Chú Giải Kinh Kim Cang Và Chánh Pháp Chưa Từng Có ht. Huyền VI


IV - PHÂN GIỚI HẠNG KINH KIM CANG



tải về 1.4 Mb.
trang5/30
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.4 Mb.
#5475
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30

IV - PHÂN GIỚI HẠNG KINH KIM CANG


Toàn bộ Kinh Kim Cang đã chia ra 32 phần, do Thái Tử Chiêu Minh đời nhà Lương phân thành giới hạng. Thật sự thì Chơn Kinh ngày xưa không có phân chia giới hạng. Nay đem 32 phần này chia làm:

1 - Phần tựa

2 - Phần chánh tôn và

3 - Phần lưu thông.

Dùng ba phẩn để phân giới hạng:

Phần Tựa: Chỉ sự bao quát trong phần thứ nhất. Phần này nói lên nguyên do có pháp hội thuyết pháp. Trong phần tựa này lại còn chia ra thông tự và biệt tự (tựa chung và tựa riêng). Từ câu "Như thị ngã văn" cho đến câu "thiên nhị bách ngũ thập nhân câu" là thông tự, tức là các Kinh khác đều nói giống như vậy. Từ câu "nhĩ thời Thế Tôn" cho đến câu "tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa" là biệt tự. Đây là những điểm không đồng với các Kinh khác.

Phần Chánh Tôn: Từ phần thứ hai đền phần thứ ba mươi mốt là phần chánh tôn, hoàn toàn nói rõ tôn chỉ, mục đích của bộ Kinh này.

Phần lưu thông: Là phần nói đến sự lưu truyền Kinh này cho đời sau, tức là phần ba mươi hai mà cũng là đoạn cuối cùng của bộ Kinh.

Kim Cương truyền bá khắp nơi,

Ưng vô sở trụ, tâm thời bao la,

Kim Cương ở tại lòng ta,

Tỉnh thành ngọc quý, mê là bùn nhơ!


---o0o---

V - NGUYÊN DO PHÁP HỘI THUYẾT GIẢNG


Nguyên do pháp hội chính là nói Tôn Giả A Nan đầu tiên ghi nhớ lời Kinh. A Nan là một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật Như Lai. A Nan là tiếng Ấn Độ, Trung Hoa dịch là Vô Nhiễm, lại dịch là Hoan Hỷ, mà cũng dịch là Khánh Hỷ. A Nan theo hầu Đức Phật Như Lai, khi ở tại thành Câu Thi Na (Kushinagar) và các địa phương phụ cận, bên sông Hê Lan Nhã (Hidda-Lanka). Trong thời gian ấy, Đức Phật Như Lai gần viên tịch; A-Nan nhận biết đức Từ Phụ gần nhập Niết Bàn, rất là buồn bã, hầu cận bên cạch khóc lóc, thở than! Lúc ấy vị đệ tử chót của Phật là ông Tu Bạt Đà La (Subhadra) thấy A Nan khóc, mới khuyên rằng:

• Từ Phụ còn tại thế, chúng ta tùy thời mà hỏi đạo, sau khi Từ Phụ viên tịch, chúng ta muốn thưa hỏi đạo lý gì, không ai chỉ giáo một cách rốt ráo, khóc than đâu có ích gì, chi bằng đến thẳng Từ Phụ xin hỏi 4 việc đại quan trọng, cầu mong Từ Phụ chỉ dạy rõ ràng cho chúng ta. Đó là điều hay nhất. Bốn sự kiện ấy là gì?

1) Sau khi Thế Tôn nhập Niết Bàn, chúng con lấy ai làm Thầy?

2) Sau khi Thế Tôn nhập Niết Bàn, chúng con dùng pháp gì để tu tập?

3) Sau khi Thế Tôn nhập Niết Bàn, chúng con phải theo cách gì an trụ?

4) Khởi đầu Kinh Kim Cang, cũng như các Kinh khác, chúng con phải dùng câu gì cho đúng?

• Trả lời câu hỏi thứ nhất, đức Thế Tôn dạy: "Sau khi Đức Như Lai nhập Niết Bàn, các hàng thất chúng (Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Thức Xoa Ma Na Ni, Sa Di, Sa Di Ni, Ưu Bà Tắc, và Ưu Bà Di) đệ tử Phật phải lấy giới luật làm Thầy. Vì sao thế? – Vì giới Luật (Sila-Vinaya) làm mạng mạch của Phật Pháp. Giới Luật còn, giáo pháp của Phật mới còn (Tỳ ni tạng trụ, Phật Pháp cửu trụ)".

• Trả lời câu hỏi thứ hai: đức Thế Tôn day: "Nên dùng 4 Niệm Xứ tu tập", những gì là bốn niệm xứ?

1. Quán thân bất tịnh: Mỗi thân người đều có 5 điều bất tịnh:

.1.1. Chủng tử bất tịnh

.1.2. Trụ xứ bất tịnh,

.1.3. Sanh tiền bất tịnh,

.1.4. Tử hậu bất tịnh và

.1.5. Chung cánh bất tịnh

2. Quán thọ là khổ: Người sống trên cảnh đời này, tất cả việc đều lạnh thọ, vì lãnh thọ nên mới có các điều thống khổ.

3. Quán tâm vô thường: Tâm ngưòi vô thường, tức là không phải chân tâm, đó là vọng tưởng. Vì bị vọng tưởng bao phủ nên chân tâm không thể nào hiển hiện được.

4. Quán pháp vô ngã: Tất cả khổ não của người đời đều do cái NGÃ nó lầm chấp, làm cho mê muội. Sự thật những vật trong thế giới đã có, không phải là của ta.

• Trả lời câu hỏi thứ ba, đức Thế Tôn dạy: "Mặc tẩn". Nguyên nhơn Ngài A-Nan hỏi phải theo cách gì an trụ? Bởi vì hàng đệ tử trong pháp hội, tín tâm không đồng. Như khi gặp vị nào tánh tình thay đổi, phải làm sao điều hộ họ, do đó mà Như Lai đáp dùng hai chữ mặc tẫn, có nghĩa là yên lặng tẫn xuất, trong một thời gian cho ở riêng, lúc nào thấy tánh tình thay đổi thuần thục, lúc đó mới cho vào đoàn thể tu học như trước.

• Trả lời câu hỏi thứ tư, đức Thế Tôn dạy: "Để câu Như thị ngã văn (Evam me suttam)" . Nguyên là một khẩu hiệu chánh tín để chứng minh bản Kinh này do Đức Phật nói, chắc chắn không sai lầm, mà cũng là để lưu lại hậu thế cho chúng sinh tín thọ. Chẳng những Kinh Kim Cang, mà bất cứ Kinh nào Đức Thế Tôn đã nói, đều phải đề 4 chữ "Như Thị Ngã Văn" dùng làm chính tín.

Thâm trầm lời hỏi A Nan,

Thiên nhân nhờ đó, Kim Cang hiện bày,

Chúng ta khởi sự từ nay,

Tội căn mòn dứt, chuyển thay Pháp mầu!

Hết Chú Giải Kinh Kim Cang – Chương V


---o0o---

VI - THUYẾT VÀO BẢN KINH PHẦN NGUYÊN NHÂN PHÁP HỘI THỨ 1.


PHÂN GIẢI: Đức Như Lai vì một đại sự nhân duyên, thuyết pháp độ chúng sanh. Ngài phải tùy địa phương, lòng người và thời gian, không bao giờ khinh thường trong sự thuyết pháp, thế nên khi cơ duyên chưa đến thì không bao giờ thuyết pháp. Địa phương là cần phải có đạo tràng trang nghiêm, thanh thoát; lòng người là ý nói phải có những hạng người đầy đủ trí tuệ và nhất tâm nghe pháp; thời gian là phải chờ lúc cơ duyên thuần thục. Có đầu đủ ba nguyên nhân này mới có thể khai đàn thuyết pháp. Tóm lại, thành lập pháp hội để mà thuyết pháp, không phải dễ dàng.

Như vầy, chân lý như thế. Tôi, khi kiết tập kinh điển, Ngài A-Nan tự nói: nghe, một thuở nọ, khi thuyết Kinh này. Đức Phật ngự tại thành Xá Vệ (Sravasti) thành Xá Vệ là kinh đô của Vua Ba Tư Nặc (Prasenajit). Rừng cây của ông Kỳ Đà Thái Tử. Thái Tử Kỳ Đà (Jetakumara) dân rừng cây trong vười, cúng lên Đức Phật để làm trợ duyên, vườn cây của ông Cấp Cô Độc; Vị đại thần của Vua Ba Tư Nặc, tên là Tu Đạt Đa (Sudatta) ông ưa làm các việc bố thí, nhất là thường giúp cho những người nghèo cùng, quan quả cô độc. Do đó, mà người đời thường gọi Ngài là Cấp Cô Độc. Cùng với các chúng đại tỳ kheo, đại tỳ kheo là những bực có đức hạnh lớn. Trung Hoa dịch là khất sĩ; trên xin giáo pháp của Phật để trưởng dưỡng huệ mạng, dưới xin vật thực của người đàn việt để cho thân mạng sống còn, một nghìn hai trăm năm mươi vị (1250). Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn. Thế Tôn (Lokaiyestha) lời xưng khen Đức Phật. Mỗi Đức Phật có 10 hiệu: Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sự, Phật Thế Tôn. Gần đến giờ ngọ trai, chư Phật có giờ ăn nhất định, giờ ngọ, phi thời không bao giờ ăn. Trong luật đã nói: "giờ dần, mẹo, thìn, là giờ của chư Thiên ăn; giờ tỵ, ngọ, mùi là giờ của chánh nhơn ăn, giờ thân, dậu, tuất là giờ của quỷ thần ăn; giờ hợi, tý, sửu là giờ của súc sanh ăn, nay nói gần đến giờ ngọ trai là nói giờ của chánh nhơn ăn. Đắp Pháp y; Y tức là áo Ca Sa (Kasaya), mang bình bát, bát (Patra) là đồ ứng lượng, có 3 sự tương ưng; tức là sắc tương ưng, thể tương ưng và lớn nhỏ tương ưng. Thế nào là sắc tương ưng? Nghĩa là sắc màu đen, khiến cho người không khởi ý tham lam ưa thích. Thể tương ưng là thế nào? Thể của bát phải là chất thô, khiến cho người không khởi ý tham tâm. Còn lớn nhỏ tương ưng như thế nào? Không quá lượng vậy, tức là đi khất thực không quá bảy nhà, khiến người không tham về miệng và bụng. Vào trong đại thành Xá Vệ khất thực, ở trong thành phố đó thứ lớp đi khất thực xong, trở về bản xứ, ăn cơm rồi thu xếp y bát, rửa chân, tay và mặt xong, trải tọa cụ ngồi.

KHÁI LUẬN:

Đây là phần tựa của toàn bộ Kinh nói tại pháp hội Kỳ Viên (Jetvana), nơi phát khỏi có pháp hội để thuyết Kinh này. Từ câu: "Như vầy tôi nghe" cho đến câu "một nghìn hai trăm năm mươi vị" là thông tự ở trong phần tựa, chính được nói bởi Đức Phật Như Lai, theo nghi thức trụ thế thuyết pháp. Từ câu: "Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn" cho đến câu "trải tọa cụ ngồi", là biệt tự ở phần tựa, chính là nói Đức Phật Như Lai tự Ngài phát khởi sự tướng trong pháp hội ấy. Đức Phật Như Lai muốn cho chúng sanh hiểu rõ những việc ăn, mặc, ở hàng ngày, đều chỉ được bản thể chân tâm. Thế nên mược sự đi khất thực, phát khởi bộ Kinh này, để cho chúng sanh hướng về các việc tầm thường trong ngày như: đi, đứng, ngồi, nằm, ăn cơm, mặc áo, nếu khôn khéo tánh Kim Cang (Phật Tánh) sẽ hiển lộ rõ ràng, để nói lên chính mình cùng chư Phật, đạo lý không sai khác. Chúng ta suy nghĩ kỹ thì biết rõ sự đắp y mang bình bát của Đức Phật Như Lai, đều tiêu biểu cho điều ấy. Sự khất thực của Phật Như Lai chính là muốn dạy cho chúng sanh bố thí. Thứ lớp đi khất thực là tiêu biểu sự nhẫn nại, kiên tâm, không phân biệt nghèo giàu, với lòng đại từ bình đẳng. Thu xếp y, bát là để tiêu biểu cho sự dứt hẳn các vín níu ở đời, tâm không còn lo nghĩ trần gian. Rửa chân là để tiêu biểu tẩy sạch trần cấu cho thân nghiệp được thanh tịnh. Trải tọa cụ là để nói lên phải ngồi thiền định, giữ chánh niệm, không lay động, rồi mới khởi sự thuyết pháp.

Chúng ta nên biết rằng: Tất cả các pháp xuất thế gian không thể tách rời pháp thế gian. Do đó, phàm là đệ tử Phật, cần phải tích cực học đạo và thật hành theo chế độ quy củ của Phật, luôn luôn gìn giữ giới luật, tối kỵ là không nên ăn, mặc, quá dư, buông lung vóc huyển, khó mà đạt được bản tính Kim Cang.

GIẢNG NGHĨA:

Ngài A-Nan nói: Bộ Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật này chính đích thân Ngài nghe Đức Phật Như Lai nói vậy. Thời gian giảng nói Kinh này, Đức Phật ngự tại thành Xá Vệ, trong rừng cây của ông Kỳ Đà Thái Tử, vườn ông Cấp Cô Độc cùng các vị Bồ Tát, La Hớn có đức hạnh và trong hàng đệ tử một nghìn hai trăm năm mươi vị (1250) câu hội một chỗ. Trong giờ phút ấy, mang bình bát, từ vườn hoa ông Cấp Cô Độc, tiến vào đại thành Xá Vệ, đi khất thực. Thứ lớp đi khất thực xong, trở về chỗ cũ thọ thực. Khi ăn cơm xong, Ngài thu xết y, bát, gọn gàng, rửa hai chân sạch sẽ, thăng tòa thuyết pháp.

Thơ 1


Nguyên nhân Phật nói Kim Cương,

Tại thành Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô,

Tỳ kheo trợ hóa thành đô,

Chuẩn bị y, bát, để vô đại thành.

Thích Tôn thứ lớp độ sanh,

Thụ trai đúng ngọ, thi hành đạo thiêng,

Xếp y, rửa bát, thường xuyên,

Trải xong tọa cụ, liền tuyên đạo mầu.


---o0o---

Каталог: downloads -> giang-kinh -> kinh-kim-cang
giang-kinh -> GIỚi thiệu kinh trung a hàM Điền Quang Liệt Định Huệ Dịch Nguồn
giang-kinh -> Kinh tứ thập nhị chưƠng tt. Thích Viên Giác Dịch
giang-kinh -> Kinh đẠi phậT ĐẢnh như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩA
giang-kinh -> Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao
giang-kinh -> PHẬt thuyết a di đÀ kinh yếu giải giảng ký 佛說阿彌陀經 要解講記
giang-kinh -> ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa
giang-kinh -> VỊ trí thánh ðIỂn hoa văn trên phật giáo thế giớI
giang-kinh -> Bàn Về Bốn Bộ a-hàm Lương Khải Siêu
giang-kinh -> Sự Thành Lập Kinh Điển Phật Giáo Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism) Nguyên Hảo dịch Nguồn

tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương