Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN LY TƯỚNG TỊCH DIỆT THỨ 14



tải về 1.4 Mb.
trang16/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   30

PHẦN LY TƯỚNG TỊCH DIỆT THỨ 14


PHÂN GIẢI:

Ly tướng là thế nào? Là tất cả tướng huyễn; tất cả tướng trang trong thế gian đều là tướng huyễn hóa. Phàm phu không biết huyễn tướng này hư vọng không chân thật, thế nên chấp trước thủ xả, chỗ chỗ đều bị mê lầm hư vọng không thiệt. Vọng cảnh mỗi lúc nó huân tập vào vọng tâm, chân tánh thường xuyên bị tướng ngoại trần ngăn che, suốt ngày bị hoàn cảnh xoay chuyển, do đó rồi khởi hoặc tạo nghiệp, vì tạo nghiệp mà chịu quả báo khổ não, nhiều kiếp luân hồi, không bao giờ thôi dứt. Nếu ai hay xa lìa vọng tưởng, không bị giả tướng cuống hoặc thì không co chấp trước, thủ xả! Động, tịnh không sanh đó là tịch diệt.

Nói thêm nghĩa tịch diệt là thế nào? Ban đầu hàng phục ngoại trần, sau diệt trừ nội căn, căn trần đều giải thoát, trước phá nhân ngã, rồi tiến lên một tầng lại pháp pháp ngã; tướng năng giác, sở giác cũng phải xa lìa, tiến lên một tầng, "câu sinh" phải diệt, tướng năng không sở không cũng dẹp. Sanh diệt dứt rồi thì tịch diệt hiện tiền!

Lúc bấy giờ, Ngài Tu Đề nghe nói Kinh này, hiểu sâu nghĩa thú, hiểu sâu là ý nói trong tâm đại ngộ. Nghĩa thú, chính là tôn chỉ lý thú, cảm động chảy nước mắt, rồi bạch Phật rằng:

- Thưa Thế Tôn! Thật là ít có. Đức Phật nói Kinh điển thậm thâm như thế, từ xưa đến nay, khi con được tuệ nhãn, tuệ nhãn là tim của Thánh nhơn có 7 lỗ, nghe một ngộ nghìn. Đây là mắt trí tuệ vậy, chưa từng được nghe Kinh điển như thế. Bạch Thế Tôn! Nếu lại có người nghe được Kinh này, lòng tin thanh tịnh, sanh được thật tướng, phải biết người ấy thành tựu được công đức hy hữu thứ nhứt.

- Bạch Thế Tôn! Nếu cho thật tướng thì là phi tướng. Thế nên Như Lai nói, ấy mới gọi là tướng chơn thật. Bạch Thế Tôn! Con nay đặng nghe Kinh điển như thế, tin hiểu thọ trì, tin hiểu là tâm không nghi ngờ, liễu nhiên lãnh ngộ, không có chi là khó. Nếu đời đương lai, sau 500 năm, có các chúng sanh, đặng nghe Kinh này, tin hiểu thọ trì, người ấy là hạng hy hữu thứ nhất. Vì sao? Bởi vì người ấy không có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng và cũng không có thọ giả tướng. Lý do vì sao? Ngã tướng tức là phi tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng tức là phi tướng. Vì cớ sao? Vì lìa tất cả các tướng, thì gọi là chư Phật.

Phật bảo ngài Tu Bồ Đề:

- Đúng như vậy, đúng như vậy. Đúng như vậy là sâu hợp với lý của Phật, tức là ý công nhận vậy. Nếu lại có người, nghe được Kinh này, không hãi, không sợ, không sệt, không hãi là kinh hãi trong lỗi về lời nói; sợ tức là lo sợ lý cao trên đượng đạo; sệt nghĩa là khủng khiếp sự khó khăn trên con đường tu hành, phải biết người ấy rất là hy hữu. Vì cớ sao? Tu Bồ Đề! Như Lai nói đệ nhất ba la mật, tức không phải đệ nhật ba la mật, ấy mới gọi là đệ nhất ba la mật.

- Tu Bồ Đề! Nhẫn nhục ba la mật, nhẫn nhục: trong tâm bao dung gọi là nhẫn, ngoại cảnh ngang trái gọi là nhục.

Nhẫn nhục có ba thứ:

1) Sanh nhẫn: Đây là tâm phân biệt nhẫn chịu? Tức là người đối với ta, tuy vô lễ muốn gia hại, ta phải nhẫn chịu

2) Pháp nhẫn: Hạnh Bồ Tát làm việc độ tất cả chúng sinh, không bao giờ sinh tâm mỏi mệt nhàm chán.

3) Vô sanh pháp nhẫn: Không thấy sinh nhẫn mà cũng không thấy pháp nhẫn, nhẫn biết chân pháp tánh không sanh không diệt.

Lại nữa, chữ Nhẫn có 6 nghĩa:

1) Lực nhẫn: Không quên giận, nhưng không trả.

2) Vong nhẫn: Nhã nhặn, độ lượng, dung hòa, bị nhục, nhưng như không có gì hết.

3) Phản nhẫn: Việc gì xảy ra tự trách mình, không trách kẻ khác.

4) Quán nhẫn: Ngoại cảnh và nội thân đều xem như mộng.

5) Hỷ nhẫn: Tùy hỷ người hay thành sức nhẫn của ta.

6) Từ nhẫn: Thương người mang nhục đến cho mình là kẻ si mê, phát nguyện độ họ.

Như Lai nói không phải nhẫn nhục ba la mật, ấy mới gọi là nhẫn nhục ba la mật. Vì sao? Tu Bồ Đề! Như xưa kia tôi bị vua Ca Lợi cắt đứt thân thể. Xưa là chỉ cho đời trước mà nói. Vua Ca Lợi, chữ Ca Lợi là tiếng Phạn (Kaliraja). Ý nói chính là ông vua cực ác. Tôi ở trong lúc ấy, không có ngã tướng, không có nhơn tướng, không có chúng sanh tướng mà cũng không có thọ giả tướng. Vì sao? Vì lúc bấy giờ, khi tôi bị cắt đứt chân tay, nếu có ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng, phải sanh giận tức. Tu Bồ Đề! Lai nữa trong quá khứ 500 đời, 500 đời tức là 500 kiếp, khi làm vị tiên nhẫn nhục, vị tiên nhẫn nhục chính là Phật Như Lai, ở trước 500 kiếp, thời gian thành tiên, mang danh hiệu của một vị tiên, ở trong lúc ấy, không có ngã tướng, không có nhơn tướng, không chúng sinh tướng và không tướng thọ giả.

Thế nên Tu Bồ Đề, Bồ Tát phải xa lìa tất cả tướng, phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, không trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp, mà sanh tâm, phải sanh tâm "vô sở trụ"; nếu tâm có trụ thì bị phi trụ. Vì thế cho nên Đức Phật nói tâm Bồ Tát, không nên trụ sắc bố thí. Tu Bồ Đề! Bồ Tát vì lợi ích cho tất cả chúng sanh nên bố thí như vậy.

Như Lai nói tất cả các hình tướng, tức là phai tướng. Lại nữa nói tất cả chúng sanh, tức là phi chúng sanh. Tu Bồ Đề! Như Lai nói lời chân thật, nói lời đúng lý, nói lời như như, nói lời không cuống hoặc, nói lời không sai khác. Tu Bồ Đề! Pháp sở đắc của Như Lai, pháp ấy không thật không hư.

Tu Bồ Đề! Nếu tâm Bồ Tát trụ nơi pháp mà làm việc bố thí, như người vào nhà tối, tức là không thấy được vật gì, nếu tâm Bồ Tát không trụ pháp mà thật hành bố thí, như người có mắt sáng, yến sáng mặt trời soi, thấy tất cả các sắc. Tu Bồ Đề! Đời đương lai, nếu có thiện nam, thiện nữ nào thường ở trong Kinh này, thọ trì, đọc tụng thì được Như Lai dùng trí huệ Phật, đều biết người ấy, đều thấy người ấy, đều được thành tựu công đức vô lượng vô biên!

KHÁI LUẬN:

Phần căn bản, nhân Ngài Tu Bồ Đề đến lúc này, nghe Kinh hiểu sâu, đã lãnh ngộ đạo lý "nếu thấy các tướng phi tướng, tức thấy Như Lai" cảm động từ trong tâm khảm, thương mến, khóc lóc, phát lên một tiếng khen ngợi "Thế Tôn ít có". Ở trong phần thứ 2 của Kinh này, cũng đã có khen ngợi một tiếng "ít có Thế Tôn". Khen ngợi trong phần thứ hai lá tán thán Phật Thế Tôn chỉ dạy trong sự đi đứng nằm ngồi đều có Bát Nhã chân tâm lưu độ. Còn khen ngợi trong phần này là tán thán Phật Như Lai chỉ thị diệu dụng Bát Nhã, như thâm nhập 9 lớp. Đem so sánh một lớp phòng nhà; từ trước chỉ cho thấy mặt ngoài, xem qua kiểu quy mô tráng lệ; giờ đây tiến đến phòng nhà bên trong. Phật Như Lai cũng vì Tu Bồ Đề đã ngộ hữu tướng đều là hư vọng, phi tướng thì thấy được mật nghĩa của Như Lai, thế nên liền cố gắng công phu thực hành. Thật hành thì không ngoài sáu pháp ba la mật (tức là lục độ; Trí huệ, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, và thiền định). Bởi vì nhẫn nhục là một độ rất khó thật hành, chung quy vì vọng tưởng chưa diệt.

Nhẫn nhục chưa đến nơi, khiến tâm hồn bị sợ sệt, bị Kinh hãi. Thế nên tín tâm không kiên cố. Vì thế Ngài dùng bản thân hành nhẫn nhục, không bốn tướng để gắng tới ba la mật. Đã chĩ rõ trong văn Kinh, nếu Bố Tát còn có ngã tướng, nhơn tướng, v.v…tức không phải là hạnh Bồ Tát. Lại đem mỗi phần trước, thường nói phước đức, phần này lại nói công đức, bởi vì công thành quả mãn phước không đủ diễn tả vậy.

LÒI PHỤ THUỘC:

Bát Nhã dịch là diệu trí tuệ, trước đã nói qua rồi. Nhưng diệu trí tuệ ấy phân chia để nói, có chia ra mấy loại: có văn tự diệu trí tuệ, quán chiếu diệu trí tuệ và thật tướng diệu trí tuệ v.v…hai câu căn bản "phân biệt nghe nói Kinh này, hiểu sâu nghĩa thú", tức bao trùm 3 loại diệu trí tuệ này. Nghe nói Kinh này tức là văn tự diệu trí tuệ. Hiểu sâu nghĩa thú tức là quán chiếu diệu trí tuệ. Còn thông suốt tức là thật tướng diệu trí tuệ.

Như Lai đời trước có một kiếp bị vua Ca Lợi phân cắt thân thể. Mẩu chuyện như sau:

Một hôm, Vua Ca Lợi hướng dẫn đoàn cung phi, mỹ nữ vào trong rừng núi thưởng ngoạn và săn bắn. Nhơn lúc Vua mệt an nghỉ, và ngủ say một giấc. Đến lúc tỉnh dậy, không nhìn thấy đoàn cung phi, mỹ nữ, chỉ thấy vài cận vệ. Vua bèn dùng các cận vệ đi tìm kiếm. Xa xa thấy có một tòa trong động lớn, các cung phi mỹ nữ đều ngồi trong động, vây quanh một vị sư để nghe thuyết pháp.

Vua Ca Lợi rất giận, chỉ vào mặt vị sư trách rằng:

- Tại sao Ông quyến rũ các mỹ nữ đến đây?

Vị sư đáp:

- Tôi thật không làm như thế.

Vua lại gạn hỏi:

- Vì sao thấy nữ sắc mà nói không ham muốn?

Vị sư trả lời;

- Vì tôi giữ giới.

Vua gạn hỏi:

- Ông giữ giới tu hạnh gì?

Vị sư trả lời:

- Tôi tu hạnh nhẫn nhục.

Vua nghe hai tiếng nhẫn nhục, liền nỗi giận đùng đùng, rút gươm xông tới, hỏi:

- Ông biết đau không?

Vị sư đáp:

- Thản nhiên.

Vua càng tối tăm mặt mày, liền chặt đứt thân thể nhà sư, rồi hỏi;

- Ông có đau không? Và có thù hận ta không?

Sư đáp:


- Đã không có ngã thì làm gì có hận thù.

Lúc bấy giờ, bốn vị Thiên Vương trong lòng chấn động và phẫn nộ trước sự độc ác của nhà Vua, nên cho một trận cuồng phong, đá chạy cát bay, thiên long bát bộ đồng đến hộ trì. Vị sư bị cắt đứt chi thể, được hoàn lại như cũ. Ông Vua lo sợ, quỳ gối trước vị sư, cầu xin chuộc tội và ăn năn sự độc ác. Vị sư liền xin chư Thiên Vương đại xá lỗi lầm cho nhà Vua, bầu trời trở lại quang đãng. Ông Vua cũng hồi tâm phát nguyện hướng thiện. Vị sư cũng phát nguyện rằng: Khi nào tôi thành Phật, sẽ độ cho ông trước.

Vua Ca Lợi, sau 500 đời là ngài Kiều Trần Như gọi đủ là A Nhã Kiều Trần Như (Ajnata-Kaundinya) sinh trong chủng tộc Bà La Môn, tại thành Ca Tỳ La Vệ, Ấn Độ. Ngài giỏi về bói thuật, thời gian Đức Thích Ca mới giáng sinh, ngài từng được mời xem bói thuật. Sau khi đức Thích Ca xuất gia, tu khổ hạnh trong núi, bên bờ sông Ni Liên Thiền; lúc ấy Kiều Trần Như là một trong năm vị thường theo hầu hạ đức Thế Tôn.

Trụ sắc bố thí là tâm chấp tướng. Trụ pháp bố thí là chấp pháp tướng. Không trụ pháp bố thí, thì không chấp pháp, cũng chẳng chấp phi pháp. Không chấp pháp thì không thật, không chấp phi pháp thì không hư. Bố thí như thế thì được chánh giác viên minh, không bị chướng ngại. Như người có mắt, yến sáng mặt trời chiếu soi, thấy các vật sắc, nên nói chánh giác thật là chí lý vậy. Nếu bố thí mà trụ tướng, tức là có ngã, nhơn v.v…bốn tướng chưa quên, thì sẽ cùng chúng sinh kết duyên thương ghét vậy! Như thế đó lẫn nhau làm cha mẹ, con cháu, thọ oan gia trái chủ, trăm kiếp nghìn đời, ân oán khó mà giải tỏa, luân hồi trong đường sanh tử, đâu có lúc nào ra khỏi. Vì thế nên Phật Như Lai chỉ dạy thật hành hạnh bố thí, không nên trụ tướng, chính vì lý do nêu ở trên.

GIẢNG NGHĨA:

Tu Bồ Đề nghe Phật Như Lai nói Kinh, lúc nghe trong tâm sâu ngộ lý thú. Có cảm tưởng buồn hận vì khi nghe được nghĩa lý Kinh này thì tuổi đã già, hai hàng nước mắt lăn tròn trên gò má, hướng về Phật Như Lai cất tiếng khen ngợi:

- "Thế Tôn thật là ít có". Bạch Đức Phật! Sư Phụ đã nói nghĩa lý Kinh điển sâu sắc như thế, con từ trước đã được tuệ nhãn, mặc dù được "nhất văn thiên ngộ:, nhưng chưa từng nghe Kinh điển thâm áo như thế. Tu Bồ Đề lại thưa:

- Thế Tôn! Con vừa nghe lý thú của Kinh này, trong tự tính thanh tịnh, đã chứng ngộ rằng mình có thật tướng toàn chơn từ xưa đến nay. Nếu có người nào được nghe Kinh này, phát tâm nhứt niệm chánh tín, tâm rất thuần chánh, không bị dục trần mảy may, liền hiện diệu trí tuệ thanh tịnh, sanh tướng "chân thật bất hư". Đó là người biết tu, thành tựu được công đứt ít có thứ nhất của chư Phật.

Tu Bồ Đề lại nói:

- Bạch Thế Tôn! Lý rốt ráo của thật tướng Bát Nhã ấy, không như thái hư, không có hình tích, nếu ai chấp trước ngộ thật tướng, tức không phải là thật tướng. Do đó, nên Từ Phụ chỉ nói thật tướng mà thôi.

Lại một lần nữa Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn! Con hiện tại được nghe Kinh này, vì từ lâu sau khi chứng được tuệ nhãn, con rất tin lời chân thật, hiểu lý nhiệm mầu kia, tín phụng tu trì, không có gì khó khăn cả. Nếu đời sau 500 năm, thời kỳ mạt pháp ác trược, xa cách Từ Phụ lâu đời, chúng sinh chìm đắm nơi biển khổ, khi nghe được Kinh này mà có lòng tín giải thọ trì, thì những người ấy thật là minh liễu tự tánh thứ nhất, rất là dễ tu dễ chứng. Vì sao? Bởi vì người ấy đốn ngộ chơn không, quyết không có ngã, nhơn v.v…bốn tướng. Khi xa lìa bốn tướng thì những người ấy quyết đã ngộ được phi tướng nhơn và ngã đều quên. Nếu xa lìa tất cả các tướng, tâm kia không tịch, tức là được giác ngộ hoàn toàn, cùng với chư Phật đồng đẳng chính gọi là bậc Phật.

Phật Như Lai bảo ngài Tu Bồ Đề rằng;

- Như ông đã nói, sâu hợp lý Phật, sau nếu có ai nghe được diệu pháp Bát Nhã, không ngờ vực (tâm không thoái chuyển), phải biết những người ấy thật là ít có. Vì duyên cớ gì thế? Bởi nhờ Ba La Mật thứ nhất mà tôi đã nói: nguyên do các Kinh cũng đều từ đó lưu xuất. Trí tuệ này đến bờ kia. Nếu còn chấp trước bờ kia, ấy chẳng qua là đặc danh Ba La Mật thứ nhất mà thôi.

Đức Phật lại nói:

- Tu Bồ Đề! Phàm cảnh mạ nhục đưa đến, tâm rỗng rang đối xử, không nên giận tức, loạn diệu trí tuệ của mình. Tâm ta phải đồng như hư không, tức là đến được chỗ giác. Ấy là nhẫn nhục Ba La Mật. Nhưng chân không bản lai vô tướng, ngoài không biết nhục, trong không thấy nhẫn, tự nhiên cả hai. Do đó, nên Như Lai thường nói: Chẳng phải nhẫn nhục Ba La Mật, ấy mới gọi là nhẫn nhục Ba La Mật! nói đến sự nhẫn nhục, như tôi kiếp trước, thời gian bị Vua Ca Lợi cắt đứt thân thể, vì tâm như hư không, nên không khởi bốn tướng. Sở dĩ được như thế, là vì thời gian bị cắt đứt thân thể, sự nhẫn nhục đã đến chỗ cùng tột. Thời gian ấy, nếu khởi bốn tướng, quyết định có lòng oán hận, không thể quên thù, trở thành quả khổ. Làm sao mà nói là nhẫn nhục? Tôi hồi tưởng lại 500 kiếp thuộc đời quá khứ về trước, khi làm nhẫn nhục tiên nhơn, thường thật hành hạnh nhẫn nhục.Ở trong đời đó, chính không vướng quả bốn tướng, nhờ nhiều kiếp đốn ngộ chơn không. Thật sự mà nói, người đời tu hành không phải một mai, một chiều mà được thành đạt. Cũng nên biết rằng nhẫn nhục Ba La Mật, thật là cấp thiết trước tiên cho những ai tu hành trên đường đạo. Quan trọng bước đầu, ta phải phá tâm giận tức, mới xa lìa bốn tướng, bốn tướng đều không, mới hoàn thành hạnh nhẫn.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Vì duyên cớ nói trên, nên Bồ Tát muốn thành đạo, tâm phải trống rỗng. Xa lìa tất cả vọng niệm, mới hay phát được đạo tâm vô thượng Bồ Đề; không nên khởi vọng niệm chấp nơi sắc, cũng chẵng nên khởi vọng tâm trước nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp, phải sanh tâm "vô sở trụ". Tâm ấy mới là viên thông vô ngại, thuần chơn không tham dục, tất cả không lãnh thọ sự ràng buộc. Nếu ở trên lục trần, có một trần bị trụ trước, thì khó mà giải thoát trần lao, tức không phải là trụ xứ của Bồ Tát. Thế nên, Như Lai tôi thường nói, tâm Bồ Tát xưa nay trống rỗng nhưng sáng suốt; nếu trụ nơi sắc, thì không thể giác ngộ. Tôi nói: Không nên trụ sắc bố thí, chính là ý này vậy.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Bồ Tát do không trụ giác tâm này, phát tâm rộng lớn, không những vì mình mà là vì lợi ích cho tất cả chúng sanh, phải nên bố thí vô tướng như trên. Tất cả các hình tướng Như Lai tôi đã nói thì nên xa lìa. Vốn là điểm cốt yếu cho các vị Bồ Tát giải thoát mà thôi. Kỳ thật bản thể toàn không đều là phi tướng. Lại nói thêm cho tất cả chúng sanh, cũng là dẫn đạo, cho các vị Bồ Tát sau khi diệt độ mà thôi. Kỳ thật vọng tâm tự xa lìa, nếu thấy bản tánh, tức là không còn tánh chúng sinh nữa.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Như Lai tôi nghiệm xét pháp bát nhã đã được, cùng các pháp thế gian không đồng. Các pháp thế gian không chấp trước bên này thì cũng chấp trước bên kia. Chơn như vô tướng mà tôi đã nói là không thật; tự tính đầy đủ là không hư. Lại nữa, Tu Bồ Đề! Nếu Bồ Tát tâm trụ trước nói pháp mà làm việc bố thí thì bốn tướng chưa trừ, như người đi vào trong nhà tối, hôn ám ngăn che, không thấy được vật gì cả; trái lại nếu Bồ Tát, tâm không trụ nơi pháp, mà làm việc bố thí đồng với người đã mở mắt Kim Cang, nhìn suốt ngọn đè bát nhã, tánh sáng chiếu soi bốn phía, suốt thông chơn không, rõ biết tất cả cảnh vật, thấy suốt các thứ hình sắc.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Dề! Như Lai tôi sau khi diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào, hay đối với Kinh này, thọ trì đọc tụng, tức đến quả vị Bồ Đề, thành tựu Như Lai tự tánh. Công đức của các vị ấy, không phải hàng tiểu quả, quyền thừa mà so sánh được. Chắc chắn cảm ứng đến Như Lai tôi, quyết đem trí tuệ vô thượng mà chiếu giám (đều biết đều thấy) những người ấy, đều được thấy tánh thành tựu công đức, khắp thí muôn kiếp, vô lượng vô biên.

Thơ 14

Tu Bồ Đề! Hiểu nghĩa Kinh,



Khen ngợi lý thú, quang minh Phật truyền,

Thế Tôn chỉ giáo nghĩa huyền,

Không lo, không sợ, ngồi thuyền ba la.

Trở lại Phật chỉ cái ta,

Nếu ai nhẫn nhục, chắc là phá tan,

Kể lại sự tích tâm cang,

Cuối cùng thắng lợi, thân an tâm thiền!

Ly tướng bố thí diệu huyền,

Những lời chân thật hiện tiền kính dâng,

Bố thí, trì tụng trừ 'sân,

Công đức khó tả, khó phân cho cùng!
---o0o---


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương