Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN THỌ TRÌ NHƯ PHÁP THỨ 13



tải về 1.4 Mb.
trang15/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   30

PHẦN THỌ TRÌ NHƯ PHÁP THỨ 13


PHÂN GIẢI:

Pháp là diệu pháp Bát Nhã, Kinh, Luật, Luận gồm ba thứ đồng gọi là giáo pháp. Thọ trì như pháp là y theo pháp mà thật hành. Trước do đa văn rồi tìm hiểu, từ tìm hiểu đi đến thật hành, nhờ thật hành mới chứng được đạo quả. Suy luận rộng ra có 84.000 pháp môn để đối trị với 84.000 phiền não của chúng sinh, theo bịnh mà cho thuốc, mỗi pháp môn để đối trị tâm bịnh người đời. Ví như chúng sanh bị bịnh dâm dục, giận tức, si mê, phải nhờ giới, định, huệ để đối trị, hàng phục Các pháp Tứ Niệm Xứ, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Tứ Chánh Cần, Tứ Thần Túc, Thất Bồ Đề phần và Bát Thánh Đạo phần, 37 phẩm trợ đạo, không một phẩm nào mà chẳng phải diệu pháp cho người tu hành. Nay nói ý tứ thọ trì là chuyên chỉ thọ trì diệu pháp Bát Nhã. Nhơn vì thọ trì Bát Nhã, các pháp khác đều đầy đủ. Như trước đã nói, pháp thân phi tướng, đem diệu lý Bát Nhã, cao siêu chỉ bày, giải tỏa các nghi ngờ, đưa đến lý cùng cực. Vì thế, nên Ngài Không Sanh lãnh ngộ ý nghĩa, thỉnh Đức Phật gạn hỏi tên Kinh.

Lúc ấy, Ngài Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Thưa Thế Tôn! Sẽ gọi Kinh là gì? Chúng con làm sao phụng trì?

Phật bảo Tu Bồ Đề:

- Kinh này gọi là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật (Vajraprajna Paramita), dùng danh hiệu ấy, các ông phải phụng trì, lý do vì sao? Tu Bồ Đề! Phật nói Bát Nhã Ba La Mật, tức không phải Bát Nhã Ba La Mật, ấy mới gọi là Bát Nhã Ba La Mật. Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ thế nào? Như Lai đã có thuyết pháp không?

Tu Bồ Đề bạch Phật rằng:

- Thưa Thế Tôn! Như Lai đã không nói pháp.

Phật bảo Tu Bồ Đề:

- Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ thế nào? 3.000 đại thiên thế giới, đã có bụi trần, thế có nhiều không?

Tu Bồ Đề thưa:

- Rất nhiều, bạch Thế Tôn.

Phật hỏi:

- Tu Bồ Đề! Các bụi trần, Như Lai nói không phải là bụi trần, ấy mới gọi là bụi trần, Như Lai nói thế giới, không phải thế giới, ấy mới gọi là thế giới. Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? Có thể dùng 32 tướng, thấy Như Lai không? 32 Tướng, Như Lai đầy đủ tướng tốt dung mạo 12 thứ, tướng tốt thân thể 10 thứ, tướng tốt về tay chân có 10 thứ; dùng 32 thứ tịnh hạnh, tu thành 32 tướng tốt; 32 tướng này đều là tướng ứng thân, ứng thân có thể thấy, pháp thân thì không thể thấy. Ba mươi hai tướng danh xưng như sau:

1) Tướng dưới chân an bằng

2) Tướng chỉ dưới chân có ngàn xoáy tròn như hình cả ngàn cây căm bánh xe.

3) Tướng tay dài, trước đầu ngón tay nhỏ và nhọn

4) Tướng tay chân đều mềm mại

5) Tướng trong kẽ tay, kẽ chân có da mỏng như giăng lưới

6) Tướng gót chân đầy đặn

7) Tướng trên bàn chân nổi cao đầy đặn

8) Tướng bắp vế như lộc vương

9) Tướng hai tay dài quá đầu gối

10) Nam căn ẩn kín

11) Tướng thân hình cao lớn và cân phân

12) Tướng các lỗ chân lông thường chiếu ra sắc xanh

13) Tướng những lông trên mình uốn về bên mặt

14) Tướng thân thể sáng chói như vàng tía

15) Tướng quanh mình có hào quang chiếu ra một trượng

16) Tướng da mỏng và mịn

17) Tướng lòng bàn chân, bàn tay, hai vai và trên đỉnh, bảy nơi ấy đầy đặn

18) Tướng hai bên nách đầy đặn

19) Tướng thân thể oai hùng như sư tử

20) Tướng thân thể vuông tròn, ngay thẳng

21) Tướng hai vai tròn đầy cân phân

22) Tướng 40 cái răng

23) Tướng răng trắng, trong, đều và khít nha

24) Tướng 4 răng cửa to lớn

25) Tướng gò má nổi cao, như hai mép sư tử

26) Tướng nước miếng đủ chất thượng vị

27) Tướng lưỡi rộng, dài, mềm mại

28) Tướng giọng nói thanh cao, nghe xa, như tiếng nói của Phạm Thiên

29) Tướng con mắt xanh biếc

30) Tướng lông nheo dài đẹp

31) Tướng có chòm lông trắng thường chiếu sáng, mọc giữa chặng mày

32) Tướng trên đỉnh đầu, thịt nổi cao lên như một bới tóc.

Tu Bồ Đề thưa:

- Không thể thấy, bạch Thế Tôn! Không thể dùng 32 tướng thấy Như Lai, vì sao? Như Lai nói 32 tướng, tức là không phải tướng. Ấy mới gọi là 32 tướng.

Phật bảo;

- Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam cùng thiện nữ dùng thân mạng bố thí như cát sông Hằng. Nếu lại có người, ở trong Kinh này, cho đến thọ trì một bài kệ bốn câu, vì người khác giảng nói, phước này rất nhiều.

KHÁI LUẬN:

Phần căn bản, Tu Bồ Đề nhờ nghe được phần trước, trì nói Kinh này, thành tựu pháp ít có. Kinh ở chỗ nào, Phật ở chỗ nấy. Tôn trọng Kinh như thế. Do đó, nên đương cơ thỉnh thị tên Kinh cùng đạo lý phụng trì, Phật Như Lai bảo Kinh này gọi là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Các ông sở dĩ phải phụng trì Kinh này, là vì trong Kinh này chắn ngộ được đạo lý vô tướng vô trụ, phát sinh Bát Nhã cứng chắc, sắc bén, sáng soi tất cả (Diệu Trí Huệ), đồng lên bờ giác của chư Phật. Ấy là pháp hy hữu đệ nhất tối thượng, thường ở trong hàng đệ tử y pháp phụng hành. Phật Như Lai nói đoạn này, dù là chú ý hiển pháp, nhưng lại lo sợ hàng đệ tử chấp trước tên Kinh này, bỏ quên tính Kim Cang là Bát Nhã của mỗi người. Vì muốn phá sự chấp tướng tên Kinh, nên nói Bát Nhã Ba La Mật, tức không phải Bát Nhã Ba La Mật, chẳng qua là mượn danh từ gọi là Bát Nhã Ba La Mật mà thôi. Tên Kinh đã không trước tướng, làm gì lại có pháp để nói; trong tâm thanh tịnh, xưa nay không có tướng Kinh Ba La Mật, chẳng qua muốn cho người nhận rõ tự tính sang suốt, bổn lai cũng không có pháp vậy. Đã không pháp thì làm gì có Kinh, không Kinh thì làm sao có nói! Chúng ta nên biết phàm có nói ra đều là phương thuốc trị bịnh. Trong bộ Truyền Tam Pháp Yếu: "Phật nói tất cả pháp, vì trừ tất cả tâm; nếu không tất cả tâm, đâu dùng tất cả pháp". Bởi vì khi chưa ngộ phải nhờ ngôn thuyết, khi liễu ngộ rồi thì ngôn thuyết đều phi. Người bị bịnh không uống thuốc, bịnh ấy thật khó trừ; khi bịnh đã hết, thuốc còn, thì thuốc ấy cũng là bịnh vậy. Đơn cử một việc, vật nhỏ như vi trần, lớn như thế giới, chính như 32 tướng mà Như Lai đã nói, đều là một cái giả danh trống rỗng mà thôi. Phật Như Lai, tuần tự dẫn nói như thế, đều muốn cho chúng sanh pháp chấp tướng để thấy Như Lai tự tánh. Thế nên, cuối cùng lại so lường phước đức (đây là lần thứ 3), chỉ rõ diệu dụng ly tướng, nêu bày ý tứ của Kinh. Cho biết rằng không luận bố thí của báu nhiều như số cát sông Hằng, bố thí thân mạng nhiều như số cát sông Hằng, thật nhiều, nhưng mà chỉ là tướng bên ngoài, không bằng kiến tánh để thọ trì lý thâm diệu của Kinh, phước đức rất là thù thắng!

LỜI PHỤ:

Đức Phật nói ba câu: Bát Nhã Ba La Mật, tức không phải Bát Nhã Ba La Mật, ấy gọi là Bát Nhã Ba La Mật. Đây là cương lĩnh của bột Kinh này mà cũng là tinh yếu của Đại Tạng Kinh. Nói rộng ra, ấy là tâm cang của Phật tổ, là tủy não của thánh phàm; tam giáo, ngũ tông vô lượng nghĩa nhiệm mầu, đều ở trong Kim Cang này. Kinh Tam Muội nói: "Tâm không tướng tâm, không chấp hư không, không nương Phật địa, không trụ trí huệ. Ấy là diệu lý Bát Nhã Ba La Mật". Ngài Phó Đại Sĩ nói: "Sợ người sinh "đoạn kiến", quyền tạm lập hư danh". Phát Bát Nhã là tâm pháp. Như người uống nước, nóng hay lạnh tự người đó rõ biết, không thể hình dung cho kẻ khác biết được! Nếu có nói ra tức là hủy báng Phật.

Phật đủ ba thân:

Một là pháp thân thanh khiết, là chơn thân của Phật, bản thể thân này không sắc không hình, Bát Nhã tức là tướng pháp thân chơn tánh vậy.

Hai là báo thân viên mãn, nhờ phước báo hạnh nguyện vô lượng, thân Phật muôn đức tròn đầy được hiển lộ. Có chia ra hai loại là tự thọ dụng báo thân và tha thọ dụng báo thân.

Ba la ứng thân tức là Pháp thân ứng hóa, lại gọi là hóa sinh (trăm, nghìn, muôn, ức hóa thân), ở cõi trời thân trời, sanh cõi người hiện thân người, trong loài chim hóa thân chim, trong loài nai hóa thân nai, thiên hình vạn trạng, theo mỗi loài hiện thân, 32 tướng, tức là tướng ứn thân vậy. Bố thí của báu nhiều như số cát sông Hằng, của báu xưa kia tuy nhiều, nhưng về ngoại tài, thí ra còn dễ. Bố thí thân mạng nhiều như số cát sông Hằng, xả đó tuy trọng, nó thuộc nội tài, thí đó thật khó! Dù rốt ráo bố thí tài sản và thân mạng đều là nhơn hữu lậu. Thấy được tánh, sáng được tâm, mới là chân thật phước đức vô vi!

GIẢNG NGHĨA:

Tu Bồ Đề nghe Phật Như Lai nói xong phần Kinh ở trước, lúc bấy giờ hướng về Phật Như Lai thưa:

- Bạch Thế Tôn! Kinh này nên đặt tên là gì? Chúng con phải thọ trì Kinh này như thế nào?

Phật Như Lai bảo ngài Tu Bồ Đề:

- Hiệp với diệu trí huệ cứng chắc, đưa đến bờ an lạc kia. Kinh này gọi là KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT. Các ông phải y theo đó mà phụng hành. Vì sao mà đặt tên như vậy?

Đức Phật lại nói:

- Tu Bồ Đề! Bát Nhã Ba La Mật ma Như Lai đã nói là bản tánh diệu giác, trạm nhiên như hư không. Bản thể đã là chơn không, thì làm gì lại có danh từ. Chẳng qua là sợ người đời sanh đoạn kiến, "bất đắc dĩ" gắng gượng đặt danh từ là Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, để trong hàng thất chúng đệ tử phụng hành mà thôi.

Đức Phật lại nói:

- Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? Như Lai đối với Kinh này có thuyết pháp không?

Tu Bồ Đề đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã là tự tánh tự ngộ, tên đã không thể gọi thì Từ Phụ con làm sao mà nói năng được.

Phật lại nói:

- Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? Cát hạt bụi đã có trong 3.000 đại thiên thế giới, nhiều hay ít?

Tu Bồ Đề đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.

Đức Phật nói:

- Tu Bồ Đề! Hạt bụi tuy nhiều, song không có thật thể, đều là hư vọng, ấy chẳng qua tạm gọi là hạt bụi mà thôi.

Đức Phật lại nói:

- Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ như thế nào? Có thể dùng 32 tướng để thấy Như Lai không?

Tu Bồ Đề đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Không thể thấy. Tại sao? Vì Từ Phụ con đã nói 32 tướng đó, ly tướng, tướng không phải là pháp thân, có tướng, tướng là ứng sanh, cũng chỉ là giả danh mà thôi!

Phật lại nói thêm:

- Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam thiện nữ nào, xả thân mạng của họ, nhiều như số cát sông Hằng, thật hành bố thí để cầu phước; lại có một số người khác, ở trong Kinh này, thọ trì cho đến một bài kệ bốn câu, rồi diễn nói cho người khác nghe; phước trì Kinh kia, so với phước bố thí thân mạng trước, thắng hơn rất nhiều!

Thơ 13

Thiện Hiện bạch Phật những lời,



Kinh này danh hiệu, hợp thời đặt tên,

Chúng con trì tụng có nên?

Xin Phật chỉ dạy, dưới trên thi hành

Kim Cang Bát Nhã là danh,

Nhưng phi Bát Nhã mới thành trí siêu,

Gạn hỏi thuyết pháp mục tiêu,

Thiện Hiền hồi đáp những điều quá cao

Bồ Đề ông hiểu thế nào?

Vi trần, thế giới có vào danh ngôn?

Cả hai theo ý Thế Tôn,

Phi vi, phi thế bảo tồn Kim Cang.

Nói qua tướng tốt cao sang,

Cùng là bá thí, tam an phép mầu,

Truyền bá ai hiểu chiều sâu,

Phúc đức trí tuệ đứng đầu tâm linh.
---o0o---


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương