Children With Starving Brains


CÁC MẦM BỆNH ĐƯỜNG RUỘT KHÁC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ



tải về 0.74 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.74 Mb.
#35824
1   2   3   4   5   6   7   8

CÁC MẦM BỆNH ĐƯỜNG RUỘT KHÁC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Đôi khi dùng một lượng lớn probiotic là cần thiết nhằm trung hòa nấm men và vi khuẩn, đặc biệt là Clostridia. Clostridia là vi khuẩn kỵ khí thông thường tồn tại một lượng nhỏ trong hệ thống đường ruột, nhưng lại có khả năng chi phối sự lệ thuộc men của đường ruột. Đáng tiếc là sự tăng trưởng quá mức của Clostridia lại có thể kháng cự lại được với các phương pháp điều trị và chúng phá hủy thành ruột rất tàn bạo. Một số trẻ được đánh giá là có tiến triển vượt bậc trong nhận thức và giao tiếp khi được điều trị bằng phương pháp dùng kháng sinh Vancomycin – thuốc dùng tiêu diệt Clostridia. Mặc dù vậy, do tính chất hình thành bào tử, sự suy yếu của đứa trẻ đó thường luôn tái phát sau khi hết điều trị bằng kháng sinh. Khi trẻ bị nhiễm Clostridia nặng, sự trung thành triệt để vào chế độ ăn kiêng và probiotic là bắt buộc. Gần đây, phòng thí nghiệm Chisholm Labs đã điều chế được hỗn hợp các chất trao đổi đặc biệt (transfer factor) dùng khống chế nấm men và Clostridia, được gọi là TouefF, và một số trẻ đã có các biểu hiện tiến triển tốt sau khi sử dụng loại dinh dưỡng này. Sản phẩm TouefF được làm từ trứng gà, như vậy những trẻ em nào bị dị ứng với trứng có thể không phù hợp với hợp chất này; tôi được biết là phòng thí nghiệm này đang nghiên cứu các chất trao đổi tương tự không có nguồn gốc từ trứng.



Flagyl (Metronidazole) là loại thuốc kháng sinh rất mạnh và rất hiệu quả trong điều trị vi khuẩn như Clostridia và các loại vi sinh vật đơn bào hay các loại ký sinh trùng thông thường khác. Loại thuốc này rất đắng, mặc dù khi pha chế thành các hỗn hợp có hương vị khá hơn. Sử dụng nhiều probiotic sau khi ngưng dùng thuốc kháng sinh là cần thiết sau khi Flagyl cũng sẽ hủy diệt các vi khuẩn đường ruột có lợi. Trong những trường hợp kháng cự mạnh của Clostridia, thuốc kháng sinh Vancomycin HCl như đã điểm qua ở trên rất công dụng, nhưng cũng phải tuân thủ trình tự sử dụng lượng probiotic tương xứng để thay thế quần thể vi khuẩn đường ruột có lợi đã bị thuốc kháng sinh trên hủy diệt.

Tất cả những gì mà có thể nâng cao khả năng của hệ miễn dịch thì đều có thể giúp trẻ chống lại sự tăng trưởng quá mức của nấm men. Bất kể khi nào trẻ có các biểu hiện hành vi bất thường (và không có nguyên nhân cụ thể như bắt đầu dinh dưỡng mới hay vi khạm chế độ ăn kiêng), sự gia tăng đột biến của nấm men hay các mầm bệnh khác là cần phải xem xét kỹ, phải xét nghiệm, và phải có phương pháp điều trị tương ứng.

Bất kể khi nào trẻ có biểu hiện “say” bạn có thể đánh cược là chúng có “hội chứng tự say rượu” – bị nhiễm độc cồn do sự tăng trưởng quá mức của nấm Candida albicans trong hệ thống đường ruột.

Câu chuyện về Hoóc-môn máu – The Secretin Story

Cha mẹ là chuyên gia về sức khỏe của con cái mình trong hầu hết các trường hợp. Tôi nhận thấy rằng một người mẹ có thói quen ăn uống rối loạn thì cô ta có thể thấy rằng sẽ khó khăn gấp đôi để ngăn cấm con mình ăn các thức ăn theo thói quen của mình, đặc biệt là đường. Và tôi tiếp tục nhận thấy sự nỗ lực vượt bậc của những phụ huynh đã vượt qua được những thói quen xấu của mình và giúp được con mình phát triển, bất kể nó khó khăn như thế nào. Và sau đây là một câu chuyện có thật.

Mong muốn của một người mẹ được xét nghiệm tự kỷ cho con mình đã dẫn tới sự phát triển của một phương pháp điều trị hiệu quả cho một nhóm bệnh tự kỷ và cung cấp những bằng chứng khẳng định thuyết phục hơn rằng bệnh tự kỷ là có mối quan hệ dính liền với bệnh đường ruột. Người mẹ đó (không phải là bệnh nhân của tôi) là tia sáng hy vọng, một người mà đã từng không chấp nhận con mình bị viêm đường ruột nghiêm trọng như là một cái gì đó có thể bỏ qua chỉ vì rằng con mình bị tự kỷ. Câu truyện về “hoóc-môn máu – secretin” cung cấp những bằng chứng quan trọng mà nó đã giúp rất nhiều cho các nhà chuyên nghiệp nhận ra rằng đường ruột và não liên quan với nhau trong bệnh tự kỷ.

Secretin là một loại hoóc-môn tự nhiên được dùng như một công cụ chẩn đoán kiểm tra chức năng tụy. Victoria Beck, mẹ của một đứa trẻ tự kỷ bị tiêu chảy và đau ruột nặng, đã nghiên cứu kết quả xét nghiệm. Cô đã thuyết phục được bác sĩ truyền secretin cho con mình, Parker, để xem nếu điều đó có tiết lộ được manh mối tại sao con mình lại bị bệnh đường ruột liên tục như vậy. Chỉ sau 10 tới 15 giây sau khi truyền secretin, chỉ ngần ấy thời gian, Parker làm cả mẹ và bác sĩ giật mình khi nó nói chuyện trực tiếp và mạch lạc với mẹ mình. Cậu bé con của Victoria đã không nói hàng tháng trời trước đó.(18)

Victoria phấn khích cực độ. Nhà đuều trị y học K. Horvath, MD, thuộc khoa nhi trường Đại học Tổng hợp Maryland, đã rất bối rối, nhưng ông đã ngầm quyết định nghiên cứu sâu về hoóc-môn. Sau nhiều năm tìm tòi nghiên cứu, ông nay mặc nhiên thừa nhận secretin giúp lành bệnh rò rỉ ruột của một số trẻ ít nhất là tạm thời. Trong một nghiên cứu “double-blind, placebo-controlled”, Dr. Horvath và các cộng sự của mình đã đo tính thẩm thấu đường ruột của 20 đứa trẻ tự kỷ sau khi chích một liều secretin. "Double-blind, placebo-controlled" chỉ có nghĩa là số bệnh nhân tương tự bị truyền hoóc-môn “giả - hay hỏng” và kể cả các nhà nghiên cứu hay cha mẹ đều không biết ai cung cấp secretin cho tới khi kết thúc nghiên cứu. Mười ba trong số hai mươi trẻ tự kỷ có biểu hiện mức thẩm thấu đường ruột cao đã có các triệu chứng thuyên giảm rò rỉ ruột đáng kể sau khi được truyền hoóc-môn đích thực.(19)

Cuộc nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục thực hiện. Trong tháng 11 – 2001, trong cuộc gặp gỡ thường niên của hiệp hội Thần kinh học và hội nghị quốc tế về nghiên cứu tự kỷ, các nhà khoa học đã báo cáo các nghiên cứu trên động vật chứng tỏ rằng secretin kích hoạt rõ rệt nơ-ron thần kinh trong amygdala, một phần của não bộ được biết đến như phần quan trọng trong tương tác xã hội. Một số nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm khác nhau trước đó đã xác minh được bệnh nhân tự kỷ không có biểu hiện kích hoạt amygdala bình thường khi tham gia vào các tương tác giao tiếp xã hội tương tự thay đổi cảm xúc bằng các biển hiện nét mặt. Một lý thuyết được tồn tại xưa nay là hoóc-môn kích thích tiêu hóa và hấp thụ thức ăn thích hợp, có thể giúp tăng khả năng khử độc của trẻ, trong khi đó cũng nâng cao khả năng sẵn sàng hấp thụ dinh dưỡng cần thiết cho não hoạt động.

Thông qua các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều lần rằng vật lý trị liệu bằng secretin là an toàn, được công nhận là chỉ một nhóm trẻ tự kỷ có thể có phản ứng đáng kể. Trẻ em ba tới năm tuổi dường như có phản ứng mạnh hơn so với trẻ ở nhóm tuổi lớn với một số ngoại lệ trông thấy.

________________________________________________________________

18 Victoria A. Beck, Confronting Autism: The Aurora on the Dark Side of VenusA Practical Guide to Hope, Knowledge, and Empowerment, 1999, New Destiny Educational Prod­ucts, Bedford, NH

19 K. Horvath, R. H. Zieke, R. M. Collins et al., "Secretin Improves Intestinal Permeability in Autistic Children." Presented at the World Congress of Pediatric Gastroenterology. Augusr, 2000.

20 R. Sockolow, D. Meckes, K. Hewitson, and V. Atluru, "Safe Use of Intravenous Secretin in Autistic Children." World Congress of Pediatric Gastroenterology, August, 2000.

21 C. K. Schneider et al., "Synthetic Human Secretin in the Treatment of Pervasive Devel­opmental Disorders." World Congress of Pediatric Gastroenterology, August, 2000.

22 J. R. Lightdale et al., "Evaluation of Gastrointestinal Symptoms in Autistic Children." World Congress of Pediatric Gastroenterology, August, 2000.

Một số kết quả tìm được, được trình bày trong một hội thảo y học quốc tế gần đây là:

A. TS. R. Sockolow và cộng sự tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Winthrope, Mineola, NY, đã tiến hành một nghiên cứu 6 tuần trên 34 bệnh nhân tự kỷ nhằm tìm ra phương pháp điều trị bằng secretin an toàn. Mỗi đứa trẻ được chích hai liều secretin và không có phản ứng phụ đáng kể nào ngay sau khi điều trị hay trong thời gian 6 tuần sau đó. Bốn trong số bệnh nhân thử nghiệm có biểu hiện “cải thiện sâu sắc” trong hòa đồng giao tiếp. Tất cả bốn trẻ đó có mức giới hạn secretin thấp trước khi được tiến hành vật lý trị liệu.(20)

B. Trong một nghiên cứu “double-blind, placebo-controlled” 12 tuần khác, TS. Cynthia Schneider và các cộng sự của bà tại Trung tâm nghiên cứu tự kỷ, Phoenix, AZ, đã đánh giá hiệu quả của một liều secretin trên 30 trẻ bị PDD. Những trẻ đó, từ hai tới mười tuổi, được chỉ định ngẫu nhiên cho truyền hoóc-môn hoặc liều cao hoặc liều thấp. Một lần nữa, cả các nhà nghiên cứu lẫn cha mẹ trẻ đều không biết được mỗi trẻ được truyền liều lương cao hay thấp. Trẻ em được cho thử nghiệm tâm lý, ngôn ngữ, và GI trong thời kỳ bắt đầu nghiên cứu, sau 3 tuần, sau 6 tuần, và sau 12 tuần kể từ khi truyền hoóc-môn. Các nhà nghiên cứu thông báo rằng những trẻ em có biểu hiện PPD nặng đều thể hiện tiến bộ nhiều hơn sau thời điểm 6 tuần và 12 tuần với liều lượng truyền secretin cao hơn là dùng với liều lượng thấp. Những liều secretin đơn thường không hiệu quả đối với trẻ bị tự kỷ ở mức vừa và thấp.(21)

C. Khi một nghiên cứu không phải phương pháp “blinded”, được gọi là phương pháp thử nghiệm “open-label – nhãn mở”. J. R. Lightdale và các cộng sự của ông đã đánh giá hiệu quả của việc điều trị bằng duy nhất một liều hoóc-môn máu trong tăng cường chức năng đường ruột đối với 20 trẻ tự kỷ có lịch sử về vấn đề hệ tiêu hóa. Trước khi tiến hành điều trị, 89% trong số trẻ bị phân lỏng. Phụ huynh của 15 trong 20 trẻ thông báo phân của chúng đã phần nào bình thường trở lại sau 5 tuần điều trị bằng hooc-môn máu. Mặc dù rằng chưa có thông tin xét nghiệm y khoa khẳng định, 83% các phụ huynh thông báo có tiến triển tốt từ mức độ vừa phải tới rõ rệt trong ngôn ngữ của trẻ sau khi được điều trị. Lightdale và các đồng nghiệp của ông kết luận rằng một nhóm trẻ tự kỷ có thể thực sự bị rối loạn chức năng tuyến tụy.(22)
Đáng tiếc, một số lượng tương đối ngang nhau các nghiên cứu đã không tìm được các hiệu quả mong muốn trong điều trị truyền secretin. Song, số lượng phụ huynh khẳng định secretin thực sự giúp trẻ tốt hơn ngày càng gia tăng. Vậy tại sao rất nhiều nghiên cứu vẫn tiếp tục tiến hành trong khi kết quả lại trái ngược? TS. Bernard Rimland giả thiết "negative placebo effect – tác dụng làm người bệnh yên lòng âm tính" có thể đã xảy ra. "Negative placebo effect– tác dụng làm người bệnh yên lòng âm tính ", ông giải thích, "là xu hướng của các nhà nghiên cứu mà họ tin rằng một phương pháp điều trị nhất định không có tác dụng kiểm soát nghiên cứu mà nó chỉ “công nhận” là như vậy”. Lấy ví dụ, TS. Rimland trích dẫn một nghiên cứu được xuất bản trong vài năm trước trên tạp chí y học “New England Journal” trong đó các nhà nghiên cứu báo cáo rằng họ đã không tìm được lợi ích gì cho trẻ tự kỷ sau khi điều trị bằng hoóc-môn máu (secretin). Thế nhưng, cũng những tác giả đó cũng thông báo rằng 69% phụ huynh muốn con cái họ tiếp tục được điều trị bằng hoóc-môn. Phải chăng cha mẹ đã nhìn thấy sự tiến bộ của con mình tốt hơn các nhà nghiên cứu?

Tôi là người thực sự tin tưởng vào sự sáng suốt của phụ huynh. Nếu họ nói rằng con họ có tiến bộ trong vật lý trị liệu, tôi cá là họ thường đúng. Nghiên cứu về secretin vẫn đang tiếp tục, và tôi tin rằng nó sẽ chứng minh là phương pháp vật lý trị liệu hiệu quả cho ít nhất 25% trẻ tự kỷ.

Trong khi secretin đang là phương pháp điều trị đầy hứa hẹn đối với một số trẻ bị tự kỷ, thực tế rõ ràng là nó cũng không phải là “viên đạn thần kỳ” cho tất cả. Chúng tôi tiếp tục nhận thấy rằng không thể có chỉ duy nhất một phương pháp điều trị dành cho tất cả trẻ tự kỷ. Song, secretin đã thực sự là phương pháp điều trị đầu tiên sau một thời gian dài đã có hiệu quả tác dụng thật ấn tượng. Niềm hi vọng trong cộng đồng ASD đã dâng cao về secretin cho tới khi chúng tôi nhận thức được phần lớn trẻ em không có phản ứng “kinh ngạc” như một số ít thể hiện. Thế nhưng câu chuyện về hoóc-môn máu secretin đã giúp chúng tôi tìm được nhiều manh mối quan trọng trong điều trị phục hồi “rò rỉ ruột” và giúp gây cảm hứng cho nhiều nghiên cứu về mối quan hệ đường ruột – não bộ mà bây giờ vẫn đang tiếp tục được thực hiện. Tất nhiên, đối với một bộ phận nhỏ dân số được hưởng lợi từ phương pháp điều trị bằng secretin, phương pháp điều trị đó vẫn được dùng thường xuyên mang tính luân phiên. Khi cha mẹ có con được điều trị bằng phương pháp này nhận thấy hành vi của con mình trở lại tình trạng trước kia hay xấu đi, thì triệu chứng bệnh đó là tín hiệu cho thấy cần được áp dụng phương pháp điều trị secretin nữa. Một số phụ huynh tiếp tục sử dụng 4 liều chích trong vòng 5 – 6 tuần cho con mình đã hơn 3 năm nay, và nhiều người khác đang dùng “transdermal” mỗi tối hay một số tối trong tuần. Câu chuyện về hoóc-môn máu là rất quan trọng bởi vì nó mô tả được giá trị của sự quan sát của cha mẹ và vì tính hiệu quả của secretin đã gây sự chú ý về tầm quan trọng của nó trong điều trị bệnh đường ruột và phục hồi rò rỉ ruột.
Tóm tắt – Sức khỏe đường ruột và phương pháp điều trị

Theo tôi, khi tất cả các nhân tố y-sinh học được cân nhắc, phục hồi chức năng tiêu hóa chính là chìa khóa chính trong điều trị hệ miễn dịch và phục hồi chức năng não bộ của trẻ tự kỷ. Đường ruột bị rò rỉ hay bị thẩm thấu tạo điều kiện cho các peptide, những protein không hoàn chỉnh chính là các chuỗi axít amin ngắn, rò qua thành ruột và thâm nhập vào các mạch máu của hệ tuần hoàn. Các mạch máu lại di chuyển chúng tới tất cả các cơ quan trong cơ thể và đồn trú tại những nơi mà chúng lẽ ra không được tới, trong đó có não. Một số peptide dường như hành động như opioid mà nó rõ ràng đã “đầu độc gây nghiện” cho con trẻ chúng ta. Mặc dù vậy, kể cả các peptide không phải opioid cũng có thể nguy hiểm. Cơ thể có thể chấp nhận những peptide này như là các dây truyền tín hiệu nơ-ron thần kinh. Chúng có thể “bịt mắt” các cơ quan cảm nhận thần kinh bình thường, hay ít nhất có thể làm suy yếu các tín hiệu trên đường dây thần kinh. Đương nhiên, nó sẽ có tác dụng bất lợi cho nhận thức và phát triển của não.

Hội chứng rò rỉ ruột là một phần nhỏ của bệnh lý hệ tiêu hóa, và không phải tất cả trẻ tự kỷ đều chứng tỏ tăng độ thẩm thấu trong đánh giá xét nghiệm. Rất nhiều trẻ không có biểu hiện gia tăng peptide trong kết quả xét nghiệm mà hiện tại chúng tôi có được, nhưng khi chúng tăng cao thì điều đó luôn khích lệ cha mẹ nhiều hơn để áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt cho con mình. Mặc dù vậy, các loại bệnh đường ruột khác có thể gây ra viêm đường ruột và giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, như đã được miêu tả trong chương này và sâu hơn trong Chương Sáu. Chúng ta biết rằng hội chứng rò rỉ ruột gây ra một chuỗi danh sách về sự thiếu hụt các vitamin và khoáng chất bởi vì quá trình viêm nhiễm phá hủy các loại protein chuyên chở khác nhau thường có trong hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Những kinh nghiệm điều trị thực tế của tôi và từ nhiều nghiên cứu tiếp nhau đã cho thấy những trẻ em này bị thiếu nhiều loại vitamin, khoáng chất, axít amin, các axít béo cơ bản, enzyme và co-enzyme. Chính vì vậy mà tôi khuyến cáo nên sử dụng một chương trình điều trị thích hợp trong cung cấp dinh dưỡng trong mối tương quan với chế dộ ăn kiêng GF/CF (Gluten Free / Casein Free). Bên cạnh việc thay thế các dinh dưỡng bị tiêu hao, một lượng bổ sung nhiều hơn cho chương trình cung cấp dinh dưỡng bao gồm trị liệu bằng enzyme nhằm tăng cao khả năng đường ruột để phân hủy protein. Kể cả khi áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt thì peptide vẫn tồn tại trong các loại thực phẩm khác với sữa, đậu tương và lúa mạch mà chúng không được phân hủy hoàn toàn trong các thức ăn kiêng của trẻ. Nhiều phụ huynh bắt đầu bổ sung enzyme vào trong chế độ ăn kiêng của con mình và một số công ty dinh dưỡng thực phẩm đang nỗ lực điều chế các công thức hỗn hợp enzyme mà chúng có thể có ích cho các mục đích sử dụng khác nhau. Nhiều phụ huynh chỉ sử dụng chúng khi vi phạm chế độ ăn kiêng, một số khác thì dùng thường xuyên với các thức ăn kiêng bình thường, còn lại thì dùng trong cả hai cách. Việc áp dụng cả enzyme lẫn chế độ ăn kiêng ở thời điểm này thể hiện là có lợi nhất, mặc dù một số trẻ không còn chẩn đoán tự kỷ qua điều trị chelation và qua các can thiệp y-sinh học khác thì có thể chuyển dần lại chế độ ăn bình thường với sự trợ giúp của enzyme.

Tôi cũng nhận thấy rằng những phụ huynh áp dụng chế độ ăn kiêng, có lẽ nhiều năm trời, thường không chuyển chế độ ăn của con mình hoàn toàn về chế độ ăn tiêu chuẩn của Mỹ (SAD – Standard American Diet). Những phụ huynh ấy đã học hỏi được rất nhiều điều về thực phẩm và biết loại thực phẩm nào tốt không những cho đứa con bị tự kỷ mà còn cho những thành viên còn lại trong gia đình mình, và như vậy họ tránh được các loại thức ăn tiêu chuẩn Mỹ bao gồm các loại thức ăn nhanh, thường chứa nhiều bơ thêm nhiều gia vị có hàm lượng Hydrat-cacbon cao, những phụ gia không thuộc thực phẩm như phẩm màu, và rất nhiều đường và muối. Ngăn cản quá trình phục hồi đầy gian nan của con mình là không đáng phải liều lĩnh, trong quá trình thực thi chế độ ăn kiêng, phần lớn phụ huynh đã tin tưởng chắc chắn vào tầm quan trọng của dinh dưỡng cho sức khỏe tốt xét về tổng thể.



Tôi sẽ thảo luận nhiều hơn về vai trò quan trọng của dinh dưỡng trong chương tiếp theo. Mặc dù vậy, tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng chế độ ăn kiêng GF/CF (và thỉnh thoảng SF – Soy Free) có thể là hành động hiệu quả đầu tiên mà cha mẹ cần phải tiến hành (trước khi có sự can thiệp của bác sĩ!) để bước đầu giúp đỡ con cái.




tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương