Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN Y PHÁP XUẤT SANH, THỨ 8



tải về 1.4 Mb.
trang11/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30

PHẦN Y PHÁP XUẤT SANH, THỨ 8


PHÂN GIẢI:

Tất cả pháp hữu vi trong thế gian, đều từ vọng tâm sinh khởi, nên nói tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm là tâm thể, pháp là tâm tướng, tâm tưóng có sinh diệt, nhưng bản thể của tâm thì không sinh diệt. Bản thể của tâm nó trạm nhiên thường trú không dời đổi. Nếu dùng chân tâm thường trú, bỗng có vọng kiến thì trái mất bản thể, rồi chuyển thành nghiệp thức. Từ vọng khởi vọng, tinh minh ngoại cảnh, chạy theo sắc theo tiếng, tạo nghiệp chịu các điều khổ lụy. Mê lầm của chúng sanh, trước chấp pháp ngã, sau chấp nhơn ngã, bị hai chấp này, bỗng nhiên cáo tri dùng nhơn vô tướng, để mà hợp với quả vô tướng. Lý Bát Nhã thậm thâm này. Bồ Tát chưa phá pháp "ngã chấp" khó mà rõ được lý này, huống chi là phàm phu chưa phá "nhơn ngã cháp ư?" Chúng sinh từ vô thỉ kiếp trở lại, tấp khí quá sâu dày, mỗi chỗ mỗi nơi đều bị nghiệp lực làm chủ. Nghiệp trước chưa trừ, lại tạo nghiệp sau, càng tạo càng sâu, dù có căn bản trí, nếu không nhờ sức Bát Nhã, không thể nào ra khỏi chướng tế phiền não ấy? Phật Như Lai khổ khẩu bà tâm, thuyết một bộ Kim Cương Bát Nhã này, thật có diệu dụng không thể nghĩ bàn. Các thứ phá chướng, nếu nói cạn thì để giáo hóa chúng sinh, còn nói sâu là để khai ngộ cho hàng Bồ Tát. Chúng Sinh ở đời vị lai, như ai hay y theo lời dạy tu hành, thọ trì Kinh này, liện hay vượt ra con đường sinh tử luân hồi. Vì Bát Nhã là pháp môn vô thượng, nên các Đức Phật thành bực Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đều nhờ sức Bát Nhã, cho nên nói rằng "y pháp xuất sanh".

- Tu Bồ Đề! Ý Ông nghĩ như thế nào? Nếu có người đem bảy thứ quí báu, đầy cả ba ngàn đại thiên thế giới. Đại thiên là thế nào? Dưới khắp cả bầu trời, gọi là tiểu thế giới. Một ngàn tiểu thế giới, gọi đó là tiểu thiên. Một ngàn trung thiên thế giới, gọi đó là đại thiên. Thế giới là phương vị giới hạn của thế gian. Bảy món báu là vàng, bạc, ngọc lưu ly, ngọc pha lê, ngọc mã não, ngọc sanh hô, ngọc chân châu vậy, đem ra bố thí, người ấy có đặng nhiều phước đức không? Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật rằng"

- Bạch Đức Thế Tôn! Rất nhiều. Vì sao? Vì phước đức ấy, tức không phải là tánh phước đức. Thế nên Như Lai nói nhiều phước đức.

Đức Phật nói:

- Tu Bồ Đề! nếu lại có người ở trong Kinh này thọ trì sức chánh tín gọi là thọ, thọ rồi không bao giớ quên. Sức chánh niệm gọi là trì, trì lâu mà không nhàm chán. Thọ trì là vâng giữ giáo pháp không bao giờ trái, ý tứ kết niệm không biếng nhác. Cho đến một bài kệ bốn câu v.v…bài kệ bốn câu trong phần thứ 26: "Nếu dùng sắc thấy ta, đem tiếng giọng cầu ta, người ấy hành tà đạo, không thể thấy Như Lai". Và 4 câu nữa ở trong phần thứ 32; "Tất cả pháp hữu vi, như mộng huyễn, bào, ảnh, như sương cũng như chớp, nên quán như thế đó". Vì người khác giảng nói, phước đức này hơn phước đức bố thí trước, vì sao? Tu Bồ Đề! Bởi vì tất cả chư Phật và các Ngài chứng được bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đều nhờ Kinh này mà được. Tu Bồ Đề! Nếu nói là Phật Pháp, tức chưa phải là Phật pháp. Trước đã nói pháp vô vi, sau dùng ý nói không có pháp gì có thể thuyết, ấy là một mối phù hợp, chẳng phải Phật, chẳng phải pháp, ấy là bố thí không trụ tướng vậy.

KHÁI LUẬN:

Phần căn bản, chỉ rõ chánh tôn trong Kinh Văn, đó là pháp Bồ Đề của chư Phật, đều từ trong ấy mà lưu xuất. Lại nữa, pháp chấp Phật pháp, không phải Phật pháp, ấy mới gọi là Phật pháp, để chỉ rõ tâm người, tự có chơn Phật. Nhưng phương pháp chỉ ra, lại từ trong sự so lường hình tướng về phước đức hữu vi, nói ra một cách cẩn thận. Vì sợ người đời nghi trước nói pháp vô thượng bồ đề (pháp vô vi) đã không thể dùng sắc tướng để mà chứng, lại không thể đem khẩu thiệt mà nói, giống như pháp ấy không thể nói. Phật không thể thành, chúng ta, người tu hành, bó tay đành ngồi trong hầm vô vi, thế có gì đem lợi lạc không?

Do đó, nên đức Như Lai từ trong tình người, nói ra tiểu quả, trước đem bố thí hữu tướng (nếu ai dùng 7 thứ ngọc báu, bố thí khắp cả ba nghìn đại thiên thế giới), để so sánh phước đức. Sau Như Lai lại nói phước đức hữu tướng kia, không bằng người dùng phước đức vô tướng, bằng cách thọ trì một bài kệ bốn câu; bởi vì bố thí hữu tướng, đều là việc thiện hữu vi, tức là hưởng hết phước báo, phải bị đọa lạc trong biển trầm luân. Nếu ai thật hành pháp Bát Nhã, hoặc hiểu rõ bài kệ bốn câu nói ra, hoặc vì người khác giải nói nghĩa sâu Bát Nhã, phước báu ấy, không có khi nào cùng tận. Thế nên, chư Tổ thường dạy dùng của bố thí, không bằng đem pháp bố thí. Tài thí có hết, pháp thí không cùng tận. Vì cớ ấy, nên tất cả chư Phật đều từ trong Bát Nhã (Diệu Trí Tuệ) sanh ra. Cũng do lý ấy mà có một câu "Phật pháp tức không phải Phật pháp". để đã phá "Bát Nhã là mẹ sinh ra chư Phật, Cổ Đức thường nói: "Mẫu nhơn tử quý", là ý này vậy. Bát Nhã hay sinh ra Phật pháp, nhưng Bát Nhã không phải là Phật Pháp. Vì vậy nói Phật pháp tức không phải là Phật pháp. Đức Lão Tử nói: "Đại đạo không tên, gắng gượng gọi là đào". Chúng ta nên hiểu rằng, vốn không có Phật pháp, chẳng qua gắng gượng, tạm gọi đó là Phật pháp mà thôi! Lai đem so sánh phước đức hữu tướng cùng phước đức vô tướng, trước sau có 9 lần vấn đáp. Trong phần này, mới là vấn đáp lần thứ nhứt.

GIẢNG NGHĨA:

Đức Phật nói: "Tu Bồ Đế ý ông thế nào? Nếu có ai dùng vàng bạc v.v…bảy thứ quý báu, đầy cả đại thiên thế giới đem ra bố thí, những người ấy có đặng nhiều phước đức không?

Tu Bồ Đề đáp: "Bạch Thế Tôn! Tự nhiên có rất nhiều, Vì duyên có gì? Chính vì phước đức ấy, nhờ bố thí hữu tướng, ở trong bản tánh chúng ta phước đức cùng trí tuệ, hoàn toàn không quan hệ, rốt ráo là không có tánh phước đức. Từ phụ ta thường nói kết quả của sự bố thí hữu tướng cùng vô tướng. Phật Như Lai còn nói: "Nếu có người nào, đối với Kinh Kim Cang Bát Nhã này, tùy tiện thọ trì, hoặc một quyển hay nửa quyển, hoặc một chương hay nửa chương, cho đến tối thiểu dùng bài kệ bốn câu (trong phần thứ 26 và 32 đều có kệ mỗi kệ 4 câu); hoặc vì người diễn nói ý tứ của Kinh, thì đươc phước đức nhiều vô lượng; so sánh với sự bố thí của báu đầy cả đại thiên thế giới, bố thí của báu phước đức ít hơn! Đức Phật lại dạy"

- Tu Bồ Đề! Vì duyên cớ ấy, nên tất cả chư Phật và pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Phật đã thành tựu, đều từ Kinh này lưu xuất. Nên nói Bát Nhã là mẹ của chưu Phật.

Đức Như Lai còn dạy:

- Tu Bồ Đề! thế nhưng Bát Nhã ấy đều không phải là Phật pháp.

Ý nói xưa nay không có danh tự Phật pháp, chẳng qua là tạm mượn danh tự Phật pháp để khai ngộ cho chúng sinh, dùng một danh tự để kêu gọi mà thôi! Cho nên nói rằng ai nói có Phật Pháp tức không phải Phật pháp.

Thơ 8

Ý ông đã có đoái hoài?



Người cho của báu trong ngoài đại thiên,

Bố thí giáp khắp gieo duyên,

Phước đức nhiều ít, xin khuyên trả lời,

Bạch Thế Tôn! Chắc nhiều rồi,

Bởi vì phước đức, không thời gian đâu,

Những ai trì tụng bống câu,

Vì người giảng nói, trước sau thế nào?

Thí Pháp mới thật là cao

Chư Phật chứng đắc, nhờ vào Kinh Văn,

Chỉ cần dứt bỏ tính "năng" (đối với sỡ"

Pháp Phật còn xả, huống rằng pháp ma.
---o0o---


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương