Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN THIỆN HIỆN KHẢI THỈNH THỨ 2



tải về 1.4 Mb.
trang6/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

PHẦN THIỆN HIỆN KHẢI THỈNH THỨ 2


PHÂN GIẢI: Thiện Hiện chính là tên của Ngài Tu Bồ Đề (Subhuti). Ngài này biết Đức Phật Thế Tôn muốn nói đại pháp Kim Cang Bát Nhã, do đó, nên ứng cơ mà khải thỉnh. Như Lai mỗi lần thuyết pháp, muốn hòa đồng với hàng đệ tử các giới, v…v…mượn những lời vấn đáp để chỉ rõ chân lý. KIM KIM CANG vốn là không tôn, vì Ngài Tu Bồ Đề khéo giải không số một, nên đúng với căn cơ mà khai thỉnh. Thiện Hiện là Ngài Tu Bồ Đề, Trung Hoa còn dịch là Thiện Kiết, cũng gọi là Không Sanh. Ngài sinh trong gia đình có tiền của, nhưng khi sanh Ngài ra, thì vật phẫm trong kho tàng đều trống không. Do đó, nên gọi Ngài là Không Sanh. Cha me Ngài thỉnh thoảng mời các vị tiên tri, đoán biết các chủ kiết, do đó nên gọi là Thiện Kiết. Thời gian lâu xa, vật phẩm trong kho tàng hết, rồi bỗng nhiên lại xuất hiện đầy đủ, nên cũng gọi là Thiện Hiện.

Lúc bấy giờ, Ngài Trưởng Lão đức lớn gọi là Trưởng, tuổi giả gọi là lão. Tu Bồ Đề, ở trong đại chúng liền từ chỗ ngồi đứng dậy, mích trần vai bên hữu, gối bên hữu quỳ sát đất, chấp tay cung kính, rồi bạch Phật rằng: "Rất là ít có", ít có chính là lời chân thật, khen ngợi Đức Phật. Điểm này có đủ 4 ý nghĩa:

Một là thời gian ít có, khó tìm ra để cho Đức phật thuyểt pháp.

Hai là nơi chồn ít có, khó được đạo tràng trang nghiêm như thế này.

Ba là đức độ ít có, chẳng những Đức Phật có oai đức rất lớn mà còn trong hàng thính chúng toàn là những vị đạo đức trọng.

Bốn là sự việc ít có, sự việc đây là chỉ cho đại sự nhân duyên, công việc thuyết pháp độ sanh vậy.

Bạch Đức Thế Tôn, Như Lai khéo léo hộ niệm các vị Bồ Tát, chuyên tu trí tuệ gọi là Bồ, ròng thật hành phước nghiệp gọi là Tát. Phước huệ song tu gọi là Bồ Tát, lại còn có nghĩa tự lợi, lợi tha, giác ngộ cho chúng hữu tình cũng gọi là Bồ Tát. Khéo léo dặn dò các vị Bồ Tát. Bạch Thế Tôn! Các thiện nam cùng thiện nữ, phát tâm Vô Thượng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, nguyên chữ phạn là Anuttara-sam-yak-sambodhi; a là vô, muttara là thượng, samyak là Chánh Đẳng, sambodhi là chánh giác. Nói một cách dễ hiểu là chơn tánh của ta vậy. Chơn tánh ấy bao trùm cả thái hư, không có vật gì cao hơn, nên gọi là vô thượng. Nhưng trên, từ các vật gì cao hơn, nên gọi là vô thượng. Nhưng trên, từ các Đức Phật, dưới đến các loài hàm linh, tánh này là thật tánh bình đẳng, nên nói là Chánh đẳng; lại nữa tính giác của nó, tròn sáng chiếu soi, không thiên không kém nên gọi là Chánh Giác.

Thế nào nên an trụ, thế nào để hàng phục tâm ấy? Đức Phật nói: Lành thay! Quý hóa thay! Này Tu Bồ Đề! Như lời ông đã nói, Như Lai khéo hộ niệm các Bồ Tát, ông nay phải lắng nghe, lắng nghe nghĩa là đem hết tâm trí để mà nghe, đem tự tánh thanh tịnh mà nghe. Tôi sẽ vì ông mà nói. Các thiện nam cùng thiện nữ phát tâm vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, phải trụ như vầy, hàng phục tâm kia như thế này.

Dạ, vâng! Dạ là tiếng lãnh giáo, vâng là thọ lời tuân lịnh, đã dạ mà lại vâng, đó là biểu thị ý tuân hành lên Đức Thế Tôn, Bạch Thế Tôn! Xin ưa muốn nghe.

KHÁI LUẬN:

Từ đây vào trong phần chánh tôn, nói Trưởng Lão Tu Bồ Đề thỉnh vấn Đức Như Lai hai sự kiện:

Một là làm thế nào khiến tâm bồ đề thường trụ không thối chuyển?

Hai là phải làm thế nào để hàng phục vọng niệm, vọng tâm? (Tâm Bồ Đề chính là bản giác tròn sáng). Xét Ngài Tu Bồ Đề sở dĩ hỏi hai câu hỏi trên là vì Đức Phật Như Lai tỏ bày quang cảnh rất tẩm thường là mặc y, ăn cơm, rửa chân, trải tọa cụ ngồi, cũng ngộ đặng diệu dụng vô trụ của chân tâm, không có chỗ nào mà chẳng đủ bản thể thật tướng Bát Nhã. Do đó, mà Ngài cảm kính từ trong thâm tâm, khen ngợi thốt ra một lời "Ít có Thế Tôn" cũng chính phải đợi co duyên thuần thục, mới xin hỏi hai sự kiện trên.

Lâu nay Đức Phật cùng các đệ tử gặp nhau gần 30 năm, các đệ tử một bề không hề biết tâm Phật, chỉ nói với mọi người rằng: Phàm những gì Đức Phật đã nói phần nhiều nghi ngờ mà không tin.

Hôm nay mới được Ngài Tu Bồ Đề khám phá, do đó Ngài Tu Bồ Đề không phải vì cảm động trong tâm mà phát ra câu "ít có, bạch Đức Thế Tôn", cũng không phải Ngài khen ngợi ngoài mặt, mà chính là khen ngợi của sự liễu ngộ trong thâm tâm của Ngài. Toàn cả bộ Kinh, cũng để nói lên ý nghĩa câu ấy.

GIẢNG NGHĨA:

Đức Phật Như Lai lúc an toạn xong, trong hàng đệ tử, Ngài Tu Bồ Đề đạo đức và niên lạp rất cao, ở trong đại chúng, từ trên chỗ ngồi của chính Ngài, cung kính đứng dậy, bày vai bên hữu (để tiêu biểu không dám bội sư) đầu gối bên mặt quỳ sát đất (để tiêu biểu không dám tà đạo), hai tay đồng chấp lại (để tiêu biểu sự bề nương), đối diện Đức Phật Như Lai, thành kính hành lễ (để tiêu biểu sự nghiêm túc) hướng về Như Lai, thốt ra một lời khen ngợi: "Rất ít có, Đức Thế Tôn". Đấng Từ Phụ của chúng ta đối với hàng đệ tử chưa thành đạo, Ngài đem hết thiện tâm để hộ cho họ; đối với hàng đệ tử đã thành đạo, Ngài tế nhị dặn dò họ những gì cao thượng. Bạch Thế Tôn! lại có các thiện nam, tín nữ, khi phát tâm bồ đề, phải làm thế nào để cho tâm bồ đề ấy, thường trụ không thối chuyển. Thời gian họ phát khởi vọng niệm, phải làm thế nào để hàng phục vọng niệm cho họ?

Đức Phật đáp rằng hai câu hỏi của ông rất là phù hợp với ý tôi. Nguyên nhân Đức Phật ra đời, bản ý muống chỉ thẳng tâm này, nhưng vì chưa có cơ hội, từ lúc thành đạo cho đến ngày nay thường giữ bổn hoài ấy. Nay trên pháp hội Kỳ Viên, được Ngài Tu Bồ Đề đặt ra các câu hỏi này, thật là đúng lúc. Thế nên Đức Phật khen ngợi người đặt câu hỏi.

Chính Đức Phật đã nói với Ngài Tu Bồ Đề rằng theo lời ông đã nói hiện nay Như Lai khéo suy nghĩ đến hàng đệ tử chưa thành đạo, pháp ra lời chưa hề nói, thế là ông đã rõ đạo lý ấy, mới có thể cùng ông giảng nói. Do đó nên tôi ân cần nhắc ông, nên hết lòng nghe kỹ, tôi sẽ giải bày.

Ngoài ra còn có thiện nam, tín nữ nào đã phát tâm Bồ Đề, chính là tự nhiên đã hiển lộ bản tính chân thật Như Lai, phải giữ bản tính thường trú ấy và lúc nào cũng phải hàng phục tất cả vọng niệm (có chỗ nói hễ đạo tâm tiến, thì nhân tâm thối; mặt trời chiếu sáng thì bóng tối tự nó tiêu tan). Đức Như Lai vừa nói xong, thì Ngài Tu Bồ Đề liền tỏ ngộ ý tứ ấy, cho nên thưa: Dạ, vâng! . Chính là đáp ứng với ý tứ chính của Phật và thay lời cả đại chúng nói: Xin ưa muốn nghe.

Thơ 2

Thiện Hiện khải thỉnh lý sâu,



Giử đúng nghi lễ, quỳ hầu một bên,

Bạch rằng: ít có, bế trên!

Hộ niệm, phú chúc vững bền dạy khuyên.

Bồ Tát lưỡng phái cần chuyên,

Thế nào an trụ để yên tu hành?

Làm sao hàng phục tam bành?

Làm sao giữ vững lòng thành Kim Cương?

Hồi đáp: Phật rải tình thương!

Lý mầu dạy bảo, mỗi phương ghi lòng,

Thiện Hiện đảnh lễ phục tòng,

Chúng con tuân giữ, đề phòng đường tu.
---o0o---


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương