Chương 1 CƠ SỞ LÝ luận về du lịch và MÔi trưỜng lý luận chung 1 Du lịch


Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch



tải về 0.97 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích0.97 Mb.
#25515
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch

(Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ, 1999)



Trong đó:

I: Môi trường với các điều kiện phát sinh ra nhu cầu du lịch

II: Hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch (HTLTNNDL)

: Phương tiện giao thông vận tải

: Phân hệ khách du lịch

: Cán bộ nhân viên phục vụ

: Phân hệ tài nguyên du lịch

: Các công trình kỹ thuật phục vụ du lịch



: các luồng khách du lịch

: các mối quan hệ và tương tác bên trong HTLTNNDL

: các mối quan hệ và trao đổi thông tin giữa HTLTNNDL và môi trường

: các mối liên hệ và tương tác giữa HTLTNNDL với các hệ thống khác.

Pirogiơnic (1985) đã coi hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch là một hệ thống địa lý xã hội với các phân hệ khách du lịch, tổng thể tự nhiên, lịch sử-văn hoá, các công trình kỹ thuật, phân hệ cán bộ phục vụ và cơ quan điều khiển.

- Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm quyết định những yêu cầu đối với các thành phần khác của hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội- nhân khẩu, dân tộc...) của khách du lịch. Phân hệ này được đặc trưng bởi cấu trúc và lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của các luồng khách.

- Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hoá: tham gia hệ thống với tư cách là tài nguyên và điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Tổng thể này có:

+ Sức chứa (diện tích và khả năng đáp ứng),

+ Sức hấp dẫn,

+ Tính ổn định,

+ Độ tin cậy,

+ Tính thích hợp.

Phân hệ này được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác.

- Phân hệ các công trình kỹ thuật: đảm bảo các nhu cầu ăn ở và các nhu cầu giải trí đặc biệt cho khách du lịch bao gồm:

+ Điều kiện phòng và chữa bệnh,

+ Điều kiện vui chơi, giải trí,

+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật.

Nét đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác.

- Phân hệ cán bộ phục vụ: gồm cán bộ, nhân viên phục vụ thực hiện chức năng dịch vụ khách và đảm bảo cho các xí nghiệp hoạt động bình thường với những đặc trưng:

+ Số lượng, trình độ chuyên môn - nghề nghiệp

+ Mức độ đảm bảo lực lượng lao động (Nguyễn Minh Tuệ, 1999).

1.1.2. Môi tr­ường

1.1.2.1. Thuật ngữ môi trường

Về mặt thuật ngữ, theo tiếng Anh: Environment, tiếng Pháp: Environnement đều có nghĩa là cái bao quanh hay còn gọi là môi trường.

Theo tiếng Hoa thì môi trường là hoàn cảnh, cũng có nghĩa là vòng cảnh vật bao quanh.

1.1.2.2. Khái niệm môi trường

Theo nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường.

Viện sĩ I.P. Gheraximov (1972) đã đưa ra định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người”, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại.

Trong ấn phẩm “Địa lý hiện tại, tương lai - Hiểu biết về quả đất, hành tinh của chúng ta“, Magnard (1980) đã nêu ra một nội dung khá đầy đủ về khái niệm môi trường: “Môi trường là tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các trạng thái vật lý, hoá học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người”.

Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường đối với con người được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin...) trong đó con người sống và lao động, khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình". Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”.

R.G. Sharme (1988) đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn: “Môi trường là tất cả những gì bao quanh con người”.

Joe Whiteney (1993) cho rằng: “Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, tầng ôzon, sự đa dạng sinh học về các loài”. (Nguyễn Thế Chinh và nnk, 2003).

Theo Lê Văn Khoa (1995): Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể.

Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000).

Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa trong Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ IV thông qua ngày 27/12/1993 như sau:

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”.



Khái niệm chung về môi trường trên đây đã được cụ thể hoá với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau.

1.1.2.3. Bản chất hệ thống của môi trường

Các khái niệm hay định nghĩa môi trường nêu trên tuy có khác nhau về quy mô, giới hạn, thành phần môi trường ... nhưng đều thống nhất ở bản chất hệ thống của môi trường và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, môi trường cần được hiểu như là một hệ thống. Hay nói một cách khác, môi trường mang đầy đủ các đặc tính của hệ thống được thể hiện như sau:

1) Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp

Hệ thống môi trường (gọi tắt là hệ môi trường) bao gồm nhiều phần tử (thành phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau.

Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu thứ bậc. Theo chức năng, người ta có thể phân hệ môi trường ra vô số hệ. Tương tự như vậy, theo thứ bậc, người ta cũng có thể phân ra các hệ từ nhỏ đến lớn.

Dù theo chức năng hay theo thứ bậc, các phần tử của hệ môi trường thường xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi vật chất và năng lượng - thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Vì vậy, mỗi một sự thay đổi, dù là rất nhỏ của mỗi phần tử của hệ môi trường đều gây ra một phản ứng dây chuyền trong toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và chất lượng của nó.



2) Tính động

Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh mà luôn luôn thay đổi trong cấu trúc, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kỳ một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ có xu hướng thiết lập trạng thái cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường. Vì thế cân bằng động là một đặc tính cơ bản của hệ môi trường. Đặc tính đó cần được tính đến trong hoạt động tư duy và trong tổ chức thực tiễn của con người.

3) Tính mở

Môi trường, dù với quy mô lớn nhỏ thế nào, cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngược lại, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp ...). Vì thế, hệ môi trường rất nhạy cảm đối với những thay đổi từ bên ngoài, điều này lý giải vì sao các vấn đề môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài (viễn cảnh) và nó chỉ được giải quyết bằng sự nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

4) Khả năng tự tổ chức và điều chỉnh

Trong hệ môi trường, có các phần tử cơ cấu là vật chất sống (con người, sinh vật) hoặc là các sản phẩm của chúng. Các phần tử này có khả năng tự tổ chức lại các hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi bên ngoài theo quy luật tiến hoá, nhằm hướng tới trạng thái cân bằng, ổn định.

Đặc tính cơ bản này của hệ môi trường quy định tính chất, mức độ, phạm vi can thiệp của con người, đồng thời tạo mở hướng giải quyết căn bản, lâu dài cho các vấn đề môi trường cấp bách hiện nay (tạo khả năng tự phục hồi của các tài nguyên sinh vật đã bị suy kiệt, xây dựng các hồ chứa nước và các vành đai xanh, nuôi trồng thuỷ hải sản ... (Nguyễn Thế Chinh và nnk, 2003).

1.1.2.4. Các thành phần của môi trường

Thành phần môi trường hết sức phức tạp, trong môi trường chứa đựng vô số các yếu tố hữu sinh và vô sinh, vì vậy khó mà diễn đạt hết các thành phần môi trường. Ở tầm vĩ mô để xét thì thành phần môi trường có thể chia ra các quyển sau đây:

1) Thạch quyển (Địa quyển - Lithosphere)

Thạch quyển hay còn được gọi là vỏ trái đất. Đây là phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0 đến 60km tính từ mặt đất và từ 0 đến 20km tính từ đáy biển. Thạch quyển chứa đựng các yếu tố thành phần như các nguyên tố hoá học, các hợp chất rắn vô cơ và hữu cơ.

Trong thạch quyển, các vật chất vô cơ, cấu tử đất liên kết với nhau trong một không gian nhất định. Trong đó nước đóng vai trò quan trọng vì nó là dung môi cho các phản ứng sinh hoá, lý học. Thạch quyển còn là nơi cho các vi sinh vật phát triển. Sự có mặt của vi sinh vật cùng với các quá trình sống, trao đổi vật chất và năng lượng của chúng làm cho đất trở nên màu mỡ hơn. Góp phần hình thành nên các đặc tính lý hoá của các loại đất còn có sự tham gia của một số loài động vật như côn trùng (kiến, mối, giun), các loài gặm nhấm ... Thạch quyển nói chung là nơi mà nếu có sự biến động trong đó thì ít được nhận biết. Nó có khả năng tự làm sạch cao và trạng thái để đạt đến sự cân bằng giữa các yếu tố môi trường rất dễ dàng.

2) Khí quyển (Atmosphere)

Khí quyển là bộ phận quan trọng của môi trường được hình thành sớm nhất trong quá trình kiến tạo trái đất. Khí quyển là vùng nằm ngoài vỏ trái đất với chiều cao từ 0 đến 100km. Trong khí quyển tồn tại các yếu tố vật lý như nhiệt, áp suất, mưa, nắng, gió, bão ... Khí quyển chia thành nhiều tầng theo độ cao tính từ mặt đất như tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu và tầng ngoại quyển, mỗi tầng có các yếu tố vật lý, hoá học khác nhau. Trong các tầng của khí quyển thì tầng đối lưu có tầm quan trọng quyết định đến môi trường toàn cầu. Tầng này có các thành phần: khoảng 79% là Nitơ, 20% Oxy, 0,93% Argon, 0,02% Neli, 0,03% Carbonic, 0,005% Heli, một ít Hydro. Ngoài ra còn có bụi, hơi nước, các vi sinh vật … luôn hoạt động mà các quá trình vận chuyển và biển đổi của nó tuân theo các chu trình năng lượng, chu trình vật chất trong môi trường nói chung.

Trong khí quyển luôn luôn diễn ra các hiện tượng gió, bão, phản xạ, mây mưa, hiệu ứng nhà kính, suy thoái tầng ôzon ... Nói chung khí quyển rất nhạy cảm với các biến động của môi trường.

3) Thủy quyển (Hydrosphere)

Thuỷ quyển là nguồn nước ở tất cả các dạng trên trái đất bao gồm nước trong không khí, trong đất, trong ao hồ, sông ngòi, đại dương, nước mưa, tuyết, băng, nước ngầm, nước trong cơ thể sinh vật ...

Tổng lượng nước trên hành tinh khoảng 1,4 tỷ km3, nhưng khoảng 97% trong đó là ở đại dương, chỉ có 3% là nước ngọt nhưng lại tập trung phần lớn ở các núi băng thuộc Bắc cực và Nam cực. Như vậy lượng nước ngọt mà con người có thể sử dụng được chiếm tỷ lệ rất ít trong thuỷ quyển.

Nước là thành phần không thể thiếu được của môi trường toàn cầu và nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống cho sinh vật, là yếu tố quyết định đối với sự vận chuyển và trao đổi chất trong các thành phần môi trường khác. Các quá trình vận chuyển và trao đổi chất này tuân theo các quy luật nhất định. Trong thuỷ quyển luôn diễn ra các quá trình biến đổi vật chất và năng lượng nên nước là một trong những thành phần tạo nên vật chất và sự sống cho môi trường.

4) Sinh quyển (Biosphere)

Sinh quyển bao gồm các cơ thể sống từ vi sinh vật hoạt động đến các loại động, thực vật, kể cả con người. Trong sinh quyển, các chu trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra liên tục. Các chu trình vật chất sinh - địa - hoá như: chu trình đạm, chu trình lưu huỳnh, photpho … luôn đi đối với với các chu trình năng lượng (năng lượng ánh sáng mặt trời và sự chuyển hoá năng lượng). Nhờ các chu trình vật chất và năng lượng mà sinh vật luôn ở trạng thái “cân bằng động” và nhờ đó mà sự sống trên trái đất luôn được duy trì và phát triển.

Thành phần của sinh quyển cũng tương tự như thành phần của các quyển khác trên trái đất nhưng gần gũi với thuỷ quyển bởi các tế bào sống nói chung có chứa 60-90% nước (Lê Văn Khoa, 2002).

Sự phân chia cấu trúc môi trường thành các quyển nói trên cũng rất tương đối. Thực ra trong lòng mỗi quyển đều có mặt các phần quan trọng của quyển khác và chúng bổ sung cho nhau rất chặt chẽ (Nguyễn Thế Chinh và nnk, 2003).

1.1.2.5. Phân loại môi trường

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, có nhiều cách phân loại môi trường khác nhau. Trong du lịch, có thể phân loại môi trường theo chức năng như sau:

- Môi trường tự nhiên (Natural Environment)

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người nhưng ít nhiều cũng chịu tác động của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật ... Môi trường tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp các phong cảnh đẹp để tham quan, các nguồn nước khoáng để chữa bệnh ...

- Môi trường văn hoá - xã hội (Social cultural Environment)

Môi trường văn hoá - xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hay khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định, hương ước ... ở các cấp khác nhau như Liên Hiệp Quốc, hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng, xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức đoàn thể ...

Đây là môi trường giáo dục, hoạt động xã hội vì con người được cấu thành, phát triển trong mối t­ương tác của con người với con người và con người với những hoạt động sống trong xã hội liên quan với các dân tộc khác.

- Môi trường nhân tạo (Artifical Environment)

Môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo, các khu vui chơi giải trí ... (Nguyễn Thế Chinh và nnk, 2003).

1.1.3. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường

Du lịch và môi trường có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau:

- Các hoạt động du lịch có quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác tiềm năng của môi trường tự nhiên như các cảnh đẹp quyến rũ của núi, sông, biển ... và các giá trị văn hoá, nhân văn gắn liền với chúng. Do vậy, thành phần, tính đa dạng và chất lượng của môi trường có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động của du lịch.

- Sự phát triển của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường và giá trị nguyên vẹn của các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá. Các bãi biển, núi, sông, rừng, và đa dạng sinh học của môi trường là những tài nguyên cơ bản mà nhờ vào đó ngành du lịch thịnh vượng và phát triển. Sự suy giảm của chất lượng môi trường, cho dù là tự nhiên hay nhân văn, đều có tác động rất lớn đến các hoạt động du lịch và thường dẫn đến sự suy thoái của khu du lịch.

- Trên phạm vi toàn cầu cũng như khu vực, du lịch tất yếu có những tác động quan trọng đối với môi trường. Những tác động này liên quan đến sự tiêu thụ tài nguyên, cũng như sự ô nhiễm do các chất thải phát sinh từ các hoạt động du lịch như tổ chức tham quan, phục vụ ăn ở, đi lại của du khách ...

Tuy nhiên, du lịch cũng góp phần bảo vệ và tôn tạo môi trường. Về nguyên lý, tác động tích cực của du lịch đối với môi trường thường gắn với chính sách bảo tồn, điều đó có thể tạo động lực thúc đẩy thiết lập những khu bảo tồn bởi giá trị của chúng là tài nguyên du lịch, điều này đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, trong đa số trường hợp, tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường thường vượt quá tác động tích cực. Để thấy rõ được điều này phải dựa vào kết quả tổng hợp liên quan đến các tác động về mặt môi trường, kinh tế và xã hội của ngành du lịch.

Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa du lịch và môi trường, cần so sánh 2 khái niệm tài nguyên du lịch và cấu trúc môi trường (Bảng 1.1).

Từ bảng 1.1 có thể nhận thấy rằng:

- Môi trường vừa là nơi diễn ra các hoạt động du lịch, đồng thời vừa là đối tượng tham quan du lịch.

- Trong nhóm tự nhiên và tổ hợp tự nhiên thì giữa hai khái niệm tài nguyên du lịch và cấu trúc môi trường có độ tương đồng lớn. Trong nhóm nhân văn - dân tộc, tài nguyên du lịch là sản phẩm của sự tác động của con người vào môi trường làm cho môi trường biến đổi theo chiều hướng tích cực hơn như “Danh lam thắng cảnh”.

Bảng 1.1. So sánh khái niệm tài nguyên du lịch và cấu trúc môi trường

Phân loại

Tài nguyên du lịch

Cấu trúc môi trường

Tự nhiên

Địa hình

Khí hậu

Tài nguyên nước

Tài nguyên động - thực vật

Thạch quyển

Khí quyển

Thuỷ quyển

Sinh quyển

Tổ hợp

tự nhiên

Tổ hợp ven biển

Tổ hợp đồng bằng đồi

Tổ hợp núi

Môi trường ven biển

Môi trường đồng bằng - đồi

Môi trường miền núi

Nhân văn

Dân tộc

Di sản văn hoá thế giới

Di tích lịch sử văn hoá

Danh lam thắng cảnh

Di tích văn hoá khảo cổ

Di tích văn hoá nghệ thuật

Môi trường văn hoá

Môi trường xã hội - nhân văn

Đương đại

Điểm giải trí

Điểm nghỉ dưỡng

Nơi hoạt động thể thao

Môi trường nhân tạo



Như vậy, việc đi du lịch trong các môi trường đồng nghĩa với việc khai thác và thưởng ngoạn tài nguyên du lịch. Mối quan hệ giữa cấu trúc môi trường với tài nguyên, đối tượng của du lịch đã được đề cập ở trên có thể khái quát lại như sau:

- Con người: như là một hợp phần của cấu trúc môi trường, là lực lượng tổ chức, quản lý, là lực lượng lao động và với nền văn minh, văn hoá cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch.

- Tài nguyên du lịch: như là một nhân tố, đối tượng, chất liệu và là công cụ tạo ra sản phẩm du lịch.

- Không gian môi trường: là điều kiện để tổ chức các hoạt động du lịch và cũng là sản phẩm của chính sự hoạt động du lịch đó.

- Kinh tế du lịch như là một công cụ hạch toán đối với vòng quay vật chất - năng lượng - tiền tệ của không gian các đối tượng vừa nêu trên.

1.2. Khái quát lịch sử hình thành & phát triển du lịch và công tác bảo vệ môi trường

1.2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển du lịch

1.2.1.1. Trên thế giới - những mốc lịch sử và những sự kiện du lịch

Vào thời cổ đại, kể từ năm 776 trước Công nguyên, hàng ngàn, hàng vạn người từ nhiều nước đến tham gia hoặc xem các cuộc tranh tài tại đại hội Ôlympic thể thao làm xuất hiện loại hình du lịch thể thao. Xung quanh những khu vực thi đấu, người ta đã xây dựng nhiều cơ sở để phục vụ ăn nghỉ. vui chơi cho các vận động viên và khán giả. Nhiều nơi đã được xây dựng thành làng Ôlympic, làng thể thao với đầy đủ các điều kiện về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho hàng ngàn người.

Vào thời kỳ Trung đại, đạo Thiên Chúa đã trở thành một lực lượng lớn mạnh ở châu Âu và trở thành tư tưởng thống soái, do vậy du lịch tôn giáo rất phát triển. Trong thời kỳ này xuất hiện những chuyến viễn du dài ngày đầu tiên của loài người của Marco Polo, Afanasi Nikitin, Christopher Columbus, Vasco de Gama …, đặc biệt là hành trình của Magenllan có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch ở hai khía cạnh. Thứ nhất, những chuyến đi kể trên đã kể lại kinh nghiệm quý báu cho các lớp người kế tiếp. Thứ hai là dư âm của chuyến đi đã kích thích óc tò mò và sự ham muốn của nhiều người, mở đường cho các chuyến đi xa về sau.

Trong thời kỳ cận đại, du lịch bước sang một trang mới. Vào 1768, James Watt đã chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên tác động kép với vòng quay liên tục, có hiệu suất kinh tế cao, mở ra một chân trời mới cho ngành vận chuyển.

Vào năm 1815 xuất hiện du lịch tham quan bằng tàu thuỷ trên tuyến Manchester và London Bridge. Đường sắt được xây dựng vào năm 1825 và đến năm 1830, tuyến tàu hoả chở khách đầu tiên nối Liverpool và Manchester được khánh thành.

Năm 1841 cuộc du hành tập thể đầu tiên ở Anh do Thomas Cook tổ chức đi bằng tàu hoả đã đánh dấu một bước phát triển mới trong ngành kinh doanh du lịch. Chuyến đi này gồm 570 đại biểu đi dự Hội nghị, họ được phục vụ ca nhạc, các món ăn nhẹ và nước trà. Sau chuyến đi, Thomas Cook đã đúc kết một kinh nghiệm là việc tổ chức các chuyến đi du lịch tập thể sẽ mang lại nguồn thu nhập cao.

Một năm sau, vào năm 1842 Thomas Cook thành lập văn phòng du lịch đầu tiên ở Anh nhằm tổ chức cho người Anh đi du lịch trong nước và nước ngoài. Từ đó đã hình thành và phát triển một hoạt động kinh doanh mới trong du lịch - hoạt động lữ hành - có chức năng làm cầu nối giữa khách du lịch và đơn vị trực tiếp kinh doanh du lịch.

Vào giữa thế kỷ XIX, du lịch nghỉ núi, nghỉ biển bắt đầu được phát triển. Giới quý tộc và thực dân đã tìm đến những vùng biển, vùng núi có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, không gian yên tĩnh để xây dựng các biệt thự làm nơi nghỉ dưỡng trong ngày hè nóng nực.

Năm 1877, các chuyến đi du lịch bằng tàu biển bắt đầu được tổ chức. Chiếc tàu biển mang tên “Cvaker City” cùng với 60 du khách đã thực hiện một chuyến du hành 5 tháng. Cũng trong thời gian đó, khách du lịch Mỹ đến châu Âu tăng rất nhanh, số lượng du khách Đức cũng tăng đáng kể. Tại cuộc triển lãm thế giới tổ chức tại Pari năm 1878, Thomas Cook cũng đã tổ chức một chuyến du lịch cho 75.000 người Anh.

Năm 1880, vùng biển phía Nam nước Pháp có một bước nhảy vọt trong việc xây dựng các khách sạn hiện đại. Thành phố Nice trở thành trung tâm du lịch nghỉ biển quan trọng. Cũng trong thời gian này, ở các vùng núi của Thuỵ Sĩ, Pháp, Áo ..., nhiều khách sạn hiện đại được xây dựng để đón tiếp những du khách ưa thích phong cảnh thiên nhiên vùng núi cao.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, công nghiệp ô tô đã đạt được những thành tựu nhất định. Năm 1885, một kỹ sư người Đức là Benz đã sáng chế ra ô tô đầu tiên và 5 năm sau, công nghiệp ô tô ra đời góp phần đáng kể cho việc thu hút và vận chuyển du khách. Số người sử dụng xe hơi làm phương tiện đi du lịch ngày càng tăng.


tải về 0.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương