CÁc tội phạm chiến tranh và TỘI Ác chống nhân loạI, bao gồm tội diệt chủNG



tải về 2.09 Mb.
trang18/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.09 Mb.
#28495
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

PHẦN 2: VIỆC CỨU TRỢ THƯỜNG DÂN

Điều 68. Phạm vi áp dụng

Những quy định của phần này được áp dung đối với thường dân theo nghĩa của Nghị định thư này và nó bổ sung cho các Điều 23, 55, 59, 60, 61 và 62 và những quy định thích hợp khác của Công ước IV.



Điều 69. Những nhu cầu chủ yếu trong các lãnh thổ bị chiếm đóng

1. Ngoài những nghĩa vụ nêu ở Điều 55 của Công ước IV về việc cung cấp lương thực và thuốc men, Nước chiếm đóng cũng phải đảm bảo trong chừng mực phương tiện của mình và không có sự phân biệt bất lợi nào, việc cung cấp quần áo, trang bị chăn chiếu, phương tiện cư trú khẩn cấp và những tiếp tế thiết yếu khác cho sự tồn tại của thường dân thuộc lãnh thổ bị chiếm đóng và các đồ dùng cần thiết cho thờ cúng.

2. Các hoạt động cứu trợ cho thường dân ở vùng bị chiếm đóng được chi phối bởi các Điều 59, 60, 61, 62, 108, 109, 110 và 111 của Công ước IV cũng như Điều 71 của Nghị định thư này và phải được tiến hành ngay.

Điều 70. Các hoạt động cứu trợ

1. Khi thường dân thuộc lãnh thổ dưới sự kiểm soát của một Bên trong cuộc xung đột, trừ lãnh thổ bị chiếm đóng, bị thiếu thốn về vật chất, lương thực như đã nêu ở Điều 69 thì những hoạt động cứu trợ có tính chất nhân đạo, vô tư và được tiến hành không có sự phân biệt bất lợi nào phải được thực hiện với sự đồng ý của các Bên liên quan đến các hoạt động cứu trợ này. Việc có những hoạt động cứu trợ theo những điều kiện trên không bị coi là can thiệp vào cuộc xung đột hoặc là có các hành động đối địch. Khi phân phát các đồ cứu trợ này, phải ưu tiên cho trẻ em, phụ nữ có thai hay sản phụ và những bà mẹ đang cho con bú, là những đối tượng được đối xử ưu đãi hay bảo hộ đặc biệt theo Công ước IV hoặc Nghị định thư này.

2. Các Bên trong cuộc xung đột và mỗi Bên tham gia Nghị định thư phải cho phép và tạo dễ dàng cho việc chuyên chở qua nước họ một cách nhanh chóng và không bị cản trở những đồ tiếp tế, những trang bị và nhân viên cứu trợ được quy định theo phần này, ngay cả khi việc giúp đỡ này là dành cho thường dân của Bên đối phương.

3. Các Bên trong cuộc xung đột và mỗi Bên tham gia Nghị định thư khi cho phép chuyên chở qua nước họ đồ cứu trợ, các thiết bị và nhân viên theo đoạn 2:

a. Có quyền đưa ra những quy định về kỹ thuật đối với việc chuyên chở qua nước họ, kể cả việc kiểm tra;

b. Có thể cho phép việc chuyên chở như vậy với điều kiện là việc phân phối đồ cứu trợ phải được tiến hành dưới sự kiểm soát tại chỗ của một Nước bảo hộ;

c. Không được thay đổi bằng bất kỳ cách nào mục đích sử dụng của các hàng cứu trợ, và cũng không được gây chậm trễ việc chuyển hàng cứu trợ vì lợi ích của thường dân có liên quan, ngoại trừ các trường hợp cần thiết khẩn cấp.

4. Các Bên trong cuộc xung đột phải đảm bảo việc bảo hộ các hàng cứu trợ và tạo thuận lợi cho việc phân phát nhanh chóng các hàng đó.

5. Các Bên trong cuộc xung đột và mỗi Bên hữu quan tham gia Nghị định thư phải khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc phối hợp quốc tế có hiệu quả đối với các hoạt động cứu trợ nêu ở đoạn 1.

Điều 71. Nhân viên tham gia các hoạt động cứu trợ

1. Trường hợp cần thiết, việc giúp đỡ hoạt động cứu trợ có thể bao gồm nhân viên cứu trợ, nhất là cho việc vận tải và phân phát các hàng cứu trợ; việc tham gia của nhân viên này phải có sự đồng ý của Bên mà trên lãnh thổ của Bên đó nhân viên này sẽ tiến hành các hoạt động của mình.

2. Những nhân viên này phải được bảo hộ và tôn trọng.

3. Mỗi Bên nhận đồ cứu trợ, trong chừng mực khả năng, phải hỗ trợ cho nhân viên nói ở đoạn 1 thực hiện nhiệm vụ cứu trợ của họ. Các hoạt động của những nhân viên cứu trợ này chỉ có thể bị hạn chế và việc di chuyển của họ chỉ tạm thời bị giới hạn trong trường hợp có sự cần thiết quân sự cấp bách.

4. Trong mọi tình huống, nhân viên cứu trợ không được vượt quá giới hạn nhiệm vụ của họ theo quy định của Nghị định thư này. Nhân viên cứu trợ phải đặc biệt chú trọng những yêu cầu về an ninh của Bên mà trên lãnh thổ bên đó nhân viên này hoạt động. Sứ mệnh của nhân viên cứu trợ có thể bị chấm dứt nếu họ không tôn trọng những điều kiện này.

PHẦN 3: VIỆC ĐỐI XỬ VỚI NHỮNG NGƯỜI
THUỘC QUYỀN MỘT BÊN TRONG CUỘC XUNG ĐỘT


CHƯƠNG 1: PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ VIỆC BẢO HỘ NGƯỜI VÀ TÀI SẢN

Điều 72. Phạm vi áp dụng

Những quy định về phần này nhằm bổ sung cho các quy phạm về bảo hộ nhân đạo đối với thường dân và tài sản có tính chất dân sự thuộc quyền một Bên trong cuộc xung đột nêu trong Công ước IV, đặc biệt trong mục I và III, cũng như những quy phạm khác được áp dụng của luật pháp quốc tế chi phối việc bảo hộ các quyền cơ bản của con người trong một cuộc xung đột vũ trang có tính chất quốc tế



Điều 73. Người tỵ nạn và người không quốc tịch

Những người mà trước khi bắt đầu có xung đột được coi là người không quốc tịch hay người tỵ nạn theo nghĩa của các văn kiện quốc tế thích hợp được các Bên hữu quan chấp nhận hoặc theo luật pháp của nước nhận hay nước cư trú, trong mọi hoàn cảnh và không có bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào, là những người được bảo hộ theo nghĩa của các mục I và III của Công ước IV.



Điều 74. Đoàn tụ các gia đình bị phân tán

Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột, trong chừng mực có thể được, phải tạo thuận lợi cho việc đoàn tụ các gia đình bị phân tán vì lý do chiến sự và phải khuyến khích hoạt động của các tổ chức nhân đạo phụ trách công tác này theo những quy định của các Công ước và Nghị định thư này và theo những quy tắc an ninh của các Bên nêu trên.



Điều 75. Những bảo đảm cơ bản

1. Trong chừng mực họ bị một tình hình nêu ở Điều 1 của Nghị định thư này tác động, những người thuộc quyền một Bên trong cuộc xung đột mà không được hưởng sự đối xử thuận lợi hơn theo các Công ước và Nghị định thư này phải được đối xử nhân đạo trong mọi tình huống và phải được hướng ít ra là sự bảo hộ nêu ở Điều này mà không có bất kỳ sự phân biệt bất lợi nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo hay tín ngưỡng, chính kiến hay những ý kiến khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, hoàn cảnh ra đời hay hoàn cảnh khác hoặc mọi tiêu chuẩn tương tự khác. Mỗi Bên phải phải tôn trọng nhân thân, danh dự, lòng tin và tín ngưỡng tôn giáo của những người này.

2. Các hành động sau đây do những cá nhân dân sự hay quân sự tiến hành bị cấm và phải bị cấm trong mọi lúc và mọi nơi:

a. Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe thân thể hay tinh thần của con người, nhất là:

i. Việc giết hại;

ii. Việc tra tấn dưới mọi hình thức dù là thân thể hay tinh thần;

iii. Các cực hình;

iv. Cắt bỏ các bộ phận của thân thể.

b. Xâm phạm đến nhân phẩm con người, nhất là việc làm nhục, cưỡng bức làm mại dâm và mọi hình thức làm hổ thẹn.

c. Bắt làm con tin;

d. Các cực hình tập thể;

e. Đe dọa tiến hành một trong những hành động kể trên.

3. Mọi người bị bắt, giam giữ hay quản thúc vì các hành động liên quan đến xung đột vũ trang phải được thông báo ngay bằng thứ tiếng mà họ hiểu được về lý do thi hành các biện pháp này. Trừ trường hợp bị bắt giữ hay giam cầm vì một hành vi phạm pháp hình sự, người đó phải được trả tự do trong thời gian ngắn nhất, và trong mọi trường hợp, ngay khi mà những hoàn cảnh chứng minh việc bắt giữ, giam cầm, hay quản thúc đó đã chấm dứt.

4. Không được kết án hay thi hành hình phạt đối với một người bị coi là có hành vi phạm pháp hình sự có liên quan đến cuộc xung đột vũ trang nếu không căn cứ vào phán quyết trước của một tòa án vô tư và được lập ra hợp thức, phán quyết này phải phù hợp với những nguyên tắc tố tụng hợp lệ được thừa nhận rộng rãi bao gồm những bảo đảm như sau:

a. Thủ tục phải quy định mọi bị can phải được thông báo không chậm trễ những chi tiết về tội quy cho họ và phải đảm bảo cho người bị can trước và trong khi bị xét xử mọi quyền và phương tiện cần thiết cho việc bào chữa.

b. Không một ai bị trừng trị về một hành vi phạm pháp nếu không dựa trên cơ sở trách nhiệm hình sự cá nhân;

c. Không một ai sẽ bị buộc tội hoặc bị kết án vì đã có những hành động hoặc những thiếu sót mà không cấu thành một hành vi phạm tội thể theo luật trong nước hay luật quốc tế áp dụng đối với họ, vào lúc mà họ thực hiện những hành động đó. Họ cũng sẽ không phải chịu bất cứ hình phạt nào nặng hơn hình phạt được áp dụng vào lúc sự phạm tội xảy ra. Nếu sau khi phạm tội, luật lệ quy định việc áp dụng một hình phạt nhẹ hơn thì người phạm tội phải được hưởng hình thức đó;

d. Mọi người bị cáo buộc về một hành vi phạm pháp được xem như vô tội cho tới lúc tội trạng của họ được xác định xong một cách hợp pháp;

e. Mọi người bị cáo buộc về hành vi phạm pháp có quyền có mặt lúc xét xử họ;

f. Không một ai bị bắt buộc phải làm chứng chống lại chính mình hay bắt buộc phải tự thú mình là tội phạm;

g. Mọi người bị cáo buộc về hành vi phạm pháp có quyền hỏi hay yêu cầu hỏi những người làm chứng buộc tội và được quyền yêu cầu người làm chứng gỡ tội ra trước Tòa để trả lời, trong những điều kiện tương tự như đối với những người làm chứng buộc tội;

h. Không một ai có thể bị cùng một Bên tiến hành truy tố hay trừng phạt về một hành vi phạm pháp đã được phán quyết dứt khoát là tha bổng hoặc kết tội theo cùng một đạo luật và cùng một thủ tục tố tụng;

i. Mọi người bị cáo buộc về hành vi phạm pháp có quyền được xét xử công khai;

j. Mọi người bị kết án phải được thông báo vào lúc kết án họ về các quyền tố tụng và các quyền khác cũng như thời gian mà các quyền đó phải được thi hành;

5. Những phụ nữ bị mất tự do vì các lý do liên quan đến xung đột vũ trang phải được giam giữ ở những nơi riêng biệt với đàn ông. Họ phải được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của phụ nữ. Tuy nhiên, nếu cả gia đình bị bắt, bị giam giữ hay bộ quản thúc, trong chừng mực có thể được, phải để cho họ được ở cùng nhau.

6. Những người bị bắt, bị giam giữ hay bị quản thúc vì các lý do liên quan đến xung đột vũ trang phải được hưởng sự bảo hộ của điều khoản này cho đến họ được trả tự do vĩnh viễn, được hồi hương hay định cư, ngay cả sau khi chấm dứt xung đột.

7. Để cho không còn có nghi ngờ gì về việc truy tố và xét xử những người bị coi là phạm tội ác chiến tranh hay phạm tội chống nhân loại, những nguyên tắc sau đây phải được áp dụng:

a. Những người bị cáo buộc là phạm các tội ác đó phải được đưa ra truy tố và xét xử theo các quy tắc của luật pháp quốc tế được áp dụng,

b. Những người không được hưởng sự đối xử thuận lợi hơn theo các Công ước và Nghị định thư này phải được hưởng sự đối xử của điều khoản này, cho dù những tội bị cáo buộc là những hành vi vi phạm nghiêm trọng hay không đối và các Công ước hoặc Nghị định thư này.

8. Không một quy định nào của điều khoản này có thể được giải thích để hạn chế hay làm phương hại đến mọi quy định khác thuận lợi hơn, dành sự bảo hộ rộng hơn cho những người nêu ở đoạn 1 theo những quy định tương ứng của luật pháp quốc tế.



CHƯƠNG II: CÁC BIỆN PHÁP DÀNH CHO NHỮNG PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM

Điều 76. Bảo hộ phụ nữ

1. Phụ nữ phải được tôn trọng đặc biệt và phải được bảo hộ, nhất là để chống lại sự cưỡng hiếp, buộc làm mại dâm hay mọi hình thức xúc phạm ô nhục khác.

2. Các trường hợp phụ nữ có thai và những bà mẹ có con nhỏ còn phụ thuộc vào mình mà bị bắt, bị giam giữ hay bị quản thúc vì các lý do liên quan đến xung đột vũ trang phải được xem xét ưu tiên tuyệt đối.

3. Trong chừng mực có thể được, các Bên trong cuộc xung đột phải cố gắng tránh tuyên án tử hình đối với phụ nữ có thai hay những bà mẹ có con nhỏ còn phụ thuộc mình vì họ đã có hành vi phạm pháp liên quan đến cuộc xung đột vũ trang. Không được kết án tử hình những phụ nữ vì những hành vi phạm pháp như vậy.



Điều 77. Bảo hộ trẻ em

1. Trẻ em phải được tôn trọng đặc biệt và phải được bảo hộ chống lại mọi hình thức làm nhục. Các Bên trong cuộc xung đột phải dành cho trẻ em sự chăm sóc và giúp đỡ cần phải có cho lứa tuổi của các em hay mọi lý do khác.

2. Các Bên trong cuộc xung đột phải thi hành mọi biện pháp có thể được trong thực tế để đảm bảo trẻ em dưới 15 tuổi không phải trực tiếp tham gia chiến sự và nhất là không tuyển lựa trẻ em vào các lực lượng vũ trang của mình. Khi thu nhận những trẻ em trên 15 tuổi nhưng lại dưới 18 tuổi, thì các Bên trong cuộc xung đột phải cố gắng ưu tiên thu nhận những em lớn tuổi nhất.

3. Trong các trường hợp ngoại lệ và mặc dù có những quy định của đoạn 2, nếu trẻ em chưa quá 15 tuổi trực tiếp tham gia chiến sự và rơi vào tay Bên đối phương thì các em phải tiếp tục được hưởng sự bảo hộ đặc biệt của điều khoản này, dù các em là tù binh hay không.

4. Nếu bị bắt, giam giữ hay bị quản thúc vì lý do liên quan đến xung đột vũ trang thì trẻ em phải được giam giữ những nơi riêng biệt với người lớn, trừ trường hợp các gia đình ở tập trung như đã nêu ở đoạn 5 Điều 75.

5. Không được kết án tử hình những trẻ chưa đến 18 tuổi vì một hành vi phạm pháp liên quan đến xung đột vũ trang.



Điều 78. Việc sơ tán trẻ em

1. Không một Bên tham gia xung đột nào được tiến hành sơ tán ra nước ngoài những trẻ em không phải là công dân của mình, trừ phi đó là việc sơ tán tạm thời, cần thiết vì lý do khẩn thiết về sức khỏe hay điều trị y tế cho các trẻ em này, hay trừ trường hợp trên các lãnh thổ bị chiếm đóng phải sơ tán vì an ninh của trẻ em. Trong trường hợp có thể tiếp xúc với cha mẹ hay người đỡ đầu thì việc sơ tán cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của những người này. Nếu không thể tiếp xúc với cha mẹ hay người đỡ đầu thì việc sơ tán chỉ có thể được tiến hành với sự thỏa thuận bằng văn bản của những người mà luật pháp hoặc tập quán giao cho trách nhiệm chính trong việc trông nom trẻ em. Nước bảo hộ phải kiểm soát mọi việc sơ tán này với sự thỏa thuận của các Bên hữu quan, tức là Bên nhận trẻ em và các Bên mà công dân của họ phải sơ tán. Trong mọi trường hợp, tất cả các Bên trong cuộc xung đột phải thi hành mọi biện pháp đề phòng có thể xảy ra trong thực tế để tránh gây phương hại cho việc sơ tán.

2. Khi tiến hành việc sơ tán theo những điều kiện của đoạn 1, việc giáo dục cho mỗi trẻ em sơ tán, kể cả giáo dục tôn giáo và đạo đức như cha mẹ chúng mong muốn, phải được bảo đảm càng liên tục càng tốt.

3. Nhằm tạo thuận lợi cho những trẻ em sơ tán theo các quy định của Điều này trở về với gia đình và xứ sở của chúng, các nhà đương cục của Bên đã tiến hành sơ tán và của Nước tiếp nhận, khi phù hợp, phải lập cho mỗi trẻ em một phiếu có kèm theo ảnh gửi cho Trung tâm Tìm kiếm của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế. Phiếu này, mỗi khi có thể được và nếu không có nguy cơ làm phương hại đến trẻ em, phải ghi những điểm sau đây:

a. Họ của trẻ em;

b. Tên của trẻ em;

c. Giới tính;

d. Ngày và nơi sinh (nếu không rõ ngày sinh thì lấy tuổi áng chừng);

e. Họ, tên cha;

f. Họ, tên mẹ và nếu có thể là tên mẹ lúc còn con gái;

g. Những người thân thuộc gần của trẻ em;

h. Quốc tịch của trẻ em;

i. Tiếng mẹ đẻ của trẻ em và mọi tiếng khác mà trẻ em nói được;

j. Địa chỉ gia đình của trẻ em;

k. Số căn cước đã cấp cho trẻ;

l. Tình trạng sức khỏe của trẻ em;

m. Nhóm máu của trẻ em;

n. Những dấu hiệu đặc biệt nếu có;

o. Ngày và nơi tìm thấy trẻ em;

p. Ngày và nơi trẻ em rời đất nước của các em;

q. Tôn giáo của trẻ em nếu có;

r. Địa chỉ hiện tại của trẻ em ở Nước tiếp nhận;

s. Nếu trẻ em chết trước khi trở về thì ghi ngày, nơi hoàn cảnh bị chết và nơi chôn cất các em.

CHƯƠNG III: NHÀ BÁO

Điều 79. Các biện pháp bảo hộ nhà báo

1. Các nhà báo làm nhiệm vụ nghề nghiệp nguy hiểm trong các vùng có xung đột vũ trang được coi là những cá nhân dân sự theo nghĩa của đoạn 1 Điều 50.

2. Các nhà báo phải được bảo hộ như vậy theo các Công ước và Nghị định thư này, với điều kiện không tiến hành bất kỳ hành động nào xâm phạm đến quy chế cá nhân dân sự của họ và không làm phương hại đến quyền mà các phóng viên chiến tranh bên cạnh các lực lượng vũ tranh được hưởng theo quy chế ở Điều 4 A.4 của Công ước III.

3. Phóng viên được cấp thẻ căn cước theo mẫu ở Phụ lục II của Nghị định thư này. Thẻ căn cước này phải do chính phủ của lãnh thổ mà những phóng viên đó cư trú hay chính phủ của nơi có cơ quan hay tổ chức báo chí sử dụng những phóng viên đó cấp, thẻ này chứng nhận tư cách phóng viên của người mang thẻ.



MỤC V: VIỆC THI HÀNH CÁC CÔNG ƯỚC VÀ NGHỊ ĐỊNH NÀY

PHẦN 1 – NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 80. Các biện pháp thi hành

1. Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột phải sử dụng không chậm trễ những biện pháp cần thiết để thi hành các nghĩa vụ của mình như các Công ước và Nghị định thư này quy định.

2. Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột phải đưa ra lệnh và chỉ thị riêng để đảm bảo việc tôn trong các Công ước và Nghị định thư này và giám sát việc thi hành các Công ước và Nghị định thư này.

Điều 81. Hoạt động của Hội Chữ thập đỏ và của các tổ chức nhân đạo

1. Các Bên trong cuộc xung đột phải dành cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế mọi sự dễ dàng thuộc quyền của họ để cho phép ủy ban có thể đảm nhận những nhiệm vụ nhân đạo do các Công ước và Nghị định thư này giao cho nhằm đảm bảo việc bảo hộ và giúp đỡ những nạn nhân của các cuộc xung đột; Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cũng có thể tiến hành những hoạt động nhân đạo khác đối với các nạn nhân này với sự thỏa thuận của các Bên trong cuộc xung đột.

2. Các Bên trong cuộc xung đột phải dành cho các tổ chức Chữ thập đỏ (Trăng Lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) của mình mọi sự thuận tiện cần thiết cho việc thực hiện những hoạt động nhân đạo của họ đối với các nạn nhân của cuộc xung đột theo những quy định của các Công ước và Nghị định thư này và theo các nguyên tắc cơ bản của Hội Chữ thập đỏ được đề ra trong các Hội nghị quốc tế Chữ thập đỏ.

3. Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột, trong chừng mực có thể được, phải tạo thuận lợi cho sự giúp đỡ mà các tổ chức Chữ thập đỏ (Trăng Lưỡi liềm đỏ, Sư tử và Mặt trời đỏ) và Hiệp Hội Chữ thập đỏ dành cho các nạn nhân trong các cuộc xung đột, theo những quy định của các Công ước và Nghị định thư này và theo các nguyên tắc cơ bản của Chữ thập đỏ được đề ra trong các Hội nghị quốc tế Chữ thập đỏ.

4. Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột phải dành càng nhiều càng tốt những thuận tiện tương tự như những điều kiện thuận tiện nêu ở các đoạn 2 và 3 cho các tổ chức nhân đạo khác nêu trong các Công ước và Nghị định thư này mà được các nhà đương cục của các Bên hữu quan trong cuộc xung đột cho phép và thực hiện các hoạt động nhân đạo của họ theo những quy định của các Công ước và Nghị định thư này.

Điều 82. Các cố vấn pháp lý trong các lực lượng vũ trang

Các Bên tham gia Nghị định thư trong mọi lúc, và các Bên trong cuộc xung. đột trong thời kỳ có xung đột, phải chú ý để các cố vấn pháp lý được sẵn sàng khi cần thiết giúp đỡ những người chỉ huy quân sự ở cấp bậc thích hợp trong việc áp dụng các Công ước và Nghị định thư này và trong việc phổ biến thích hợp các Công ước và Nghị định thư này cho các lực lượng vũ trang.



Điều 83. Việc phổ biến

1. Các Bên tham gia Nghị định thư cam kết phải phổ biến hết sức rộng rãi trong thời bình cũng như trong thời kỳ có xung đột vũ trang, các Công ước và Nghị định thư này trong Nước họ và nhất là áp dụng vào chương trình huấn luyện quân sự và cổ vũ việc giáo dục trong nhân dân làm sao để cho các lực lượng vũ trang và thường dân đều biết được các văn kiện đó.

2. Các nhà chức trách quân sự hay dân sự có trách nhiệm áp dụng các Công ước và Nghị định thư này trong thời kỳ có xung đột phải hiểu đầy đủ nội dung các văn kiện ấy.

Điều 84. Luật áp dụng

Các Bên tham gia Nghị định thư phải thông báo cho nhau càng nhanh càng tốt qua trung gian của nước lưu chiểu hay qua các Nước bảo hộ, những bản dịch chính thức của Nghị định thư này cũng như các luật lệ, quy tắc mà họ có thể thông qua nhằm bảo đảm để áp dụng Nghị định thư này.



PHẦN 2: TRỪNG TRỊ NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM
CÁC CÔNG ƯỚC HAY NGHỊ ĐỊNH THƯ NÀY


Điều 85. Trừng trị những hành vi vi phạm Nghị định thư này

1. Những quy định của các Công ước về việc trừng trị những hành vi vi phạm và những hành vi vi phạm nghiêm trọng được bổ sung trong phần này cũng được áp dụng cho việc trừng trị những hành vi vi phạm và những hành vi vi phạm nghiêm trọng Nghị định thư này.

2. Được coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng trong các Công ước và cũng là những hành vi vi phạm nghiêm trọng trong Nghị định thư này nếu chúng được tiến hành chống lại những người thuộc quyền một Bên đối phương được các Điều 44, 45 và 73 của Nghị định thư này bảo hộ, hay chống lại những người bị thương, bị bệnh hay bị đắm tàu của Bên đối phương được Nghị định thư này bảo hộ, hay chống lại nhân viên y tế hay tôn giáo, các đơn vị y tế hay các phương tiện vận tải y tế dưới sự kiểm soát của Bên đối phương và được Nghị định thư này bảo hộ.

3. Ngoài những hành vi vi phạm nghiêm trọng nêu ở Điều 11, các hành động sau đây, khi được tiến hành một cách cố ý, vi phạm các quy định tương ứng của Nghị định thư này và gây ra chết chóc hoặc vi phạm nghiêm trọng đến sự toàn vẹn thân thể hay sức khỏe, được coi là những hành vi vi phạm nghiêm trọng Nghị định thư này:

a. Tấn công thường dân hay những cá nhân dân sự;

b. Tấn công không phân biệt thường dân hay các tài sản có tính chất dân sự, khi biết rằng tấn công như vậy sẽ gây ra thiệt hại về sinh mạng, làm thường dân bị thương hoặc làm thiệt hại tài sản có tính chất dân sự mà những thiệt hại này là quá đáng theo nghĩa của Điều 57, đoạn 2 a khoản đi;

c. Tấn công vào các công trình, thiết bị có chứa đựng sức mạnh nguy hiểm khi biết rằng tấn công như vậy sẽ gây ra những thiệt hại sinh mạng, làm bị thương những cá nhân dân sự hay gây thiệt hại cho các tài sản có tính chất dân sự mà những thiệt hại đó là quá đáng theo nghĩa của Điều 57 đoạn 2 a khoản d, i;

d. Tấn công các địa điểm không có phòng thủ và các khu phi quân sự;

e. Tấn công những người mà biết rằng họ đã bị loại khỏi vòng chiến đấu;

f. Vi phạm Điều 37 khi sử dụng một cách bội tín dấu hiệu phân biệt Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ hay những dấu hiệu bảo hộ khác được các Công ước và Nghị định thư này công nhận.

4. Ngoài những hành vi vi phạm nghiêm trọng nêu trong các đoạn trên và trong các Công ước, những hành động sau đây được coi là những hành vi vi phạm nghiêm trọng trong Nghị định thư khi chúng được tiến hành một cách cố ý và vi phạm các Công ước và Nghị định thư này:

a. Nước chiếm đóng di chuyển một phần thường dân của mình vào trong lãnh thổ mà mình chiếm đóng hay đưa đi đày hoặc di chuyển bên trong hay đưa ra ngoài lãnh thổ bị chiếm đóng toàn bộ hay một phần nhân dân của lãnh thổ này, vi phạm Điều 49 của Công ước IV.

b. Mọi chậm trễ mà không có lý do trong việc hồi hương tù binh hay thường dân;

c. Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc và những hành động vô nhân đạo đê tiện khác dựa trên cơ sở phân biệt chủng tộc dẫn đến việc xúc phạm nhân phẩm con người;

d. Việc tiến hành các cuộc tấn công vào những đền đài lịch sử, các công trình nghệ thuật hay những nơi thờ cúng được nhận thấy một cách rõ ràng, tạo nên di sản văn hóa hay tinh thần của các dân tộc và được bảo hộ đặc biệt theo thỏa thuận riêng, thí dụ như trong khuôn khổ của một tổ chức quốc tế có thẩm quyền, mà những cuộc tấn công đó gây ra sự tàn phá trên quy mô lớn khi không có bằng chứng nào về sự vi phạm của đối phương đối với Điều 53, khoản b và khi mà những di tích lịch sử, những công trình nghệ thuật và những nơi thờ cúng nói trên không ở gần sát những mục tiêu quân sự;

e. Việc tước đoạt quyền được xét xử hợp lệ và vô tư đối với một người được các Công ước hay đoạn 2 của điều này bảo hộ.

5. Với điều kiện áp dụng các Công ước và Nghị định thư này, những hành vi vi phạm nghiêm trọng các văn kiện này bị coi là tội ác chiến tranh.

Điều 86. Các thiếu sót

1. Các Bên tham gia Nghị định thư này và các Bên trong cuộc xung đột phải trừng trị những hành vi vi phạm nghiêm trọng và thi hành những biện pháp cần thiết để chấm dứt mọi sự vi phạm khác đối với các Công ước hay Nghị định thư này do việc không hành động trái với nghĩa vụ phải hành động.

2. Việc vi phạm các Công ước hay Nghị định thư này do nhân viên cấp dưới gây ra không miễn trách nhiệm hình sự hay kỷ luật của những người cấp trên, tùy trường hợp, nếu cấp trên của người đó biết hay có những thông tin để kết luận rằng trong hoàn cảnh lúc hành động, cấp dưới của họ đã có hoặc sắp có hành động vi phạm như vậy, và nếu họ không dùng tất cả mọi biện pháp thực tế có thể làm được trong phạm vi quyền hạn của họ để ngăn chặn hay trừng trị sự vi phạm đó.

Điều 87. Nhiệm vụ của người chỉ huy

1. Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột phải giao cho những người chỉ huy quân sự ngăn chặn những nhân viên của các lực lượng vũ trang do mình chỉ huy và những người khác dưới thẩm quyền của mình không gây ra những hành vi vi phạm các Công ước và Nghị định thư này và nếu cần thiết thì trừng trị hoặc tố cáo những nhân viên đó trước các nhà đương cục có thẩm quyền.

2. Nhằm ngăn chặn và trừng trị các vi phạm, các Bên tham gia Nghị định thư này và các Bên trong cuộc xung đột phải đòi hỏi những người chỉ huy, tùy theo mức độ trách nhiệm của họ, đảm bảo rằng các thành viên trong các lực lượng vũ trang đặt dưới sự chỉ huy của họ đã biết rõ trách nhiệm của họ theo các Công ước và Nghị định thư này.

3. Các Bên tham gia Nghị định thư và các Bên trong cuộc xung đột phải đòi hỏi mọi người chỉ huy khi mà họ đã biết được người cấp dưới hay những người khác dưới quyền của họ, sắp hay đã có hành vi vi phạm các Công ước và Nghị định thư này, phải thi hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn những sự vi phạm như vậy đối với các Công ước và Nghị định thư này, và khi thích hợp, dùng biện pháp kỷ luật hay hình sự đối với những người vi phạm.



Điều 88. Hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề hình sự

1. Các Bên tham gia Nghị định thư phải hỗ trợ nhau ở mức độ rộng rãi như trong mọi thủ tục liên quan đến các vụ vi phạm nghiêm trọng các Công ước và Nghị định thư này.

2. Ngoài các quyền và nghĩa vụ do các Công ước và đoạn 1 Điều 85 của Nghị định thư này quy định, và khi hoàn cảnh cho phép, các Bên tham gia Nghị định thư phải hợp tác với nhau về sự dẫn độ. Các Bên tham gia Nghị định thư phải xem xét thỏa đáng yêu cầu của Nước mà nơi đó hành vi vi phạm được cho là xảy ra.

3. Trong mọi trường hợp, luật được áp dụng là luật của nước tham gia Nghị định thư yêu cầu. Tuy nhiên, những quy định của các đoạn trên không làm ảnh hưởng đến các nghĩa vụ trong các quy định của tất cả các hiệp ước khác dù là song phương hay đa phương, chi phối hay sẽ chi phối toàn bộ hay một phần lĩnh vực hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề về hình sự.



Điều 89. Sự hợp tác

Trong các trường hợp có sự vi phạm nghiêm trọng các Công ước và Nghị định thư này, các Bên tham gia Nghị định thư cam kết hành động phối hợp cũng như riêng biệt, bằng cách hợp tác với Liên Hợp Quốc và theo Hiến chương Liên Hợp Quốc.



Điều 90. Ủy ban Quốc tế xác lập sự kiện

1. a. Sẽ thành lập ủy ban Quốc tế xác lập sự kiện, sau đây gọi là "ủy ban" gồm 15 thành viên có đạo đức cao và được công nhận là không thiên vị.

b. Khi có ít ra là 20 nước tham gia Nghị định thư thỏa thuận chấp nhận thẩm quyền của ủy ban theo đoạn 2, và sau này cứ năm năm một lần nước lưu chiểu phải triệu tập một cuộc họp đại diện của các Nước tham gia Nghị định thư nói trên nhằm bầu ra các thành viên của ủy ban. Trong cuộc họp này, các thành viên của ủy ban phải được bầu chọn bằng phiếu kín từ một danh sách được lập ra bằng cách mỗi Nước này có thể đề nghị một người.

c. Các thành viên của ủy ban làm việc với danh nghĩa cá nhân và thực hiện quyền hạn của mình cho đến khi bầu các thành viên mới ở kỳ họp sau.

d. Khi bầu cử, các Bên tham gia Nghị định thư phải đảm bảo rằng mỗi người được bầu vào ủy ban phải có đủ năng lực đòi hỏi và các khu vực địa lý được đại diện một cách hợp lý trong ủy ban.

e. Trường hợp có ghế bỏ trống, ủy ban phải chọn nhân sự thay thế ghế đó, nhưng phải chú ý thích đáng đến quy định của những khoản trên.

f. Nước lưu chiều phải dành cho ủy ban những sự phục vụ hành chính cần thiết để ủy ban thực hiện chức năng của mình.

2. a. Khi ký kết, phê chuẩn hay gia nhập Nghị định thư này hoặc vào bất kỳ thời điểm nào sau này, các Bên tham gia Nghị định thư có thể tuyên bố đương nhiên thừa nhận thẩm quyền của ủy ban về việc điều tra các luận cứ mà Bên khác đưa ra, như điều khoản này đã cho phép, mà không cần thỏa thuận đặc biệt nào và một Bên khác có chấp nhận cùng một nghĩa vụ.

b. Những tuyên bố nêu trên đây phải được trao cho nước lưu chiểu và nước lưu chiểu phải gửi bản sao cho các Bên tham gia Nghị định thư.

c. Ủy ban phải có thẩm quyền:

i. Điều tra mọi sự kiện được cho là hành vi vi phạm nghiêm trọng theo nghĩa các Công ước và Nghị định thư này hay sự vi phạm nghiêm trọng khác đối với các Công ước và Nghị định thư này;

ii. Tạo thuận lợi bằng cách làm môi giới cho việc tuân thủ trở lại những quy định của các Công ước và Nghị định thư này;

d. Trong hoàn cảnh khác, ủy ban chỉ phải mở cuộc điều tra theo lời yêu cầu của một Bên trong cuộc xung đột với sự thỏa thuận của Bên kia hay của các Bên hữu quan khác;

e. Ngoài những quy định trên của đoạn này, các quy định của các Điều 52 của Công ước I, Điều 53 của Công ước II, Điều 132 của Công ước III và Điều 149 của Công ước IV vẫn được áp dụng cho mọi sự vi phạm được nêu ra đối với các Công ước và cũng được áp dụng cho mọi sự vi phạm nêu ra đối với Nghị định thư này.

3. a. Trừ phi các Bên hữu quan có một thỏa thuận chung theo cách khác, mọi cuộc điều tra phải do một ban điều tra gồm bảy thành viên sau đây tiến hành:

i. Năm thành viên của ủy ban không phải là công dân của bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột phải do Chủ tịch ủy ban chỉ định dựa trên cơ sở của sự đại diện hợp lý của các khu vực địa lý, sau khi đã tham khảo với các Bên trong cuộc xung đột.

ii. Hai thành viên đặc biệt (ad hoc) không phải là công dân của bất kỳ Bên nào trong cuộc xung đột, mỗi thành viên này phải do một Bên hữu quan chỉ định.

b. Ngay khi nhận được yêu cầu điều tra, Chủ tịch ủy ban phải ấn định thời hạn thích hợp để thành lập ban điều tra. Nếu ít nhất một trong hai thành viên đặc biệt không được chỉ định trong thời hạn ấn định thì Chủ tịch phải tiến hành ngay việc chỉ định hay những sự chỉ định cần thiết để bổ sung thành phần của Ban điều tra.

4. a. Ban điều tra được thành lập theo quy định của đoạn 3 nhằm tiến hành điều tra sẽ yêu cầu các Bên trong cuộc xung đột hỗ trợ cho việc điều tra và đưa ra những bằng chứng. Ban điều tra có thể tìm kiếm những bằng chứng khác mà thấy là thích hợp và tiến hành điều tra tại chỗ.

b. Những yếu tố của bằng chứng phải được thông báo cho các Bên hữu quan và các Bên này có quyền trình bày những nhận xét của mình trước ủy ban.

c. Mỗi Bên hữu quan có quyền thảo luận về các bằng chứng.

5. a. Ủy ban phải trình bày trước các Bên hữu quan một báo cáo về kết quả điều tra của Ban điều tra với những kiến nghị mà ủy ban xem là thích hợp.

b. Nếu ban điều tra không thể thu nhập được các bằng chứng đủ để làm cơ sở cho những kết luật khách quan và vô tư, ủy ban phải trình bày lý do của sự bất lực này.

c. Ủy ban phải không thông báo công khai những kết luận của mình trừ phi tất cả các Bên trong cuộc xung đột yêu cầu.

6. Ủy ban phải lập ra nội quy của mình, kể cả những quy tắc về Chủ tịch của ủy ban và các Ban điều tra. Nội quy này phải dự kiến rằng các chức năng của Chủ tịch ủy ban sẽ được thực hiện mọi lúc, rằng trong khi điều tra các chức năng này phải do một người không phải là công dân của một Bên trong các Bên cuộc xung đột thực hiện.

7. Những chi phí về hành chính của ủy ban phải được đảm bảo bằng sự đóng góp của các Bên tham gia Nghị định thư đã có tuyên bố nêu ở đoạn 2 và bằng những đóng góp tự nguyện. Bên hay các Bên trong cuộc xung đột có lời yêu cầu điều tra phải ứng trước số tiền cần thiết để chi phí cho hoạt động của một Ban điều tra và sẽ được Bên hay các Bên là đối tượng của điều tra hoàn lại tới mức 50% chi phí của Ban. Nếu có những luận cứ trái ngược nhau được nêu ra với Ban điều tra, mỗi Bên phải ứng trước 50% số tiền cần thiết.



Điều 91. Trách nhiệm

Bên trong cuộc xung đột vi phạm những quy định của các Công ước hay Nghị định thư này sẽ phải bồi thường nếu vi phạm đó xảy ra. Bên đó phải chịu trách nhiệm về mọi hành động mà những người thuộc lực lương vũ trang của mình gây ra.




tải về 2.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương