Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


PHẦN CHÁNH TÔN ĐẠI THỪA THỨ 3



tải về 1.4 Mb.
trang7/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30

PHẦN CHÁNH TÔN ĐẠI THỪA THỨ 3


PHÂN GIẢI:

Thinh Văn Bồ Tát là tiểu thừa; Duyên Giác Bồ Tát là trung thừa; nay nói Đại Thừa là nói pháp Đại Thừa Bồ Tát .

Thinh Văn ngộ được pháp Tứ Đế (khổ, tập, diệt, đạo).

Duyên Giác ngộ pháp Thập Nhị Nhân Duyên (vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử).

Đại thừa Bồ Tát ngộ pháp lục độ vạn hành (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ).

Tôn môn pháo biệt rất nhiều, đây nói chánh tôn, tức là nói pháp Bát Nhã rất cao siêu. Bát Nhã là mẹ của chư Phật, đó là Pháp Tối Thượng Thừa. Do đó, nên nói là Chánh Tôn.

Đức Phật bảo Ngài Tu Bồ Đề, các vị Bồ Tát Ma Ha Tát, chữ Ma Ha Tát có nghĩa là rộng lớn, trong hành Bồ Tát, các vị này đầy đủ đại giác tánh, phải đúng cách để hàng phục vọng tâm kia, đã có các loại chúng sanh, hoặc noãn sanh, hoặc thai sanh, hoặc thấp sanh, hoặc hóa sanh, hoặc hữu sanh, hoặc vô sắc, hoặc hữu tưởng, hoặc vô tưởng, hoặc phi hữu tưởng, hoặc phi vô tưởng, ta đều khiến các loại trên đều vào Vô Dư Niết Bàn, vô dư nghĩa là không còn mảy may sinh diệt vọng tưởng. Niết Bàn tức là Giác tánh xưa nay không sinh, không diệt. Vô dư Niết Bàn là niết bàn không còn sinh tử luân hồi, rồi diệt độ tất cả, diệt là dứt hết các vọng tưởng, độ là trở lại tánh giác của mỗi loài. Dùng trí tuệ sáng suốt để diệt hết si ám đó là ý nghĩa hai chữ diệ độ. (Ví như người bị mù đôi mắt, thầy thuốc trị lành, sáng suốt trở lại; thầy thuốc chỉ trị bệnh cho người kia, chớ đâu phải cho ánh sáng đến người đau mắt. Thế nên chúng ta biết rằng, ánh sáng của mắt sẵn có, sự ngăn che của con mắt vốn không, nhơn vì vốn không, nên có thể diệt; nhơn vì sẵn có, nên mới trị (độ). Diệt độ như thế, chúng sanh có vô lượng, vô số, vô biên, thật không có chúng sanh nào diệt độ cả. Vì cớ sao? Nếu Bồ Tát còn có Ngã tướng, tướng là hình tích vậy, chấp chặt hình tích, tâm không trống rỗng, bị trệ ngại không thể hóa giải, gọi đó là tướng. Ngã tướng là sự yêu mến thân mạng mình, trọn ngày cứ lo cho thân, tranh danh đọat lợi cho thân. Tính toán cho thân mình, rồi lo cho thân con cháu đều thuộc về ngã tướng cả.

Nhơn tướng, các việc phân biệt người khác thấy người có thế lợi, chạy theo bén gót. Thấy người yếu đối, giận chán không ưa, ganh ghét người hơn mình, bỏn sẻn đối với mọi người, đều là nhơn tướng.

Chúng sanh tướng, phàm sắc, thọ, tưởng, hành, chấp cho là chúng hòa hiệp, tham lam giận tức, si mê, ái nhiễm, làm cho chìm đắm nguồn linh, những việc nó trên đều là chúng sanh tướng.

Thọ giả tướng, những việc đốt hương cầu nguyện, cầu cho có phước điền hiện tại, uống thuốc luyện đơn, hy vọng trường sinh không già. Các việc ấy đều là thọ giả tướng, tức không phải là Bồ Tát.

KHÁI LUẬN:

Phần căn bổn giảng nói phương pháp hàng phục vọng tâm. Đức Phật Như Lai cốt yếu nói lại phần trước, qua lời hỏi của Ngài Tu Bồ Đề: Làm thế nào để trụ tâm? Làm sao để hàng phục vọng tâm? Thuyết minh hai câu hỏi ấy một cách rõ ràng; lẽ ra chỉ cần nó hàng mà không cần nói trụ, vì hàng cũng giống như trụ; ấy là hàng phục tâm vọng niệm kia, trụ tức là đã định tâm kia vậy! Thế nên Đức Phật Như Lai nói những người tu hành mà vọng tưởng còn nhiều thì tâm Bồ Đề không thể nào thường trú. Ai muốn tâm Bồ Đề thường trù, phải xa lìa vọng tưởng. Muốn diệt nó, ta phải ở trong hoàn cảnh phân biệt tất cả tướng. Trong phần căn bản mặc dù nói Pháp-tử hàn gphục vọng tâm, song lại chú trọng phần thể nhập Nhất Thiết Trí và dĩ nhiên phải xa lìa bốn tướng: Ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả. Hơn nữa, trong phần chánh, không nói đến các thiện nam và thiện nữ, mà chỉ đề cập đến các vị Đại Bồ Tát, bởi vì các Bồ Tát là những đệ tử đã thành đạo, tâm thể rộng lớn, thuyết minh phương pháp, rồi dặn dò các Bồ Tát phải trừ vi tế vô minh, còn các thiện nam, tín nữ cũng phải theo cách Phật chỉ dạy mà hàng phục vọng tâm, khi hàng phục được vọng tâm thì chắc chắn tâm Bồ Đề thường trú.

GIẢNG NGHĨA:

Đức Phật bải Ngài Tu Bồ Đề: các vị Đại Bồ Tát, nên theo phương pháp mà tôi đã nói vừa rồi để hàng phục vọng tâm, mới có thể thường trú được tâm Bồ Đề.

Phương pháp hàng phục vọng tâm là phải xa lìa bốn tướng; nếu muốn xa lìa bốn tướng, phải phân biệt tất cả các tướng. Hiện tại, tướng chúng sanh, ta thấy có 10 loại:

Noãn sanh: Loài sinh trong trứng, như các loại gà, vịt, chim, rùa, rắn.

Thai sanh: Loài sinh con, như người, súc, rồng, tiên. v.v…

Thấp sanh: Chỗ ẩm ướt hòa hợp, cảm sanh, như các loài côn trùng, hay như loài tôm, cá, ở dưới nước.

Hóa sanh: Hóa kiếp ứng hiện, cổi lốt đổi hình, như các loài quỷ, loài súc, loài bướm bởi sâu mà hóa sanh, loài dơi bởi chuột mà hóa sanh.

Loài hữu sắc: Chỉ cho những loài "hưu cửu tinh minh", tức là các loài có hình sắc.

Loài vô sắc: Chỉ các loài "không tán tiêu trầm; loài không hình sắc như ma, yêu…

Loài hữu tưởng: Chỉ cho các loài thần kỳ, quỷ quái.

Loài vô tưởng: Chỉ cho những loài tinh thần hóa thành đấy, cây, vàng, đá.

Loài phi hữu tưởng: Chỉ cho các loài mùa đông là côn trùng, mùa hạ là cỏ cây.

Loài phi vô tưởng: Chỉ cho các loài minh linh sinh trong đất, trong tổ.

Trên đả nói mười loại chúng sanh tràn đầy vọng tâm đều không phải chơn tâm của Bồ Tát. Đức Phật Như Lai muốn cho tất cả chúng sinh diệt hết nghiệp chướng, độ họ thoát khỏi cảnh luân hồi trong 6 đường (trời, người, a tu la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục) không sanh không tử vào được ngôi làng vô vi thanh tịnh. Đức Phật, tuy đã diệt độ, nhưng mà tất cả chúng sanh không hạn lượng, không tính kể, không biên tế, thật sự không có một chúng sanh nào cùng Bồ Tát đầy đủ tâm Bồ Đề này, hiện tại bị vọng tâm điên đảo, khi diệt hết vọng tâm điên đảo thì trở lại thanh tịnh cứu kính, ấy là trở về bản tánh sẳn có của mỗi người. Tánh mình thì mình độ được, không thể nhờ Đức Phật độ mình được. Ngài chỉ vạch con đường cho chúng sanh: Đức Phật lại bảo Ngài Tu Bồ Đề: nếu chúng sanh nghĩ rằng có được ta diệt độ cho, tức là đã chấp bốn tướng: Ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả; lại bị vọng tưởng đầy dẫy trong tự tánh, như thế làm sao gọi là Vô Dư Niết Bàn, chắc chắn không phải là Bồ Tát.

Theo đạo lý ấy, chính là Bồ Tát chưa tỏ ngộ, trở lại làm chúng sinh. Bồ Tát đã giác ngộ mới là Bồ Tát. Thật tại thì mình phải do tự mình độ, Đức Như Lai chỉ giáo con đường cho chúng sanh, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng Đức Như Lai diệt độ cho chúng sinh, nếu nghĩ như thế tức là chấp trước bốn tướng. Con đường giải thoát còn xa.

Thơ 3


Kiên tâm trì chí công phu,

Chúng sinh mường loại bị tù khổ sai,

Bởi vì cố chấp ai ai,

Ngã, nhơn, thọ, giả, các loài chúng sinh.

Bồ Tát còn có trọng khinh,

Chưa phải Bồ Tát trong tình bao la,

Vô dư diệt độ hằng sa,

Dức trừ bốn tướng mới là viên dung.


---o0o---

Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương