Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN THẬT THẤY NHƯ LÝ THỨ 5



tải về 1.4 Mb.
trang9/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30

PHẦN THẬT THẤY NHƯ LÝ THỨ 5


PHÂN GIẢI:

Như là chơn như. Mười pháp giới (Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, A Tu La, Người, Súc sanh, Ngạ quỉ, Địa ngục) không có một cõi nào là thật pháp cả; nếu có thật pháp đều là tướng hư vọng. Như lý thế nào? Chính là không thể nào dùng tướng hư vọng để thấy Như Lai, nên theo lý "vô tướng, đều tướng' mới thấy được Như Lai.

Thế nào gọi là vô tướng?

- Tất cả hình tướng thế gian đều là cảnh vọng, vốn không có thật, nên gọi là vô tướng.

Thế nào gọi là đều tướng?

- Pháp thập như (tướng như, tánh như, thể như, lực như, tác như, nhơn như, duyên như, quả như, báo như, bổn mạc cứu cánh như) trong pháp giới, ứng dụng vô phương, tự tại vô ngại, cho nên gọi là đều tướng.

Thật thấy là sao?

- Thấy tự tính Như Lai, đã ngộ được thể tánh không, thế nên, không thể dùng tướng thấy Như Lai.

Thật thấy như lý là sao?

- Không thể chấp tướng mà cũng không thể ly tướng. Bởi vì chấp tướng đều là hư vọng, còn ly tướng thì bị rơi vào đoạn diệt, cần phải không chấp, không ly, mặc dù có tướng mà tâm không trụ tướng, liền thấy các tướng mà phi tướng, không khéo thấy được Như Lai.

- Tu Bồ Đề! Ý Ông nghĩ sao? Có thể dùng thân tướng, thân tướng, đây là chỉ cho sắc thân. Thấy được Như Lai không? Không thể thấy, bạch Thế Tôn! Không thể dùng thân tướng, thấy được Như lai, vì cớ sao? Như Lai đã nói thân tướng, tức không phải thân tướng. Không phải thân tướng tức là Pháp thân vậy. Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề, phàm đã có tướng, đều là hư vọng, nếu thấy các tướng mà phi được tướng, tức là Như Lai. Như Lai là chơn Phật tánh của ta.

KHÁI LUẬN:

Phần chính yếu, phá vọng tưởng tức là phương pháp hàng phục vọng tâm, đã giải nói ở phần trước, ý nói Bồ Tát phải đúng cách phát tâm Bồ Đề, ngoài ra các thiện nam tín nữ cũng nên phát tâm như thế. Nhưng Đức Như Lai lại lo trong hàng đệ tử, thời gian giản nói, giống như đã giác ngộ, nhưng đối cảnh vẫn còn mê lầm nên mới hỏi gạn Ngài Tu Bồ Đề, dùng thân tướng có thể thấy được Phật Như Lai không? để xem Tu Bồ Đề có nhận lãnh được đạo lý hàng phục vọng tâm và lý tưởng không? Ngài Tu Bồ Đề nghe qua câu hỏi ấy lãnh hội được ý Phật, do đó, nên Ngài đáp rằng: Không thể dùng thân tướng (sắc thân) mà thấy được Như Lai. Bởi vì thân Phật đều không phải là sắc thân, ấy là Pháp thân, là chơn không vô tướng, làm sao dùng nhục nhãn mà nhìn thấy được hình thể của Như Lai? Chẳng những phàm phu không thể thấy, mà chính là hàng Nhị Thừa (Thinh Văn, Duyên Giác) và Bồ Tát cũng khó mà thấy được. Trong Thiền Tôn thường nói: "Trúc xanh, sen trắng đều là pháp thân; cúng vàng, phượng đỏ đều là Bát Nhã". Ấy chính là nói pháp thân giáp khắp cõi hư không, cỏ cây, hoa là đều là ở trong biển tánh Như Lai. Mượng trúc xanh để hiển lộ thể pháp thân, mà trúc xanh cũng chính là pháp thân. Đem cúc vàng để biểu hiện diệu dụng Bát Nhã, nhưng cúc vàng cũng đâu có gì khác với Bát Nhã! Đức Như Lai qua câu trả lời, Ngài biết Tu Bồ Đề đã ngộ được đạo lý hàng phục vọng tâm và lý tướng; vì thế, nên Đức Phật lại bảo Ngài Tu Bồ Đề rằng chẳng những tướng Phật như thế, mà là tất cả tướng đã có trong thế gian, đều là giả hợp chuyển biến. Nếu thấy có các tướng, như hay biết để phá bản tướng "Phi ngã chơn thật" quyết không có lỗi "chấp tướng mê chơn". Tự mình hay hồi quang phản chiếu, liền thấy trong sắc thân, có Như Lai tự tánh pháp thân, tùy mỗi chỗ mà hiển hiện. Trong tập san Định Ký chép: "chấp tướng mê chơn, đối diện, nhưng xa nghìn dặm; tâm như hư không đối với vật thể, trời đất một nhà". Nên biết rằng Như Lai không phải tìm cầu biên ngoài mà được. Lại nữa, phân tách, dùng hai chữ "chư tướng", vì là hình tướng một có, một không, chẳng phải có, chẳng phải không v.v…có thể tính đến số trăm, tức là chỉ tướng đa số mà nói…

GIẢNG NGHĨA:

Đức Phật bảo Ông Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ như thế nào? Người tu hành có thể thấy được hình thể Như Lai không?

Tu Bồ Đề bạch rằng:

- Thưa Thế Tôn! Không thể thấy được hình thể của Như Lai. Ấy là tại duyên cớ gì?

Bởi vì Từ Phụ đã nói, thân tướng tức không phải là thân tướng, mà là pháp tướng, vì thế mà không thể thấy.

Đức Phật lại bảo Tu Bồ Đề:

- Chẳng những thế, phàm những vật gì có hình tướng trong thế gian này đều là hư vọng không thật; nếu hiểu biết phá được các chấp, hiểu đạo lý các tướng đểu là hư vọng, thì chắc chắn thấy được pháp tướng Như Lai.

Thơ 5:

Phật hỏi Thiện Hiện căn nguyên,



Ý Ông suy nghĩ, tinh chuyên thế nào?

Dùng thân tưởng để ra vào,

Như Lai hiện tướng có chào được không?

Bạch Thế Tôn, thật khó mong!

Vì Phật đã nói, tức không thân hình,

Phàm đã có tướng hành trình,

Ấy là không phải thân hình Như Lai!
---o0o---

PHẦN CHÁNH TÍN HY HỮU THỨ 6


PHÂN GIẢI:

Phần trước đã nói không thể dùng thân tường để thấy Như Lai, lý nầy rất sâu! Đức Phật sợ chúng sinh nghi ngờ Phật là hư vô, do đó đem Bát Nhã thậm thâm "không trụ tướng" để giải bày cho rõ, khiến chúng sanh đoạn lòng nghi, sanh chánh tinh vậy. Đây sợ nghi từ đoạn văn trước có hai đoạn nói "không trụ tướng bố thí" và "không thể dùng thân tướng mà thấy Như Lai". Bởi vì phàm phu bố thí, đều là trụ tướng bố thí. Phàm phu quán Phật đều là trụ tướng quán Phật; phàm phu khó mà hiểu biết bố thí không trụ tướng, công đức của nó rất là vĩ đại. Quán Phật không trụ tướng, trí tuệ rất là sâu sắc. Do đó, Phật dạy người dùng nhơn vô tướng, để khế hợp với quả vô tướng, nhơn sâu quả sâu. Nghĩa này khó tin khó hiểu, nên gọi là chánh tín hy hữu.

Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: thưa Thế Tôn! Vả lại có chúng sinh, được nghe lời nói, câu văn như thế, có sinh lòng tin thật không? Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề: Chớ nói như vậy, sau 500 năm, Như Lai diệt độ, có người nào trì giới tu phước, trí giới, giữ gìn giới luật. Trì giới có ba cách:

1) Nhiếp luật nghi giới, phàm đi, ở, ngồi, nằm, ra vào, qua lại, nghiêm trì thân tâm, gọi là luật nghi giới.

2) Nhiếp thiện giới, phàm việc thiện, chính phải làm, gọi đó là nhiếp thiện pháp giới.

3) Nhiêu ích hữu tình giới, phát tâm tu hành muốn dứt khổ của chúng sinh, ban vui đến chúng sinh, phải ra làm các việc lợi ích cho tất cả chúng sinh, gọi là nhiêu hữu ích tình giới.

Đối với những câu văn này, hay sinh lòng chánh tín, cho là sự thật, phải biết người ấy, không phải cùng một Đức Phật, hai Đức Phật, ba, bốn, năm Đức Phật trồng căn lành, mà là đã cùng với vô lượng nghìn muôn Đức Phật trong các căn lành, nghe đến câu văn ấy, cho đến một niệm, sinh lòng tinh tín. Tu Bồ Đề! Như Lai đều biết đều thấy, các chúng sinh ấy, đặng phước đức vô lượng như thế. Phước đức, người tin kinh này, gọi là được phước đức. Người hưởng phước báo trong thế gian, gọi là phước báo. Vì sao? Vì các chúng sinh ấy, không có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng. Phi pháp tức là không pháp, giống như ngoan không. Vì sao? Vì các chúng sinh ấy, không có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, vô pháp tướng cũng vô phi (đều) pháp tướng. Phi pháp tức là không pháp, giống như ngoan không. Vì sao? Vì các chúng sanh ấy, nếu tâm chấp tướng, tức là đắm trước ngã, nhơn, chúng sinh, thọ giả. Ngã, nhơn, chúng sinh, thọ giả, trong trời đất các tình trạng đã có của chúng sinh, đều không ngoài bốn tướng này. Trừ ngoài bốn tướng này, lại còn có pháp tướng, phi pháp tướng và đoạn diệt tướng, các tướng số này đều là tướng của tâm. Lại nữa, cũng như thân tướng, 32 tướng, nhất hiệp tướng, ấy là hình tướng vậy. Nhưng hình tướng cũng tùy tâm lưu xuất, tâm vô tướng làm sao có hình. Chỉ sanh tướng chân thật, chính là cảnh giác ngộ. Nếu chấp pháp tướng, tức là chấp ngã, nhơn, chúng sinh, thọ giả. Vì sao? Vì nếu chấp tướng phi pháp, tức là còn chấp ngã, nhơn, chúng sinh, thọ giả, vì thế không nên chấp pháp mà cũng chẳng nên chấp phi pháp. Do nghĩa này nên đức Như Lai thường nói: Tỳ kheo các ông , phải biết tôi nói pháp, thí dụ như chiếc bè quí báu, chánh pháp còn phải xả bỏ, huống là phi pháp.

KHÁI LUẬN:

Phân giải về căn bản, nhân vì Ngài Tu Bồ Đề nghe Phật Như Lai nói: "Nều thấy các tướng là phi tướng, tức là thấy được Như Lai". Câu nói này là để dành cho Bồ Tát (tức là những chúng sinh đầy đủ tánh giác) những hạng đã tín thọ phụng hành. Nhưng rất lo sợ cho các chúng phàm phu ở đời mạt pháp, nghe lý nhiệm mầu trên khó sinh lòng chánh tín. Tại sao? Bởi vì Phật Như Lai ở trong phần thứ 4 đã nói Bồ Tát không trụ tướng bố thí, ở trong phần thứ 5, Phật nói không có sắc tướng. Do đó, nên không thể nào tránh khỏi cho người đời sau nghi ngờ Phật cùng Pháp, cả hai đều là vô tướng. Nếu không có Phật, không có Pháp, thì nhơn cùng pháp đều dứt, như thế là không có nhơ quả, có tin được không? Thế nên Ngài Tu Bồ Đề sợ e chúng sinh trong đòi mạt pháp, nghe nói đến giáo lý vô tướng chân không này, khó sanh lòng tín niệm, mà Ngài phải đương cơ, phát lên câu hỏi ấy. Tiếp theo đó Phật Như Lai bảo Ngài Tu Bồ Đề rằng, lý nhiệm mầu là như thế, những người sinh tín niệm, không phải là hạng tầm thường. Phải dứt trừ các điều ác (trì giới) vâng làm những việc lành, mới hay sinh tín niệm. Vì sao vậy? Vì tâm niệm của mỗi người, trong mỗi tích tắc có 4 tướng sanh, trụ, dị, và diệt. Mỗi niệm, mỗi niệm không dừng trụ. Trong một khảy móng tay có 90 sát na, trong mỗi sát na có 900 sinh diệt, rất tế nhị mới nhận ra điểm này. Chúng sinh bỏ giác tánh chạy theo trần cảnh, hễ suy nghĩ là hiện ra tướng trần lao, đã bị mê căn, trần, thức 18 ranh giới, đắm trước vui theo ngũ dục (tài,sắc, danh, thực, thùy); lại bị năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) ngăn chi, ai muốn một niệm được sinh lòng tịnh tín, thật là khó khăn! Nay nghe chương cú của Kinh này, người nào sanh được lòng tin thanh tịnh, người đó chính là hạng người lành có đại căn cơ, hay tín nhiệm đạo lý kia. Bời vì hạt giống lành ấy đã gieo trồng trong 8 thức tâm điền từ lâu, không luận thời gian nào, hạt giống ấy dễ dàng phát hiện.

Trái lại, những ai tạo tội ác tầy trời, không bao giờ nghĩ đến hai chữ sám hối, thì làm sao có được chữ Tín trong pháp mầu vô lượng. Tín là bà mẹ sinh ra các công đức lành, các Đức Phật Bồ Tát từ khi mới phát tâm đến lục thành đạo đều nhờ chánh tín mà được kết quả. Chúng sinh đều có tín căn ấy, ai mà phát hiện được nó thì tương lai sẽ có kết quả lành. Thế nên một niệm tín tâm phát khởi, công đức kia không thể nghĩ lường. Do đó, Phật Như Lai chỉ thẳng chổ thấy, biết của chúng sinh. Mặc dù nói chúng sinh có vô lượng, nhưng đều ở trong biển tánh Như Lai, chúng sanh nhứt cử, nhứt động, Như Lai đều thấy đều biết.

Lại nữa, bảo chúng sanh một niệm sanh tâm tịnh tịn, thị bị chấp bốn tướng (ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng), pháp tướng (chấp nơi ngôn thuyết, chương cú Kinh này) và phi pháp tướng (bị sa vào trầm không vô kiến), tức là không thể trở về chơn tâm được. Nhơn vì chấp tướng sở hữu, thì bị trống không trong bản giác, chúng sanh nếu có tâm "chấp tướng" tức là bị vướng trong 4 tướng: nếu để tâm "chấp pháp tướng", cũng là bị chìm trong 4 tướng. Nếu chấp "phi pháp tướng" cũng là bị chìm trong 4 tướng. Nếu chấp "Phi pháp tướng" lại bị thiên về ngoan không, sa vào đọan kiến. Thế nên, Đức Phật dạy: "Muốn ngộ đạo lý chơn không vô tướng thì không nên chấp pháp mà cũng không nên chấp phi pháp; cả hai đều không nên chấp trước, còn chấp là bị trệ ngại nơi pháp. Trong bản tánh vốn không có pháp, còn chấp phi pháp thì hoàn toàn trệ ngại nơi ngoan không. Trên thật tế, chúng ta không thể chẳng nhờ pháp mà ngộ được bản tánh diệu minh. Do đó mà dùng thuyền bè để thí dụ. Muốn qua khỏi không mê, phải bỏ thuyền bè mới lên được bờ giác. Ý chính nói đã chứng ngộ được bản tánh thì không có chi gọi là pháp; nếu chưa ngộ bản tánh, trở lại chấp là phi pháp (chơn không vô tướng) thế là không thể qua được con đường sinh tử luân hồi. Trong Thiền Tôn thường ghi: "Ông chưa có thiền trượng, tôi sẽ cho ông thiền trượng; nếu ông đã được thiền trượng, thì tôi phải thu thiện trượng của ông". Lời dạy người đời xả pháp mà cũng dẹp luôn pháp chấp vậy.

Ngài Phó Đại Sĩ đã nói:

"Qua sông thì phái nhờ bè,

Đến bờ mà lại dùng ghe làm gì?"

Đây, chính là ý muốn nói nương nhờ pháp bên ngoài để ngộ được chân tánh bên trong.

GIẢNG NGHĨA:

Ngài Tu Bồ Đề hướng đến Phật Như Lai: Bạch Thế Tôn! Từ Phụ của con đã nói không trụ tướng bố thí: lại nói thêm rằng nếu thấy các tướng mà phi tướng tức là thấy được Như Lai. Ấy là diệu lý chơn không bô tướng. Những người nào có căn cơ đại thừa, tự họ tín thọ phụng hành, nhưng đại đa số chúng sinh, nghe thấy lời pháp ấy, không họ có sinh lòng thật tín không?

Phật Như Lai bảo Ngài Tu Bồ Đề:

- Ông không nên nói như thế, pháp mà ta đã nói, tuy là thâm diệu thật, há không có người toan tín sao? Không những hiện tiền có người tin, cho đến tương lai vẫn có người tinh. Chính sau khi ta diện độ 500 năm, có những người giữ gìn giới luật, rộng tu phúc điền, hay tin một chương, một câu trong Kinh này, tự họ tin cho là sự thật. Như thế biết chắc rằng những vị ấy căn lành sâu dầy, không những họ trồng căn lành trong 1, 2, 3, 4, 5, Đức Phật, mà là họ đã gieo căn lành trong vô lượng Đức Phật. Người mà có căn lành ấy, chỉ nghe một câu Kinh, một bài kệ trong Kinh này, cũng được tâm thần thanh tịnh không loạn động, lòng tin chắc chắn không nghi ngờ gì cả. Tu Bồ Đề! Như Lai dùng Phật tuệ cùng Phật nhãn thấu suốt các chúng sanh. Có lòng tịnh tín, khai thông Phật tánh, rõ biết phước đức của chúng sinh trong mười phưong hư không. Làm sao mà biết được? Chính vì các chúng sanh ấy căn lành đã thuần thục, đã ngộ được đạo lý chơn không vô tướng, đã xa lìa được bốn tướng: ngã, nhơ, chúng sanh và thọ giả; cũng không chấp pháp tướng (chấp trước chương cú Kinh này, thật tin ngôn thuyết kia, rơi vào thấy có thật pháp tướng); mà cũng chẵng chấp phi pháp tướng (chấp trươc nơi trậm không trệ tịch, sa vào vô kiến, ấy là phi pháp tướng). Vì các duyên cớ ấy, nên chúng sanh, nếu tâm còn chấp trước, tức là còn 4 tướng ngã, nhơn, chúng sinh và thọ giả, nếu ai chấp trước chương cú Kinh này, cũng bị rơi vào 4 tướng.

- Nêú tâm chấp thiên-không, thì bị cố chấp người chết thân tâm đều đoạn diệt, về nơi đoạn kiến lầm lẫn một cái không không, thì đâu có hơn gì kẻ chấp 4 tướng. Vì thế cho nên phải buông bỏ cả hai; Không nên chấp có mà cũng chẳng nên chấp không, mới có thể ngộ nhập tánh chơn không, tự nhiên xa lìa các pháp. Nhơn lý nhiệm mầu này, mà Phật Như Lai giảng nói Kinh Kim Cang cũng là việc "bất đắc dĩ". Nhờ pháp yếu Kim Cang này, nên các ông mới lìa tướng thấy tánh, vượt lên bờ giải thoát, đưa các ông qua khỏi biển khổ sanh tử. Giả như các ông thấy được bản tánh của chính mình, chứng biết thời gian an vui của Niết Bàn, pháp đó cũng nên xả bỏ, xem đó như là vô dụng. Cũng như thì dụ sau đây, kẻ bện trúc là bè để đưa người qua sông, khi đến bờ rồi, bè kia vô dụng. Giống như chánh pháp của Phật còn phải phóng hạ, huống chi là văn tự thế gian không phải là Phật pháp, sao lại cố chấp không xả ư?

Thơ 6:

Tu Bồ Đề! Hỏi đúng sai,



Câu văn, lời nói có ai tín thành?

Phật dạy chi tiết đành rành,

Năm trăm năm nữa, thật hành vẫn linh.

Những ai trì giới tụng Kinh,

Căn lành kiếp trước, hiện hình giúp cho,

Trải bao Đức Phật đã lo,

Đời nay tinh tiến, nguyên do xả trừ.

Nếu cò bốn tướng khư khư,

Làm sao giải thoát chơn như xuất triền,

Giống như qua biển dùng thuyền,

Đến giờ cập bến, ta liền bước lên
---o0o---


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương