Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ THỨ 10



tải về 1.4 Mb.
trang13/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   30

PHẦN TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ THỨ 10


PHÂN GIẢI:

Trên nói 4 quả không thể được; đây nói thánh quả cũng không thể được, nếu có chỗ được đều là trụ tướng. Chỗ nghi vấn của phàm phu, đã là 4 quả không thể đươc, tại sao lại có danh xưng 4 quả? Thánh quả nếu không chỗ được, thì tại sao lại nói đặng vô sinh pháp nhẫn? Đó là bịnh trụ tướng của phàm phu. Phải biết danh xưng của Thánh Hiền đều là giả danh. Toàn là mượn pháp hữu vi, để chỉ rõ pháp vô vi; do đó trong Bát Nhã mỗi điễm đều pháp chấp, vì sợ phàm phu tham trước pháp hữu vi. Chỗ khác nói trang nghiêm tịnh độ là thế nào? Không phải sắc tướng trang nghiêm đã thấy trong tầm mắt của phàm phu (như xây chùa toàn bằng vàng, ngọc, cẩm thạch để trang hoàng, mà gọi là trang nghiêm) chính là nói pháp thân phi tướng, không có hình chơn độ, không hình chất có thể thấy được, không sắc tướng có thể xem được, ấy là pháp tánh trang nghiêm huy hoàng.

Đức Phật bảo ngài Tu Bồ Đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai xưa ở chỗ Phật Nhiên Đăng, Phật Nhiên Đăng (Dipamkara Buddha) vì khi mới sinh, bên thân có yến sáng như đèn, nên cũng gọi là Định Quang, là thầy thọ ký Phật Như Lai. Đối với pháp có chỗ nào được không?

- Bạch Thế Tôn! Chẳng như vậy, Như Lai ở chỗ Phật Nhiên Đăng, đối với pháp thật không chỗ được.

- Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ như thế nào? Bồ Tát có trang nghiêm cõi Phật không?

- Bạch Thế Tôn! Không thể được. Vì sao? Bởi vì trang nghiêm cõi Phật, tức không phải trang nghiêm. Ấy mới gọi là trang nghiêm! Thế nên, Tu Bồ Đề các vị Đại Bồ Tát, phải như thế nầy để sanh tâm thanh tịnh là không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, phải "không sở trụ", mới sanh tâm kia. Không sở trụ là không trụ trước ở một chỗ, trệ ngại không khai hóa được. Bởi vì tâm này, thần thánh cũng khó lường, biến hóa vô cùng. Ấy là chân tịnh độ vậy. Tâm không thanh tịnh thì theo cảnh dời đổi, buông lung khó mà kiểm soát, liền đắm trước 6 trần, rồi phần nhiều do trụ trước. Ông Tu Bồ Đề! Ví như có người thân như núi Tu Di lớn, núi Tu Di (Sumeru) bề cao, chiều rộng 336 muôn dặm, là núi lớn hơn các núi, đem núi ấy để thí dụ sự cao lớn của thân hình người. Đây là lời giả thuyết; giống cũng như đã nói đem 7 thứ quý báu đầy cả 3.000 đại thiên thế giới, làm việc bố thí. Ý Ông nghĩ sao? Thân ấy có lớn không?

Tu Bồ Đề bạch rằng:

- Rất lớn. thưa Thế Tôn! Vì sao? Vì Phật nói phi thân. Phi thân tức là pháp thân, chính là chơn tâm như như bất động. Trong Cổ Truyện đã nói: "Có hình trọn không lớn, không tướng mới là chân". Cũng là ý nấy. Ấy mới gọi là Đại Thân.

KHÁI LUẬN:

Phần căn bản, Phật Như Lai nhơn vì lo ngại tâm sở đắc của các Bồ Tát, chưa dứt trừ hết, động thì trụ nơi pháp có, không sanh được tâm thanh tịnh. Do đó Như Lai hỏi con, xưa ở chỗ Phật Nhiên Đăng, tuy đặng quả Vô Thượng Bồ Đề, nhưng đối với pháp của Phật Nhiên Đăng bổn sư, có sở đắc không? Ý dẫn từ việc trước, để chứng minh Như Lai tự mình, đối với pháp thật không sở đắc. Nhơn vì Phật Như Lai, tuy ở chỗ Phật Nhiên Đăng bổn sư nghe pháp, chẳng qua chỉ là sự khai đạo của bổn sư mà thôi! Thật thì phải tự ngộ tự tu, đối với pháp thật không sở đắc. Đức Phật mặc dù đặt câu hỏi này, cốt yếu chỉ rõ pháp không sở đắc, là pháp tướng chân không. Kế đó lại hỏi Bồ Tát có trang nghiêm cõi Phật không? Ý chính muốn nói rõ trang nghiêm hay không trang nghiêm, là Phật tướng chân không. Giống như Phật cùng Pháp đều không, mới được sanh tâm thanh tịnh. Sanh tâm thanh tịnh, chính là sanh tâm Bồ Đề. Chánh pháp bồ đề, không thể đặng, không thể nói, vì thế người pháp tâm bồ đề, phát thẳng tâm thanh tịnh mà thôi! Nhưng tâm vốn là thanh tịnh, không có chỗ nào phát, chỉ sinh khởi thế thôi! Tâm thanh tịnh gọi rằng sanh, tâm lục trần gọi là sanh, có thể biết chơn tâm vọng tâm, vẫn do tâm ta tự sinh. Nhưng không chánh pháp Bồ Đề, làm sao còn được giác ngộ; nếu không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thì làm sao chúng sinh bị chìm đắm.

Đức Phật nói đến điểm này, đã phân minh nói ra quả Phật, phải tìm trong tâm chúng sanh. Lại lo sợ chúng sinh xem thấy Phật Pháp quá rộng lớn, do đó, Đức Phật lại đem một thân cao lớn ra để thí dụ, và cho biết Núi Tu Di mặc dù lớn, nhưng sự cao lớn có hình tướng. Nhứ thế giớ 10 phương, cũng thành hư không, thế nên biết cái to lớn của núi Tu Di, thật ra không có gì là lớn cả. Dùng thí dụ trên là muốn khiến cho chúng sanh không thấy Phật Pháp mà chỉ thấy nhứt tâm; chơn chánh đến chỗ thanh tịnh, mới vào được chánh định bồ đề (vào chỗ chánh giác tinh diệu). Hoặc nói: Phật Như Lai ở trong phần thứ 7 (phần vô đắc vô thuyết), nhân vì muốn nêu rõ quả pháp ly tướng, từng hỏi qua "Như Lai có chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không? Như Lai có thuyết pháp không? Hơn nữa, trong phần căn bản lại còn hỏi, đối với pháp có sở đắc không? Nên biết lời hỏi trước là thuyết minh "pháp còn phải xả, huống là phi pháp", nói rõ ý tứ độ sanh ly tướng".

Tóm lại, trước câu hỏi trên quả Phật tự chứng Bồ Đề, nay hỏi trong nhơn Phật cầu đặng bồ đề. Ý tứ có sai khác, không có trùng lời hỏi vậy.

GIẢNG NGHĨA:

Đức Phật nói: Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? Như Lai trước kia ở chỗ Phật Nhiên Đăng, đối với pháp có sở đắc không?

Tu Bồ Đề đáp:

- Bạch Thế Tôn! Từ Phụ khi ở chỗ Phật Nhiên Đăng, tự ngộ, tự tu, đối với pháp thật không sở đắc.

Đức Phật lại hỏi:

- Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ thế nào? Bồ Tát ở trong cõi Phật làm các thiện duyên phước nghiệp có được trang nghiêm?

Tu Bồ Đề đáp:

- Không trang nghiêm. Bởi vì Từ Phụ đã nói không có hình tướng trang nghiêm, như vàng ròng làm đất, bảy món báu làm đài v.v…đó chỉ là danh từ gọi là trang nghiêm mà thôi!

Đức Phật lại nói:

- Tu Bồ Đề! Sở dĩ các vị Đại Bồ Tát phải giữ như thế, một lòng không tán loạn, sanh tâm thanh tịnh, trên sự sanh tâm, không thể trụ sở sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nếu không như vậy thì bị ràng buộc nơi 6 trần, vọng niệm phát khởi, làm sao thanh tịnh được ư? Xưa nay tâm thanh tịnh (tánh giác), diệu trạn tròn sáng, tánh không chỗ trụ, như gương sáng lạng, vật đến thì chiếu, vật đi thì không. Vì thế mà không chỗ trụ, khả dĩ 10 phần thanh tịnh.

Đức Phật lại nói:

- Tu Bồ Đề! Ví như có người, thân như núi Tu Di lớn, ý ông nghĩ thế nào? Thân ấy có lớn không?

Tu Bồ Đề đáp:

- Rất lớn, bạch Thế Tôn! Vì sao? Bởi vì thân ấy mặc dù lớn, nhưng có sanh có diệt, còn bị luân hồi, gắng gượng mà gọi là thân ấy lớn. Từ Phụ đã nói pháp thân phi tướng, mới là bản thân thanh tịnh, là chơn pháp thân. Tâm này bao phủ hư không, giáp khắp pháp giới, không tướng không trụ, chóng vào viên minh. Như thế, làm sao đem núi Tu Di mà có thể so sánh được? Đó mới gọi là thân lớn!

Thơ 10:

Đức Phật tiếp tục hỏi han,

Nhiên Đăng Cổ Phật có ban pháp mầu?

Bồ Đề đáp:Ý rất sâu,

Pháp còn ban được còn đâu thượng thừa?

Phật hỏi Bồ Tát xa xưa,

Trang nghiêm cõi Phật, có vừa ý không?

Thiện Hiện lời đáp rất thông,

Trang nghiêm còn nói, hết hòng nghiêm trang.

Sâu xa chỉ tướng Kim Cang,

Không trụ trần cảnh, tâm an trí thiền,

"Ưng vô sở trụ" dứt liền,

Kim Cang sanh khởi về miền vô vi.

Thân có như núi Tu Di?

Bồ Đề giải đáp: Những gì Phật nêu,

Phi thân mới thật cao siêu,

Còn thân, còn chấp, còn nhiều trầm luân!
---o0o---


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương