Children With Starving Brains



tải về 0.74 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích0.74 Mb.
#35824
1   2   3   4   5   6   7   8
não đang bị đói, bằng cách điều trị bệnh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch qua các chế độ ăn không có hại và bổ sung các chất khác, và ngăn không cho các chất độc mới thâm nhập trong khi giảm các chất độc đã tích tụ trong cơ thể. Chỉ khi đó não mới có thể hấp thụ những chất dinh dưỡng cần thiết.

Trước khi các nhà điều trị và cha mẹ trẻ thống nhất phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ, một chẩn đoán tốt là cần thiết mang tính sống còn. Rất nhiều phương pháp điều trị có sẵn và tôi phát hiện rằng hầu hết trẻ em này cần được điều trị bằng nhiều phương pháp trị liệu khác nhau, một số được áp dụng liên tục và số khác phải ngắt quãng, để tối ưu kết quả đạt được. Các mẫu hình nguyên nhân gây bệnh khác nhau như tôi đã nêu trong chương này đã giúp tôi phân loại trẻ ra từng nhóm nhỏ để có thể tối ưu liên tục phương pháp điều trị, bắt đầu bằng những vấn đề dễ nhận biết nhất và tiếp tục hướng tới những bí quyết điều trị khác mà nó thường rất tốn kém và yêu cầu nhiều xét nghiệm sâu hơn nếu trẻ không có tiến triển như mong muốn. Chế độ ăn kiêng đường GF/CF là một ví dụ tốt. Và như vậy tôi có thể nói rằng từ kinh nghiệm trực tiếp điều trị trẻ và rất nhiều điều khác, hầu hết trẻ em được lợi từ việc loại bỏ đường gluten và casein trong thức ăn của chúng. Tôi không muốn khuyến cáo dùng phép nội soi và sinh thiết cho việc chứng minh viêm đường ruột trước khi thử dùng phương pháp ăn kiêng. Thật may mắn, những nhà nghiên cứu tận tụy đã làm việc này cho chúng ta rồi.

Lịch sử bệnh lý, nền tảng gia đình, các hội chứng, và các xét nghiệm giúp cho tôi sắp xếp các phương án điều trị mà dựa trên đó các mô hình nguyên nhân bệnh thường dễ hoạt động. Giống như các bác sĩ DAN! khác tôi sử dụng xét nghiệm để tạo các tiểu sử bệnh lý theo tính sinh hóa và áp dụng các phương pháp điều trị cụ thể cho từng nhóm trẻ tự kỷ. Các mẫu kết quả xét nghiệm và điều trị hiệu quả là mẫu hình tiêu biểu cho quan hệ nhân quả mà nó có thể trở thành nền tảng cho các chương trình chữa trị tự kỷ trong tương lai theo xu thế y học hiện đại.


HAI

BỆNH LÝ VỀ DẠ DÀY VÀ ĐƯỜNG RUỘT

Sự thiếu hụt dinh dưỡng

Sự thiếu hụt dinh dưỡng như mẫu số chung

Trong chương này, tôi sẽ giải thích cách mà các nhà nghiên cứu và các nhà vật lý trị liệu DAN! đã làm sáng tỏ và lắp ghép lại các “mảnh vụn” của hình ảnh tự kỷ. Chúng ta sẽ bàn sâu hơn và rộng hơn về những vấn đề y sinh học đã được đề cập ở chương một. Độc giả thường quan tâm nhiều về phương pháp điều trị tự kỷ hơn là nguồn gốc y sinh của nó có thể được dùng trong chương này như là tài liệu tham khảo. Những tiến bộ mà chúng tôi đạt được trong điều trị gần đây là nhờ vào sự hiểu biết về những xét nghiệm chẩn đoán, và như vậy nó rất có ích trong điều trị cho từng nhóm trẻ cụ thể. Chia sẻ triệu chứng mà nó có vẻ như bao gồm các nhóm bệnh khác nhau là một thực tế lâm sàng minh chứng cho hầu hết trẻ em tự kỷ mà chúng tôi gọi là bệnh não đói. Những dấu hiệu bất thường đã công bố trong các nghiên cứu về trẻ tự kỷ so sánh với những đứa trẻ bình thường thể hiện tỷ lệ mắc bệnh cao của:



  • Hàm lượng đồng (Copper) trong huyết thanh cao

  • Thiếu kẽm (Zinc)

  • Thiếu Magiê (Magnesium)

  • Thiếu Sắt (Iron)

  • Tỷ lệ Đồng / Kẽm cao

  • Thiếu Vitamin B12

  • Glutamin thấp hơn bình thường

  • Hàm lượng muối Sulphate trong huyết thanh thấp

  • Hàm lượng Vitamin B6 thấp

  • Lượng axit amin tirôxin, carôxin, lixin, hydroxylyxin thấp (amino acids tyrosine, carnosine, lysine, hydroxylysine)

  • Mức methionine thấp

  • Glutamate cao

  • Thiếu axít béo

  • Thiếu can-xi

  • Không đầy đủ lượng Vitamin D, E, A cần thiết

Tôi không muốn nhấn mạnh hơn nữa rằng não không hoạt động khi bị cô lập. Nó là một phần của nhóm, não cần những dinh dưỡng thiết yếu cũng như những thông tin đầu vào. Để có đủ những thứ cần thiết đó, não phụ thuộc rất nhiều vào những tương tác phức tạp giữa hệ miễn dịch, tuyến nội tiết, và hệ tiêu hóa.

Lịch sử bệnh sớm của trẻ tự kỷ thể hiện những thách thức về hệ tiêu hóa và / hoặc tái bệnh viêm tai giữa. Khi những phát hiện này kết hợp với những kết quả của loại bỏ thức ăn và những nghiên cứu về hệ miễn dịch suy yếu, những chú ý của chúng tôi tập trung vào tác động đáng kể lẫn nhau của hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tình trạng hấp thụ dinh dưỡng tốt, và hệ miễn dịch có đủ khả năng. Tìm hiểu những mối tương quan này có giá trị xác đáng trong việc chẩn đoán và chữa trị cho trẻ tự kỷ, với rất nhiều trường hợp thể hiện rõ ràng về hệ miễn dịch yếu kém và não bị thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ tự kỷ lớn lên, cha mẹ nó, các nhà vật lý trị liệu, và tôi nhận thấy rằng chìa khóa của kết quả tốt nhất cho trẻ tự kỷ đều bắt đầu bằng việc sớm chẩn đoán y sinh học, tiếp theo là điều trị tăng cường hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, và phục hồi khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Sự kết hợp hợp lý của các phương pháp điều trị trên thường cho kết quả khả quan giúp cho não hấp thụ những dưỡng chất và nơ-ron thần kinh cần thiết để nó hoạt động bình thường. Tôi gọi chuỗi các cách điều trị trên là “broad-spectrum approach” mà phần lớn các bác sĩ DAN! đơn thuần gọi nó là Phương pháp DAN!.

Triết lý này dựa trên các thực nghiệm lâu năm và các phương pháp điều trị thử - sai - hiệu chỉnh mà đã liên quan tới hàng ngàn bệnh nhân. Sau khi chia sẻ những kiến thức về hàng ngàn trường hợp, rất nhiều bác sĩ DAN! bắt đầu hiểu ra rằng, với sự biến đổi qua lại của từng cá nhân, bệnh nhân của họ đã phải chịu đựng sự tương tác của hệ miễn dịch sai chức năng và những thách thức của hệ tiêu hóa với sự phân nhánh hệ thần kinh. Manh mối chính hướng tới việc phát triển các mô hình y sinh học để giúp trẻ tự kỷ là thường xuyên theo dõi vì một số lượng lớn bệnh nhân có chứng tiêu chảy hay táo bón khó chữa, đau bụng, đầy hơi, xưng tấy, và – trong nhiều trường hợp – phân hôi, sáng màu. Rất nhiều bác sĩ nhi không thể liên kết các triệu chứng bệng này lại với nhau. Ngược lại, tôi và phần lớn các đồng nghiệp DAN! của tôi tin rằng ta phải điều trị những vấn đề về đường ruột trước để giúp trẻ phục hồi.

Mảnh thứ hai của câu đố là rất nhiều trẻ tự kỷ thường có vấn đề khó ngủ. Trong nhiều trường hợp, mảnh thứ nhất và mảnh thứ hai của câu đố thường có mối quan hệ với nhau. Đường ruột khó chịu có thể gây mất ngủ. Trong số các bác sĩ DAN! tham gia vào hội nghị vật lý trị liệu tự kỷ tại San Diego (tháng 10 – 2001), nhiều người đồng tình với phát biểu của TS. Karl Reichet rằng nhiều trẻ tự kỷ hay tỉnh giấc và khóc trong đêm đang chịu đựng cảnh thức ăn trào ngược dạ dày. (1) Nó có nghĩa là, thói quen khó ngủ xảy ra vì ban đêm axít trong dạ dày tăng cao và đốt cháy thực quản – ống màng cơ mà thức ăn đi qua để vào dạ dày. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi thấy trẻ tỉnh giấc và khóc, vì nó không biết nói với ta cái gì đang làm nó đau!

Những nguyên nhân gây bệnh đường ruột trong trẻ em ASD

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đường ruột trong trẻ tự kỷ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ tự kỷ có khả năng hấp thụ kém, đường ruột yếu, các mầm bệnh đường ruột phát triển quá mức (nấm, vi-khuẩn, vi-rút), tính thẩm thấu đường ruột không bình thường. Nhiều cha mẹ không hiểu được trước tiên là giữa tự kỷ và hệ tiêu hóa bất thường có mối quan hệ với nhau. Thật đáng tiếc là cũng có rất nhiều bác sĩ cũng chưa được đào tạo về mối quan hệ này. Chứng táo bón và tiêu chảy, và thỉnh thoảng cả hai, cũng như lượng hơi bất thường, ợ chua, và phân hôi, được cha mẹ trẻ thông báo thường xuyên. Các bác sĩ phát hiện rằng trẻ tự kỷ có tăng sản ruột hồi đặc trưng. (2) (3) (4)

______________________________________________________________

1 Karl Reichelt, MD, PhD, at the DAN Fall, 2001 conference, Oct. 5-7, San Diego, CA.

2 Wakefield A.J. er al., "Enterocolitis in children with developmental disorders." Amer Jour Gastroenterology 2000 Sep;95(9): 2285-95

3 Furlano R.I. et al., "Colonic CDS and gamma delta T-cell infiltration with epithelial damage in children with autism." Jour Pediatrics 2001 Mar; 138(3): 366-72

4 Buie, Tim, Pediatric Gastroenterologist, Mass Gen Hosp, Harvard Med School, Presen­tation Oasis II Conference 14 Oct 2001

Nhiều bác sĩ DAN! và các nhà nghiên cứu y học tin rằng nhân tố chính gây rối loạn đường ruột kinh niên trong trẻ là do hệ miễn dịch bị suy yếu. Mặc dù vậy, do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch có quan hệ mật thiết với nhau, thật khó nói là do hệ miễn dịch sai chức năng bị trước hay là hệ tiêu hóa bị trước. Như chúng tôi đã đề cập trong chương một, bệnh sử không chịu thức ăn hay bị dị ứng, không có khả năng phân giải đường gluten và casein, và nhiễm trùng men, nấm kinh niên chính là lời cảnh báo rằng hệ miễn dịch suy yếu – dù có sự tham gia của gen di truyền hay không – góp phần gây bệnh đường ruột. Một lượng lớn các bằng chứng ủng hộ quan điểm về vai trò xúc tác của các tác nhân ảnh hưởng bên ngoài trong việc bắt đầu gây rối loạn hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, như chích vắc-xin có chứa kim loại nặng và dùng kháng sinh liên tục – còn tác động môi trường có ảnh hưởng lớn đến trẻ như tăng tính nhạy cảm dù thoáng qua hay thường xuyên, do hay không do gen di truyền.

Tương tác của các lĩnh vực phức tạp này – hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, lây nhiễm, và khả năng dinh dưỡng – làm cho việc tìm kiếm thông tin ngày càng rộng, không những từ lịch sử bệnh, triệu chứng và chích vắc-xin cho trẻ, mà còn từ lịch sử bệnh lý của cả gia đình.

Thông thường chúng ta cần cân nhắc xem lịch sử bệnh lý trong gia đình có vấn đề về hệ miễn dịch, dị ứng, hay nhiễm trùng hay không. Tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về triết lý xét nghiệm của tôi, dạng xét nghiệm và giá cả cần thiết, và các chuỗi xét nghiệm mà tôi sẽ giới thiệu trong chương 4.



Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa tương tác với nhau như thế nào

Để hiểu được tại sao chúng ta cần phải dùng phương pháp “broad spectrum approach” để điều trị trẻ tự kỷ, hiểu một số khái niệm cơ bản về cách mà hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa tương tác với nhau có thể rất có ích. Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự chính của cơ thể chúng ta chống lại sự xâm nhập của vi-khuẩn, nấm, và vi-rút. Nó nhận biết được sự khác biệt giữa các phân tử tế bào trong cơ thể và phân tử ngoại lai, kích thích các chiến binh trong các tế bào phòng thủ và kháng thể chống lại các phân tử ngoại lai đó. Song, nó chỉ xảy ra nếu có gì đó không bình thường. Rất nhiều trẻ em và có thể tất cả trẻ tự kỷ có dạng hệ miễn dịch sai chức năng. Những bất thường đó thường liên quan đến việc xác định sai tế bào như là kẻ xâm nhập, nhưng thực ra đó là một phần của cơ thể. Trong trường hợp đó, hệ miễn dịch tấn công chính chủ nhân của mình. Đó chỉ là một trong các quá trình đang xảy ra có thể làm viêm đường ruột. Ví dụ bao gồm sự tồn tại dai dẳng của vi-rút trong mô tế bào (5) cũng như sự phụ thuộc vào mầm mống nấm hay vi-khuẩn.

Như đã nêu trên, viêm đường ruột góp phần vào việc làm phức tạp hơn quá trình hình thành bệnh trong trẻ tự kỷ. Do đường ruột đóng vai như một rào cản quan trọng giữa mầm bệnh bên ngoài và các cơ quan nội tạng, tạo hóa đã kết hợp một số lớn các cơ cấu miễn dịch vào trong biểu mô, lớp ruột mà công việc của nó là ngăn mầm bệnh bên ngoài phá hoại. Khi tế bào miễn dịch đặc biệt trong hệ thống đường ruột phát hiện ra các kháng nguyên không rõ nguồn gốc hay có thể có hại, nó phát tín hiệu cầu cứu tiếp viện từ hệ miễn dịch. Rốt cuộc, phản ứng này có thể bao gồm cả một đội quân tế bào tấn công lại các kháng nguyên xâm lược. Đội quân này có một số “lính” đặc dụng. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã xác định được tế bào tiêu diệt NK (Natural Killer cells), tế bào cytotoxic T, tế bào trợ giúp T, và tế bào B. Một số tế bào T-cells xây dựng các phân tử đặc biệt giúp phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh, trong khi các tế bào khác sản sinh và giải phóng kháng nguyên chỉ giúp tiêu diệt kẻ ngoại xâm. Một sự khác biệt khác nữa là nhiều tế bào T có thể phân loại theo chức năng chính của chúng, với sự tham gia của tế bào Th1 (Thymus 1) tế bào miễn dịch trung gian và Th2 trợ giúp kháng thể trung gian trong tấn công. Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng tiểu sử miễn dịch có khuynh hướng chứa nhiều tế bào Th2 tạo điều kiện nhiễm nấm kinh niên(6). Các nghiên cứu tự kỷ đã dẫn chứng tài liệu rằng rất nhiều trẻ tự kỷ có nhiều tế bào miễn dịch thể hiện giống như tế bào Th2 (7). Không hề ngạc nhiên khi phương pháp đánh giá phân của nhiều trẻ tự kỷ khát hiện ra sự lệ thuộc của đường ruột vào các loài nấm Candida.

Nhà nghiên cứu tự kỷ lâu năm Shudhir Gupta, MD, PhD – giáo sư thần kinh học, bệnh lý học, vi trùng học và phân tử gien của trường ĐH California, Irvine – đã chứng minh sự khác thường của hệ miễn dịch trong trẻ tự kỷ. (8) Ông đã tìm thấy rằng một nhóm lớn các bệnh nhân tự kỷ có tế bào Th2 tương đối cao hơn tế bào Th1 khi so sánh với những trẻ em bình thường khác. TS. Gupta tin rằng sự sụt giảm tế bào Th1 có thể giải thích cho hiện tượng thần kinh nhạy cảm của trẻ tự kỷ khi đối mặt với vi-rút và nhiễm nấm. Thêm vào đó, sự gia tăng tế bào Th2 cũng có thể giải thích cho sự gia tăng các phản ứng của kháng nguyên chống lại mô não như đã được trình bày bởi các kết quả nghiên cứu tìm được của TS. Singh về kháng nguyên chống lại MBP trong chương một.



5 Wakefield A.J. et al., "Detection of herpesvirus DNA in the large intestine of patients with ulcerative colitis and Crohn's disease using nested polymerase chain reaction Jour. Med. Virology 1992

TS. Gupta cũng lưu ý rằng hệ miễn dịch kiểm soát sự phóng thích các môi chất viêm nhiễm bao gồm Interleukin 1, Interleukin 8, và các tác nhân gây khối u hoại tử (TNF) – tất cả chúng gây ra các mức độ viêm nhiễn đường ruột rõ rệt. Các số liệu và quan sát của ông giúp xác định ít nhất một số sai lệch hệ miễn dịch và nguyên nhân viêm nhiễm đường ruột mà chúng gây cho trẻ tự kỷ gánh chịu.

Ngoài ra, TS. Gupta khẳng định rằng mổ khám nghiệm não của các bệnh nhân tự kỷ đã chứng minh sự thay đổi trong nơ-ron thần kinh truyền thông tin và các chuỗi nơ-ron được tạo thành từ các axít amin, thậm chí có thể làm mất lớp bảo vệ của các ống dẫn dây thần kinh, tương tự như những phát hiện trong xét nghiệm não của nhiều bệnh nhân bị xơ cứng tế bào. Não của các bệnh nhân tự kỷ cũng thể hiện sự gia tăng mức TNF, hoạt chất tạo ra các hiệu ứng viêm nhiễm gây rào cản máu tới não. TS. Gupta nhấn mạnh rằng sự gia tăng TNF gây ra viêm nhiễm dẫn tới giảm lưu lượng máu và gây chấn thương ty lạp thể trong tế bào, giảm glutathione nội bào, và gây bất thường trong truyền dẫn hoặc thậm chí gây chết tế bào. Rõ ràng là tế bào não bị chứng thiếu máu cục bộ (thiếu o-xy) đã không có khả năng hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, kể cả khi thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt.

MEN TĂNG QUÁ MỨC CÓ THỂ GÂY TỔN THƯƠNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG RUỘT – DẠ DÀY NHƯ THẾ NÀO

Như chúng ta đã biết, hệ miễn dịch yếu – do gien di truyền hay do hệ quả của hệ tiêu hóa bất thường – đặt trẻ vào trạng thái mở cửa cho viêm nhiễm kinh niên. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi các nhà nghiên cứu Canada tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa chứng tự kỷ với sự phổ biến của viêm tai. Thực vậy, họ đã tìm ra rằng sự gia tăng viêm tai có mối tương quan với phần lớn các dạng tự kỷ nặng. (9) Các nghiên cứu tương tự về các triệu chứng khác gây bệnh tự kỷ cũng đi theo mô hình tương tự. Ví dụ, các nghiên cứu về trẻ em bị ADHD thể hiện tỉ lệ cao của viêm tai trong trẻ nhỏ có nhiều mối tương quan tới số lượng lớn có tính hiếu động thái quá. (10)

6 Gupta, Sudhir, MD, PhD, Professor of microbiology and molecular genetics at Univ CA
at Irvine, Presentation at DAN! Conference, Oct 5, 2001, San Diego

7 Ibid

8 Ibid

9 M. Kontstantareas and S. Homatidis, "Ear Infections in Autistic and Normai Children, Journal of Autism and Developmental Diseases, Vol. 17, p. 585, 1987.

1 0 R. Hagerman and A. Falkenstein, "An Association Between Recurrent Otitis Media in Infancy and Later Hyperactivity," Clinical Pediatrics, Vol. 26, pp. 253-257, 1987.

Mặc dù trong phần lớn các cá thể bị ảnh hưởng, bệnh viêm nhiễm tai hầu như không phải là nguyên nhân chính gây tự kỷ hay ADHD, chúng có thể là là bước tiến đầu tiên vì chứng viêm tai giữa thường được coi là có nguồn gốc viêm do vi khuẩn và bởi vì viêm do vi khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thật trớ trêu, số lượng lớn các nghiên cứu dựa trên PCR (polymerase chain reaction – phản ứng dây chuyền polime) của Tasnee Chonmaitree và các đồng nghiệp đã chứng minh rằng khoảng 35% số viêm tai không có nguồn gốc từ vi khuẩn. Ngoài ra, trong khi thuốc kháng sinh đã cứu sống hàng triệu sinh mạng kể từ thế chiến thứ hai, có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn thầy thuốc thường kê đơn kháng sinh quá liều.

Hệ quả của việc lạm dụng kháng sinh quá mức là rất nhiều loại vi khuẩn đã kháng lại thuốc. Mặt khác, các “dược phẩm thần kỳ” giết chết các mầm bệnh thì cũng giết chết các vi khuẩn bảo vệ có lợi trong ruột. Sự hủy hoại các vi khuẩn có lợi thật sự là điều đáng lưu tâm. Quá trình đó đã mở cửa cho sự tăng trưởng nấm và vi khuẩn quá mức. Trong rất nhiều trường hợp cụ thể, bệnh tiêu chảy hay chứng táo bón kinh niên có thể là triệu chứng của sự tăng trưởng men quá mức.

Sự lệ thuộc bất lợi vào mầm bệnh nấm và / hoặc vi khuẩn có tầm quan trọng như thế nào? Một nhà nghiên cứu và là giám đốc trung tâm xét nghiệm nổi tiếng – William Shaw, PhD – đã viết: “Sự bất thường của men và vi khuẩn kháng thuốc mà cơ thể hấp thụ từ đường ruột do sử dụng thuốc kháng sinh quá mức là nguyên nhân gây ra những đại dịch này.” (11) Trong khi tôi tán thành với quan điểm rằng có rất nhiều tác nhân và nguyên nhân khác nhau gây ra dịch bệnh tự kỷ hiện hành, tôi dĩ nhiên thừa nhận rằng, trong rất nhiều trẻ tự kỷ, sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn và nấm là nguyên nhân quan trọng gây tự kỷ hay một trong các loại ASD.

Khi chúng ta khỏe mạnh, nấm Candida sống trong trạng thái cân bằng hay tạm nghỉ cùng với các hợp chất của vi khuẩn có lợi và các vi khuẩn có tiềm ẩn khả năng gây bệnh. Thêm vào đó, một số loài vi khuẩn như Clostridia, nấm Candida có thể tồn tại mà không cần ô-xy và cũng có khả năng tương tự khi chuyển đổi sang dạng nấm kỵ khí (không cần ô-xy). Phần lớn thuốc kháng sinh chỉ tiêu diệt được các vi khuẩn sống bằng ô-xy. Nấm Candida sống sót qua khỏi thuốc kháng sinh và có thể lan rất nhanh theo sau sự tan rã của các vi khuẩn đường ruột. Nếu do một nguyên do nào đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi đã có hệ miễn dịch yếu, hệ quả của sự lệ thuộc – vào nấm hay vi khuẩn – có thể làm tổn hại tới đường ruột.

______________________________________________________________



11 William Shaw, Biological Treatments for Autism and FDD, self-published, 1998.

" RÒ RỈ RUỘT", TÍNH THẨM THẤU TĂNG CAO CỦA NIÊM MẠC VÀ CHỨNG HẤP THỤ KÉM CỦA ĐƯỜNG RUỘT

Nhiều loại men thải ra nhiều độc tố gây ra nhiều loại bệnh tiêu hóa khác nhau bao gồm cả hội chứng bị kích thích đường ruột, chứng táo bón mãn tính, hay tiêu chảy. Một trong những loại chất độc đó là enzyme giúp cho men nấm cấy vào thành ruột – điều đó góp phần vào cái gọi là hội chứng “rò rỉ ruột”.

Các chất độc được tạo ra từ men thực tế đục thủng các lỗ nhỏ qua thành ruột và thấm vào máu của trẻ. (12) Rốt cuộc các chất độc có thể làm viêm hay vượt qua bức tường ngăn cản máu/não, gây rối loạn dòng trung chuyển chất dinh dưỡng đến não, làm suy yếu ý thức, nhận thức, ngôn ngữ, và hành vi.

Một cơ chế khác có thể gây cho trẻ bị não đói dính líu tới khả năng hấp thụ lượng dinh dưỡng không tương xứng hay thích đáng của đường ruột. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh có khả năng nhận các thức ăn phức tạp và phân hủy chúng thành các dạng mà tế bào cơ thể có thể hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng. Như chúng tôi đã nói, nhiều trẻ tự kỷ gặp rắc rối với vấn đề tiêu hóa gluten và casein. Casein là protein của sữa, và gluten là protein thực vật có trong lúa mì các loại. Protein được tạo thành từ các khối a-xít amin; những đoạn ngắn hay các chuỗi a-xít amin được gọi là pe-tít (peptide). Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, nhiều protein tách ra thành các a-xít amin đơn; còn các protein khác kết lại với nhau thành những chuỗi lớn hơn. Khi những protein chỉ bị tiêu hóa một phần nhỏ, những thứ còn lại tạo thành các chuỗi pe-tít dài hơn. Một số nhà nghiên cứu tự kỷ đã cho đăng tải các nghiên cứu của mình trên các tạp chí khoa học về hiện tượng hấp thụ kém, tiêu hóa kém, và những kết quả tìm được liên quan về những protein và pe-tít không bình thường trong nước tiểu của bệnh nhân trẻ tự kỷ. (13) Trong nhiều trẻ tự kỷ, những protein và pe-tít khó tiêu đó được tạo thành từ casein và gluten; đậu tương và ngô (bắp) cũng có thể gây các vấn đề tương tự.

______________________________________________________________



12 D'Eufemia P. et al. "Abnormal intestinal permeability in children with autism." Acta Paediatr 1996 Sep;85(9): 1076-9.

13 Malabsorption

B. Walsh, "85% of 500 autistic patients meet criteria for malabsorption,"



Autism/Childhood Schizo, 1971 1(1): 48-62; Maldigestion—elevated urinary peptides

P Shattock, Brain Dysfunct 1990; 3: 338-45 and 1991; 4: 323-4)

K. L. Reicheldt {Develop Brain Dys 1994; 7: 71-85, and others)

Z. Sun and R. Cade {Autism 1999; 3: pp. 85-96 and 1999; 3: 67-83)

Nhiều chuỗi pe-tít bị đào thải qua nước tiểu. Mặc dù vậy, do trẻ tự kỷ có hệ tiêu hóa kém, những lượng chất không được tiêu hóa có thể thâm nhập vào máu. Những nhà nghiên cứu mà chúng tôi đã đề cập trong chương một đã tìm thấy lượng protein và pe-tít bất thường trong nước tiểu của các bệnh nhân tự kỷ, nó thể hiện rằng những hợp chất đó khi được đưa tới não đã tạo hiện tượng nghiện (opioid) với khả năng mạnh gấp vài lần thuốc moóc-phin, và những pe-tít bất thường đó được đặt tên là pe-tít opioid.

Paul Shattock, PhD, của bộ phận nghiên cứu tự kỷ trong trường ĐH Hoàng gia về Y học, nói rằng những nghiên cứu của ông đã thể hiện có “các tương quan chặt chẽ giữa lượng opioid trong cơ thể trẻ tự kỷ với tỷ lệ tính khốc liệt của sự suy yếu.”(14) Những hợp chất gây nghiện tự nhiên giống moóc-phin đó dường như đầu độc trẻ em và gây rối loạn động cơ thúc đẩy, cảm xúc, nhận thức, phản ứng, và các phát triển bình thường của não bộ. TS. Shattock nói rằng các pe-tít nghiện opioid gây hưng phấn quá mức cho khớp thần kinh và ngăn cản quá trình truyền dẫn tín hiệu tới não.

Trong một số trẻ em, sự suy thoái của đường ruột dẫn đến tiêu hóa tương đối lượng gluten và casein có thể một phần do có mức enzyme thấp. Những sự sút kém như vậy có thể do di truyền đối với một số trẻ. Đối với trẻ em có hệ tiêu hóa yếu, có một cách điều trị là bổ sung thức ăn cho chúng bằng một số enzyme nhất định. Mặc dù vậy, một nghiên cứu gần đây đã tìm thấy rằng mặc dù những enzyme có giúp ích cho tiêu hóa, nhưng chúng chỉ có một nửa công dụng so với phương pháp loại bỏ gluten và casein ra khỏi thức ăn. Ngoài ra, TS. Shattock thông báo với chúng tôi rằng một nghiên cứu kéo dài 2 năm đã phát hiện nhiều trẻ em tự kỷ có nhiều tiến triển tốt khi áp dụng ăn kiêng GF/CF, nhưng có xu hướng thoái lui nếu chúng quay lại ăn các sản phẩm bột mì và sữa.

Với kinh nghiệm thực tế của riêng mình, tôi đã chứng kiến những cải thiện đáng kinh ngạc trong các bệnh nhân mà cha mẹ họ khuyến khích hay, thực lòng mà nói, bắt buộc họ sử dụng các chế độ ăn kiêng tốt. Thậm chí những đứa trẻ tự kỷ hai năm tuổi thường rất kén chọn ăn uống. Bất kể tuổi tác, nó thường rất khó khăn, nhất là trong giai đoạn bắt đầu một phương pháp điều trị mới, khi khuyến khích trẻ dừng không uống nước ngọt và món gà McNuggets (món gà chiên tẩm bột). Mặc dù vậy, những lợi ích tiềm tàng cũng đáng giá. Như tôi luôn nhắc lại, bây giờ tôi thành tâm khuyến cáo rằng các cha mẹ trẻ tự kỷ hãy loại bỏ hoàn toàn gluten và casein ra khỏi thức ăn của trẻ trong thời gian ít nhất 6 tháng. Trong chương năm, tôi sẽ giúp các bạn cách đạt được mục đích đó như thế nào.



14 DAN Fall, 2001 conference, Oct. 5-7, San Diego, CA

NHỮNG LƯU Ý VỀ MỐI QUAN HỆ THỦY NGÂN / VẮC-XIN

Nhiều tài liệu nghiên cứu mở rộng và sách đã được xuất đã bản mô tả về tác động của độc tố thủy ngân. TS. Sudhir Gupta trong hội nghị Fall 2001 DAN! đã phát biểu: "Gien lên đạn, môi trường bóp cò súng”. Ông giải thích rằng nhóm sulfhydryl có hiện diện trong tế bào ty lạp thể, rằng thủy ngân cô lập chúng, làm hủy hoại DNA, thay đổi tính thẩm thấu của màng tế bào, và ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển can-xi. Thủy ngân gây ra sự thay đổi chất miễn dịch Th1 và Th2, làm thay đổi cơ cấu truyền tín hiệu, và tạo ra các chất tự miễn dịch. Nhà nghiên cứu nổi tiếng này nhấn mạnh: “Thimerosal là ty lạp thể độc và tự kỷ là sự rối loạn của ty lạp thể”. Độc tố này gây rôi loạn tỉ lệ giữa tế bào chết và tế bào mới sinh. Trong nghiên cứu của mình, Gupta đưa ra đồ thị thể hiện sự gia tăng tế bào chết tỉ lệ thuận với số luợng thimerosal. Bằng chứng được tập trung vào việc thủy ngân trong vắc-xin dường như có thể đã kích thích tự kỷ cho cả một thế hệ trẻ em mà chúng, phụ thuộc vào tính nhạy cảm của từng cá nhân, có thể đã đầu hàng các hình thể bất ngờ của độc tố thủy ngân. Tôi sẽ phân tích rộng hơn vấn đề về cơ cấu chống lại độc tố bị suy yếu và thủy ngân trong chương Ba.

Lắp Các Mảnh Ghép Lại Với Nhau

Cái gì sinh ra trước, “con gà” hay “quả trứng”? Câu đố đó có thể giúp ích cho việc phân tích các tranh luận về vấn đề xác định tác nhân nào là chính đứng đằng sau các loại bệnh tự kỷ. Mỗi người đều có thể bắt đầu từ tuyên bố rằng khoảng trống bất thường giữa các thành tế bào đường ruột (có thể được tạo ra từ gien di truyền hoặc từ sự lệ thuộc bất lợi vào mầm bệnh) giúp cho pe-tít gây nghiện opioid và các chất độc khác dễ dàng thâm nhập vào máu. Do chúng lẻ loi nên hệ miễn dịch nhận diện những chất đó là kẻ ngoại lai và tạo ra các kháng nguyên chống lại chúng. Tôi quên không đề cập rằng hệ miễn dịch cũng có “trí nhớ”. Khi hệ miễn dịch phát hiện kẻ xâm lược trong hai, ba, hay nhiều giây sau, nó tập hợp có khi rất nhiều quân đội các chất kháng thể tấn công lại. Trong hệ thống đường ruột chúng ta, các chất kháng thể được tạo ra để chống lại các protein và pe-tít không bình thường nhắm vào thức ăn đã chứa chúng. Điều đó xem ra là một cách mà gây ra dị ứng và nhạy cảm thức ăn tăng nhanh.

Tất nhiên, những kháng thể đó gây viêm nhiễm, hệ thống đường ruột bị nhiễm khi những loại thức ăn không phù hợp được sử dụng. Chính vì vậy bệnh viêm kinh niên, có thể được bắt nguồn từ men hay các vi sinh vật xâm nhập, tồn tại và tự thay mới. Viêm nhiễm thường xuyên sẽ làm giảm lớp màng bảo vệ chống lại các loại kháng thể (globulin miễn dịch A hay IgA) mà chúng thường có mặt trong đường ruột khỏe mạnh. IgA được tạo ra từ tủy xương và mô bạch cầu, và bảo vệ chúng ta chống lại vi khuẩn và nhiễm vi-rút bằng cách tạo điều kiện cho bạch cầu hoạt động (thu hút và phá hủy các tế bào mầm bệnh bằng tế bào miễn dịch). IgA cũng ngăn chặn các hiệu ứng viêm của các tác nhân gây chết hoại do khối u, và nó là cơ cấu phòng ngự quan trọng ngăn chặn sự lan truyền của men và Clostridia. Các bệnh nhân bị bệnh đường ruột thường có mức IgA thấp. Trẻ bị mắc chứng bệnh đó sẽ có khả năng chống chọi vi-rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, và men nấm kém.

Mặc dù một số loại mầm bệnh đường ruột tiếp tục thâm nhập vào máu thông qua thẩm thấu đường ruột, chúng thường sẽ bị phản ứng miễn dịch tiêu diệt. Lúc này các phân đoạn vỏ tế bào có thể kích thích viêm và, ở một chừng mực nào đó, có thể được di chuyển tới tất cả mọi cơ quan của cơ thể kể cả gan, màng não, và não bộ. Với liều lượng đủ lớn, các hoạt chất độc này có thể làm suy yếu hay kể cả làm tê liệt khả năng giải độc của gan. Tôi tin rằng sự tích lũy của mầm bệnh đó có thể tạo các triệu chứng bao gồm tình trạng trí óc mù mờ, mất trí nhớ, và hoang mang. Và như các bạn thấy, chúng ta bắt đầu quá trình phân tích từ đâu cũng không thành vấn đề, nguyên nhân gây bệnh của trẻ tự kỷ là rất phức tạp và có mối liên quan trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng nhất là những quá trình diễn biến phức tạp khác nhau trên chỉ cho chúng ta thấy làm thế nào chúng ta có thể can thiệp vào quá trình điều trị trẻ an toàn và hiệu quả.

Số liệu xét nghiệm bệnh viện của các trẻ em bị nhiễm bệnh đường ruột, quá nhạy cảm với thức ăn, hay bị “rò rỉ ruột” thường có biểu hiện thiếu hụt nhiều loại vitamin và khoáng chất. Thực tế là, tôi và nhiều nhà vật lý trị liệu DAN! tin rằng nguyên nhân gây bệnh đường ruột chính là nguyên nhân làm cho trẻ tự kỷ có những tình trạng tiêu hóa dinh dưỡng không bình thường. Các xét nghiệm và nghiên cứu khác nhau đã dẫn chứng sự thiếu hụt nhiều các vitamin và khoáng chất quan trọng bao gồm can-xi, đồng, ma-nhê, và kẽm. Tương tự, các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trẻ em bị ADHD bị thiếu hụt vitamin B6 và B12 và một số a-xít béo. Tất cả những thiếu hụt này là biểu hiện vật lý về các vấn đề y học mà nó có thể điều trị được. Chúng ta sẽ bàn luận về vấn đề xét nghiệm để chẩn đoán những thiếu hụt trên trong chương bốn và các phương pháp điều trị thay thế dinh dưỡng trong chương sáu.

Giống như câu đố “con gà và quả trứng”, quan hệ nhân quả trong bệnh lý hay phát triển của ASD trong nhiều trường hợp cụ thể có thể còn đang là câu hỏi lớn. Nhưng, điều quan trọng là chúng ta đang tháo gỡ từng phần và hiểu được ngày càng nhiều hơn về các quá trình thay đổi phức tạp đó. Chúng ta không cần phải hiểu một cách hoàn hảo mới bắt đầu phương pháp điều trị hiệu quả. Kể từ khi các số liệu nghiên cứu và dữ liệu xét nghiệm bệnh viện đang có cùng phương hướng, bây giờ chúng ta đã có đủ bằng chứng để hướng tới thử nghiệm một số phương pháp điều trị có ý nghĩa.

Trong môi trường hiểu biết ngày càng tăng hiện tại, khái niệm



tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương