Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN VÔ VI THẮNG PHƯỚC THỨ 11



tải về 1.4 Mb.
trang14/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30

PHẦN VÔ VI THẮNG PHƯỚC THỨ 11


PHÂN GIẢI:

Phàm dùng pháp hữu vi bố thí, dù được phước báo, phước ấy cũng hết. Trái lại dùng pháp vô vi bố thí, sẽ được phước báo vô lượng vô biên. Hữu vi vô vi là pháp đối đãi. Vô vi không thể xa lìa hữu vi, ly khai hữu vi thì vô vi không hiển lộ. Hữu vi thật tại là vô vi, chân vô vi chính là hữu vi không trụ trước. Do đó, nên Đại Bồ Tát không trụ vô vi, không chấp hữu vi, mới rõ được thắng phước vô vi. Làm thế nào để không trụ pháp vô vi? Phàm ai thật hành tâm Bồ Tát nên quán tất cả pháp hữu vi, như chiêm bao, như huyễn hóa, như bọt nước, như bóng dáng, như sương mai, như điện chớp; thật hành pháp vô vi, sau khi nghe pháp phải hồi hướng bi, không chịu an trụ vô vi, phát tâm đại bi mà độ đời, bi trí vận dụng song phương, đem pháp "lục độ" nhiếp hóa chúng sinh, mặc dù nói là độ chúng sanh vô lượng vô biên, nhưng tâm lúc nào cũng không chấp năng độ và sở độ. Đó chính là không trụ vô vi mà thật hành hạnh Bồ Tát vậy. Thế nào gọi là pháp hữu vi không cùng tận? Phàm ai hành Bồ Tát hạnh phá sạch trần sa hoặc, tuy nói là quán chúng sanh vô lượng vô biên, nhưng khong giữ tâm nan độ, không cò tâm mỏi mệt buồn phiền. Hòa quang đồng thế tục, hóa thân nghìn trăm muôn ức, thường hành các việc độ chúng sinh. Chúng sinh vô tận, nguyện lực cũng vô cùng. Đó chính là pháp hữu vi không cùng tận, để thật hành đạo Bồ Tát. Tóm lại, là hữu vi mà không trụ hữu vi, ý tứ vô vi mà thật là vi. Bồ Tát hạnh hay làm công hạnh vô vi. Thế nên, nói lý vô vi phước đức vô lượng vô biên vậy.

- Tu Bồ Đề! Như ở sông Hằng đã có số cát, số cát trong sông Hằng, sông Hằng là dịch tên, tiếng Ấn gọi là Ganga, từ phía tây của ao A Nậu Đạt (Anavatatapta) lưu xuất, chảy quanh 4.000 dặm, cát mịn như bột. Khi nói đến số nhiều, Đức Phật thường đem số cát sông này làm thí dụ; cũng thế lúc nào nói tới việc cao lớn, Phật thường mang núi Tu Di ra làm thí dụ, ý ông nghĩ sao? Số cát sông Hằng đó, có nhiều hay không?

Tu Bồ Đề thưa:

- Rất là nhiều, bạch Thế Tôn! Chỉ các sông Hằng còn nhiều vô số, huống chi cát của nó.

- Tu Bồ Đề! Ta nay hỏi thật ông, nếu có thiện nam, thiện nữ nào lấy 7 thứ của báu đầy như số cát sông Hằng, khắp 3.000 đại thiên thế giới, đem ra bố thí, được phước có nhiều hay không?

Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn! Rất là nhiều.

Phật bảo Tu Bồ Đề:

- Nếu có thiện nam, thiện nữ nào, ở trong kinh này, cho đến thọ trì, một bài kệ 4 câu, vì người khác giảng nói. Phước đức này thù thắng hơn phước đức bố thí trước…

KHÁI LUẬN

Phần căn bản, Phật Như Lai phải theo lòng người thuyết pháp, khai thị so sánh tướng phước huệ lần thứ 2. Từ so lường phước đức dần dần nói đến chỗ phá tướng . Ấy là biểu hiện Phật Như Lai khổ tâm khéo lời khuyến dụ. Trong phần thứ 8 của Kinh này, đã nói đến việc bố thí, lấy một hạt cát đem làm một thế giới, để thí dụ đem bảy thứ quý báu khắp 3.000 đại thiên thế giới, dùng số nhiều đầy dẫy như cát sông Hằng. Sự bố thí ấy đã được so sánh với sự bố thí trong phần thứ 7, không hiểu có nhiều hơn muôn muôn phần không? Nhưng ấy là thứ bố thí hữu tướng, mặc dù cũng được nhiều phước đức, song đó là một loại phước đức trước tướng, đều không phải là phước đức tự tính. Ai thọ trì kinh này ngộ được công đức tự tánh, do đó mà Đức Như Lai kêu gọi các thiện nam, thiện nữ phải ở trong Kinh này, lấy tâm trụ trì, trì lâu không quên, cho đến dùng 1 bài kệ 4 câu, vì người khác diễn nói. Như vậy, người biết trước dẫn dắt người đi sau, lợi mình, lợi người, được phước đức từ tự tánh. Lại nữa so sánh dùng 7 thứ báu đầy như số cát sông Hằng, bố thí cả 3.000 đại thiên thế giới, phước đức bố thí ấy thật là nhiều. Nên biết phước đức bố thí hữu tướng tuy nhiều, nhưng có hạn lượng. Phước đức pháp thí dù ít, nhưng không ngằn mé. Một bên liệt một bên thắng, không nói nhưng quá rõ. Song mà trì kinh phải ngộ chân lý, nếu không như thế, thì rất dễ trước tướng. Thưở xưa có một người vì sự trước tướng cầu danh, nên muốn làm việc phước đức, do đó, nên thường làm sự bố thí. Về sau ông ta đọc tụng Kinh Kim Cang, thấy rằng: Trong kinh đã nói nếu có thiện nam, thiện nữ nào, đối với Kinh ấy, cho đến thọ trì một bài kệ bốn câu, vì người khác giảng nói thì phước đức này thắng hơn phước đức bố thí trước v.v…ông ấy nghe qua cho việc trì kinh dễ dàng, chỉ trì một bài kệ bốn câu là đủ, cần gì phải bố thí! Từ đó về sau đối với việc bố thí, ông không chịu thật hành nữa. Đó là tâm còn chấp trước, không ngộ được chân lý, nên mới có việc thoái thác việc bố thí.

GIẢNG NGHĨA:

Đức Phật bảo Tu Bồ Đề:

- Trong sông Hằng có số cát rất nhiều, tỷ dụ một hạt cát là một sông Hằng, ý ông nghĩ như thế nào? Cát trong những sông Hằng ấy có nhiều hay không?

Tu Bổ Đề đáp:

- Rất là nhiều, bạch Thế Tôn! Chi nhánh sông Hằng còn nhiều vô số, huống chi là số cát trong các sông ấy!

Đức Phật lại nói:

- Tu Bồ Đề! Tôi nay thực tế nói với ông, nếu có thiện nam, thiện nữ nào dùng mỗi hạt cát làm một thế giới, dùng số cát trong sông Hằng rất nhiều ấy, để so sánh với sự đem 7 báu bố thí cả 3.000 đại thiên thế giới, có đặng phước đức nhiều hay không?

Tu Bồ Đề thưa:

- Bạch Thế Tôn, rất là nhiều!

Đức Phật bảo Tu Bồ Đề rằng:

- Nếu có thiện nam, tín nữ ở trong Kinh này, mỗi chương mỗi câu, cho đến thọ trì một bài kệ 4 câu, diễn nói cho mọi người nghe, phước đức pháp thí ấy, so sánh với phước đức bố thí của báu ở trước thì quả thật nhiều hơn bội phần.

Thơ 11:


Như Lai tùy tiện giảm, tăng,

Hỏi qua số cát sông Hằng nhiều không?

Tu Bồ Đề, theo ý ông,

Bạch lên Đức Phật, cát không thể lường!

Có ai bố thí phô trương,

Đem bảy món báu lòng thương cho người,

Thí vậy phước có vẹn mười?

Đáp rằng phước đức đều từ lòng cho.

Phật nêu hai việc sánh so,

Phước đức bố thí là do bên ngoài;

Thọ trì Kinh Pháp hoằng khai,

Công đức vô lượng, Như Lai tỏ tường!


---o0o---

PHẨN TÔN TRỌNG CHÁNH GIÁO THỨ 12


PHÂN GIẢI:

Giáo pháp là giáo pháp của Như Lai. Như Lai trụ thế 80 năm, thuyết pháp 49 năm, chia ra thời thuyết giáo:

Thời thứ nhất nói KINH HOA NGHIÊM tối thượng thừa;

Thời thứ hai nói KINH A HÀM, pháp TỨ DIỆU ĐẾ

Thời thứ ba nói KINH PHƯƠNG ĐẲNG, trong đó có LĂNG NGHIÊM;

Thời thứ tư nói KINH BÁT NHÃ

Thời thứ năm nói KINH PHÁP HOA cùng NIẾT BÀN.

Nay nói chánh giáo, tức là chánh giáo của thời Bát Nhã. Tôn trọng chánh giáo là thế nào? Tức là nói chư Phật, các Bồ Tát đều từ Kinh này lưu xuất. Chúng sinh đời mạt pháp nghe được đại pháp này rất khó, kẻ nói người nghe đều phải mười phần tôn trọng diệu pháp Bát Nhã. Thế nên Kinh thường nói: "Pháp nhiệm mầu rất sâu vô lượng, trăm nghìn muôn kiếp khó gặp gở…".

Lại nữa, Tu Bồ Đề! Tùy chỗ nói Kinh này, tùy theo chỗ sở tại kia, cho đến một bài kệ 4 câu v.v…phải biết chỗ ấy, phải biết chỗ ấy, tức là tâm này vậy. Tất cả trong thế gian, trời, người, A Tu La, Trời là bậc ở 4 cõi Trời. Người là những động vật trong thế gian. A Tu La là khong phải Trời, không phải người, một loài quỉ thần ưu chiến đấu, đều phải cúng dường, như cúng dường chúa tháp của Phật. Huống chi có người hết lòng thọ trì, đọc tụng. Đọc tụng theo văn, gọi là đọc, trái với văn gọi là tụng. Đọc tụng chính là miệng thuộc văn tự kia, tâm hiểu nghĩa lý rõ ràng. Tu Bồ Đề! Phải biết người ấy, thành tựu được pháp hy hữu đệ nhất tối thượng. Nếu Kinh điển này để ở chỗ nào, thì xem là có Phật ở chỗ ấy. Như vậy hàng đệ tử phải tôn trọng.

KHÁI NIỆM:

Phần căn bản, vì phần trước đã nói phước đức tự tính, thắng hơn phước đức trước tướng. Hiện tại lại tiến thêm một bước, nêu rõ phước đức bố thí vật báu, không bằng phước đức trì Kinh, đều chú ý ở chỗ rất tôn trọng sự trì Kinh. Nói cách khác chính là phát minh Kinh văn đối với vô trụ thật hành bố thí, phước đức như thế nào, ý tứ tôn trọng Kinh điển phải như thế nào. Do đó, đoạn thứ nhất, nêu rõ tôn trọng tùy chỗ nói Kinh này, bởi vì tùy chỗ nói Kinh nàym trong ấy tức có toàn thân Như Lai, Trời, người, A Tu La đều đến kính ngưỡng cúng dường, đồng như chùa tháp nơi thờ Đức Phật. Lai có trời rồng, hàng bát bộ (cũng gọi là Long Thần, Hộ Pháp, vì phàm lúc giảng Kinh, thường đến ủng hộ Phật Pháp, nên gọi là Thiên Long Bát Bộ), cũng đến hộ Pháp. Đoạn thứ hai, nêu rõ sự tôn trọng thọ trì đọc tụng Kinh này, nhân vì Pháp Bồ Đề vô thượng, đều từ Kinh này lưu xuất. Ai mà tận tâm thọ trì đọc tụng Kinh này, thì sẽ sanh tâm thanh tịnh, trong tâm thanh tịnh nó vô tướng vô trụ. Thật là thành tựu được pháp hy hữu đệ nhất tối thượng. Nếu trong tâm người ấy, dùng làm chỗ sở tại của Kinh điển này, tức là có Phật sở tại, thì chỗ trì Kinh, chắc chắn có ngôi Tam Bảo ( Phật, Pháp, Tăng) hàng đệ tử của Phật đều phải tôn trọng!

GIẢNG NGHĨA:

Đức Phật lại bảo Tu Bồ Đề! Nếu có người tùy tiện ở địa phương mình, diễn đạt Kinh này, cho đến một bài kệ 4 câu v.v…khiến cho các người nghe Kinh, tiêu trừ vọng niện nên biết một quyển chơn Kinh này, cư trú ở đâu, được cảm hóa đến Bồ Tát, thần minh, chúng sinh ở cõi trời, cõi người, ác quỉ, A Tu La v.v…đều đến dâng hoa đảnh lễ, đồng như kính ngưỡng tượng Phật ở trong chùa tháp, một lòng kính ngưỡng cúng dường. Huống chi có người hết lòng thọ trì đọc tụng Kinh này, để cầu tính liễu ngộ. Đức Phật lại nói: Tu Bồ Đề! Những người đó được thành tựu pháp Vô Thượng Bồ Đề (Anuttara Samyak Sambuddha). Lại không có pháp nào cao hơn, quí hơn. Phải biết tâm mình tức là tâm Phật, đều không từ bên ngoài mà dặng. Do đó, nên chỗ nào để Kinh điển, chỗ đó có Phật tồn tại. Chúng ta nên biết, cũng như ngôi Tam Bảo ở chỗ nào thì đệ tử Phật phải đến phụng sự, đâu có lý nào không thành tựu, đâu có tâm nào không đáng tôn, không đáng ư?

Thơ 12


Kinh này linh diệu vô cùng,

Dù chỉ bài kệ, tôn sùng tối đa,

Kim Cang Kinh để chỗ ta,

Trời, người các loại, hương hoa cúng dường,

Cũng như chùa, tháp, Phật đường,

Chí tâm kỳ nguyện, chân thường tiến lên,

N hững ai trì tụng chớ quên,

Đệ nhất tối thượng, đứng trên muôn loài!

Kim Cang tính, Phật chỉ hoài,

Tại sao không ngộ, lên đài vinh quang,

Mỗi người sẵn có Kim Cang,

Chỉ cần khai ngộ, tâm an đời đời!


---o0o---

Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương