Chương 1 CƠ SỞ LÝ luận về du lịch và MÔi trưỜng lý luận chung 1 Du lịch



tải về 0.97 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.97 Mb.
#25515
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.3. Tai biến môi trường và du lịch


Ngoài tính chuyên nghiệp của một điểm du lịch trong việc cung cấp các dịch vụ, du khách còn đòi hỏi một sự lành mạnh và an toàn về môi trường của nơi mình sẽ đến du lịch. Tuy nhiên, các điểm du lịch lại thường nằm ở những khu vực nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng của các tai biến môi trường, đặc biệt là những vùng ven biển, các lưu vực sông và các vùng núi... Nếu tai biến môi trường xảy ra ở những khu vực này thì hình ảnh của điểm du lịch chắc chắn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.3.1. Khái niệm về tai biến môi trường

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, tai biến môi trường là "là các sự cố hoặc do rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng". Tai biến môi trường có thể xảy ra trên phạm vi toàn cầu (sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự suy thoái tầng ôzôn...) hay ở từng khu vực (cháy rừng, lốc, lũ lụt ...). Tai biến môi trường thường gây nên nhiều tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế xã hội của các quốc gia bị ảnh hưởng, trong đó có du lịch. Theo Lê Văn Khoa (2001), các tai biến môi trường thường do ba nguyên nhân sau đây gây ra:



  • Quá trình tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, động đất,

  • Hoạt động của con người như khai thác quá mức, xả thải chất ô nhiễm, can thiệp một cách thô bạo vào các hệ sinh thái,

  • Hỗn hợp của các hoạt động của con người và quá trình tự nhiên.

Tai biến môi trường được gọi là thiên tai nếu nguyên nhân là do quá trình tự nhiên và thường được coi là bất khả kháng, ví dụ như động đất, lũ lụt, núi lửa, bão tuyết … Các thiên tai này có thể gây ra tai biến thứ cấp, ví dụ như sóng thần thường xảy ra theo sau động đất, các vụ trượt lở đất xảy ra sau lũ lụt ...

Tai biến môi trường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng được gọi là thảm hoạ môi trường. Ví dụ như sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Trecnôbưn, Ucraina vào năm 1986, lốc lớn kèm theo lũ lụt ở Bănglađét năm 1991, trận động đất ở Kôbê Nhật Bản vào năm 1995 đều được coi là những thảm hoạ môi trường do những hậu quả rất nghiêm trọng chúng gây ra đối với con người và môi trường.

Tai biến môi trường được gọi là sự cố môi trường nếu do hoạt động con người gây ra, ví dụ như rò rỉ chất độc nhà máy hoá chất công nghiệp ở Bhopal, Ấn Độ, các sự cố cháy nổ do sơ ý, các tác động lâu dài của biến nạp di truyền...

Ngoài những loại tai biến môi trường trên đây, Hiệp hội Địa lý Mỹ còn đưa ra khái niệm tai biến môi trường xã hội và tai biến môi trường mang tính chất thường xuyên hay toàn cầu. Tai biến môi trường xã hội bắt nguồn từ các xung đột trong xã hội như xung đột giữa các sắc tộc, chiến tranh giữa các quốc gia, các tôn giáo… Những xung đột này cũng gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến du lịch do ảnh hưởng đến an ninh và trật tự xã hội. Tai biến môi trường mang tính chất thường xuyên hay toàn cầu là những tai biến bắt nguồn từ những vấn nạn mang tính toàn cầu như sự biến đổi khí hậu, hay từ những vấn nạn mang tính chất kinh niên như nghèo đói, suy thoái môi trường…



Khung 3.8. Phân loại các tai biến môi trường theo Hiệp hội Địa lý Mỹ

I. Tai biến thiên nhiên nghiêm trọng (Extreme Natural Events)

Nhóm khí tượng

Thủy văn

Hạn hán, lũ thường, lũ quét...

Khí quyển

Cuồng phong, bão nhiệt đới, lốc xoáy...

Nhóm địa vật lý

        Địa chấn

Động đất, sóng thần, núi lửa ...

        Địa mạo

Trượt lở đất ...

II.  Tai biến thiên nhiên thông thường (Common Natural Events)

Nhóm khí tượng

Lốc gió và bụi, thời tiết khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh), hạn hán, xói mòn ven biển ...

Nhóm địa vật lý

Tuyết lở, sụt đất, xói mòn ven biển …

III.  Sự cố sinh học (Biologic Agents)

    Dịch bệnh

SIDA, cúm, dịch tả, Ebola, Sars…

    Địch hại

Thỏ, mối mọt, châu chấu, ong…

    Các mối đe doạ khác

Các biến nạp di truyền, công nghệ sinh học…

IV. Sự cố về kỹ thuật (Technological Hazards)

Các tai biến nghiêm trọng

Các sự cố hạt nhân, các sự cố nhà máy công nghiệp, vỡ đập…

Các tai biến thông thường

Các sự cố về điện, sự rò rỉ các vật liệu độc hại, tràn dầu…

V. Tai biến xã hội (Social Disruptions)

An ninh xã hội

Xung đột sắc tộc, phá rối trật tự, đốt phá đô thị…

 Khủng bố

Khủng bố địa phương và toàn cầu, đánh bom…

 Chiến tranh

Bằng vũ khí thông thường, vũ khí sinh học và hoá học...

VI. Tai biến mang tính chất thường xuyên hay toàn cầu (Chronic/Globally Catastrophic Hazards)

Thường xuyên hay toàn cầu

Nóng lên toàn cầu, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu…


tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương