Ninh có đặc trưng vùng bazan thoái hoá, địa hình chia cắt mạnh, tầng đất mỏng và không đều. Sự chênh lệch giữa đồi và núi thấp không đáng kể nhưng sự chênh lệch giữa đồi và đồng bằng khá xa.

- Khu vực Bố Trạch giới hạn từ phía Tây sông Long Đại đến phía Nam sông Gianh bao gồm một phần đất Quảng Ninh, Đồng Hới, Tuyên Hoá, trung tâm là huyện Bố Trạch. Khu vực này có địa hình liền dải, rộng, tầng đất dày, ít chia cắt.

- Khu vực Bắc sông Gianh bao gồm địa hình Quảng Trạch và một phần huyện Tuyên Hoá. Khu vực này có 2 tiểu vùng: Tiểu vùng Tuyên Hoá đất gò đồi xen núi thấp, tầng dày; tiểu vùng Quảng Trạch đất liền dải nhưng phong hoá mạnh.

c) Vùng đồng bằng:

Vùng đồng bằng có độ cao từ 50m trở xuống với diện tích khoảng 866,90km2, chiếm 10,95% diện tích đất tự nhiên. Đây là các đồng bằng có nguồn gốc mài mòn, bồi tụ phân bố chủ yếu ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch, là địa bàn tập trung đông dân cư của tỉnh và thuận lợi cho phát triển cây lương thực, nhất là lúa.

Nhìn chung, dải đồng bằng Quảng Bình hẹp, nơi rộng nhất 26km bề ngang, nơi hẹp nhất khoảng 10km. Các đồng bằng liền dải chủ yếu là: đồng bằng Lệ Thuỷ, Quảng Ninh 248km2, đồng bằng Quảng Trạch 161km2.

- Đồng bằng đồi có độ cao 25-50m, chiếm 4% diện tích lãnh thổ, được hình thành trong quá trình san bằng các đá trầm tích hạt thô, bị phong hoá mạnh bởi quá trình ngoại sinh.

- Đồng bằng ở độ cao dưới 25m tương đối bằng phẳng, chiếm 8% diện tích lãnh thổ được tạo thành bởi bồi tích sông và trầm tích biển, thường gặp ở các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Đồng Hới, Quảng Trạch. Trong đó, vùng đồng bằng ven biển có độ cao dưới 10m phân bố chủ yếu ở hạ lưu các con sông lớn trong tỉnh, tạo thành những bình nguyên và bồn trũng thuộc các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, có tổng diện tích 54.000ha, chiếm 6% diện tích toàn tỉnh. Vùng này bao gồm 2 tiểu vùng:

+ Tiểu vùng đồng bằng phù sa có diện tích khoảng 44.000ha, chiếm gần 80% diện tích dải đồng bằng ven biển, phân bố chủ yếu ở lưu vực trung lưu và hạ lưu các nhánh sông Kiến Giang, Long Đại, sông Gianh tạo nên 2 đồng bằng chính là Quảng Ninh, Lệ Thủy và Nam Quảng Trạch.

+ Tiểu vùng đất nhiễm mặn và phèn nằm ở các cửa sông giáp với biển, có khoảng 10.000ha, chiếm 20% diện tích dải đồng bằng ven biển, một phần diện tích bị nhiễm mặn do thuỷ triều, một phần diện tích nhiễm phèn do vật liệu sinh phèn phát triển trong môi trường yếm khí và mặn mạch, có nhiều ở các vùng thuộc hạ lưu sông Nhật Lệ, sông Gianh và sông Roòn.

d) Vùng ven biển:

Chủ yếu là dải cát nội đồng hình lưỡi liềm hay hình rẽ quạt có tổng diện tích 358,40km2, chiếm 4% tổng diện tích đất tự nhiên, phân phối suốt chiều dài bờ biển từ chân Đèo Ngang (Quảng Trạch) đến Mũi Lạy (Lệ Thủy) trên chiều dài 116,04km, trong đó tập trung nhiều nhất tại 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Diện tích dải cát khoảng 32.140ha, chiếm 4% diện tích tự nhiên tỉnh. Dải cồn cát này có độ cao thay đổi từ 2-3m đến 30-40m, nơi rộng nhất đạt 7km, độ dốc lớn, chịu tác động mạnh bởi quá trình hoạt động của gió và nước dẫn đến hiện tượng cát bay, cát lấp vào đồng ruộng, đường giao thông gây khó khăn cho sản xuất và đi lại. Đây cũng là vùng cần có đầu tư trồng rừng chắn cát và phát triển mô hình kinh tế vùng cát vốn được coi là khắc nghiệt nhưng lại đầy tiềm năng kinh tế của tỉnh. Địa hình bờ biển Quảng Bình chủ yếu là kiểu bờ biển hở, thuộc loại mài mòn, bồi tụ xen kẽ với nhau. Phía xa ngoài khơi còn có 5 đảo nhỏ: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nấm, Hòn Cọ và Hòn Chùa.

Vùng ven biển có chiều rộng và chiều cao tăng dần từ Bắc vào Nam, ở phía Bắc dải cát hẹp và thấp, có chiều rộng từ 300-400m độ cao từ +5 đến +10m, càng về phía Nam dải cát càng mở rộng (từ 1-6km), có độ cao 17-20m, có đỉnh đạt đến độ cao 50m. Địa hình mặt dải cát rất phức tạp. Có thể phân chia thành 3 vùng chính:

- Vùng phía Bắc tỉnh, giới hạn từ Mũi Dốc đến sông Gianh, là vùng kém phát triển, bề rộng dải cát từ 600-1.500m, độ cao phổ biến 5m. Địa hình đơn giản, hình sống trâu, dốc về 2 phía.

- Vùng từ sông Gianh đến Lý Hoà. Bề rộng dải cát khoảng từ 600-1.000m, độ cao phổ biến +10, địa hình dạng sống trâu. Độ dốc có nơi 30-400.

- Vùng từ cửa Lý Hoà đến Nhật Lệ. Độ rộng tăng dần từ 1.000-1.800m, độ cao phổ biến tăng từ 10-20m. Địa hình, địa mạo khá phức tạp. Có nhiều đồi cát cao và dài, mái dốc 50-600, có nhiều bậc lỡ về phía biển.

- Vùng từ cửa Nhật Lệ đến giáp Vĩnh Linh. Bề rộng 4-6km, độ cao 30-40m có đỉnh cao 50m, nhiều dải cát dài nối liền nhau xen lẫn nhiều khối cát cao và bồn trũng. Địa hình phức tạp và thường xuyên biến động do tác động ngoại lực của thời tiết khí hậu.

Sự xuất hiện hệ thống cồn cát ven biển là yếu tố địa hình bất lợi nhiều mặt. Dưới tác động của gió, hiện tượng cát bay, cát chảy đã làm cho các cồn cát tiến dần về phía lục địa, thu hẹp đồng bằng ven biển vốn dĩ đã nhỏ bé lại càng nhỏ bé hơn, làm tăng tình trạng úng lụt vùng cửa sông, nhất là cửa sông Nhật Lệ.



4.2.2. Tính phân bậc theo độ cao địa hình

Đặc điểm chung của địa hình Quảng Bình là hẹp, nơi hẹp nhất (tại Đồng Hới) theo chiều Đông - Tây dưới 50km, thấp dần không đều từ phía Tây sang phía Đông nhưng không theo tuyến tính. Vùng đồng bằng, vùng cửa sông có khi chỉ cao hơn mặt nước biển 2-3m, có nơi thấp hơn mực nước biển, trong khi đó dải cồn cát ven biển lại cao hơn, thậm chí cao tới 40-50m.

Cùng với sự phân hoá địa hình theo hướng Tây - Đông, địa hình theo hướng Tây - Nam cũng phân dị rõ rệt.

Các dạng địa hình thấp dần từ Tây đến Đông, từ Bắc vào Nam. Từ Bắc Quảng Bình là dãy Hoành Sơn với vùng núi Minh Hoá cao 2.000m, đến Quảng Ninh núi cao nhất chỉ có 1.257m. Sự phân hoá địa hình Quảng Bình theo hướng Đông - Tây và Bắc - Nam, nhất là sự phân hoá theo độ cao và hướng núi Á vĩ tuyến đã trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố vật chất và năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ khí hậu (nhiệt ẩm), sự phân hoá lớp thực bì, tạo nên sự đa dạng sinh thái đặc sắc của Quảng Bình.



  1. Tính phân bậc theo độ cao của địa hình Quảng Bình được thể hiện rõ nét qua các bậc địa hình sau đây:

  2. - Bậc cao nhất 1500-2000m: Bậc địa hình này phát triển rất hạn chế, chỉ quan sát thấy ở khu vực phía Tây Bắc tỉnh (thuộc địa phận huyện Minh Hóa) trong phạm vi khối núi Phu Cô Pi dưới dạng các đỉnh núi đơn độc hoặc đường chia nước dạng răng cưa của khối núi này và ở phía Tây Nam huyện Bố Trạch trong phạm vi khối núi Co Ta Run. Trong đó đỉnh núi Phu Cô Pi (2.058m) là đỉnh cao nhất tỉnh Quảng Bình và đỉnh Co Ta Run cao 1.623m.

  3. - Bậc địa hình 800-1.200m: Bậc địa hình khá phổ biến ở phía Tây thượng nguồn sông Đại Giang và sông Long Đại. Ở thượng nguồn sông Đại Giang bậc địa hình này kéo dài từ đỉnh Phu Phu Re (990m) theo hướng Tây Bắc - Đông Nam xuống tới đỉnh núi Ca Ay (1.145m) nằm giáp với biên giới CHDCND Lào và là nơi bắt đầu của khối núi đá vôi Kẻ Bàng, chúng tạo mực địa hình khá rộng và đẹp với độ cao trung bình 900-1.100m. Tới khối núi đá vôi Kẻ Bàng, mực địa hình nhường chỗ cho khối núi đá vôi (có độ cao trung bình 500-600m) cho tới khi kết thúc khối đá vôi này ở phía Tây Nam, mực địa hình này lại bắt gặp ở thượng nguồn sông Long Đại phân bố ở phía Tây Nam của Quảng Bình tạo thành đường chia nước giữa Quảng Bình với CHDCND Lào và ranh giới giữa Quảng Bình và Quảng Trị. Các đỉnh cao bắt gặp của mực địa hình này là Động Vàng Vàng (1.250m), Động Tri (1.001m), Núi Thu Lù (928m), đỉnh Ba Rền (1.137m), đỉnh U Bò (1.009m). Mực địa hình này trong địa hình hiện tại là các đường chia nước chính của các hệ thống sông suối cấp III và IV.

  4. - Bậc địa hình 400-700m: Phân bố rộng rãi nhất ở miền núi Quảng Bình. Ở phía Bắc Quảng Bình bậc địa hình này kéo dài dọc theo hai bên thung lũng sông Rào Nậy thuộc địa phận các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa xuống tới Ba Đồn - Quảng Trạch. Ở phía Nam chúng phân bố thượng nguồn sông Kiến Giang và dọc theo trung lưu thung lũng sông Long Đại tạo thành mực địa hình khá rộng lớn. Ngoài ra, bề mặt đỉnh của khối núi đá vôi Kẻ Bàng phân bố phía Tây huyện Bố Trạch và bề mặt đỉnh của các khối đá vôi còn lại phân bố phía Tây huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy cũng được xếp vào mực địa hình này.

  5. - Bậc địa hình cao 100-250m: Phân bố rộng rãi tạo thành dải liên tục bao quanh rìa phía Tây của đồng bằng Ba Đồn, Đồng Hới, Lệ Thủy. Trong địa hình hiện tại nó là những bề mặt san bằng của địa hình đồi cao, bề mặt chia nước của các lưu vực cấp II được liên hệ với nhau bằng các chỏm đồi, dãy đồi hoặc là bề mặt của các đồi dãy đồi thấp.

  6. - Bậc địa hình cao 40-60m: Phân bố hạn chế ở phía Tây của các đồng bằng Quảng Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy dưới dạng các bề mặt thềm mài mòn biển bậc IV, thềm sông bậc III.

  7. - Bậc địa hình cao 20-30m: Phân bố lẻ tẻ nằm tiếp giáp với các bề mặt đồng bằng thấp của Đồng Hới, Lệ Thủy. Đây là các bề mặt thềm mài mòn biển bậc III, thềm sông bậc II.

  8. - Bậc địa hình cao <10m: Bao gồm toàn bộ địa hình đồng bằng thấp Quảng Bình có nguồn gốc tích tụ sông, sông -biển, biển, biển - đầm lầy. Trong bậc địa hình này có thể phân ra 2 phụ bậc địa hình: 5-10m và <5m.

  9. Tóm lại: Địa hình lãnh thổ Quảng Bình có sự phân bậc địa hình khá rõ nét từ Tây sang Đông (hay từ vùng núi xuống vùng đồi và vùng đồng bằng ven biển) gồm 7 bậc địa hình theo các thứ tự độ cao: 1.500-2.000m, 800-1.200m, 400-700m, 100-250m, 40-60m, 20-30m và <10m. Mỗi bậc địa hình đều có liên hệ chặt chẽ với nguồn gốc thành tạo của chúng. Bốn bậc địa hình trước liên quan chủ yếu tới nguồn gốc bóc mòn. Ba bậc địa hình sau được hình thành với vai trò chủ đạo của biển diễn ra trong kỷ Đệ Tứ.

4.2.3. Các dạng địa hình theo nguồn gốc

  1. Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa hình, tính phân bậc địa hình, trắc lượng hình thái địa hình kết hợp với nền móng đá nền khu vực cũng như đặc điểm phát sinh phát triển của địa hình cho phép phân chia địa hình Quảng Bình ra làm 7 nhóm nguồn gốc với 38 dạng địa hình có nguồn gốc và tuổi khác nhau. Các dạng địa hình phân theo các nhóm nguồn gốc bao gồm:

4.2.3.1. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc bóc mòn

- Phần sót của bề mặt san bằng bóc mòn hoàn toàn, cao >1.500-2.000m, tuổi Miocen muộn (N13):



  1. Chiếm vị trí cao nhất của các khối và dãy núi thuộc hệ thống đường phân thủy cấp I phân chia ra sườn Tây và Đông Trường Sơn ở địa phận tỉnh Quảng Bình. Về hình thái các bề mặt san bằng này tồn tại dưới dạng bề mặt chia nước hẹp, hơi lồi có dạng lượn sóng thoải phân bố trên các độ cao >1.500m của các khối và dãy núi Phu Cô Pi ở phía Tây Bắc và Co Ta Run ở phía Tây Nam của Quảng Bình. Hiện tại, bề mặt này được bảo tồn bởi lớp phủ eluvi mỏng, đôi nơi hoàn toàn trơ đá gốc, hoặc đới phong hóa vụn bở Saprolit. Bề mặt này cắt qua các loại đá gốc khác nhau và đã bị san bằng hoàn toàn. Xét trong bình đồ chung của lãnh thổ, bề mặt này được xếp tuổi Miocen muộn (N13).

- Phần sót của bề mặt san bằng bóc mòn hoàn toàn, cao 900-1.200m, tuổi Pliocen sớm (N21):

  1. Phân bố khá phổ biến trong phạm vi tỉnh Quảng Bình trên các đường chia nước phụ và các mặt bằng trước núi của các khối núi thuộc ở phía Tây thượng nguồn sông Đại Giang và sông Long Đại. Ở thượng nguồn sông Đại Giang chúng tạo nên các bề mặt đỉnh của các khối núi Phu Phu Re (990m), Ca Ay (1.145m) nằm giáp với biên giới CHDCND Lào. Ở thượng nguồn sông Long Đại, các bề mặt san bằng bắt gặp trên bề mặt đỉnh của các khối núi: Động Vàng Vàng (1.250m), Động Tri (1.001m), núi Thu Lù (928m), đỉnh Ba Rền (1.137m), đỉnh U Bò (1.009m). Chúng là đường chia nước chính của các hệ thống sông suối cấp III và IV. Về hình thái, nhìn chung các bề mặt san bằng này đều có dạng hẹp kéo dài theo phương của các dãy núi và trên bề mặt còn được bảo tồn vỏ phong hóa khá tốt. Hiện tại bề mặt bị biến đổi bởi quá trình rửa trôi bề mặt. Về tuổi hình thành, bề mặt san bằng này phá hủy và cắt qua bề mặt san bằng cao 1.500-2.000m. Xét tương quan chung của toàn bộ lãnh thổ, bề mặt san bằng này được xếp vào tuổi Pliocen sớm (N21).

- Phần sót của bề mặt Pediment thung lũng cao 400-700m tuổi Pliocen muộn (N22):

  1. Đây là bề mặt san bằng phổ biến nhất và nằm ở mực địa hình thấp trong phạm vi tỉnh Quảng Bình. Trong bình đồ hiện tại chúng biểu hiện dưới dạng các bề mặt trước núi kéo dài dọc theo các thung lũng sông và thuộc hệ thống các bề mặt đường chia nước cấp III. Các bề mặt này có độ cao thay đổi từ 400-500m đến 600-700m kéo dài từ vài km đến hàng chục km, chiều rộng trung bình 200-300m. Các thành tạo bề mặt là sản phẩm eluvi gồm dăm sạn lẫn mảnh vụn, cát, bột màu đỏ nâu. Vỏ phong hóa tồn tại trong mặt cắt phần lớn chỉ còn lại đới Saprolit, Litoma chiều dày đạt 0,5-1m. Các bề mặt này được hình thành gắn liền với sự phát triển phá hủy xâm thực của hoạt động dòng chảy tạm thời, hoạt động của dòng chảy sông vào các bề mặt san bằng có trước. Vì vậy chúng được xếp tuổi Pliocen muộn (N22). Hiện tại bề mặt bị biến đổi mạnh do quá trình rửa trôi, xói rửa.

- Phần sót của bề mặt bóc mòn Pediment trước núi cao 100-300m tuổi Pleistocen sớm (Q11):

  1. Trên bình đồ hiện tại chúng là bề mặt đỉnh của các đồi cao và núi thấp dao động độ cao từ 100-300m phân bố rộng rãi ở vùng đồi phía Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Tại một vài nơi bề mặt của nó rộng chừng 30-40m, kéo dài gần 1,5km với sự thay đổi độ cao chừng 50m vì thế gây nên độ nghiêng không đáng kể (thường dưới 100). Do phân bố trong đới địa hình mà vai trò tân kiến tạo giữ tác dụng điều hòa nên bề mặt san bằng này nhìn chung ít bị biến dạng. Trên bề mặt được phủ bởi lớp vỏ phong hóa mỏng và thực vật phát triển thưa thớt. Hiện nay, chúng đang chịu tác dụng của các quá trình rửa trôi, xói rửa. Tại các nhánh đồi, hệ thống đường chia nước bằng phẳng, đôi khi biểu hiện là một chuỗi các chỏm đồi bát úp xếp liên tiếp nhau ngăn cách bởi các yên ngựa nằm uốn lượn đều đặn. Tại đó trắc diện sườn có dạng cong lồi, cân xứng với độ dốc 15-200. Tuổi bề mặt san bằng này xếp vào Pleistocen sớm.

Loại địa hình khối tảng bóc mòn núi trung bình (cao hơn 1.000m), thường được cấu tạo bởi đá xâm nhập, các đá cứng rắn, dạng khối và bị dập vỡ mạnh. Một nhân tố không kém phần quan trọng là sự phân cắt ban đầu của địa hình bởi các khe rãnh, máng xâm thực sâu hoặc các khe nứt lớn do đứt gãy trên bề mặt sườn. Các núi này có bề mặt đường chia nước phức tạp, đỉnh nhọn, sườn dốc. Nhìn chung, độ dốc bình quân của vùng núi là 250 và mức độ chia cắt sâu trung bình 250-500m. Về hình thái các bề mặt san bằng này tồn tại dưới dạng bề mặt chia nước hẹp, hơi lồi có dạng lượn sóng thoải phân bố trên các độ cao >1.500m của các khối và dãy núi Phu Cô Pi ở phía Tây Bắc và Co Ta Run ở phía Tây Nam của Quảng Bình. Hiện tại, bề mặt này được bảo tồn bởi lớp phủ eluvi mỏng, đôi nơi hoàn toàn trơ đá gốc, hoặc đới phong hóa vụn bở Saprolit. Bề mặt này cắt qua các loại đá gốc khác nhau và đã bị san bằng hoàn toàn. Xét trong bình đồ chung của lãnh thổ, bề mặt đang xét được xếp tuổi từ Miocen muộn (N13) đến Pliocen sớm (N21). Các quá trình trọng lực nhanh thường gặp là sụt đổ lở.

Các núi thuộc loại địa hình bóc mòn núi thấp (cao 250-1.000m) phần lớn được cấu tạo bởi các loại đá phiến, đá biến chất, đá cát bột kết có hình thái đường chia nước mềm mại, sườn tương đối thoải. Các thành tạo bề mặt san bằng này là sản phẩm eluvi gồm dăm sạn lẫn mảnh vụn, cát, bột màu đỏ nâu. Vỏ phong hóa tồn tại trong mặt cắt phần lớn chỉ còn lại đới Saprolit, Litoma chiều dày đạt 0,5-1m. Các bề mặt này được hình thành gắn liền với sự phát triển phá hủy xâm thực của hoạt động dòng chảy tạm thời, hoạt động của dòng chảy sông vào các bề mặt san bằng có trước. Vì vậy, chúng được xếp tuổi Pliocen muộn (N2 2). Hiện tại bề mặt bị biến đổi mạnh do quá trình rửa trôi, xói lở. Ngoài ra, ở các lưu vực Khe Ve, Rào Nậy, Long Đại, Kiến Giang, sông Dinh còn phát triển rộng rãi sườn trọng lực chậm tuổi Đệ Tứ không phân chia (Q) với độ dốc 15-250, có nơi dốc 25-300, phần dưới sườn dốc 8-150. Trên bề mặt sườn này thường tồn tại lớp vỏ phong hóa Ferosialit dày tới 4-5m. Các quá trình địa động lực ngoại sinh diễn ra phổ biến ở đây là đất chảy, đất trôi, trượt đất và rửa trôi.

Các bậc địa hình xâm thực - bóc mòn trước núi (cao 15-250m) phân bố rộng rãi, liên tục khắp trong tỉnh bao quanh rìa phía Tây của đồng bằng Quảng Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy. Trong địa hình hiện tại nó là những bề mặt san bằng của địa hình đồi cao, bề mặt chia nước của các lưu vực cấp II được liên hệ với nhau bằng các chỏm đồi, dãy đồi hoặc là các bề mặt thềm mài mòn biển bậc IV, bậc III và thềm sông bậc III, bậc II. Độ dốc các sườn đồi trung bình 3-80 đến 15-200 và được cấu tạo chủ yếu bởi các đá trầm tích lục nguyên, biến chất yếu, chịu tác động mạnh bởi quá trình bóc mòn - rửa trôi. Nói chung, địa hình đồi có dạng mềm mại, thường tồn tại dưới dạng quả đồi độc lập hay dãy đồi thấp dạng hành lang. Trên bề mặt san bằng được phủ bởi lớp vỏ phong hóa mỏng và thực vật phát triển thưa thớt. Hiện nay, chúng đang chịu tác dụng của các quá trình rửa trôi, xói rửa. Tuổi bề mặt san bằng của địa hình này xếp vào Pleistocen sớm.

- Sườn trọng lực nhanh, tuổi Đệ Tứ không phân chia (Q):

Phân bố ở sườn các khối núi Phu Cô Pi, Co Ta Run, Động Vàng Vàng, Động Tri, núi Thu Lù, núi Ba Rền, đỉnh U Bò... ở phần trên của sườn gần đường chia nước đặc trưng cho những khu vực địa hình miền núi nổi cao được cấu tạo bởi các đá cứng rắn, dạng khối và bị dập vỡ mạnh. Một nhân tố không kém phần quan trọng là sự phân cắt ban đầu của địa hình bởi các khe rãnh, máng xâm thực sâu hoặc các khe nứt lớn do đứt gãy trên bề mặt sườn này. Về hình thái các sườn trọng lực nhanh đều có trắc diện lõm, phần đỉnh có độ dốc lớn, phổ biến dạng vách, phần thấp thoải hơn do có vạt tích tụ tảng lăn và các mảnh vụn nhỏ. Trên sườn thường lộ các tầng đá cứng hoặc bị phong hóa nhẹ. Các quá trình trọng lực nhanh thường gặp là sụt, sập, đổ, lở.

- Sườn trọng lực chậm, tuổi Đệ Tứ không phân chia (Q):

Phân bố rộng rãi trên toàn bộ tỉnh Quảng Bình, điển hình ở các lưu vực Khe Ve, Rào Nậy, Long Đại, Kiến Giang, sông Dinh. Các bề mặt sườn này có độ dốc từ 15-250, đôi nơi dốc 25-300, phần dưới sườn dốc 8-150 với trắc diện sườn phân bậc. Trên bề mặt sườn này thường tồn tại lớp vỏ phong hóa Ferosialit dày tới 4-5m. Các quá trình địa động lực ngoại sinh diễn ra phổ biến trên kiểu sườn này là sụt đổ đá, sụt trượt đất đá, dòng bùn đất đá...

- Sườn xâm thực, tuổi Đệ Tứ không phân chia (Q):

Quá trình xâm thực dọc theo các thung lũng sông và theo đáy các khe suối nhỏ là nét đặc trưng cơ bản của quá trình ngoại sinh trong vùng nhiệt đới. Sự chuẩn bị vật liệu bởi hoạt động phong hóa mạnh ở vùng đồi núi thuộc phạm vi tỉnh Quảng Bình càng thúc đẩy quá trình xâm thực phát triển. Hoạt động xâm thực thường tăng cường dọc theo các đới dập vỡ, đứt gãy kiến tạo để tạo nên những sườn có trắc diện thẳng, dốc trên 300 và kéo dài trên khoảng cách lớn. Sườn xâm thực phát triển trên hầu hết địa hình miền núi Quảng Bình nơi phát triển mạnh hệ thống các khe suối và thung lũng sông. Trên các sườn này, quá trình vận chuyển vật liệu xảy ra mạnh làm lộ trơ đá cứng hoặc vỏ phong hóa Saprolit. Hoạt động đổ, lở cũng thường xảy ra mạnh trên kiểu sườn này.

- Sườn rửa trôi - xói rửa, tuổi Đệ Tứ không phân chia (Q):

Sườn rửa trôi - xói lở tuổi Đệ Tứ không phân chia (Q) cũng khá phổ biến trên địa hình xâm thực - bóc mòn đồi trước núi, phân bố tập trung ở vùng đồi thấp và dọc theo thung lũng sông. Về hình thái các bề mặt sườn này tương đối thoải, dốc 8-150 chịu ảnh hưởng mạnh của các quá trình rửa trôi bề mặt mương xói do mưa và do độ che phủ thấp của lớp phủ thực vật. Bề mặt sườn này còn bị chia cắt bởi hệ thống khe rãnh, máng trũng của dòng chảy tạm thời khá phổ biến. Thành tạo bở rời bề mặt dày 1-1,5m, đôi nơi >2m. Quá trình địa động lực ngoại sinh hiện tại đang chuyển dần sang rửa trôi bề mặt do hoạt động bóc mòn ở đây.

- Sườn tích tụ deluvi - coluvi, tuổi Đệ Tứ không phân chia (Q):

Phân bố không liên tục chỉ tập trung ở chân các dãy núi và trũng giữa núi. Điển hình cho kiểu sườn này gặp ở trũng Quy Đạt (Minh Hóa), khu vực Xóm Chùa (Tuyên Hóa) và vùng địa hình chân đồi thấp huyện Lệ Thủy nơi tiếp giáp với đồng bằng. Về hình thái các sườn này có độ dốc 3-80 hoặc 8-150, bề mặt thường phẳng hoặc hơi lồi lõm. Trong tất cả các điểm quan sát cho thấy các thành tạo bở rời deluvi - coluvi có bề dày 1-2m, đôi nơi đạt 2m và >2m với thành phần chủ yếu là dăm sạn có lẫn bột cát màu vàng, nâu vàng có cấu tạo phân lớp giả thể hiện các giai đoạn tích tụ khác nhau. Tuổi của bề mặt sườn xếp Đệ Tứ không phân chia (Q).

4.2.3.2. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc Karst

Một trong những nét tiêu biểu của vùng núi Quảng Bình là sự phân bố rộng rãi địa hình Karst với khối đá vôi Kẻ Bàng và Khe Ngang đồ sộ nằm sát biên giới Việt - Lào có hệ thống sông ngầm rất phát triển. Địa hình Karst Quảng Bình ẩn giấu trong mình nhiều hang động dài nhất, đẹp nhất nước ta và có giá trị đặc biệt đối với du lịch như Động Phong Nha. Đây là động đẹp nhất Việt Nam, có chiều dài 7.729m, ở độ sâu trung bình 83m. Ngoài ra, còn có nhiều hang động khác như: hang Tối (dài 5.258m), hang Vòm (dài 5.050m), hang Thung (dài 3.351m), hang Tiên Ông (dài 2.500m)... Có thể phân chia địa hình khối núi Karst thành 4 kiểu:

- Kiểu bề mặt đỉnh và sườn hòa tan rửa lũa Karst: Bao gồm bề mặt đỉnh của các khối núi và sườn núi đá vôi chiếm diện tích lớn nhất trong các dạng địa hình Karst và chiếm 70% diện tích địa hình các khối đá vôi phân bố ở các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá và Quảng Ninh, chúng nằm ở bậc địa hình cao trung bình 600-800m. Trên bề mặt và sườn chịu tác động của các quá trình hoà tan rửa lũa do nước mưa tạo nên các dạng địa hình carư sắc nhọn lởm chởm. Các quá trình ngoại sinh chủ yếu là hoà tan rửa lũa và sụt đổ lở khối.

- Kiểu thung lũng và trũng khép kín do sự mở rộng các phễu Karst: Các thung lũng Karst phân bố ở khu vực khối núi đá vôi Kẻ Bàng, khối núi đá vôi thượng nguồn sông Long Đại. Các thung lũng và trũng khép kín thường trùng với các đứt gãy, đới phá hủy kiến tạo và có dạng kéo dài theo các hướng Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam, á vĩ tuyến là các hướng của đứt gãy. Về hình thái dạng địa hình này có dạng hẹp kéo dài, khép kín được hình thành do quá trình hòa tan, rửa lũa mở rộng của các hố trũng cacxtơ hoặc do sự liên kết của một loạt các hố trũng Karst. Các thung lũng và trũng này được tích tụ bởi các sản phẩm terarosa cho nên đất thường có màu đỏ hoặc xám đen rất tốt. Bên dưới các thung lũng và trũng phát triển các dòng chảy ngầm. Các thung lũng và trũng Karst là khu vực phân bố các điểm dân cư, đồng thời cũng là diện tích canh tác nông nghiệp của người dân sống trong vùng núi đá vôi.

- Kiểu cánh đồng Karst tích tụ các sản phẩm aluvi - proluvi - deluvi: Địa hình này có đáy rộng và phẳng nằm trong các vùng Karst. Người ta chia thành 3 loại cánh đồng Karst: cánh đồng ven rìa, cánh đồng cấu trúc và cánh đồng cơ sở. Trong khu vực Quảng Bình, các cánh đồng Karst chủ yếu là cánh đồng ven rìa, chúng phân bố ở những nơi tiếp giáp giữa khối đá Karst và đá phi Karst. Về hình thái của cánh đồng này có đáy bằng phẳng và rộng, sườn hình thành trên đá phi Karst thoải, còn sườn hình thành trên đá Karst lại rất dốc, phần bên trong cánh đồng còn gặp hệ thống sông suối chảy qua. Điển hình cho dạng địa hình này là các cánh đồng Karst rộng có dạng kéo dài dọc theo các thung lũng sông suối trong vùng phân bố ở ven rìa khối đá vôi Kẻ Bàng thuộc các xã Phúc Trạch, Sơn Trạch (Bố Trạch); cánh đồng Karst ven rìa khối đá vôi của các xã Hóa Tiến, Hoá Thanh, Xuân Hoá (Minh Hoá); cánh đồng Karst khu vực Làng Mô... Cấu tạo vật chất nên các cánh đồng này có thành phần hỗn hợp sản phẩm của quá trình sườn, lũ và aluvi sông với bề dày trầm tích 2-3m. Hiện nay các cánh đồng Karst này được nhân dân sử dụng vào mục đích nông nghiệp và xây dựng các điểm quần cư rất thuận lợi.

4.2.3.3. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc dòng chảy sông suối

- Đáy máng trũng xâm thực, tuổi hiện đại (Q2):

Phân bố rộng rãi và hoạt động khá mạnh trên đầu nguồn của các dòng suối cả ở vùng núi và vùng đồi. Trắc diện ngang của đáy máng trũng xâm thực có dạng chữ “V” hoặc khe hẻm. Trắc diện dọc thường gồ ghề, lồi lõm phân bậc với bề mặt trơ đá gốc. Hiện tại quá trình xâm thực sâu vẫn còn tiếp diễn và đang được hoàn thiện.

- Đáy máng trũng xâm thực - tích tụ, tuổi hiện đại (Q2):

Đây là thung lũng sông suối miền núi tỉnh Quảng Bình. Ở vùng núi, trắc diện thung lũng có dạng chữ “V”, trắc diện dọc lồi lõm chưa đạt đến trắc diện cân bằng, bề mặt đáy trơ đá gốc, rải rác tảng lăn, mảnh vỡ, quá trình động lực ngoại sinh hiện tại thống trị là xâm thực sâu. Xuống đến trung lưu, đáy trũng sông suối đã bắt đầu có dạng chữ “U”, trắc diện dọc bắt đầu đã thoải hơn, quá trình mở rộng lòng do xâm thực ngang phát triển và bắt đầu xuất hiện quá trình tích ở đáy lòng sông.

- Thềm tích tụ aluvi - proluvi, tuổi Pleistocen muộn - Holocen (Q13-Q2):

Thềm sông - lũ được thành tạo tại các khu vực có sự vận chuyển mạnh của vật liệu ở phần cửa các khe suối đổ vào thung lũng chính hoặc trũng thoải và chính các thành tạo này sau đó lại bị phân cắt bởi quá trình xâm thực của sông vào giai đoạn sau để tạo thành thềm giả. Đặc trưng của thềm là bề mặt nghiêng thoải từ 5-100 kéo dài từ vài trăm mét tới vài km từ chân sườn núi về phía thung lũng, cũng như dọc theo đáy các trũng giữa núi, cấu tạo bởi vật liệu thô như cuội tảng lớn không phân lớp. Dạng địa hình trên phân bố khá rộng dọc thung lũng sông Roòn, sông Rào Nậy, sông Nam, sông Long Đại, Khe Kích.

- Thềm xâm thực sông bậc III, tuổi Pleistocen giữa (Q12):

Thềm xâm thực bậc III của sông có độ cao 60-80m phân bố khá rộng rãi trong các thung lũng lớn ở vùng núi của sông Rào Nậy, sông Long Đại, sông Kiến Giang. Thềm thường được kéo dài dọc thung lũng sông và được mở rộng ở những đoạn ngã ba các sông suối và gần cửa sông đổ vào đồng bằng. Bề mặt thềm bị mương xói và khe suối phân cắt tạo địa hình đồi thoải. Giữa bề mặt thềm bậc III và các Pediment có tuổi Pleistocen sớm (Q11) hay các bề mặt Pediment thung lũng tuổi Pliocen muộn (N22) được chuyển tiếp bởi sườn rửa trôi xói rửa hay sườn trọng lực chậm có độ dốc 15-200. Dấu vết hoạt động của dòng chảy còn được bảo tồn khá tốt trên phần đỉnh của các đồi thềm với ít cuội thạch anh, quaczit mài tròn tốt phủ lên các đá thành tạo trước Kainozoi bị phong hóa laterit mạnh. Tuổi của thềm được xếp vào Pleistocen giữa (Q12) trên cơ sở liên hệ với tuổi bề mặt Pediment liền kề.

Thềm xâm thực - tích tụ sông bậc II, tuổi Pleistocen muộn (Q13):

So với thềm bậc III, thềm sông bậc II cao 20-30m phân bố rộng rãi hơn dọc theo các sông Rào Nậy, sông Nhật Lệ. Thềm phân bố ở hai bên bờ thung lũng nhưng có bề rộng hơn ở các bờ lồi. Thềm bậc II cũng bị phân cắt bởi các mương xói và khe suối tạo địa hình gò đồi với đỉnh rộng, sườn thoải. Trên phần đỉnh gò đồi còn bảo tồn lớp tích tụ với tướng lòng sông hạt thô nằm dưới và tập cát sạn lẫn bột sét tướng bãi bồi ở trên. Trong mặt cắt ngang thung lũng, thềm bậc II cắt tạo vách vào thềm bậc III và bị cắt bởi thềm bậc I. Tuổi thềm xếp vào Pleistocen muộn (Q13).
- Thềm tích tụ sông bậc I, tuổi Holocen sớm - giữa (Q21-2):

Thềm tích tụ bậc I của sông có độ cao tương đối 8-10m còn được bảo tồn trên hầu hết các thung lũng sông suối trong vùng nghiên cứu. Thềm thường phát triển ở cả hai bên bờ của thung lũng sông. Tùy thuộc vào vị trí phân bố của thềm ở các đoạn sông miền núi và đồng bằng mà kích thước của thềm cũng khác nhau. Ở hạ lưu các sông Rào Nậy, sông Nhật Lệ thềm thường có kích thước khá lớn bề rộng đạt tới 1000-2.000m đến >2.000m, chiều dài tới hàng chục km. Về hình thái, bề mặt thềm tương đối bằng phẳng hơi nghiêng thoải về phía xa dần lòng sông với sự phổ biến của các gờ cao ven lòng cấu tạo bởi cát bột xám vàng phủ trên aluvi tướng bãi bồi hạt mịn hơn. Thềm được ngăn cách với bãi bồi cao bởi vách cao 3-4m. Đây là diện tích phân bố dân cư đông nhất dọc theo thung lũng sông. Tuổi thềm được xếp vào Holocen sớm - giữa ( Q21-2).

- Bãi bồi cao, tuổi Holocen (Q2):

Bãi bồi cao có độ cao tương đối 4-6m so với lòng sông phân bố ở phần trung và hạ lưu của sông Gianh, Nhật Lệ. Ở thung lũng sông Gianh, chúng tồn tại dưới dạng dải kéo dài dọc theo hai bên thung lũng sông và dạng đảo nổi cao giữa lòng. Ở thung lũng sông Nhật Lệ, bãi bồi cao phân bố dọc theo các đoạn sông uốn khúc. Chiều rộng của các bãi bồi cao ở đây thường đạt tới >1.000m. Về hình thái, các bãi bồi cao tương đối phẳng, nghiêng thoải về phía chân bậc thềm. Dọc ranh giới giữa chúng với các bãi bồi thấp thường phân bố các gờ cao ven lòng còn được bồi hàng năm. Các bãi bồi cao này còn chịu ảnh hưởng của lũ lụt với mực nước ngập trung bình khoảng 1,5-2m. Cấu tạo nên bãi bồi cao là các thành tạo aluvi gồm cả trầm tích tướng lòng và tướng bãi bồi. Trầm tích tướng bãi bồi hạt mịn phủ lên tướng lòng và là thành phần cấu tạo bề mặt bãi bồi. Chúng có hạt mịn đến nhỏ với ưu thế là bột sét có màu xám vàng, nâu vàng. Đây là diện tích canh tác quan trọng được nhân dân khai thác vào trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Do bãi bồi cao vẫn bị ảnh hưởng ngập lũ vào mùa lũ nên diện tích này chỉ trồng được một vụ. Tuổi bãi bồi được xếp vào Holocen muộn (Q23).

- Bãi bồi thấp và đáy trũng tích tụ lòng sông, tuổi Holocen (Q2):

Địa hình bãi bồi thấp chủ yếu phân bố ở dọc hai bên bờ sông vùng đồng bằng với độ cao tương đối 0,5-1m, thường xuyên bị ngập nước theo mùa. Cấu tạo lớp phủ tầng mặt là cát, sạn sỏi, đôi chỗ là vùng lầy. Ở miền núi bãi bồi thấp phân bố hạn chế và chủ yếu là bãi bồi động lực, hình dạng luôn biến đổi theo động lực của dòng chảy. Còn đáy trũng tích tụ lòng sông là toàn bộ hệ thống lòng sông thường xuyên bị ngập nước của thung lũng sông. Trong vùng núi dọc đáy các thung lũng chủ yếu chỉ phát triển dạng địa hình lòng sông hiện đại, được cấu tạo bởi các trầm tích tướng lòng hoặc nhiều trường hợp trơ đá gốc. Trên dải đồng bằng hạ lưu, lòng sông có trắc diện dạng chữ “U” rộng đáy bằng, trắc diện dọc thoải bằng được tích tụ bởi trầm tích tướng lòng và tướng bãi bồi.

- Phức hệ thềm và bãi bồi, tuổi Đệ Tứ không phân chia (Q):

Phát triển ở những đoạn sông mở rộng nhưng các bãi bồi và thềm không phát triển theo chiều rộng, do đó khó có thể chia một cách rạch ròi giữa thềm và bãi bồi. Trong đó, đa phần gặp ở các sông suối nhỏ của lưu vực sông Gianh và sông Nhật Lệ.

Nguồn gốc chủ yếu thành tạo phức hệ thềm và bãi bồi không phân chia này liên quan đến quá trình xâm thực và bóc mòn chung trong đó xâm thực sâu và ngang xảy ra đồng thời dọc theo các thung lũng sông suối. Trắc diện thung lũng có hai phần chính: phần đáy thường khá bằng phẳng cấu tạo bởi lớp phủ hiện đại bao gồm cát, sét và cuội sỏi xếp lớp xuôi theo dòng chảy. Phần sườn thung lũng dốc đặc trưng bởi một vài mảnh thềm xâm thực gốc còn bảo tồn kém.

4.2.3.4. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc biển

- Thềm biển mài mòn bậc IV, cao 40-60m, tuổi Pleistocen giữa (Q12):

Thềm mài mòn cao 40-60m phân bố thành các mảnh nhỏ hẹp và các dải rộng sát chân núi của các vùng đồng bằng Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Bề mặt thềm nghiêng thoải từ chân sườn núi hoặc chân các đồi núi về phía biển, bị chia cắt mạnh bởi các khe xói, mương xói tạo địa hình đồi thoải. Hình thái của thềm mài mòn cũng có những nét đặc thù trên mỗi loại đá khác nhau, đặc biệt chúng phát triển rộng trên các đá trầm tích lục nguyên của hệ tầng Tân Lâm, các đá biến chất của hệ tầng Long Đại đã bị phong hóa laterit mạnh. Độ cao của thềm khá đồng nhất, rất ít khối sót mài mòn. Tuy nhiên, hầu hết các thềm lại bị phân cắt mạnh bởi các máng xói để tạo thành địa hình đồi thoải.

- Thềm biển mài mòn - tích tụ bậc III, cao 20-30m, tuổi cuối Pleistocen muộn ():

Thềm mài mòn - tích tụ cao 20-30m có diện phân bố rộng, chiếm hàng trăm km2 và còn được bảo tồn khá tốt trên đồng bằng của Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Bề mặt thềm nghiêng thoải từ Tây sang Đông (từ phía núi ra biển) bị phân cắt yếu bởi các máng xói, khe rãnh tạo địa hình dạng vòm thoải hoặc lượn sóng. Vật liệu phủ trên bề mặt thềm mài mòn - tích tụ này chỉ gặp lớp mỏng cát, bột xám vàng, hoặc tập cuội thạch anh mài tròn tốt phủ lên đá gốc bị phong hóa mạnh. Thềm cao 20-30m cắt và tạo vách vào thềm 40-60m, chúng lại bị thềm cao 10-15m cắt vào.

- Thềm tích tụ bậc II, cao 10-15m, tuổi Holocen sớm (Q21):

Thềm tích tụ cao 10-15m là bậc địa hình chuyển tiếp giữa các bậc thềm biển cao 20-30m với các bậc thềm thấp cao 4-6m và các bề mặt tích tụ vũng vịnh, tích tụ sông - biển nằm thấp hơn. Thềm có diện phân bố rộng kéo thành dải chạy song song với đường bờ hiện tại với bề rộng từ vài trăm mét đến 5km, chiều dài hàng chục km. Về hình thái, bề mặt thềm phủ gối vào chân thềm của thềm mài mòn - tích tụ cao 20-30m. Vật liệu cấu tạo thềm là sét, bột sét loang lỗ, nhiều nơi cấu tạo bởi trầm tích cát có màu vàng, vàng đỏ đôi chỗ bị kết vón như ở phía Nam của huyện Lệ Thủy.

- Thềm biển tích tụ bậc I, cao 4-6m, tuổi Holocen giữa (Q22):

Đây là các thành tạo cát trắng được thành tạo trong giai đoạn biển tiến Holocen trung (Flandrian) hiện tồn tại ở độ cao 4-6m. Trong phạm vi đồng bằng khu vực Quảng Bình bắt gặp chúng được bảo tồn dưới dạng dải kéo dài nổi cao từ Quảng Tiến xuống Quảng Long (Quảng Trạch), từ Thanh Trạch xuống Phú Trạch và từ Đức Trạch xuống Trung Trạch (Bố Trạch). Bề mặt thềm biển tương đối bằng phẳng nghiêng về phía biển với dấu vết là những val bờ cổ và các dải trũng giữa val. Cấu tạo nên chúng là cát sét có màu xám đen, độ mài tròn tốt với thành phần thạch anh chiếm 60%, còn 40% là các thành phần khác. Ngoài ra trong thành phần trầm tích còn có chứa ít sạn, sỏi thạch anh. Trong thành tạo cát sét này có chứa phức hệ Bào tử phấn hoa được xác định tuổi Holocen.

- Bãi biển tích tụ, cao 0-2m, tuổi Holocen muộn (Q23):

Phân bố thành dải hẹp chạy dọc theo đường bờ biển hiện đại, rộng khoảng 20-30m, nhiều chỗ rộng đến 100m, nghiêng thoải về phía biển được cấu tạo bởi cát có kích thước hạt trung và nhỏ mài tròn chọn lọc tốt. Ở khu vực cửa sông cấu tạo nên bãi tích tụ ngoài cát ra còn có lẫn bùn sét. Các bãi này thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

- Bãi biển mài mòn, cao 0-2m, tuổi Holocen muộn (Q23):

Phân bố chủ yếu ở nơi có các mỏn đá các mũi đá nhô ra phía biển, tập trung chủ yếu ở đoạn bờ phía Bắc Quảng Bình, bao gồm các đoạn bờ khu vực bãi Đá Nhảy - Bố Trạch, các đoạn bờ biển chân Đèo Ngang của các xã Quảng Đông, Quảng Phú (Quảng Trạch). Hoạt động của sóng và triều đã tác động mài mòn nên các bờ đá gốc này, tạo ra các bãi mài mòn với bề mặt lởm chởm đá gốc.
4.2.3.5. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc hỗn hợp sông - biển - đầm lầy - đầm phá

- Bề mặt tích tụ sông - biển, cao 4-6m, tuổi Holocen sớm - giữa (Q21-2):

Cùng với các thành tạo biển thềm bậc I, trong giai đoạn Holocen giữa còn gặp các thành tạo sông - biển tạo nên bề mặt địa hình nguồn gốc sông - biển cao 4-6m. Các bề mặt này gặp chủ yếu ở vùng cửa sông Gianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ thành từng mảng lớn và dải rộng kéo dài từ Duy Ninh (Quảng Ninh) đến An Thuỷ (Lệ Thuỷ) nằm tiếp giáp với thềm biển bậc II. Về độ cao tuyệt đối, bề mặt tích tụ sông - biển này tương đương với thềm tích tụ biển bậc I, song nguồn gốc thành tạo vật chất có sự kết hợp giữa vật chất của quá trình biển và sông. Cấu tạo nên bề mặt tích tụ sông - biển này gồm có bột sét, ít cát màu vàng, xám xanh, xám đen chứa mùn thực vật tuổi Holocen sớm - giữa (Q21-2) với bề dày trầm tích từ 5-7m. Hiện tại trên bề mặt dạng địa hình này nhân dân xây dựng các điểm quần cư, canh tác nông nghiệp (trồng lúa và hoa màu). Tuổi địa hình được xếp vào Holocen sớm - giữa (Q21-2) tương ứng với tuổi trầm tích cấu tạo nên chúng.

- Bề mặt tích tụ sông - biển, cao 1-3m, tuổi Holocen giữa - muộn (Q22-3):

Bề mặt tích tụ sông - biển này cũng phân bố với diện tích khá rộng ở khu vực cửa sông Gianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ và chạy dọc theo sông Kiến Giang thuộc các xã Gia Ninh (Quảng Ninh), Hồng Thuỷ, Thanh Thuỷ, Cam Thuỷ (Lệ Thuỷ). Bề mặt tương đối bằng phẳng, độ chênh cao địa hình 0,5-1m hơi nghiêng về phía xa dần thung lũng sông. Cấu tạo nên bề mặt này là tập trầm tích cát bột lẫn mùn bã thực vật màu đen. Hiện tại địa hình này được sử dụng canh tác nông nghiệp là chủ yếu.

- Bề mặt tích tụ sông - biển - đầm lầy, cao 0,5-1m, tuổi Holocen muộn (Q23):

Chiếm diện tích không lớn tại các xã Hồng Thuỷ, Thanh Thuỷ, An Thuỷ (Lệ Thủy) dưới dạng các dải trũng, ô trũng ngập nước thường xuyên nằm dọc theo sông Kiến Giang hoặc trong nội đồng. Đây là các bề mặt trũng, có độ cao tương đối thấp hơn các dạng địa hình xung quanh từ 0,5 đến 2m được cấu tạo bởi cát bột sét lẫn bùn sét nhiều mùn bã thực vật. Hiện tại dạng địa hình nhiều nơi để hoang mọc cỏ lăn, cỏ lác. Một số nơi đã được nhân dân cải tạo sử dụng vào mục nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời đây cũng là diện tích cung cấp nước tưới cho các chân ruộng cao vào mùa khô.

- Bề mặt tích tụ biển - đầm phá, cao 2-4m, tuổi Holocen muộn (Q23):

Phân bố thành dải hẹp kéo dài dọc theo phía trong dải cồn cát ven biển Quảng Ninh - Lệ Thuỷ, tiếp giáp với chúng là bề mặt tích tụ sông biển rộng lớn phân bố ở phía trong. Về nguồn gốc, bề mặt này nguyên trước đây là các lạch trũng thoát triều, đầm phá ven biển sau bị các cồn cát ven biển chặn lại ở phía ngoài khiến cho chúng không thông được với biển. Các lạch trũng này sau bị thoái hoá và được lấp đầy bởi vật liệu do hoạt động của biển tạo nên bề mặt tích tụ biển - đầm phá như ngày nay. Vật liệu cấu tạo nên bề mặt này là cát màu xám, dưới sâu có bùn sét với bề dày 2-5m. Hiện nay dạng địa hình này được nhân dân khai thác trồng màu như khoai lang, rau và làm thành các tụ điểm dân cư rất thuận lợi.

- Hồ nguồn gốc đầm phá cũ, tuổi Holocen muộn (Q2 3):

Hồ có nguồn gốc đầm phá cũ phải kể tới hồ Bàu Tró. Đây là hồ nước ngọt nằm ngay cạnh ven biển ở phía Bắc Đồng Hới với dung tích khoảng 9 triệu m3 có giá trị cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, trong đó phục vụ sinh hoạt cho thành phố Đồng Hới khoảng 4.500 m3/ngày với chất lượng nước rất tốt. Ngoài ra, đây cũng là nơi có thể khai thác du lịch sinh thái. Hồ Bàu Sen nằm ở phía Nam huyện Lệ Thủy trên dải cồn cát ven biển. Đây cũng là hồ nước ngọt cung cấp nước sinh hoạt và tưới đồng ruộng cho một loạt các xã nằm quanh khu vực hồ. Về nguồn gốc, các hồ này là các vũng bàu cổ bị ngọt hóa dần sau khi cách ly khỏi biển do quá trình bồi tụ của các doi cát chắn phía ngoài hoặc cũng có thể là vùng trũng giữa đụn cát cổ ứ nước mà thành. Có thể nói, các hồ này là nguồn nước quý giá trong vùng cát. Tuy nhiên, các hồ này đang có nguy cơ bị vùi lấp và bị cạn dần.

4.2.3.6. Nhóm dạng địa hình nguồn gốc do gió

- Đụn cát di động, cao 5-20m, tuổi Holocen muộn (Q23):

Bao gồm các cồn cát chắn ven biển di động và các đụn cát ngang, đụn cát dọc di động phân bố trong dải cồn cát ven biển Quảng Bình. Cồn cát chắn ven biển phân bố thành một dải hẹp nằm giáp biển kéo dài dọc theo đường bờ với chiều rộng từ 20-30m. Độ cao của các cồn cát di động này ở từng khu vực khác nhau, trung bình 8-10m. Càng vào sâu phía Nam Quảng Bình, độ cao tăng dần lên 15-20m. Về hình thái cho thấy sườn đón gió của cồn cát chắn ven biển di động này do chịu ảnh hưởng hoạt động mạnh của gió nên vách dốc và lở. Phần sườn khuất gió dốc hơn so với sườn đón gió, đạt tới độ dốc 600. Ở khu vực xã Bảo Ninh còn gặp các đụn cát trẻ mới hình thành phân bố trên cồn cát chắn ven biển có kích thước trung bình 1,5 x 5 x 2m. Hình thái có đụn tròn, đụn dài phát triển theo hướng Đông Bắc - Tây Nam do chịu ảnh hưởng của cả 2 hướng gió chính Đông Bắc và Tây Nam. Thực vật tự nhiên trên các cồn cát này chủ yếu là cỏ gai, cỏ lông chông ưa hạn mọc ở sườn khuất gió. Các cồn cát dạng dọc di động phân bố chủ yếu ở phía Nam Quảng Bình nằm kề ngay sau cồn cát chắn ven biển chúng phát triển dưới dạng cồn hẹp kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam trùng với hướng gió và chịu ảnh hưởng của gió làm di động. Cấu tạo nên các cồn cát này là cát thô rời rạc có màu vàng nhạt hoặc trắng. Còn cát ngang di động nằm phía trong cồn cát dạng dọc di động phân bố diện rộng trên dải cát Quảng Ninh - Lệ Thủy với các cồn cát trắng cao 10-40m, rộng tới vài km nằm gần vuông góc với hướng gió Đông Bắc - Tây Nam. Cấu tạo nên cồn cát này chủ yếu là cát có màu vàng nhạt, hoặc trắng, cát mịn không gắn kết bị di động do tác dụng của gió. Do nằm vuông góc với hướng gió nên các cồn cát ngang này bị di chuyển dần vào trong nội địa và thấp đi về độ cao. Vào mùa mưa cát ở cồn này bị nước mưa đưa xuống các trũng thấp tích nước trong cồn sau đó chảy theo các khe suối đổ vào đồng ruộng gây ra hiện tượng cát lấp ảnh hưởng tới giao thông và sản xuất nông nghiệp.

- Máng trũng thổi mòn giữa cồn cát, tuổi Holocen muộn (Q23):

Phân bố rải rác trên bề mặt dải cát kéo dài từ Quảng Ninh vào đến Lệ Thủy. Về hình thái nó là các hố lõm dạng dải, kéo dài vuông góc với đường bờ với kích thước từ vài trăm m2 đến vài km2 và thấp hơn xung quanh từ 3-4m. Dạng địa hình cho phép tích nước vào mùa mưa và giữ được độ ẩm lâu dài nên nhân dân thường lợi dụng các hố trũng này để sản xuất và canh tác nông nghiệp. Vào mùa khô các máng trũng thổi mòn này bị khô cạn và quá trình thổi mòn do gió vẫn tiếp tục diễn ra.

- Đầm lầy phủ cát, tuổi Holocen muộn (Q23):

Dạng địa hình này phát triển thành một dải hẹp nằm kế ngay sau cồn cát chắn ven biển (đụn cát di động) ở khu vực xã Hải Ninh (Quảng Ninh). Địa hình này trước đây nguyên là những lạch trũng thoát nước ra biển của nước triều và nước mưa. Trải qua thời gian dài, địa hình này bị cát phủ lên, sự ưu thông của nước bị đình lại và các đầm lầy được hình thành. Theo thời gian các đầm lầy này lại bị lấp dần bởi các dòng cát chảy từ các cồn cát xung quanh. Do địa hình thấp, nguồn nước ngọt khá dồi dào gần như quanh năm đủ để cho quần xã cỏ ưa ẩm mọc và chiếm ưu thế.

- Bề mặt tích tụ cát biển tái trầm tích do gió, tuổi Holocen giữa - muộn (Q22-3):

Dạng địa hình này mấp mô lượn sóng thoải chiếm một diện tích lớn trên toàn dải cát ven biển Quảng Bình. Về hình thái khó tách ra các cồn cát hay các trũng thấp nên có thể xếp chung vào là bề mặt tích tụ cát biển tái trầm tích do gió. Dạng địa hình này chịu ảnh hưởng hoạt động của gió Đông Bắc vận chuyển cát vào sâu bên trong tạo ra các cồn cát di động. Hạn chế quá trình di động của cát trên bề mặt dạng địa hình này sẽ hạn chế quá trình tạo nên các cồn cát di động ở sâu trong nội địa. Do dạng địa hình này thấp, cấu tạo cát rời rạc, lớp phủ thực vật là các loại cỏ quăn xanh chịu hạn mọc thưa thớt nên cát dễ dàng di chuyển trên bề mặt khi có gió. Chính vì vậy, đây là dạng địa hình cát bán di động cần được trồng rừng bảo vệ.

- Địa hình cát lấp, tuổi Holocen muộn (Q23):

Dạng địa hình này phát triển sâu trong nội địa, tập trung ở phía Nam tỉnh Quảng Bình. Hình thái chung của dạng địa hình này là có dạng nan quạt, còn quy mô thì phụ thuộc vào lưu vực chứa nước trong cồn cát phía ngoài. Cát được vận chuyển vào trong nội đồng chủ yếu là cát từ các cồn cát cao nằm ở phía Đông của đường Quốc lộ 1A. Động lực chính để đưa cát lấp vào đồng ruộng là do nước mưa đưa cát theo các dòng chảy vào. Do cát kết cấu kém kèm theo lượng nước mưa lớn tập trung nên lượng cát cuốn trôi theo rất lớn và hàng năm địa hình cát lấp đều được mở rộng diện tích. Kích thước của dạng địa hình này đạt tới chiều dài 2m, rộng 1km, với tầng dày cát phủ 1,5-2m. Hoạt động cát chảy, cát lấp đã làm thu hẹp diện tích canh tác, làm nâng cao đáy dòng chảy thoát nước, lấp cầu cống, đường giao thông gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất cũng như thiệt hại kinh tế của người dân nơi đây.

4.2.3.7. Nhóm dạng địa hình nhân tạo

Hồ chứa nước nhân tạo phân bố trải rác ở vùng núi, vùng đồi có hình thái phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Đây được coi như địa hình mới phát sinh, biến đổi về chất và lượng từ địa hình thung lũng sang hồ. Trong các hồ chứa nước nhân tạo phải kể đến các hồ Vực Tròn, hồ Cẩm Ly, hồ Phú Vinh, hồ Tiên Lang. Đây là những hồ có dung tích lớn có tác dụng điều tiết lũ và cung cấp nước tưới cho hàng ngàn hecta đồng ruộng các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Thủy.




tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương