Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN NHỨT TƯỚNG VÔ TƯỚNG THỨ 9



tải về 1.4 Mb.
trang12/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30

PHẦN NHỨT TƯỚNG VÔ TƯỚNG THỨ 9


PHÂN GIẢI:

Trước nói không nên chấp trước Phật pháp: Đây nói cũng không nên trước tướng về quả Phật. Tu Bồ Đề, nhân ngày xưa Phật vì hàng Thinh Văn nói pháp Tứ Đế, vì Đức Phật đã nói pháp, nên người ta nghĩ quyết có pháp để được, y theo pháp mà tu, chắc chắn được chứng quả. Đây đều là ý nói phân biệt, theo lời nói sanh kiến giải, đều bị rơi vào "năng tri" và "sở tri". Thù bất tri thật tướng bát nhã, chẳng phải tướng "một", chẳng phải tướng "khác", chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, không phải phi vô tướng, không phải phi hữu tướng, chẳng phải không tướng "một", chẳng phải không tướng "khác"; chẳng phải "có không" đều là tướng, cũng chẳng phải "một khác" đều là tướng, lìa tất cả tướng, cũng chẳng phải "một khác" đều là tướng, lìa tất cả tướng, tức tất cả pháp, phàm vật gì đã có hình tướng đều là hư vọng. Phá tướng phải phá tận cùng, tức là diệt trừ hết các vọng. Khi các vọng dứt trừ, thì phần chơn chắc chắn tự hiện.

-Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ thế nào, vị Tu Đà Hoàn, có nghĩ như thế này; Tu Đà Hoàn là dịch âm tiếng Phạn (Srotaapanna). Trung Hoa dịch là Nhập Lưu, vì căn của họ không vào trần cảnh, mà đã vào giòng Thánh. Lại nữa, vì mới dự vào giòng Thánh nhân, nên cũng được dịch là Dự Lưu; mặc dù thân còn đang ở cõi trần, nhưng tâm đã vào giòng Thánh. Sỡ dĩ không nhiễm tướng trạng là vì họ đã đẩy lùi sáu trần xong. Ấy là thể tánh của sơ quả. Ta đã đặng quả Tu Đà Hoàn không?

Tu Bồ Đề thưa:

- Không phải vậy, bạch Thế Tôn! Vì cớ sao? Bởi vì Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu, nhưng không có chỗ nhập, không nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Ấy gọi là Tu Đà Hoàn.

- Tu Bồ Đề! Ý Ông nghĩ sao? Vị Tư Đà Hàm có nghĩ như thế này. Tư Đà Hàm là dịch âm tiếng Phạn (Sakradagami). Trung Hoa dịch là Nhất Vãng Lai. Xét trong giáo pháp Nguyên Thỉ, nói tư hoặc ở dục giới có chia ra 9 phẩm, phải chia ra 7 lần mới phá hết, đó là 7 lần sinh tử mới có thể giải thoát.

Mỗi lần sinh tử, sanh lên cỏi Trời, khi hưởng hết phước báo, liền chuyển sinh trong nhân gian, thọ xong phước báo nhân gian, lại sanh lên cỏi Trời. Như thế đó 6 lần sinh tử, toan tính phá trừ 6 phẩm tư hoặc. Còn lại 3 phẩm tàn-hoặc chưa hết, phải 1 lần sanh tử để phá trừ cho sạch hoặc nghiệp, rồi lại sinh lên cõi Trời, lần chót thọ sinh nhân gian, đoạn sạch vi tế hoặc. Đây là thể tánh quả thứ hai. Ta đặng quả Tu Đà Hàm chăng?

Tu Bồ Đề thưa rằng:

- Chẳng như vậy, bạch Thế Tôn! Vì cớ sao? Vì Tư Đà Hàm, gọi là Nhứt Vãng Lai, nhưng thật không vãng lai. Ấy gọi là Tư Đà Hàm.

- Tu Bồ Đề! Ý Ông nghĩ sao? A Na Hàm có thường nghĩ như vầy, A Na Hàm là tiếng Phạn (Anagami). Trung Hoa dịch là Bất Lai. Quả vị này đã đoạn 9 phẩm tư hoặc, tâm thường an trụ trong tứ thiền, sanh lên cõi Trời Tịnh Cư, không bao giờ trở lại cõi dục thọ sanh. Ấy là thể tánh của quả thứ ba. Ta đặng quả A Na Hàm chăng?

Tu Bồ Đề thưa:

- Chẳng như vậy, bạch Thế Tôn! Vì cớ sao? A Na Hàm gọi là Bất Lai, nhưng kỳ thật đều đến, nên gọi là A Na Hàm.

- Tu Bồ Đề, Ý Ông nghĩ như thế nào? A La Hớn, hay nghĩ như thế này, A La Hớn là tiếng Phạn (Araham). Trung Hoa dịch là Vô Sanh; chính là không sanh không diệt, đã vượt ra 6 nẻo luân hồi, không còn thọ sanh, được nhân thên cúng dường. Đây là thể tánh của quả thứ tư. Địa vì này không nói là quả , mà nói là đạo, bởi vì đã gần với con đường giác ngộ vậy. Ta có đặng đạo A La Hớn không?

Tu Bồ Đề thưa:

- Chẳng như vậy, bạch Thế Tôn! Vì cớ sao? Vì không có pháp nào gọi là A La Hớn. Bạch Thế Tôn! Nếu A La Hớn có nghĩ, ta được đạo A La Hớn, tức là còn chấp ngã, nhơn, chúng sinh, thọ giả. Bạch Thế Tôn! Phật nói: Ta đặng vô tránh tam muội, vô tránh tức là không có tâm cạnh tranh. Tam muội là ý nói đã đến chỗ tinh diệu, trong loài người thật là số một. Ấy là bậc A La Hớn ly dục thứ nhất. Ly dục là lìa ái dục ở cõi dục. Bạch Thế Tôn! Con không suy nghĩ, con đã là A La Hớn ly dục. Bạch Thế Tôn! Nếu có nghĩ con đã được đạo A La Hớn, thì Thế Tôn không nói Tu Bồ Đề là người ưa hạnh A Lan Nhã, ưa là ái, là ý tứ ưa muốn. A Lan Nhã là dịch âm tiếng Phạn Aranya, Trung Hoa dịch là vô tịnh, cũng dịch là tịch tĩnh, là không cố chấp nhơn và ngã. Như Bách Nạp thiền sư đã nói: "Vô Tịnh là sao? Kinh Niết Bàn nói: Tu Bồ Đề trụ nơi hư không, nếu có chúng sinh chê tôi đứng yên, thì tôi sẽ suốt ngày ngồi đoan trang không đứng; nếu có ai chê tôi ngồi, thì tôi sẽ suốt ngày đứng yên không dời chỗ, tức là nghĩa này. Hạnh là sao? Suy nghĩ trong tâm gọi là niệm, thấy nơi hành động gọi là hạnh. Vì Tu Bồ Dề thật không sở hành, nên gọi là Tu Bồ Đề, ấy là ưa hạnh A Lan Nhã.

KHÁI LUẬN:

Phần căn bản, nhân vì phần trước nói ra Phật pháp tức không phải là Phật Pháp. Đức Phật còn sợ chúng đệ tử chưa thấu rõ đạo lý ấy. Ngài muốn chúng đệ tử, xứng cơ ngộ lý "trụ tâm vô trụ". Đều nhơn pháp nguyên thỉ, cậu nệ nơi danh ngôn, tập khí, chấp có thật pháp. Do đó, một mặt Ngài muốn từ pháp thấp, hướng dẫn chúng đệ tử lãnh ngộ; mặt khác, Phật biết Tu Bồ Đề đã hoàn thành tựu đạo của Nguyên Thỉ, Ngài muốn chính từ lòi nói của Tu Bồ Đề nói ra kết quả của minh đã chứng ngộ. Nguyên lai pháp Đại Thừa, là phương pháp tu hành tích cực, tự lợi, lợi tha, thật hành đạo Bồ Tát, đầy đủ "đồng thể đại bi", đem tâm "vô duyên đại từ". Pháp tiểu quả là pháp tu hành tiêu cực, ở nơi phần tự liễu sanh tử. Thời cổ Ấn Độ, nước giàu dân yên, trăm họ hưởng cảnh an nhàn. Đức Phật ra đời nhằm quốc độ ấy, không thể không thuận lòng người, nên phải ứng dụng pháp tiểu quả. Vì thế phần căn bản phải nói, nhân vì phần trước đã nói đến Phật cùng pháp đều phi, sợ chúng đệ tử nghi ngờ cho rằng Phật không thể cầu, pháp không thể chứng. Vậy thì tiến thủ cũng là vô ích. Do đó, mới nhờ chỗ liễu ngộ tiểu quả của Tu Bồ Đề, vì đại chúng khai thông, khiến cho toàn chúng đệ tử lãnh ngộ. Lại nữa trong 4 quả đều có chữ 'KHÔNG" (Không chỗ vào, Không qua lại, Không chẳng đến và không có pháp), chính là Pháp vô vi. Chỗ khác nói tất cả hiền thánh, đều nhờ pháp vô vi mà có sai khác, ở đây có thể chứng 4 quả Phật; cũng như đức Khổng Tử thì có bốn giáo. Nhưng bốn quả Phật đã nói tự có thứ tự:

Thứ nhất, không vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là biết dục phải tránh. Đây là quả đầu tiên.

Thứ hai, còn một lản qua lại, là không trở lại cảnh dục, tức là quả đã thu.

Thứ ba, là bất lai, đã lìa bỏ cảnh dục, tức là quả đã thành thục.

Thứ tư, là ly dục, anh nhiên diệt trừ tính dục, tức là đã thu thập được.

LỜI PHỤ THUỘC:

Phật Pháp từ ngàn xưa đã chia ra hai, ấy là hiển giáo và mật giáo. Hiển giáo lại chia ra tiểu thặng và đại thặng. Tiểu thặng lại chia ra hai tôn là Câu Xá và Thành Phật. Đại Thặng cũng chia ra: Tam Luận Tôn, Pháp Tướng Tôn, Thiên Thai Tôn, Hoa Nghiêm Tôn, Luật Tôn, Thiền Tôn, Tịnh Độ Tôn có cả thảy 7 thứ. Mật Giáo lại chia ra 2 thứ là Kim Cang Bộ cùng Thai Tạng Bộ.

Câu Xá Tôn của Tiểu Thặng, lập nhân vị, quả vị ba thừa: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Về Thanh Văn thừa, cần phải học và thật hành pháp Tứ Đế. Ai đi nhanh thì được kết quả trong vòng ba đời, vị nào đi chậm thì đến 60 kiếp mới được đắc quả. Phương tiện tu hành kia lại có 7, đắc quả có 4, xin nêu rõ trong bản đồ như sau:

Thinh Văn Thừa: Có 7 phương tiện tu hành

1) Ngũ đình tâm quán: Dùng 5 phép quán để đình chỉ 5 vọng tâm:

a. Quán bất tịnh để đối trị vọng tâm tham dục.

b. Quán từ bi để đối trị vọng tâm giận tức

c. Quán nhân duyên để đối trị vọng tâm ngu si.

d. Quán giới phân biệt để đối trị ngã kiến và

e. Quán sổ tức để đối trị vọng tâm tán loạn.

2) Biết tướng niệm xứ: Phân biệt thật hành tứ niệm xứ:

a. Quán thân bất tịnh,

b. Quán thọ là khổ,

c. Quán tâ vô thường,

d. Quán pháp vô ngã.

3) Tổng tướng niệm xứ: Thật hành 4 niệm xứ chung hằng nghĩ thân này bất tịnh, là khổ, vô thường và vô ngã.

4) Noãn: Đối với chân không, phải liễu ngộ tương tợ, chuyển mê lầm phiền não đặng phần vị trong Phật pháp. Cũng như vò cây lấy lữa, trước phải dược sức nóng. Nên gọi là noãn vị.

5) Đảnh: Lúc nào cũng hiểu biết tăng tiến tương tợ, định quán phân minh, ở trên noãn vị, như lên trên đỉnh núi, nhìn thấy 4 phương, một cánh rõ ràng. Nên gọi là đảnh vị.

6) Nhẫn: Lại tăng tiến rõ ràng pháp Tứ Đế, liền được quyết định, kham nhẫn các dục lạc, nên gọi là nhẫn vị.

7) Thế Đệ Nhất: Tăng tiến thật hành pháp Tứ Đế, dần dần thấy pháp tánh, mặc dù chưa đắc thánh đạo, nhưng ở thế gian xưng là đệ nhất. Nên gọi là Thế Đệ Nhất.

Đắc quả có 4:

1) Quả Tu Đà Hoàn; Sau khi được Thế Đệ Nhất, trí vô lậu pháp sinh, đoạn hết kiến hoặc 3 cõi, gõi là quả Tu Đà Hoàn; lại cũng gọi là Dự Lưu, tức là Sơ Quả.

2) Quả Tư Đà Hàm: Từ đây đoạn ít phần tư hoặc, còn qua lại nơi cõi dục. Nên gọi là quả Tư Đà Hàm. Lại cũng gọi là quả Nhứt Lai. Đây cũng là Nhị Quả.

3) Quả A Na Hàm: Đoạn hết tư hoạc ở dục giới, nên không tái sinh ở cõi Dục. Gọi là quả A Na Hàm. Cũng gọi là quả Bất Lai, là Tam Quả.

4) Quả A La Hớn: Nếu toàn đoạn tư hoặc trong 3 cõi, vượt ra tam giới. Gọi là quả A La Hớn.

Ấy là tứ quả.

Ba cõi: Cõi Dục, cõi Sắc, và cõi Vô Sắc.

Năm cách quán đình chỉ vọng tâm: biết tướng niệm xứ, tổng tướng niệm xứ, gọi là Tam Hiền. Noãn vị, Đảnh vị, Nhẫn vị và Thế Đệ Nhất Pháp, gọi là Tứ Thiện Căn. Công Tam Hiền cùng Tứ Thiện Căn, gọi là 7 phương tiện. Chính là nhơn vị Thinh Văn Thừa, Tu Đà Hoàn, Tu Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hớn là quả vị Thinh Văn Thừa. Kiến hoặc, tư hoặc, đồng thuộc phiền não. Nếu phân biệt, phần ở ý thức, khởi các phân biệt, mê nơi chân lý, rồi khởi ra ngã kiến, tà kiến v.v…Gọi là kiến hoặc. Năm thức đối với năm trần cảnh (Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, đối với 5 cảnh có tác dụng thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc), mê nơi sự tướng, mà khởi ra tham ái v.v…Gọi là Tư Hoặc. Kiến Hoặc làm chướng ngại sự giác ngộ, tư hoặc làm chướng ngại sự giải thoát. Thế nên ai muốn ngộ chơn lý Tứ Đế, cần phải đoạn Kiến Hoặc; ai muốn ra khỏi 3 cõi để vào Niết Bàn phải đoạn Tư Hoặc, không thể không rõ biết việc ấy. Bậc vô lậu trí phải ngộ chân lý ( Hữu lậu, vô lậu) một trong hai trí, lìa tất cả phiễn não lỗi lầm, trí tuệ thanh tịnh không cấu nhiễm.

GIẢNG NGHĨA:

Đức Phật bảo" Tu Bồ Đề! Ý tứ ông nghĩ như thế nào? Tu Đà Hoàn khi tu hành, trước có tự nghĩ mình sẽ đặng sở quả Thinh Văn không?

Tu Bồ Đề đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không thể nào có được niệm sơ quả; vì sao? Vì Tu Đà Hoàn tuy không thể đốn ngộ chơn không, hãy còn chế ngự dục vọng. Đẩy lùi cảnh giới sáu trần, đi vào cửa vô tướng, được vào dòng thánh nhơn, nên gọi là Nhập Lưu.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ thế nào? Tư Đà Hàm, đương khi tu hành, trước có tự nghĩ mình sẽ đặng quả thứ 2 của Thinh Văn không?

Tu Bồ Đề đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không thể nào có ý nghĩ đặng quả thứ 2. Vì sao? Bởi vì tâm cảnh của Tư Đà Hàm, đả di đến chỗ tịch tĩnh, nhưng mắt còn thấy cảnh. Tâm còn một sanh một diệt. Nên gọi là Nhất Vãng Lai. Thật thì không có sinh diệt thứ hai, niệm trước vừa khởi, niệm sau tức lìa, tâm khong trước tướng sinh diệt. Do đó nên không có thật vãng lai.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Ý ông nghĩ sao? A Na Hàm đương khi tu hành, trước tự nghĩ mình sẽ đặng quả thứ 3 của Thinh Văn không?

Tu Bồ Đề đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không thể nào có ý nghĩ đặng quả thứ 3. Vì sao? Vì A Na Hàm tâm không vô ngã, đã đoạn tư hoặc của trần thức, trong không có dục tâm, ngoài không dục cảnh, tập định đã sâu, sáu trần và bốn tướng mỗi mỗi đều ngộ lý không, nên chơn tướng được thể hiện. Do đó, nên gọi là Bất Lai, thật lại hằng không đến cõi Dục thọ sanh nữa.

Đức Phật lại hỏi:

- Tu Bồ Đề! A La Hớn đang khi tu hành, có nghĩ mình sẽ đặng quả thứ 4 của Thinh Văn không?

Tu Bồ Đề đáp:

- Bạch Thế Tôn! Không thể nào có được niệm về quả thứ tư. Vì sao? Vì thật sự A La Hớn, tâm đã không, tướng diệt, không có niệm đắc đạo thì làm gì có nghĩ đắc quả. Thật không có pháp gì mà gọi là A La Hớn cả. Nếu A La Hớn mà còn nghĩ đắc đạo, tức là còn trước 4 tướng, thì không thể nào gọi là chánh hiệu A La Hớn.

Tu Bồ Đề bách đức Thế Tôn! Từ Phụ đã từng nói qua cho con rõ, nên riêng con suốt ngày ở trong tất cả pháp, không khởi một tí gì phiền não, cũng không não hại một chúng sinh, không có tâm cạnh tranh (vô tánh), đã đến chỗ tinh diệu (tam muội). Trong hành thượng túc đệ tử Phật, Tu Bồ Đề giải không đệ nhứt, là một vị đã dứt nhân ngã, đoạn tuyệt niệm này. Bật A La Hớn ly dục số một.

Tu Bồ Đề lại bạch rằng:

- Thưa Thế Tôn! Con tuy được Từ Phụ xưng khen như thế, con không bao giờ nghĩ đến danh từ A La Hớn.

Tu Bồ Đề lại thưa tiếp:

- Nếu con có nghĩ chứng đặng A La Hớn, tức là còn bị sanh 1 vọng niệm, thì làm gì con được lục dục đốn không. Từ Phụ Thế Tôn thường nói Tu Bồ Đề là vị ưa thật hành hạnh tịch tĩnh ( A Lan Nhã). Là vì Tu Bồ Đề con, nguồn tâm "vô sở đắc", cũng "Vô sở hành", một mảy trần cũng không chấp trước. Do đó mà được gọi là Tu Bồ Đề. Vì thế cho nên Từ Phụ Thế Tôn của con, cho chon là người ưa hạnh tịch tĩnh.

Thơ 9:

Tu Bồ Đề có nghĩ ra?



Bốn quả cao thấp, thật là có không?

Trả lời phủ nhận ngoài trong,

Nếu chấp, đâu phải thong dong xuất trần.

Sơ quả, nhị quả có phần,

Tam quả, tứ quả ân cần đi lên,

Đi lên, chức tước phải quên,

Còn biết chứng quả, bấp bênh siêu huyền!

Thế nên Thiện Hiện tâm thiền,

Ở nơi tịch tĩnh cần chuyên từ hòa,

Sở hành, sở chứng đều xa,

Một mầu xanh đậm, Ta Bà chứa chan!
---o0o---


Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương