Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN HAY TỊNH NGHIỆP CHƯỚNG THỨ 16



tải về 1.4 Mb.
trang18/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   30

PHẦN HAY TỊNH NGHIỆP CHƯỚNG THỨ 16


PHÂN GIẢI:

Nghiệp chướng là thế nào? Hoặc là nghiệp, hành động đời trước, hoặc là hành động hiện tại, đều có thể ngăn che chơn tánh.

Hành động đời trước, chính là sức nghiệp của đời trước, những hành động thuộc nhiều đời nhiều kiếp về trước, không thể tính kể. Bởi vì từ vô thỉ kiếp trở lại, những nghiệp đã tạo đều thu nạp vào ruộng thức thứ tám, gặp duyên phát hiện, quả thuần thục liền sanh, luân chuyển trong sáu đạo, không bao giờ thôi dứt, hòa hợp vọng sanh, hòa hợp vọng tử, sinh diệt không thôi, đều là nghiệp lực không thể nghĩ bàn, sức nó lôi cuốn mạnh mẽ. Trong Kinh có nói: "Nghiệp lực của chúng sanh, nếu có hình tướng, đầy cả hư không, không đủ chỗ chứa". Nói như thế để biết nghiệp lực của chúng sanh vốn thuộc hư vọng, chỉ vì chúng sanh không rõ duy tâm, do đó tạo ra những nhơn hư vọng, tức là thọ khổ hư vọng. Do đó mà chúng ta rõ được nghiệp chướng từ xưa đến nay vốn là không, nếu chưa rõ là phải hoàn lại nợ đời trước.

Nói về hành động hiện tại (hiện nghiệp), tức là đời dữ năm trược này, chúng sinh trả nợ những gì đã tạo công cộng đời trước, vì nó liên quan đến đời này vậy. Nếu có chúng sanh nào thọ trì đọc tụng Kinh này, biết rõ tất cả huyễn tướng, đều là "duy tâm sở hiện", năm uẩn vốn không, sáu trần chẳng có, không bị vật chuyển mà hay chuyển được vật, thì không thọ các khổ hư dối này. Tuy nhiên muốn rõ duy tâm, cần phải sâu thông Bát Nhã. Nếu thâm nhập được Bát Nhã thì rõ các sự vật đều không, tất cả hư vọng dứt sạch. Thế nên chỉ có Bát Nhã mới hay tịnh trừ được nghiệp chướng.

Lại nữa, Tu Bồ Đề! Các thiện nam thiện nữ nào, thọ trì đọc tụng Kinh này, nếu bị người khinh tiện. Những việc khinh tiện rất nhiều, hoặc là bị ganh ghét, hoặc sanh tị hiệm, hoặc ôm lòng giận mà gia tâm phỉ báng, hoặc ỷ thế mà lấn lướt, thậm chí bị gia hại bởi dao, gậy, ngói, đá. Tất cả đều nằm trong hai chữ khinh tiện. Người ấy đời trước tạo nhiều tội nghiệp, phải đọa vào đường ác, đời này bị người khinh tiện; (đọc tụng Kinh này) tội nghiệp đời trước, chắc chắn được tiêu diệt, sẽ chứng đặng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Tu Bồ Đề! Tôi nhờ thuở quá khứ vô lượng kiếp a tăng kỳ, a tăng kỳ dịch âm là tiếng Hoa, dịch nghĩa là vô lượng số. Ở trước Đức Phật Nhiên Đăng gặp được tám trăm bốn nghìn muôn ức na do tha các Đức Phật, gặp, ý nói gặp gỡ. Na do tha dịch âm thành tiếng Hoa, có nghĩa là một muôn muôn, thảy đều cúng dường dâng thờ, không bỏ qua một vị nào. Nếu lại có người, ở trong đời mạt phát về sau thường thọ trì đọc tụng Kinh này, thu được công đức, đối với công đức của tôi đã cúng dường các Đức Phật, trăm phần không bằng một, nghìn muôn ức phần, cho đến toán số thí dụ cũng không bì kịp.

Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam và thiện nữ nào, ở trong đời mạt pháp về sau, hay thọ trì đọc tụng Kinh này, chỗ được công đức, nếu tôi nói đầy đủ, nói đầy đủ chính là nói rõ ràng, hoặc có người nghe, tâm liền cuồng loạn, hồ nghi không tin. Tu Bồ Đề! Phải biết nghĩa của Kinh này không thể nghĩ bàn, quả báo cũng không thể nghĩ bàn!

KHÁI LUẬN:

Văn trên nói công đức trì Kinh như thế nào. Phần này là chỉ rõ công đức trì tụng làm sáng tỏ Bát Nhã, có lợi ích ly chướng xuất triền; chẳng những diệt tội mà còn được thắng quả. Chia chẻ mà nói, có hai việc không thể nghĩ bàn:

Một là đời này thọ trì đọc tụng Kinh này, tội nghiệp đời trước tiêu diệt một cách dễ dàng.

Hai là chẳng những tiêu diệt tội nghiệp đời trước, lại còn đăng quả bồ đề.

Việc trước chỉ rõ phước báo không thể nghĩ bàn. Luôn dẫn chứng Phật Như Lai tự Ngài khi chưa gặp Phật Nhiên Đăng, mặc dù cúng dường vân thờ nhiều Đức Phật, nhưng không bằng người đời sau thọ trì đọc tụng Kinh này, công đức nhiều hơn; đem số muôn ức để dụ cho trần sa đều không thể nào bì kịp. (Đây là lần thứ năm, dùng công đức cúng Phật để so sánh với công đức trì Kinh). Lại giải bảy có thiện nam thiện nữ nào đời mạt pháp về sau thọ trì đọc tụng Kinh này, công đức không có chi sánh được.

Như Lai cũng vì các bậc hạ căn nói pháp, do đó không thể nào chẳng nói quả báo khiến họ cảm động. Nếu đem công đức này, nói ra tất cả thì sợ chúng sinh hiểu lầm đại phước, tâm bị cuồng loạn, trái với ý chánh trong Kinh, qua đạo lý vô tướng vô trụ, giống như tin mà không tin, gây thành sự hồ nghi. Do đó nên nói quả báo nghĩa Kinh, không thể nghĩ bàn, chẳng qua là muốn cho chúng sinh hồi tâm tịch chiếu, nương theo giáo pháp tu trì, để sáng suốt tự tánh. Nếu đem Kinh điển mà nghĩ bàn thì trở thành cách ngại.

Tóm lại, Như Lai chỉ rõ Kinh này, vì một điều làm khuôn phép mà phát tâm Bồ Đề. Đại Bồ Tát phải như thế mà hàng phục tâm kia, thiện nam tín nữ cũng phải y theo thế đó mà hàng phục vọng tâm thì chắc chắn không có gì sai khác giữa Phật và chúng sinh.

GIẢNG NGHĨA:

Đức Phật nói:

- Tu Bồ Đề! Mỗi khi có thiện nam thiện nữ đều thường hay thọ trì đọc tụng Kinh này, chẳng những không được người, trời, cung kính mà lại bị người khinh tiện là vì cớ sao? Đó chính là do các vị đó đời trước có tội nghiệp lớn. Đã có tội nghiệp thời đời sau phải bị vào ba đường ác là địa ngục, quỷ đói, và súc sanh, chịu khổ không cũng tận. Đời nay, nhờ công đức trì Kinh, giảm bớt tội nghiệp kia, rồi bị người khinh tiện, đó là việc phải có. Tu trì dần dần, trừ được quả hiện tại, tội diệt phước sanh, tự nhiên sẽ chứng được Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bổ Đề! Tôi nhớ nghĩ đến đời trước xa xưa, trải qua số kiếp không lường. Trước khi chưa gặp Đức Phật Nhiên Dăng, tôi đã từng cúng dường vô số Đức Phật, nỗi Đức Phật đều tự như, đều thành tâm chuyên ý cúng dường, số nhiều không thể tính kể. Thế mà đời sau có những người đối với Kinh này thọ trì đọc tụng, thấy được bản tánh của họ, dứt được sự luân hồi, đem công đức ấy so sánh với Như Lai tôi trước kia về công đức cúng dường, lại thù thắng hơn xấp muôn muôn lần.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam tín nữ nào, ở đời rốt sau thường thọ trì đọc tụng Kinh này, quyết được công đức vô lượng không nghi. Đây là những lời Như Lai tôi lược nói, nếu nói rộng thì công đức ây bao trùm cả trời đất, số lượng hơn số cát sông Hằng; sợ những người hạ căn nghe đến, tâm tánh bị cuồng loạn, những bật căn tánh khá thì lại sanh lòng hồ nghi, lại cho lời của tôi nói là quá đáng mà ngạc nhiên than thở.

Đức Phật lại bảo:

- Tu Bồ Đề! Phải biết công đức, do nơi nghĩa Kinh, mà được quả báo. Nghĩa Kinh rất là cao siêu, khó mà suy lường, quả bảo rất là trọng yếu, không thể nào nói cho hết.

Thơ 16:


Những ai đọc tụng hữu duyên,

Dù bị khinh tiện, tội khiên đã làm,

Trì Kinh dứt sạch lòng phàm,

Sẽ đặng chứng quả độ hàm linh căn!

Xưa tôi ở trước Nhiên Đăng,

Cúng dường chư Phật như hằng hà sa,

Có người mạt thế lâu xa,

Trì Kinh công đức hơn ta rất nhiều!

Mạt thế trì tụng biết điều,

Nói lắm sợ kẻ đăm chiêu hồ nghi.

Tu Bồ Đề thật trí tri,

Nghĩa Kinh, quả báo khó ghi tận tường.


---o0o---

Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương