Children With Starving Brains



tải về 0.74 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.74 Mb.
#35824
1   2   3   4   5   6   7   8
nhóm là vô cùng quan trọng. Chúng ta biết rằng một số trẻ này có những phản ứng với các phương pháp nhất định này, còn trẻ khác thì có phản ứng với phương pháp khác. Sự khác biệt trong phản ứng của trẻ có thể dẫn tới kích thích ban đầu cho các chấn thương có cường độ mạnh, khoảng thời gian mà điều kiện đó tồn tại, và lượng phá hủy mà nó gây ra cho hệ miễn dịch và hệ thống đường ruột, cũng như các cơ quan nội tạng khác trước khi phương pháp điều trị bắt đầu.

Chúng ta không nên bỏ qua những điểm cốt yếu: kể cả khi có các phản ứng khác nhau đối với các phương pháp điều trị khác nhau, phần lớn trẻ em đều có nhiều tiến triển tốt với phương pháp điều trị y sinh học. Chính vì vậy cần phải tiếp cận một số phương pháp điều trị khác nhau và có thể tiếp tục kéo dài kể cả khi một số phương pháp điều trị chồng chéo nhau. Cha mẹ càng sớm áp dụng điều trị thì cơ hội giúp trẻ bình phục càng nhiều. Thường thường, phối hợp một số phương pháp điều trị đồng thời sẽ có hiệu quả.

Bạn đọc, là cha mẹ trẻ hay là nhà vật lý trị liệu, có thể nghĩ: “Phương pháp điều trị nào trước?” Chúng ta sẽ thảo luận về vấn đề này từ chương Năm tới chương Tám. Ngoài ra, trong chương tiếp theo, tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu tại sao tôi và các đồng nghiệp tin rằng loại bỏ thủy ngân và kim loại nặng khác ra khỏi cơ thể trẻ tự kỷ là thiết yếu khi kết quả xét nghiệm cho thấy sự suy giảm tính giải độc hay sự hiện diện của các kim loại độc hại. Về cơ bản, những kiến thức hiện tại của chúng tôi cho thấy phương pháp điều trị có lợi cho trẻ tự kỷ thường mất nhiều thời gian nếu chúng làm việc thực sự, trong khi trẻ vẫn còn bị nhiễm độc. Chúng ta không thể để lãng phí thời gian quí báu trong khi bệnh mới phát triển.
BA

KHẢ NĂNG GIẢI ĐỘC SUY YẾU, HIỆN TƯỢNG TÍCH TỤ ĐỘC TỐ, VÀ CHÍNH TRỊ



Những mối đe dọa nhiễm độc đối với sự phát triển của trẻ

Sự gia tăng các số liệu bệnh lý cho thấy rằng trẻ tự kỷ không có khả năng đào thải các loại chất độc nhiễm trong cơ thể chúng. Ví dụ, khi kim loại tích tụ, những trẻ này sẽ bị các loại bệnh khác nhau do nhiễm độc kim loại nặng gây ra. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nhiều trẻ tự kỷ có hàm lượng chì, thiếc, thủy ngân, và / hoặc các kim loại nặng khác tích tụ trong cơ thể. Rất nhiều trong số trẻ em này được điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu loại bỏ kim loại nặng (phương pháp chelation), sau khi được điều trị hệ tiêu hóa và củng cố dinh dưỡng đã có nhiều biểu hiện suy giảm đáng kể các triệu chứng tự kỷ. Một số trẻ trong nhóm này khi được chẩn đoán lại, đã không còn những triệu chứng của tự kỷ nữa.(1)

Nguyên nhân vì sao sự giải độc tự nhiên của cơ thể lại bị suy yếu đối với nhiều trẻ tự kỷ thì vẫn còn đang được nghiên cứu. Mặc dù vậy, lịch sử và các tài liệu nghiên cứu y học cung cấp nhiều manh mối quan trọng. Một báo cáo gần đây của Greater Boston Physicians for Social Responsibility có nhan đề “Cách gây hại : Những mối đe dọa của chất độc tới sự phát triển của trẻ” (2) như đã đề cập trong chương Một, đưa ra mối liên kết của sự suy yếu cơ thể lâu dài khi đối mặt với những độc tố như chì, thủy ngân, các kim loại nặng khác, và các loại thuốc trừ sâu có trong môi trường trong thời kỳ thơ ấu hay kể cả khi chưa sinh. Báo cáo của các nhà vật lý trị liệu Boston khẳng định rằng “sự rối loạn trong nhận thức và hành vi đang gia tăng nhanh chóng”. Họ trích dẫn nhiều nghiên cứu mà nó chỉ ra sự góp mặt của các độc tố đã làm gia tăng các rối loạn hành vi thần kinh và nhận thức như thủy ngân, chì, và thuốc trừ sâu.

(1) Amy Holmes, MD, Jane El-Dahr, MD, Stephanie Cave, MD, DAN! Conference Panel Presentation, San Diego CA, Oct. 2001

Báo cáo này còn tuyên bố thêm: “Khác với người lớn, trẻ nhỏ đang phát triển khi đối mặt với các hóa chất độc hại thì rất nguy hiểm và rất dễ bị tổn thương, trẻ có thể phải chịu những tác động lâu dài ảnh hưởng tới chức năng của não”.

Những kết quả tìm được và các thông tin đã được đăng tải của FDA và EPA đã nhấn mạnh rằng phụ nữ mang thai nên tránh ăn cá nhằm giảm thiểu nguy cơ hấp thụ thủy ngân trong cá, tránh ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Trong bối cảnh đó, không hề ngạc nhiên khi nhà nghiên cứu miễn dịch nổi tiếng Hugh Fudenberg, MD, PhD, từ lâu đã khuyến cáo phải loại bỏ kim loại ra khỏi cơ thể trẻ tự kỷ. Thêm vào đó, Stephen Edelson, MD (3) và các đồng nghiệp đã cho đăng tải các nghiên cứu về nhiều trường hợp mà biểu hiện tự kỷ đã được loại bỏ đáng kể khi điều trị bằng chelation và các phương pháp trị liệu tương ứng. Gần đây hơn, một bài báo mang tính cách mạng, ban đầu được phác thảo bởi các cha mẹ trẻ tự kỷ và sau đó được đăng tải năm 2000, đã cảnh báo về sự giống nhau của các biểu hiện tự kỷ với biểu hiện nhiễm độc thủy ngân (4). Bài báo đó cũng lấy một số số liệu nghiên cứu của FDA liên quan tới sự hiện diện của cồn thủy ngân trong một số loại vắc-xin cho trẻ nhỏ và khuyến cáo rằng, ít nhất đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tính nhạy cảm cao, lượng cồn thường tiêm vào khi chích vắc-xin cho trẻ có thể đã gây tổn thương hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.

Bài báo tham luận này là nòng cốt cho sự thúc đẩy sự quan tâm rộng lớn hơn trong việc loại bỏ các kim loại độc hại ra khỏi cơ thể trẻ tự kỷ, nó đã dẫn tới các kết quả điều trị đáng khích lệ. Thực vậy, chiểu theo các thông tin có được về cồn thủy ngân trong vắc-xin ngày 16-06-2001, Trường ĐH Y khoa (một phân viện của Học viện Khoa học Quốc Gia Hoa kỳ) tìm thấy thủy ngân – giả thiết hợp lý về tự kỷ và sau đó đã tài trợ cho hai nghiên cứu về một số trẻ tự kỷ được điều trị bằng chelation loại bỏ kim loại nặng với sự trợ giúp của điều trị hệ tiêu hóa và bổ sung dinh dưỡng. Có thể nói tất cả các kết quả có được là rất đáng mừng và cực kỳ quan trọng trong điều trị tự kỷ. Ta hãy tìm hiểu sâu hơn về kim loại nặng.

________________________________________________________________

2 Greater Boston Physicians for Social Responsibility-, May 2000, "In Harm's Way: Adverse
Toxic Chemical Influences on Developmental Disabilities, 11 Garden St, C

MA 02138, phone 617-497-7440

3 Edelson, S.B., Cantor, D.S. "Autism: xenobiotic influences." Toxicol Ind Health
1998:14: 553-563


4 Bernard, S., Enayati A., Redwood L., Roger H., Bmstock T.. "Autism: A Novel Form of
Mercury Poisoning . Med Hypotheses 2001 Apr;56(4): 462-71. Original long version,
online at http://
www.autism.com/ari/mcrcury.html

Kim loại nặng xâm nhập cơ thể chúng ta bằng con đường ăn uống và hít thở. Thật vậy, thức ăn và không khí luôn chứa một lượng nhỏ các độc tố kim loại. Chúng thậm chí còn có thể được cơ thể hấp thụ qua da. Thêm vào đó, kim loại nặng là loại chất “tích tụ sinh học”. Nghĩa là, chúng có thể liên kết với các phân tử hóa học trong cơ thể động vật sống thành những chất rất khó bài tiết, và từ đó thâm nhập vào cơ thể người qua thức ăn. Đó chính là nguyên nhân mà chúng ta đã được cảnh báo về sự nguy hiểm của thủy ngân tích tụ trong cá, đặc biệt là cá ngừ Califonia và các loại cá lớn ăn thịt khác như cá mập và cá kiếm. Quá trình kim loại nặng thâm nhập và tích tụ trong mô tế bào cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn so với tiến trình bài tiết chúng, tình trạng nhiễm độc có thể phát triển tới mức sẽ gây chấn thương cho mô và tế bào thần kinh. Như chúng tôi đã nhấn mạnh trong chương trước, ngày càng có nhiều nhà vật lý trị liệu, nhà nghiên cứu, và phụ huynh trẻ tự kỷ tin rằng sự suy yếu khả năng khử độc tố và sự tích tụ quá mức các kim loại độc hại chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng tự kỷ và các loại rối loạn chức năng khác.

Một nghiên cứu gần đây của James Adams, PhD, đã khẳng định niềm tin đó. Trong nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Tổng hợp tiểu bang Arizona, ông đã khảo sát vấn đề phải chăng “thủy ngân và các kim loại nặng khác góp phần vào nguyên nhân gây ra những biểu hiện của tự kỷ”(5). TS. Adams và các cộng sự của ông nghiên cứu trên 55 trẻ tự kỷ tuổi từ 3 tới 24 và so sánh chúng với nhóm được kiểm soát gồm 30 trẻ “bình thường”. Phụ huynh của cả hai nhóm trẻ điền câu trả lời vào câu hỏi khảo sát được thiết kế để đánh giá khả năng nhận thức của họ về nhiễm độc kim loại nặng. Tất cả các trẻ đều được xét nghiệm tóc, kiểm tra răng, và phải trải qua quá trình kiểm tra tâm lý bao gồm cả thang đo mức độ tự kỷ Gilliam – Gilliam Autism Rating Scale, một công cụ đánh giá thường được sử dụng để xác định mức độ tự kỷ. Trong số trẻ tự kỷ, phát hiện thấy khả năng bị viêm tai cao gấp 10 lần trong khoảng ba năm đầu đời so với những trẻ bình thường khác. 18% trẻ tự kỷ cũng có các phản ứng xấu với vắc-xin so với 0% số trẻ “bình thường”. Những trẻ tự kỷ trong độ tuổi dưới 3 tuổi cũng có mức thủy ngân và chì trong tóc thấp hơn so với nhóm trẻ “bình thường”, điều đó chỉ ra rằng quá trình bài tiết đã không xảy ra như là ở nhóm trẻ được kiểm soát. TS. Adams cho thấy rằng thuốc kháng sinh thường sử dụng điều trị đau tai đã “làm suy giảm rất nhanh quá trình bài tiết thủy ngân”. Ông khẳng định rằng trẻ tự kỷ khi được cho dùng DMSA, một hoạt chất trong điều trị chelation dùng để loại bỏ kim loại nặng ra khỏi cơ thể, đã đào thải thủy ngân “gấp năm lần” so với trẻ bình thường.

(5) Interview with Dr. Adams, 01-18-2002. Copy of handout about the study is available at http://eas.asu.edu/~autism/

"Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của chúng tôi đưa ra giả thiết rằng trẻ em bị ASD có khả năng bài tiết kim loại nặng rất hạn chế,” TS. Adams đã thông báo như vậy với các nhà khoa học trong một hội nghị quốc tế về tự kỷ tại San Diego, CA tháng 11 – 2001. “Về tổng thể, thủy ngân có lẽ chính là nhân tố nguy hiểm chủ yếu gây bệnh tự kỷ”, ông và nhóm cộng sự của mình đã đưa ra kết luận như vậy.(6)

Các nghiên cứu về chì và thủy ngân trên động vật đã cho thấy các nhà khoa học ngày trước đã đánh giá thấp mức độ tác hại của các kim loại này đối với con người. Theo như chỉ dẫn của EPA, nhiều trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, và trẻ mới biết đi đã được chích ngừa vắc-xin với liều lượng cao cồn thủy ngân ở mức không an toàn cho sức khỏe. Nhìn lại quá khứ, một số trẻ chắc chắn đã trở nên quá nhạy cảm với các phản ứng phụ như là hệ quả của việc chích vắc-xin (8). Nói ngắn gọn, trẻ em của chúng ta đã và đang phải đối mặt với các kim loại nặng ở mức độ chưa từng thấy. Thực tế này có thể phản ánh nhiều loại bệnh dịch khác nhau đang gia tăng mà không thể đổ tội cho “di truyền”. Trí tuệ của con em chúng ta đang gặp nguy hiểm. Bệnh dịch tự kỷ, ASD, và kể cả Alzheimer và các loại bệnh khác có thể là hệ quả của hiện tượng con người đang phải đối mặt hàng ngày với các loại kim loại nặng độc hại.

Cơ Cấu Nhiễm Độc Của Kim Loại Nặng

Như chúng tôi đã nhấn mạnh, thủy ngân và các kim loại nặng khác có thể ảnh hưởng bất lợi đến hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, hệ thần kinh, và hệ nội tiết. Kim loại nặng có thể làm thay đổi chức năng tế bào và nhiều quá trình trao đổi chất trong cơ thể, trong đó bao gồm cả những gì liên quan tới hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên.(9) Phần lớn sự tổn thương bởi kim loại nặng là do sự gia tăng các gốc ô-xy hóa tự do. Một gốc tự do là một dạng phân tử không cân bằng năng lượng, bao gồm một electron đơn lẻ và nó sẽ “đánh cắp” một electron của một phân tử khác. Các gốc tự do xuất hiện tự nhiên khi các phân tử tế bào phản ứng với ô-xy (ô-xy hóa).

________________________________________________________________

6 Ibid

7 Greater Boston Physicians for Social Responsibility, May 2000, /;/ Harm's Way: Toxic Threats to Child Development, p. 7.

8 Hattis D. et al. "Distributions of individual susceptibility among humans for toxic ef­fects. How much protection does the traditional tenfold factor provide for what fraction of which kinds of chemicals and effects?" Ann NY Acad Sci 1999;104:s2: 381-90

Tuy vậy, sự gia tăng các gốc tự do chỉ thực sự xảy ra khi một người bị nhiễm kim loại nặng, hoặc khi một người lớn hay trẻ nhỏ có gien di truyền, hay bị suy yếu chức năng chống ô-xy hóa. Vì không bị trở ngại gì, các gốc tự do này có thể gây tổn thương mô tế bào trên toàn bộ cơ thể trong đó có não bộ. Thật may mắn, các nghiên cứu và thực nghiệm điều trị y học đã cho thấy rằng các chất chống ô-xy hóa như vitamin A, C, và E có thể bảo vệ cơ thể chống lại và, ở một khía cạnh nào đó, phục hồi lại các gốc tự do bị tổn thương(10). Một hoạt chất quan trọng khác cho quá trình giải độc là glutathione, cũng được đề cập trong quyển sách này.



Những Kim Loại Nặng Đặc Biệt : Chì và Thủy ngân

CHÌ


Chì được biết đến như một độc tố thần kinh – đúng nghĩa trong tiếng Anh, là kẻ hủy diệt các tế bào não. Mức độ nhiễm chì quá cao trong máu sẽ làm trẻ giảm thiểu khả năng học tập, làm rối loạn tăng động thiếu tập trung (ADD) và hội chứng hiếu động thái quá. Nguy cơ gây tổn hại lớn nhất, kể cả khi chỉ tiếp xúc với chì trong một phút hay khoảng thời gian ngắn, cũng có thể xảy ra đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và thai nhi. Sau một thế kỷ tập trung nghiên cứu, sự nguy hại của chì, giờ đây, đã được “khẳng định”.(11)

Từ khi sơn có chì được sản xuất trong những năm 1890, năm thế hệ trẻ em đã tiếp xúc với chì liên tục từ thời thơ ấu và đã bị tổn thương trong khi khoa học cứ từ từ phát triển tới giới hạn mà bây giờ nó mới có khả năng đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề. Mẫu hình “sau thực tế” của việc đánh giá tác động nguy hại của thủy ngân cũng được lặp lại tương tự như vậy.

Năm 1984, một nghiên cứu liên bang do Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch (Center for Disease Control – CDC) ước lượng rằng từ ba tới bốn triệu trẻ em Hoa kỳ bị nhiễm độc chì với hàm lượng cao không thể chấp nhận được trong máu của chúng. Con số này thậm chí còn cao hơn con số được đưa ra trong Báo cáo của các nhà vật lý trị liệu Boston như đã đề cập trước đó.

(9) Klassen CD., editor. Casaret & Doulls Toxicology: the Basic Science of Poisons, 5th ed; McGraw-Hill, 1996

(10) James W. Anderson, MD and Maury M. Breecher, PhD, MPH, Dr. Anderson's Antioxi­
dant, Antiaging Health Program,
1996, Carroll & Graf, Inc., NYC, p. 6

(11) Ibid, p. 119

TS. Suzan Binder, nhân viên của CDC, khẳng định, “rất nhiều người tin rằng từ khi sơn gia dụng có chì bị cấm (vào năm 1978), và chì bị loại bỏ khỏi các sản phẩm xăng dầu (vào cuối những năm 1970), thì vấn đề nhiễm độc chì đã biến mất, nhưng họ đã sai lầm. Chúng ta biết rằng ở mọi đất nước, trẻ em ở mọi tầng lớp, mọi tôn giáo, mọi dân tộc vẫn đang phải đối mặt với vấn đề nhiễm độc chì đang tồn tại trong môi trường”.(12)

Năm 1989, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (the U.S. Environmental Protection Agency – EPA) thông báo rằng hơn một triệu trường tiểu học, trung học, và đại học vẫn đang còn sử dụng các bồn nước uống có chứa chì hay các vòi nước uống có chứa chì. EPA ước tính rằng lượng nước uống gây ra nhiễm độc chì cho khoảng 20% trẻ em (13). Một nguồn chì khác thường thấy là lượng chì có trong sơn ở các ngôi nhà cổ (thường nằm trong nội thành) và trong các khu vực công nghiệp hay các nguồn hóa chất độc hại khác, như các vùng đất trồng trọt thương nghiệp.

THỦY NGÂN

Không phải là sự nguy hiểm của thủy ngân đã không được các ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm hay biết. Như tiểu sử của nhà bác học Isaac Newton đã viết rằng ông đã bị nhiễm độc thủy ngân. Các nhà sử học viết rằng tính cách của Newton đã thay đổi đột ngột vào năm 35 tuổi, và vào lúc ông 51 tuổi, sau khi ông tiến hành thí nghiệm liên quan đến thủy ngân bị đốt nóng. Trong thời kỳ hiện đại, các nhà khoa học tiến hành phân tích mẫu tóc của Newton đã phát hiện hàm lượng thủy ngân cao bất thường có thể là do ông đã hít phải hơi độc của thủy ngân. "Thậm chí trong thế kỷ 19 nhà văn Lewis Carrol đã nhận biết được rằng thủy ngân là một trong những hóa chất nguy hiểm nhất trên trái đất. Thật vậy, ông đã gián tiếp đề cập đến sự nguy hiểm của nó trong truyện “Mad Hatter”, một nhân vật trong “Alice trong xứ sở thần tiên” của ông. Khi Carrol viết tiểu thuyết này, các nhà sản xuất mũ nón thường dùng thủy ngân trong quy trình xử lý và sản xuất mũ. Một trong những rủi ro nghề nghiệp của những người thợ mũ nón là loại thủy ngân

________________________________________________________________



12 Breecher, M, Linde, S., 1992, Healthy Homes in a Toxic World, John Wiley and Sons,

Inc.

13 Ibid

gây ra căn bệnh điên loạn mất trí được gọi là bệnh “Mad Hatter – Những người thợ mũ điên”. Các nhà sản xuất hiện đại cũng đã thấu hiểu được những tác hại nguy hiểm của thủy ngân.

Như chúng tôi đã khẳng định trước đó, mối quan tâm về thủy ngân phát sinh từ các phản ứng của nó tác động lên não, hệ thần kinh, và hệ tiêu hóa. Nhiễm độc thủy ngân gây hậu quả suy giảm nhận thức và giao tiếp, bao hàm cả mất hoặc thiếu khả năng phát triển ngôn ngữ, trí nhớ sút kém, khả năng tập trung kém, nhận biết từ ngữ khó khăn, và một loạt các hành vi giống tự kỷ như khó ngủ, hành vi tự gây tổn thương (ví dụ tự đập đầu và tự cắt chảy máu), tâm trạng lo âu, khóc lóc vô cớ, và nhìn chằm chằm (15)

Nguồn thủy ngân mà con người hay tiếp xúc bao gồm không khí và nguồn nước bị ô nhiễm, hỗn hợp trám răng,(16) bình ắc-qui, mỹ phẩm, dầu gội đầu, nước súc miệng, kem đánh răng, xà bông, thuốc lợi tiểu chứa thủy ngân, các thiết bị điện và rơ-le, thuốc nổ, các chất bã trong thực phẩm (đặc biệt là bã bia, rượu), thuốc diệt nấm, đèn nê-ông, các loại cá nước ngọt như cá vược, cá chó và cá hồi, các loại thuốc trừ sâu, sơn, các sản phẩm hóa dầu, các loại cá nước mặn như cá bơn halibut, tôm, cá chỉ vàng, cá đao, cá mập, cá ngừ Califonia, và các loại sò có vỏ cứng. Theo như nhận định của EPA, khoảng 1.16 triệu phụ nữ ở Mỹ trong thời kỳ nuôi con nhỏ đã ăn phải một lượng lớn thủy ngân tích tụ trong thực phẩm gây nguy cơ phá hủy sự phát triển não của trẻ.(17)

Miếng trám răng là nguồn gây tích tụ thủy ngân quan trọng. Miếng trám răng giải phóng các hạt cực nhỏ và hơi thủy ngân. Sự giải phóng thủy ngân càng nhiều thêm khi chúng ta nhai thức ăn và uống nước nóng rồi nuốt theo màng nhầy trong miệng đi vào thực quản, dạ dày, và đường ruột. Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tổng hợp Calgary (Canada) thông báo rằng 10% các mảnh vụn thủy ngân thực chất đã tích tụ trong các cơ quan nội tạng cơ thể.(18)

_________________________________________________________________________________________________

14 Maury M. Breecher, PhD, MPH and Shirley Linde, PhD, 1992, Healthy Homes in a Toxic World, John Wiley and Sons, Inc., p. 141.

15 Bernard, S. et al., "Autism: a Novel Form of Mercury Poisoning," Med. Hypotheses 2001 Apr;56(4): pp. 462-71. Original long version, Jun 2000, http://www.autism.com/ari/mercury.html

16 Eggleston, D. et al., "Correlation of dental amalgams with mercury in brain tissue," J. Pros. Dent. 58: 704-7, 1987 17 Greater Boston Physicians for Social Responsibility, May 2000, In Harm's Way: Toxic

17 Threats to Child Development, p. 4.

Nhiều năm sau khi loại bỏ các mảnh vụn thủy ngân, một số bệnh nhân trưởng thành của tôi đã có dấu hiệu tăng hàm lượng thủy ngân thải qua nước tiểu trong quá trình điều trị chelation, và sau đó thì sức khỏe cũng được cải thiện đáng kể.

Sau khi trám răng bằng miếng trám có chứa thủy ngân ở những phụ nữ mang thai, thì việc họ ăn uống, nhai thức ăn, có thể làm tăng nguy cơ hấp thụ thủy ngân vào cơ thể và có thể thấm qua tử cung để gây nhiễm độc cho thai nhi.

Vào tháng 3 – 2002 Cha mẹ của một đứa trẻ 5 tuổi đã khởi kiện Tổ chức Nha khoa Hoa Kỳ, với lý lẽ thủy ngân trong 9 mảnh trám răng của người mẹ đã gây bệnh tự kỷ cho con trai mình. Danh sách bị khởi kiện chung với Tổ chức Nha khoa Hoa Kỳ còn có hơn 20 tập đoàn có liên quan đến các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất các loại trám răng có chứa thủy ngân (khoảng 50% khối lượng). Tòa án đã cáo buộc họ gian lận, cẩu thả, bất hợp pháp và dối trá trong kinh doanh. Có rất nhiều tố tụng đã và đang được tiến hành chống lại các công ty dược phẩm với cáo buộc liên quan giữa tự kỷ và vắc-xin có chứa thủy ngân, thế nhưng các luật sư biện hộ và các nhà khoa học quen thuộc với các loại kiện tụng như vậy đều tin rằng có thể đó là trường hợp đầu tiên cảnh báo một sự thật về mối quan hệ giữa tự kỷ và vật liệu trám răng.

"Tôi không biết điều đó có chứng minh được hay không, nhưng nó thực sự kinh khủng, rất kinh khủng,” TS. Boyd Haley, trưởng Khoa Hóa trường ĐH Tổng hợp Kentucky và là chuyên gia về độc hại thủy ngân đã nói như vậy. "Thủy ngân là một trong những hóa chất độc hại nhất mà con người biết được”. TS. Hal­ey đã nói, một số nghiên cứu cho thấy những người trám răng thường có hàm lượng thủy ngân trong máu và nước tiểu cao gấp 4 đến năm lần so với người bình thường không trám răng.

Thủy ngân trong Vắc-xin

Con đường đầu độc âm thầm của thủy ngân thông qua cồn thủy ngân bảo quản trong một số loại vắc-xin đã được đề cập trong cả chương Một và Hai. Trong phần này tôi sẽ tóm tắt thêm về những chi tiết kinh hãi về việc : điều đó đã xảy ra như thế nào.

________________________________________________________________

18 Kupsinel, Roy MD, "Mercury amalgam toxicity," J. Orthomol. Psychiat, 13(4): pp. 140-57: 1984

Thimerosal chiếm 49.6% khối lượng cồn thủy ngân và, kể từ những năm 1930, đã được dùng như chất bảo quản vắc-xin với mục đích bảo vệ chống vi khuẩn tồn tại trong các thùng chứa loại vắc-xin dùng nhiều lần.(19) Các thông số kỹ thuật “An toàn Thimerosal” của các nhà sản xuất tuyên bố rõ rằng hoạt chất đó là “độc hại cao”, và cảnh báo về sự nguy hiểm của các “hiệu ứng tích lũy” và “tình trạng đối mặt lâu dài hoặc lặp lại” đối với thủy ngân. Bởi vì điểm nguy hiểm của độc tố thủy ngân xảy ra khi tần xuất tiếp xúc với thủy ngân vượt ngưỡng giới hạn tần xuất bài tiết. “Ngưỡng hiệu ứng giới hạn” này khi đó gây ra sốc ngộ độc thần kinh đối với hệ miễn dịch, mà nó chỉ có thể biểu hiện sau đó hàng tháng trời, sau khi tiếp xúc với thủy ngân. Như đã gợi ý trước đó, điều đó có thể giải thích tại sao trẻ bị chẩn đoán với dạng “xu hướng thoái lui” của tự kỷ lại có sự phát triển bình thường từ khi mới sinh, rồi đột nhiên bắt đầu thụt lùi sau khi hệ miễn dịch bị tổn thương do dùng một số loại vắc-xin, đáng chú ý là dùng các vi-rút sống trong MMR.

Như chúng tôi đã nói rõ, rất nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan của thimerosal như là một trong những chất kích thích bệnh chính, chịu trách nhiệm về đại dịch “thoái lui tự kỷ”, xu hướng cho thấy điều đó càng gia tăng nhanh chóng trong thập niên 1990. Thêm vào đó, các ghi chép lịch sử cho thấy rõ ràng rằng những gì từng được cho là “ngưỡng giới hạn an toàn” của các chất độc thần kinh đang được liên tục “xem xét giảm” hơn nữa khi khoa học ngày càng phát triển.(20)

Thật trớ trêu thay, khi kiến thức về độc tố thần kinh của thủy ngân tích lũy được trong thế kỷ 20 và như mối quan tâm được phát động, phản đối sự hiện diện của thủy ngân khắp mọi nơi và ngày càng tăng ô nhiễm trong môi trường, không một ai từng nghĩ phải đặt câu hỏi về độ an toàn của thủy ngân trong vắc-xin – thậm chí không hề, kể cả sau khi một chuyên gia FDA đã kết luận trong năm 1982 rằng thimerosal là không an toàn và cần phải được loại bỏ khỏi toàn bộ các sản phẩm có chứa chúng! Thực tế cho thấy, trong phiên tòa ngày 16-7-2001 về thimerosal / tự kỷ của Viện Y học – Institute of Medicines (IOM), một quan chức về vắc-xin Hoa kỳ Neal Halsey, MD, đã xin lỗi về việc đã không sớm phát hiện ra rằng vắc-xin có thimerosal lại chứa lượng cồn thủy ngân chết người cao đến vậy. Thật sự là một thảm họa khi một chất độc như vậy trong vắc-xin lại có thể bị bỏ qua.



19 Vaccine Fact Sheets, National Vaccine Program Office, Centers for Disease Control web­site http://www.cdc.gov/od/nvpo/fs_tableVI_doc2.htm (This so-called 'fact sheet" also contains the blunt statement that "There is no evidence that children have been harmed by the amount of mercury found in vaccines that contain thimerosal." Greater Boston Physicians for Social Responsibility, May 2000, In Harm's Way: Toxic Threats to Child Development, p. 14.

20 http://www.909shot.com/hepfrance.htm

Tình hình thực sự bùng nổ vào năm 1991 khi vắc-xin viêm gan siêu vi B được dùng chích cho trẻ sơ sinh. Vắc-xin này chứa thimerosal. Trẻ mới sinh không chỉ nhận một mà là ba mũi chích vắc-xin siêu vi B và cả ba liều vắc-xin đều có thimerosal chứa kèm vắc-xin trị cúm HIB (Human Influenza B) trong sáu tháng đầu tiên của đời mình. Không kể tới sự tiếp xúc của người mẹ với thủy ngân, đối với nhiều trẻ sơ sinh lượng thủy ngân trong cơ thể đã vượt quá mức “an toàn” mà EPA cho phép đối với người lớn. Lượng thủy ngân tích tụ trong cơ thể bé nhỏ của chúng có thể đã vượt quá ngưỡng giới hạn khả năng giải độc của cơ thể. Những trẻ em không bị chẩn đoán ASD đơn giản là có ngưỡng giới hạn cao hơn hoặc hệ miễn dịch mạnh hơn. Trẻ em còn bú mẹ cho thấy chúng rất ít bị nhạy cảm với việc rối loạn chức năng, và nhiều người mẹ cho biết rằng con họ có biểu hiện tự kỷ chỉ thời gian ngắn sau khi ngưng bú mẹ, biết được điều đó đã giúp ích rất nhiều cho hệ miễn dịch hiệu quả.

Một người bình thường có thể cho rằng các quan chức y tế Hoa kỳ đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Lấy ví dụ, hơn 15.000 vụ kiện đã được đăng ký và tiến hành chống lại chương trình bắt buộc chủng ngừa vắc-xin siêu vi B tại Pháp, dẫn tới Bộ trưởng Bộ Y tế Pháp phải hủy bỏ chương trình này đối với tất cả học sinh Pháp vào tháng 8-1998.(21) Thế nhưng, mãi cho tới cuối năm 2001 thủy ngân mới được loại bỏ ra khỏi vắc-xin siêu vi B và hầu hết các loại vắc-xin khác tại Hoa Kỳ. Và khi đó một thế hệ trẻ hiện tại đã bị ảnh hưởng mạnh bởi nguy cơ tiềm ẩn này. Mặc dù vậy việc loại bỏ thủy ngân ra khỏi vắc-xin chỉ thực sự xảy ra sau khi Bernard et al gửi một thông cáo của họ về mối quan hệ giữa thimerosal và tự kỷ cho các quan chức chính phủ trong CDC, FDA, AMA, và NIH. Bản thông cáo dài đó chứa tới hơn 400 cáo buộc. Nó cũng kèm theo bảng so sánh mô tả việc nhiễm độc thủy ngân đã gây giảm khả năng nghe và ngôn ngữ như thế nào, rối loạn cảm giác như cảm giác tiếng ồn cao, ghét bị đụng chạm vào người, và suy thoái khả năng nhận nhận thức và hành vi (Xem Phụ lục B). Những sự suy giảm tương tự cũng tồn tại với tỷ lệ cao hơn hay thấp hơn trong trẻ tự kỷ và ASD. Tóm lại, các tài liệu y học về ngộ độc thủy ngân bao hàm tất cả các dấu hiệu gây tự kỷ (DSM-IV) và các dấu hiệu khác thường có quan hệ tới ASD.

Bằng chứng khoa học thì đầy dẫy. Cồn thủy ngân lẽ ra không bao giờ được tiêm vào người, bất kể ở độ tuổi nào đi chăng nữa.


Chuyện kể về một số cha mẹ trẻ tự kỷ và “Quyền lực cha mẹ”

Vai trò của cồn thủy ngân lần đầu tiên được phát hiện bởi một số phụ huynh của trẻ tự kỷ. Albert và Sima Enayati, Sallie Bernard, Heidi Roger, và Lynn Redwood nghe tới một thông cáo của FDA vào năm 1999 rằng một số vắc-xin có chứa thimerosal, họ đã hiểu ra rằng nhiễm độc thủy ngân có thể đã góp phần gây bệnh thoái lui tự kỷ cho con cái họ, và cùng với Teresa Binstock họ bắt đầu nghiên cứu và viết báo cáo mà đã trở nên rất nổi tiếng với cái tên "Bernard et al mercury / autism paper." Khi ngày càng có nhiều tài liệu nghiên cứu, và đã hình thành khuôn mẫu cho bài báo, nhóm người này đã bắt đầu liên hệ với các viên chức của CDC, FDA, AMA, và NIH. Và thật ngạc nhiên, những viên chức của mỗi tổ chức trên đã gặp gỡ với những tác giả bài báo và một số cộng sự. Bài báo đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn quan trọng. Ngay trong năm đầu tiên sau khi số báo về thủy ngân - tự kỷ được phát hành, các nhà sản xuất vắc-xin bắt đầu loại bỏ dần thimerosal ra khỏi hầu hết các sản phẩm vắc-xin, chủng ngừa neonate với vắc-xin viêm gan siêu vi B được hạn chế, và các phản ứng phụ của thimerosal đã được Bộ Y tế xem xét lại và thông qua chất vấn của Nghị viện và Hội đồng Cải cách Chính phủ do Dan Burton của Indiana tiến hành.

Sự cống hiến và sự bền bỉ của nhóm phụ huynh ít ỏi này đã dóng hồi chuông cảnh tỉnh cho thế giới về mối quan hệ có thể có của căn bệnh tự kỷ với cồn thủy ngân trong vắc-xin. Khi những tác giả của Bernard et al tính toán hàm lượng thủy ngân mà một trẻ em đã nhận được cho mỗi lần chích ngừa theo khuyến cáo, họ đã tìm thấy rằng trẻ sơ sinh có thể tiếp nhận hàm lượng thủy ngân vượt giới hạn cho phép của EPA là 0.1µg cồn thủy ngân trên một kilogram cân nặng của trẻ trong mỗi ngày. Sally Bernard, Lyn Redwood, Albert Enayati và Heidi Roger khi đó tiếp tục thành lập một nhóm luật gọi là “Nhận thức An toàn – Safe Minds”, nhóm đã nhanh chóng và tích cực vận động hành lang chống lại vắc-xin chứa thủy ngân.

Kể từ khi xuất bản và phát hành “báo thủy ngân/tự kỷ - mercury/autism paper”, hàng nghìn phụ huynh ngày càng tin tưởng rằng sự thoái lui của con họ với bệnh tự kỷ là do chích ngừa vắc-xin có chứa thủy ngân gây ra hoặc chí ít cũng làm gia tăng khả năng đó. Đối với nhiều phụ huynh như vậy, niềm tin đó lại càng mạnh hơn sau khi điều trị chelation, xét nghiệm liên quan đã khẳng định hàm lượng thủy ngân cao trong cơ thể trẻ. Năm 1999 FDA gửi một thông báo tới các nhà sản xuất vắc-xin yêu cầu, nhưng không bắt buộc, loại bỏ thimerosal ra khỏi sản phẩm vắc-xin. Cuối cùng, trong năm 2000, FDA trích dẫn một thông cáo liên ngành của Học viện Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) và Cơ quan chăm sóc sức khỏe cộng đồng Hoa Kỳ (USPHS) “kêu gọi loại bỏ thimerosal ra khỏi vắc-xin càng sớm càng tốt”.(22) Thậm chí kể cả sau tất cả những gì đã xảy ra, các nhà trị liệu và các bệnh viện công vẫn còn cho phép sử dụng tới cuối năm 2001 do còn nhiều vắc-xin có chứa thủy ngân đã được dự trữ trước đó, trong đó có vắc-xin chống viêm gan siêu vi B. Nói cách khác, bất kể sự nguy hiểm của độc tố thủy ngân và các cấu thành của nó đã được biết trước, nhiều trẻ em có thể đã bị tổn thương trong thời gian hai năm đó theo như sự thừa nhận của FDA rằng nhiều vắc-xin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có chứa hàm lượng cồn thủy ngân cao.

Một điều thú vị là, chiểu theo luật an toàn dược phẩm liên bang, một liên minh của hơn 35 công ty luật trên 25 bang đã tham gia khởi kiện vào tháng 10 – 2001 ép buộc các công ty dược phẩm phải nghiên cứu ảnh hưởng của thủy ngân đối với trẻ em như thế nào. (23) Tại Texas và Florida, nhiều nhóm luật sư khác cũng kiện các nhà sản xuất vắc-xin và thimerosal, và đòi bồi thường những tổn hại, chi phí chữa trị, và chi phí chăm sóc đối với những gì mà họ tin là thimerosal đã gây ra bệnh tự kỷ cho trẻ nhỏ. Mối đe dọa từ sự kiện tụng có thể đã và đang là một yếu tố cuối cùng thuyết phục các nhà sản xuất vắc-xin loại bỏ thủy ngân ra khỏi hầu hết các sản phẩm vắc-xin dùng cho trẻ em. Mặc dù vậy, bất kể sự náo nhiệt của kiện tụng đang xảy ra, nhân tố quan trọng nhất là nhiều trẻ tự kỷ có sự tiến bộ vượt bậc trong phản ứng với phương pháp trị liệu chelation được giám sát chặt chẽ bởi các nhà trị liệu chuyên nghiệp khi được áp dụng song song với điều trị viêm đường ruột và chương trình bổ sung dinh dưỡng. Những quảng cáo của các luật sư trên TV như “Phải chăng con bạn bị tự kỷ là do vắc-xin?” đã nâng cao ý thức của nhiều phụ huynh mà trước đó họ bỏ qua những “đàm tiếu” về vắc-xin và tự kỷ. Nhận thức đó cũng làm tăng nhu cầu cần bác sĩ, những người sẵn sàng khám y – sinh học cho trẻ - bao hàm cả yêu cầu xét nghiệm về tích tụ kim loại nặng trong cơ thể bệnh nhân. Những xét nghiệm như vậy được mô tả kỹ trong Chương Bốn và Chương Bảy.

________________________________________________________________



22 Letter from Center for Biologies Evaluation and Research, a department within the U.S.
Food and Drug Administration, July 4, 2000.

23 Boh Wheaton, "Mom Says Mercury in Vaccine Harmed Child." The Flint (Michigan)
Journal, Oct. 22,2001.

Tính nhạy cảm, Thời điểm và Ngưỡng giới hạn

Nhiều câu hỏi vẫn cần được trả lời: Nếu việc tích tụ kim loại độc hại là thuyết nguyên nhân cơ bản đối với nhiều trường hợp tự kỷ, tại sao nhiều trẻ em khác cũng tiếp xúc tương tự như vậy lại không bị ảnh hưởng? Nếu sự tích tụ kim loại độc hại của đứa trẻ này có thể gây biểu hiện tự kỷ, tại sao lại có nhiều khác biệt giữa trẻ này với trẻ kia? Có phải kim loại độc hại cũng là nguyên nhân gây bệnh trong ít nhất một số trẻ bị PDD, hội chứng Tourette, hay ADHD? Sau khi các nhà nghiên cứu, vật lý trị liệu, và phụ huynh bắt đầu sử dụng các số liệu kết quả xét nghiệm để trả lời những câu hỏi trên, chủ đề như gien di truyền trong gia đình và thời điểm tiếp xúc với kim loại độc hại tự nhiên lại trỗi dậy. Một nhân tố khác là sức khỏe của trẻ tại thời điểm dối diện với lượng lớn kim loại độc hại lúc ban đầu hay tiếp xúc liên tục. Một khái niệm thổi qua tất cả các mổ xẻ này được gọi là tính nhạy cảm, khái niệm mà chúng tôi đã nhắc đến trong chương trước. Tại bất kể thời điểm nào trong cuộc đời lúc còn trẻ, một số trẻ em có thể đã tăng tính nhạy cảm đối với chất độc như chì hoặc thủy ngân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sự gia tăng tính nhạy cảm của những trẻ đó có thể là do nền tảng gien di truyền (24) và như vậy có thể có xu hướng viêm nhiễm mãn tính hay liên tục. Ngược lại, mắc nhiều bệnh khác có thể làm suy giảm miễn dịch, như vậy làm suy yếu khả năng giải độc và tăng tính nhạy cảm. Nói cách khác, một đứa trẻ ốm yếu có thể dễ bị các phản ứng bất lợi với kim loại độc hại kể cả tức thì cũng như dần dần, hơn là so với những đứa trẻ khỏe mạnh. Sự khác biệt trong miễn dịch, trong khả năng giải độc, và trong mức dưỡng chất ảnh hưởng tới tính nhạy cảm song song với mức độ tiếp xúc của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại thời điểm tiếp xúc xảy ra. Theo ý kiến tôi, sự phức tạp trên giải thích cho câu hỏi tại sao một số trẻ em không bị tự kỷ, hay tại sao trẻ em khác lại bị tự kỷ, hoặc tại sao một số khác lại nằm ở ranh giới tự kỷ. Rõ ràng là vắc-xin, kể cả không chứa thimerosal, cũng không nên chích cho trẻ em đang bị bệnh nào đó. TS. Stephanie Cave, cùng với Deborah Mitch­ell, gần đây đã xuất bản một cuốn sách tuyệt vời về vắc-xin mà tôi khuyến cáo cho tất cả phụ huynh.



4 Westphal GA et al. Homozygous gene deletions of the glutathione S-transferases Ml and Tl are associated with thimerosal sensitization. Int Arch Occup Environ Health. 2000Aug;73(6):384-8

Quyển sách có tựa đề: “Những gì bác sĩ của bạn không hề nói cho bạn biết về chích ngừa vắc-xin lúc nhỏ - What Your Doctor May Not Tell You About Childhood Vaccinations." (25)

Gia tăng tính nhạy cảm và tổn thương do nhiễm độc trong giai đoạn rất sớm của cuộc đời có thể mở toang cửa cơ thể cho nhiều sự kiện bất lợi sau này, một số chúng có lẽ là những nguyên nhân đáng kể đối với những nhóm trẻ tự kỷ khác nhau. Hãy nhớ lại những bàn luận của chúng ta trong Chương Hai mà chúng tôi đã mô tả thủy ngân trở thành chất kích thích như thế nào đối với màng nhầy đường ruột. Thủy ngân tự đính nó vào với lưu huỳnh trong hệ thống đường ruột, gây ra sự phá vỡ diện rộng cơ cấu vận chuyển, peptide, và enzyme. Điều đó có thể dẫn tới viêm đường ruột, ngăn cản các enzyme tiêu hóa và peptide, và gây khó khăn trong tiêu hóa các sản phẩm sữa và bột mì.

Tất cả đều trùng khớp với nhau. Thủy ngân và các kim loại nặng khác có thể phá hoại mô đường ruột, gây ức chế và biến đổi chức năng miễn dịch, và làm suy yếu khả năng hấp thụ dinh dưỡng cần thiết cung cấp thích hợp cho não. Tất cả những điều đó dẫn tới hiện tượng trẻ em bị não đói – children with starving brains.



________________________________________________________________

25 Cave, Stephanie (with Deborah Mitchell), "What Your Doctor May Not Tell You About Childhood Vaccinations," Warner Books Sent 2001
PHẦN HAI
Chẩn Đoán



Điều Trị

CHƯƠNG BỐN

ĐÁNH GIÁ BỆNH ÁN VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH


Xin tóm tắt sơ bộ nội dung ba chương đầu tiên : tôi đã mô tả các dạng rối loạn tự kỷ là một loại bệnh y học cực kỳ phức tạp và liên quan tới mô tế bào của nhiều hệ sinh học khác nhau như hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, và hệ thần kinh. Các hình thái rối loạn này ngày càng được phát hiện nhiều hơn như là kết quả của các nguyên nhân gây bệnh khác nhau, và các cơ cấu chính xác đang được mổ xẻ nghiên cứu trên cả hai phương diện gien di truyền và các vấn đề môi trường liên quan. Càng có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tự kỷ thì dường như những vấn đề rối loạn kia càng trở nên phức tạp. Rất nhiều trong chúng ta đã phải tự chấp nhận rằng nguyên nhân bệnh thường nảy sinh từ sự nhạy cảm mang tính gien di truyền mà nó được kích thích bởi một hay nhiều chấn thương do môi trường gây ra, bởi các chấn thương do mầm bệnh, và / hoặc bởi tiếp xúc với chất độc từ khi mới lọt lòng hay khi còn rất nhỏ. Kể từ khi ASD được xem là có thể dính líu tới rất nhiều hệ sinh học của cơ thể, tôi tin rằng một khi trẻ bị ảnh hưởng cần phải được đánh giá và chẩn đoán bệnh tình nhiều lần và sớm để xác định hệ thống nào trong cơ thể bị ảnh hưởng và những mầm bệnh cơ bản, như là nền tảng cho các phương pháp điều trị sau đó. Trong chương này tôi sẽ mô tả các bước tiến hành xét nghiệm và đánh giá hiện trạng của trẻ.


Đánh giá Bệnh lý Y - Sinh học

Phụ huynh cần phải biết từ đầu rằng sự phức tạp của ASD có nghĩa là vấn đề chẩn đoán và điều trị là không hề dễ dàng hay nhanh gọn chút nào. Điều đó yêu cầu mỗi người trong chúng ta phải bỏ ra rất nhiều lòng kiên nhẫn, thời gian, sự tận tụy bền bỉ, và tốn nhiều công sức ; và sự căng thẳng đối với nguồn lực cả kinh tế lẫn tinh thần là không thể tính được. Áp lực của điều trị dài hạn là gánh nặng 24/7 (24 giờ trên 7 ngày trong tuần) đè nặng lên vai của cha mẹ, kể cả khi họ tương đối may mắn tìm được bác sĩ / nhà vật lý trị liệu có đầy đủ kiến thức và lòng nhiệt tình có thể giúp đỡ điều trị cho con cái họ.

Phụ huynh, những người được xem là đang dấn thân vào con đường y học để chữa bệnh ASD, còn đang phải đối mặt với một thách thức cao hơn. Đó là, hầu hết nhưng không phải tất cả trẻ em mắc bệnh đều tiến bộ sau khi điều trị bằng y - sinh học. Vào năm 2003, không hề có phương pháp đánh giá rõ ràng nào để xem đứa trẻ thực chất có tiến bộ hay không, hay chỉ tiến bộ chút xíu, hoặc không hề có tiến bộ gì. Những trẻ không có tiến bộ có thể là do cha mẹ và nhà vật lý trị liệu đã không biết cách khai thác và phát huy hết tiềm năng sẵn có của trẻ.

Khi xem xét bệnh án của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn trẻ tự kỷ, sự khác biệt giữa trẻ này với trẻ kia là rất lớn. Những khác biệt về lịch sử bệnh án, về tình trạng sức khỏe, về thể trạng y – sinh học … đòi hỏi phải được tiến hành các đánh giá cụ thể, riêng biệt đối với từng đứa trẻ. Bước đầu tiên trong đánh giá y – sinh học thực tế của tôi đối với một bệnh nhân mới bao gồm chuẩn bị thông tin về lịch sử bệnh lý của toàn bộ các thành viên trong gia đình bệnh nhân (và của cả bệnh nhân nữa) bằng cách điền các thông tin cần thiết vào các biểu mẫu dạng câu hỏi, theo sau là các buổi gặp gỡ nói chuyện trực tiếp, tốt nhất là từng người một nhưng cũng có thể phỏng vấn qua điện thoại nếu họ ở xa. Những thông tin về bệnh sử này thường cung cấp những manh mối quan trọng trong việc xác định xem trẻ có lọt vào một trong những nhóm tự kỷ có tính y –sinh học nào đó hay không. Liệu gia đình trẻ có lịch sử về tự miễn dịch hay dị ứng hay không? Liệu có các biểu hiện của sự hiện diện của vi-rút, của chất độc kim loại nặng, hay các phạm trù đặc biệt nào khác? Có ai khác trong gia đình khi còn nhỏ đã bị mắc bệnh tự kỷ? Trả lời được những câu hỏi dạng như vậy thường giúp ích rất nhiều trong việc thiết kế một phương pháp điều trị có thể rất hiệu quả sau này.

GIA ĐÌNH VÀ LỊCH SỬ BỆNH LÝ

Gia đình

Một bảng các câu hỏi điều tra rộng cần phải thật tỉ mỉ về lịch sử gia đình, đặc biệt đối với những người thân có rối loạn tự kỷ (ADD,ADHD, PDD, Asperger, …), khó khăn trong ngôn ngữ, rối loạn trong tiếp thu học hành, rối loạn tự miễn dịch, hội chứng Down, Alzheimer, thiểu năng trí tuệ, bệnh tinh thần như suy nhược mãn tính, rối loạn lưỡng cực, và tâm thần phân liệt. Những ghi chú đặc biệt về sức khỏe họ hàng hay đối mặt với độc tố cần phải được quan tâm, cụ thể như:



Trước khi người mẹ mang thai: Sức khỏe người mẹ (đặc biệt là tình trạng tự miễn dịch và bất kể dấu hiệu nào cho thấy sự suy yếu của hệ miễn dịch (1)), trạng thái dinh dưỡng bình thường, yếu tố gien di truyền cả bên họ bố và bên họ mẹ trong gia đình, thời điểm chích ngừa gần nhất tới khi mang thai.

Trong thời kỳ thai nghén: Tiếp xúc với các chất độc hại (ví dụ, người mẹ đã đi trám răng hay thay miếng trám), ăn phải lượng lớn các loại cá bị nhiễm thủy ngân, tiếp xúc với thuốc trừ sâu hay các loại kim loại nặng khác như chì, tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bên họ ngoại, chỉ số Rh, người mẹ bị nhiễm vi-rút hay bệnh khác, biến chứng khi mang thai, thuốc men dùng trong khi mang thai.

Trong thời kỳ sinh nở và nuôi trẻ sơ sinh: Trẻ trước và khi trưởng thành, khó khăn khi sinh nở, khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ, dị ứng với sữa hay đậu nành, các vấn đề khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa, tình trạng chích ngừa đặc biệt với loại có thimerosal, viêm nhiễm, điều trị bằng kháng sinh.
Trẻ em

Các vấn đề liên quan đến sinh đẻ, khó khăn khi sinh, tình trạng sinh nở, cân nặng, điểm số APGAR, và tuổi tác của người mẹ khi sinh nở. Về sức khỏe: kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ, các vấn đề về tiêu hóa, lịch sử chích ngừa vắc-xin với bất cứ ghi chú nào về phản ứng phụ, viêm nhiễm, tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh, tai biến, sử dụng các loại dược phẩm khác, dị ứng, phẫu thuật, chữa nha khoa. Các chi tiết xa hơn thường rất có ích, cụ thể là:

Sự phát triển của trẻ: Thông thường: Cách ăn uống, tình trạng đi cầu, tình trạng đi ngủ. So sánh chúng với các đứa trẻ khác cùng tuổi. Tuổi bắt đầu tập đi, bắt đầu tập nói, sự chậm trễ trong tập nói, ghi chú về sự thụt lùi trong ngôn ngữ, lập dị trong cách nói, lịch sử về giao tiếp bằng mắt.

1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương